|
Hôm nay, ngày 9/10/2017, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng.
Hội thảo có sự tham dự của Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng - Bộ Công an, đơn vị soạn thảo dự án Luật An ninh mạng; ông Ngô Trung Thành, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Cấn Văn Lai, Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội.
Trong phần thảo luận mở của buổi góp ý cho dự án Luật An ninh mạng, ông Bùi Đình Cường đến từ Công ty cổ phần An toàn thông tin MPF đã chia sẻ băn khoăn: hiện nay các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng đang đăng ký, xin cấp phép cung cấp dịch vụ với Bộ TT&TT theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) 2015; vậy trong trường hợp Luật An ninh mạng được thông qua, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng và những doanh nghiệp đã được cấp phép từ trước thì sẽ xử lý ra sao?
Ngay trước đó, trong phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng ban Pháp chế của VCCI đã cho biết các doanh nghiệp bày tỏ sự lo ngại nếu Luật An ninh mạng không được thiết kế kỹ lưỡng thì sẽ có nguy cơ chồng chéo với Luật ATTTM do Bộ TT&TT xây dựng, đã được ban hành năm 2015.
Sự băn khoăn, lo ngại Luật An ninh mạng sẽ có trùng lặp, chồng chéo về nội dung và thẩm quyền với quản lý nhà nước với các văn bản luật khác, nhất là Luật ATTTM cũng là mối quan tâm chung của đại diện các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, An toàn thông tin.
|
|
Nhận định việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết, tuy nhiên ông Nguyễn Chí Thành - Chánh Văn phòng VNISA cho rằng đơn vị soạn thảo vẫn cần cân nhắc thêm về một số vấn đề như: phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng; khái niệm “An ninh mạng”; hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng; trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet…
Cụ thể, ông Thành cho biết, theo dự thảo, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng khá rộng, gần như bao quát hết các vấn đề liên quan tới bảo vệ an ninh mạng và các hoạt động trên không gian mạng, bởi vậy dễ trung lặp về nội dung và chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước với các văn bản luật khác đang hiện hành như Luật ATTTM, Luật Cơ yếu, Luật CNTT…
“Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật An ninh mạng phải có sự phân định rõ ràng với một đạo luật cùng lĩnh vực là Luật ATTTM. Bên cạnh đó, việc bao quát một phạm vi quá rộng về bảo vệ an ninh mạng trong một văn bản luật cũng dễ gây ra tình trạng chưa quy định hết các tình huống xảy ra và biện pháp giải quyết”, ông Thành nhấn mạnh.
Lo ngại các nội dung của Luật An ninh mạng sẽ chồng chéo, không nhất quán với Luật ATTTM cũng được đại diện VNISA nêu ra trong các góp ý cụ thể vào từng nội dung của dự án Luật. Đơn cử như, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng, đại diện VNISA cho rằng, với đối tượng tác động của An ninh mạng là “hoạt động sử dụng không gian mạng”, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của an ninh mạng cũng cần xác định đối tượng phù hợp, tránh trùng lẫn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực ATTTM (với đối tượng là thông tin, các hệ thống thông tin).
Cũng theo đại diện VNISA, hiện nay, theo Luật ATTTM, việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, ban hành quy chuẩn và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ATTTM đã được giao cho Bộ TT&TT và Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ). Vì vậy, các nội dung quy định trong Chương II, Mục 2 - Tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng cần phù hợp với định nghĩa về an ninh mạng của dự thảo Luật và không chồng chéo với chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đã quy định trong Luật ATTTM. Ngoài ra, trong mục này cũng cần thống nhất phân loại và tên gọi các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng.
