Sau hai tuần của cuộc thi Miss Ảnh,ạthủGunnykhéoléokhoengựccăngtròntạicuộcthiMissẢtiếp bóng đá hôm nay Gunny chiếm 3 trong 10 gương mặt lọt vào vòng 2. Điều đặc biệt hơn, họ là những cô gái rất xinh đẹp, khiến ai cũng phải xao lòng.
Nhất Khanh, được biết đến với nick-name là Fei Khanh, đang là hot girl được mến mộ tại cộng đồng ccTalk. Cô nàng sinh năm 95 sở hữu gương mặt dễ thương, giọng nói ngọt ngào. Đặc biệt, Nhất Khanh còn khiến các chàng trai phát sốt với khả năng thể hiện những điệu nhảy cá tính và gợi cảm.
Xạ thủ Gunny khéo léo khoe... ngực 'căng tròn' tại cuộc thi Miss Ảnh
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Persijap Jepara vs Persela Lamongan, 19h00 ngày 27/1: Trận đấu tẻ nhạt -
Cuộc đời kỳ lạ của người phụ nữ đẹp nhất thế giớiSinh ra và lớn lên ở Áo, Hedy Lamarr trở thành ngôi sao của Hollywood vào những năm 1930-1940 Hedy Lamarr (tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler) là một người phụ nữ lạ thường với những tài năng đặc biệt. Bà từng là một nữ diễn viên nóng bỏng của Hollywood, vươn tới đỉnh cao trong ngành công nghiệp điện ảnh. Nhưng không giống như định kiến về những người phụ nữ đẹp, Hedy tạo ra một bước đột phá trong công nghệ quân sự và mở ra con đường cho các phương thức liên lạc hiện đại như Bluetooth và wifi.
Sinh ra ở Vienna, Áo vào năm 1913, bà từng kết hôn tới 6 lần và một trong số 6 người chồng của bà là Friedrich Mandl – một nhà buôn vũ khí. Nhưng sau đó, bà đã từ bỏ cuộc hôn nhân không tình yêu này để trở thành một diễn viên Hollywood.
Bộ phim ghi dấu tên tuổi của Hedy là Ecstasy của đạo diễn Gustav Machaty, trong đó bà đóng vai chính. Bà trở thành ngôi sao Hollywood đầu tiên diễn cảnh cực khoái của phụ nữ trên màn ảnh.
Bộ phim đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận và bị phản đối bởi Giáo hoàng Pius XI.
Hedy được cho là nữ diễn viên đầu tiên đóng những cảnh 'nóng' trên màn ảnh Vào những năm 40 và 50, Hedy được các đồng nghiệp trong giới Hollywood ca ngợi là người phụ nữ đẹp nhất thế giới.
Bộ phim tài liệu về cuộc đời bà bắt đầu bằng hình ảnh một thiếu nữ cải trang thành người giúp việc để trốn thoát khỏi người chồng giàu có đầu tiên. Sử dụng các đoạn phim cũ và những cuộc phỏng vấn các con bà ở 6 cuộc hôn nhân, đạo diễn Alexandra Dean đã dựng lại hành trình của Hedy từ Áo tới London, sau đó tới Los Angeles – nơi bà trở thành ngôi sao điện ảnh sau khi xuất hiện cùng Charles Boyer trong bộ phim Algiers.
Tuy nhiên, điểm nhấn của bộ phim vẫn là một hình ảnh mà người ta ít biết về Hedy với tư cách một nhà phát minh tài năng.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes vào năm 1990 - 10 năm trước khi bà qua đời ở Florida, bà đã chia sẻ mối quan tâm của mình với công nghệ. ‘Các phát minh với tôi thì dễ dàng thôi. Tôi nghĩ rằng mình đến từ một hành tinh khác’ – bà nói.
Là một diễn viên nóng bỏng, Hedy còn là một nhà phát minh tài năng Là con gái của một giám đốc ngân hàng ở Vienna, Hedy bộc lộ niềm đam mê với công nghệ từ nhỏ. Nhưng bà lại lớn lên trong khu phố giàu nghệ thuật của những người Do Thái. Cho đến bây giờ, việc bà phát minh ra ‘tần số nhảy vọt’ – theo cách mà bà gọi - vẫn còn là một điều bí ẩn trong số nhiều truyền thuyết ở Hollywood.
Trong một ngành công nghiệp bị ám ảnh bởi ngoại hình như Hollywood, Hedy từng phát biểu rằng: ‘Tôi cho rằng bộ não con người thú vị hơn vẻ bề ngoài’.
Tuy nhiên, những vai diễn của bà thì liên tục nhấn mạnh vào vẻ đẹp hình thể và vì thế cũng gây hạn chế cho diễn xuất. George Sanders – một trong những bạn diễn của Hedy từng nói rằng bà đẹp đến nỗi khi bà bước vào phòng, mọi người sẽ ngừng nói chuyện.
Mối quan tâm của bà với thông tin vô tuyến bắt đầu được khơi dậy khi bà giới thiệu hệ thống điều khiển từ xa để phát nhạc ở Mỹ. Bà cũng quan tâm tới công nghệ gây nhiễu sóng của Đức ngăn chặn việc sử dụng ngư lôi điều khiển vô tuyến.
Cùng với nhà soạn nhạc George Antheil, bà phát minh ra tiền đề của viễn thông phổ rộng vào mùa hè năm 1940.
Phát minh của bà là tiền đề của các phương thức liên lạc hiện đại sau này như Bluetooth, wifi Thiết kế chung của họ sử dụng một cơ chế giống như các cuộn dùng bên trong cây đàn piano nhằm đồng bộ hóa sự thay đổi giữa 88 tần số - số lượng phím đàn piano tiêu chuẩn. Họ cũng nộp đơn lên Hội đồng phát minh quốc gia xin cấp bằng sáng chế vào ngày 10/6/1941 và được chấp nhận 1 năm sau đó.
Mặc dù ý tưởng này không hoàn toàn mới, nhưng hải quân Mỹ đã xếp phát minh này của bà vào hàng ‘bí mật hàng đầu’. Tuy nhiên, phải mất một thời gian sau quân đội mới nhận ra tính hữu ích trong phát minh của bà và Antheil.
Sau chiến tranh, vào năm 1957, các kỹ sư ở bộ phận Hệ thống điện tử Sylvania đã áp dụng nó để phát đi tín hiệu thông báo về vị trí của các tàu ngầm đối phương.
Năm 1998, hơn 50 năm sau khi phát minh được ra đời, bà và Antheil được vinh danh với giải thưởng của Hiệp hội Điện tử.
Nữ diễn viên nóng bỏng của Hollywood – người từng bình luận rằng khuôn mặt chính là ‘nỗi bất hạnh’, ‘là chiếc mặt nạ mà tôi không thể nào lột bỏ’ – giờ đây đã chính thức được công nhận là một nhà phát minh. Nhưng di sản và hình ảnh mà bà để lại trong lịch sử vẫn có những điểm nổi bật của một Nàng Bạch Tuyết – một nhân vật cổ tích mà bà từng đóng vai.
Chẳng phải đi đâu xa, vương cung thánh đường đẹp như châu Âu gần HN
Sở hữu lối kiến trúc Gothic đặc trưng với tuổi đời gần 140 năm, nhà thờ Sở Kiện là một trong bốn nhà thờ hiếm hoi trên cả nước được tôn vinh danh hiệu Vương cung thánh đường.
"> -
Cô gái mù dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữNăm 14 tuổi, Xiao Jia mất dần thị lực và được chuyển đến một trường dành cho học sinh khiếm thị. Khi cô gái mù Xiao Jia hỏi đường một người đi bộ ở Bắc Kinh cách đây 7 năm, người đó cho rằng cô là kẻ lừa đảo khi thấy lớp trang điểm hoàn hảo trên khuôn mặt cô.