" alt="Đề xuất tích hợp nội dung Luật An ninh mạng vào Luật An toàn thông tin mạng 2015"/>
Đề xuất tích hợp nội dung Luật An ninh mạng vào Luật An toàn thông tin mạng 2015
Thế giới thực tế tồn tại nhờ các mạng lưới có mặt khắp mọi nơi, đan xen lẫn nhau. Nắm bắt được các mạng lưới này có thể giúp bạn hiểu rõ thế giới và tìm ra chìa khóa để thành công. Cuốn sách "Linked" của nhà khoa học người Hungary Albert- László Barabási, phát hành tại Việt Nam với tên gọi Thế giới mạng lưới, có thể cung cấp các kiến thức giúp bạn làm được điều này. |
Nhà khoa học Albert- László Barabási. Ảnh: NVCC |
"Linked" (Thế giới mạng lưới) được miêu tả là một hành trình khám phá đa ngành, từ vật lý, sinh học, dịch tễ học, khoa học thông tin, khoa học nhận thức và các mạng xã hội. Sách hướng đến mục đích đơn giản: giúp độc giả quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội, kinh doanh bằng thế giới quan mạng lưới. Sách cho thấy điểm tương đồng giữa những hệ thống tưởng chừng rất khác biệt như kinh tế, tế bào, Internet... Và con người có thể dùng hệ thống này để hiểu được hệ thống kia.
"Linked" (Thế giới mạng lưới) giúp bạn đọc hiểu hơn về khoa học mạng lưới - ngành khoa học nghiên cứu những mối liên hệ, mối tương quan giữa các sự vật. Thế kỷ 21 vốn được coi là thế kỷ của phức hợp, nên khoa học mạng lưới được cho là có ứng dụng to lớn trong đời sống, giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề, chẳng hạn như phương tiện chống ma túy, chống tin tặc, chống sự lan truyền những dịch bệnh chết người ...
Nhân dịp ra mắt phiên bản tiếng Việt của "Linked", báo Vietnamnet đã có cuộc trò chuyện với tác giả cuốn sách - nhà khoa học Albert- László Barabási, người nổi tiếng với công trình nghiên cứu lý thuyết mạng lưới, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới phức hợp thuộc Đại học Northeastern (Mỹ) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Mạng lưới.
Theo những gì tôi biết, đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam. Ông có thể tiết lộ đôi chút về chuyến đi đặc biệt này?
Đây quả thực là một chuyến đi thú vị. Tôi đã có cơ hội dừng chân ở TP. Hồ Chí Minh và hiện là Hà Nội. Bạn biết đấy, Hungary và Việt Nam đã có quan hệ truyền thống lâu đời. Rất nhiều người Việt đã và đang học tập, sinh sống tại Hungary nên thật tuyệt vời khi được tận mắt ngắm nhìn, tìm hiểu về quê hương của họ.
Ấn tượng đầu tiên của ông về đất nước và con người Việt Nam?
Tôi rất kinh ngạc trước sự gần gũi của mọi người ở đây, cách họ cùng nhau giải quyết các vấn đề, từ giao thông cho đến các sự kiện trong cuộc sống thường nhật.
"Linked" (Thế giới mạng lưới) là cuốn sách đầu tiên ông giới thiệu ngành khoa học mạng lưới đang rất phát triển hiện nay đến độc giả đại chúng. Xin ông cho biết điều gì đã khơi gợi cảm hứng cho ông viết cuốn sách này?
Nguồn cảm hứng bắt đầu từ thực tế rằng, lĩnh vực khoa học đã có rất nhiều khám phá quan trọng nhưng tôi cảm thấy rằng chúng thường chỉ được xuất bản trên những tạp chí khoa học. Chúng không được viết cho độc giả đại chúng. Trong khi đó, tôi tin rằng, tất cả những khám phá quan trọng này là dành cho tất cả chúng ta. Vì vậy, tôi tự hỏi mình có thể diễn dịch những ý tưởng đó cho độc giả thông thường hay không và "Linked" ra đời từ mong muốn ấy.
Ông có thể tóm tắt một cách ngắn gọn các nội dung chính trong cuốn sách?
Ý tưởng xuyên suốt cuốn sách này là sự thừa nhận rằng chúng ta có rất nhiều mạng lưới quan trọng xung quanh mình. Chúng ta giao tiếp thông qua các mạng lưới, chẳng hạn như sự tồn tại sinh học được đảm bảo thông qua sự trao đổi chất của mạng lưới protein trong khi các hoạt động được thực hiện nhờ mạng lưới xã hội và nghề nghiệp. Chúng ta coi những mạng lưới này là hiển nhiên và rằng chúng tồn tại vì chính chúng. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng có các đặc điểm tương tự nhau và hỗ trợ sự sống.