“Cô không nhìn thấy đường mà lại trang điểm được à?” - người đó hỏi, sau đó cười to và bỏ đi.
Từ đó, Xiao quyết tâm trở thành một nghệ sĩ trang điểm chuyên nghiệp và dạy cho những phụ nữ khiếm thị khác những kỹ năng đó.
“Có gì sai khi tôi có thể trang điểm dù mắt không nhìn thấy gì? Không chỉ tự trang điểm, tôi sẽ dạy cho những người mù khác cũng làm được như mình” - cô tự nói với bản thân.
Bây giờ, ở tuổi 30, Xiao đã thực hiện được mục tiêu của mình - dạy trang điểm cho hàng nghìn phụ nữ khiếm thị qua cả các lớp học trực tuyến và trực tiếp.
Được chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng võng mạc năm 14 tuổi, Xiao dần mất đi thị lực trong những năm sau đó cho đến tuổi trưởng thành.
Khi không thể nhìn thấy gì, Xiao đã học cách trang điểm bằng cách sử dụng cảm nhận bằng bàn tay.
Bằng cách dùng môi, cô cũng cảm nhận được hướng của lông mi giả. Dùng ngón tay chạm vào da, cô hiểu được cấu tạo của da và các đặc điểm trên khuôn mặt để biết nơi nào cần thoa loại mỹ phẩm nào và thoa bao nhiêu là đủ. Khi có bột rơi trên tay khi lắc cọ tán bột nghĩa là cô đã sử dụng quá nhiều.
“Việc trang điểm không hẳn làm thay đổi một con người, nhưng khi làm được việc này, nó giúp thôi thúc và mang lại sức mạnh để họ cảm thấy tốt hơn về bản thân. Điều tạo nên sự khác biệt là họ đang phá vỡ các giới hạn” - cô chia sẻ với South China Morning Post.
“Không nên có giới hạn cho vẻ đẹp. Mọi người đều có quyền theo đuổi nó, cho dù bạn có thể nhìn thấy nó hay không” - Xiao nói.
Mặc dù xã hội ngày càng chấp nhận việc nam giới trang điểm, nhưng Xiao vẫn muốn giúp đỡ phụ nữ.
Đối với phụ nữ, tác động của việc bị khuyết tật về thị giác càng trở nên tồi tệ hơn bởi những kỳ vọng của xã hội về ngoại hình của họ không áp dụng cho nam giới. “Nếu chúng ta đánh giá tác động tiêu cực của hai yếu tố này bằng toán học, thì đó không phải là phép cộng mà là phép nhân”.
Sau 9 năm học phổ thông ở trường làng, Xiao được gửi đến một trường dành cho người mù. Hầu hết các học sinh đều là nam giới và phần lớn thời gian của họ dành cho việc học liệu pháp xoa bóp - điều mà người ta cho rằng sẽ trở thành nghề nghiệp của những người mù sau này.
Mặc dù những kiến thức và kỹ năng học được ở đây còn hạn chế, nhưng Xiao nói rằng cô vẫn thấy may mắn vì rất ít nữ sinh khiếm thị ở Trung Quốc có cơ hội được đến trường.
“Trong lớp của tôi chỉ có một số ít nữ sinh, được gửi đến từ trại trẻ mồ côi vì họ bị cha mẹ bỏ rơi khi sinh ra”.
“Mọi người có xu hướng nghĩ rằng một cô gái mù không cần đi học. Nhiệm vụ của cô ấy chỉ là lớn lên và kết hôn vào một ngày nào đó”.
Sau khi tốt nghiệp, Xiao mở một tiệm mát-xa ở quê nhà - một ngành công nghiệp lâu đời kéo dài hàng thập kỷ ở Trung Quốc, phần lớn được xây dựng dựa trên sức lao động của những người mù.
Do khan hiếm lao động nữ nên khi mới gia nhập ngành, cô có thể kiếm được 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) một tháng, trong khi một nhân viên mát-xa nam chỉ kiếm được bằng 1/3.
Nhưng điều đó không kéo dài được lâu. Cô rời bỏ ngành vì thường xuyên bị khách hàng quấy rối tình dục, một vấn đề nghiêm trọng đối với nhân viên mát-xa nữ ở Trung Quốc.
“Các nhân viên nữ dường như có lợi thế hơn trong ngành này về mức lương. Nhưng đằng sau điều đó là một dạng bất bình đẳng khác vì lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ bị quấy rối tình dục rất cao” - cô giải thích.
Năm 20 tuổi, Xiao quyết định rời quê nhà đến Bắc Kinh để theo đuổi những cơ hội tốt hơn. Gia đình cô đã phản đối gay gắt ý tưởng này. “Làm thế nào một phụ nữ trẻ như tôi có thể sống sót được nếu đi xa nhà như vậy” - gia đình cô hoài nghi.
“Có điều thú vị là nếu một người mù nam giới muốn trải nghiệm và thử sức với những thách thức, anh ta thường được gia đình ủng hộ”.
Bất chấp sự phản đối của gia đình, cô đến Bắc Kinh với sự giúp đỡ của một người bạn mù - người mà sau này trở thành chồng cô.
Khi đến thủ đô, Xiao làm công việc viết tốc ký, sau đó tham gia một tổ chức phi chính phủ trước khi học các kỹ thuật trang điểm vào năm 2015. Cô bắt đầu dạy trang điểm cho những phụ nữ khiếm thị khác vào năm sau đó.
Một trong những sinh viên, Xu Wei, đã gửi một video cảm ơn tới Xiao gần đây. Cô nói: “Trong suốt khóa học 21 ngày, tôi cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày. Tôi đã tìm lại được sự tự tin cho bản thân. Giống như được trở về những ngày tháng trước khi tôi không nhìn thấy gì”.
Theo SCMP
"> -
'Khí phách Hà Nội' đánh dấu nửa thế kỷ chiến thắng Điện Biên Phủ trên khôngNhạc sĩ Lê Anh Thủy chia sẻ: “Khí phách Hà Nộilấy cảm hứng từ trận đánh 12 ngày đêm lịch sử, được ví như trận Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội. Dù không được sinh ra hay chứng kiến những ngày rực lửa trong 12 ngày đêm ấy nhưng qua những tư liệu và thông tin đọc được thì những cảm xúc về một Hà Nội hào hùng, quyết tử đã hiện lên trong tâm trí tôi khiến tôi cầm bút viết nên bài hát này. Đây là món quà tinh thần nhỏ bé mà tôi muốn dành tặng Hà Nội - mảnh đất đã nuôi dưỡng giấc mơ nghệ thuật của tôi, giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Và ca khúc này cũng chính là nén tâm nhang mà tôi muốn dâng lên những hương hồn liệt sĩ đã ngã xuống trong 12 ngày đêm máu lửa ấy".
Ca sĩ trẻ Minh Thúy tâm sự: "Trước khi hát, tôi đọc rất kỹ phần lời ca khúc sau đó lên mạng tìm đọc rất nhiều tư liệu, bài viết về 12 ngày đêm của năm 1972 lịch sử ấy để làm dày thêm sự hiểu biết của mình. Vì thế trong phòng thu, khi nhạc nổi lên, tôi đã thực sự xúc động, nhắm mắt lại để tưởng tượng ra không gian lịch sử hào hùng một thời và hát bằng cả trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ, bằng cả tinh thần như những chàng trai cô gái Thủ đô năm nào, quyết tử cho Hà Nội, quyết tử cho Tổ quốc! Cảm xúc trào dâng mãnh liệt, tôi hát trong niềm xúc động, cảm phục và tự hào".
An Na
">