Một khi học được cách suy nghĩ theo các mạng lưới, bạn có thể sử dụng các mạng lưới này hiệu quả hơn, bạn có thể thiết kế các sản phẩm tốt hơn, bạn có thể thành công hơn khi hiểu rõ mọi mạng lưới xã hội quanh mình cũng như giao tiếp hiệu quả hơn. Tôi cố gắng truyền tải những kiến thức này cho độc giả đại chúng: cách bạn suy nghĩ theo mạng lưới và cách bạn sử dụng các mạng lưới.
|
Ông Barabási chụp ảnh lưu niệm cùng các độc giả tại buổi ra mắt cuốn sách "Linked" (Thế giới mạng lưới) tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Bình |
Theo ông, những ý tưởng trong cuốn sách "Linked" (Thế giới mạng lưới) có thể ứng dụng như thế nào tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam?
Dù bạn là quốc gia phát triển hay đang phát triển, bạn đều phải đương đầu với cùng các vấn đề: Làm thế nào tổ chức người dân để họ có thể cùng đạt được các mục tiêu nhất định nào đó, tức là làm thế nào để hình thành các mạng lưới nhằm giải quyết thành công các vấn đề. Về khía cạnh đó, tôi cho rằng, nó bao gồm việc nhận biết rõ tương lai một cách có mạng lưới cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với quá trình ấy. Đó có thể là gia đình, tình bạn, mối quan hệ nghề nghiệp giúp mang đến cho mọi người những khả năng suy nghĩ và hành động khác đi.
Điều tôi biết được từ những người đã đọc cuốn sách này trước đây ở các quốc gia khác là, một khi họ hiểu được ngôn ngữ mạng lưới, họ điều hành các mạng lưới ấy hiệu quả hơn. Tôi nghĩ, đây là một thông điệp rất quan trọng cho chúng ta. Nếu bạn hiểu mình là một phần của mạng lưới, bạn sẽ biết làm thế nào để thành công trong một môi trường kết nối. Song, việc áp dụng như thế nào lại phụ thuộc vào bạn, vào việc bạn là sinh viên, giảng viên, doanh nhân hay bác sĩ. Thông điệp cho mỗi người là khác nhau.
Ở Việt Nam và có lẽ nhiều nước khác, khoa học mạng lưới dường như vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Xin ông cho biết, đến hiện tại, ngành khoa học đã phát triển như thế nào trên thế giới?
Thực tế, khoa học mạng lưới đã ra đời từ cách đây 20 năm. Gần đây, khoa học mạng lưới đang phát triển rất nhanh và hiện chúng tôi có các trung tâm về khoa học mạng lưới trên khắp thế giới, chẳng hạn như Mỹ hay châu Âu. Lí do khoa học mạng lưới đang phát triển nhanh là, mạng lưới giữ vai trò thiết yếu trong việc hiểu các hệ thống xã hội, sinh học, thông tin liên lạc và công nghệ.
Linked là cuốn sách khoa học nổi tiếng của Albert-László Barabási, ra mắt năm 2002. Đây là cuốn sách đầu tiên của ông giới thiệu ngành khoa học mạng lưới đến độc giả đại chúng. Linked là một cuốn best-seller trong lĩnh vực khoa học, với gần 100 nghìn bản đã phát hành, được dịch ra 14 thứ tiếng. Sách mới được phát hành tại Việt Nam với tên "Thế giới mạng lưới", do Nguyễn Ngoan chuyển ngữ và công ty TNHH Văn hóa Đông Tây phát hành. |
Facebook là một công ty mạng, họ vẽ ra mạng xã hội. Google cũng là công ty tương tự như vậy. Apple thực tế cũng là một công ty mạng, chứ không đơn thuần là công ty thiết bị di động vì họ kết nối, cung cấp và thiết kế ra các dịch vụ gắn kết mọi người. Hầu hết các công ty quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, trỗi dậy trong khoảng 20 năm trở lại đây đều là các công ty mạng lưới. Họ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội toàn cầu.Ông có đang hỗ trợ quốc gia hay chính phủ nào ứng dụng khoa học mạng lưới vào quản trị đất nước?
Hiện có rất nhiều công ty và chính phủ đang thông qua cách sơ đồ hóa các mạng lưới để hiểu rõ đội ngũ nhân viên và người dân của họ. Số khác lại sử dụng các quan điểm của khoa học mạng lưới để quản trị doanh nghiệp, quản trị đất nước. Chúng tôi đã thành lập các công ty hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp cũng như một số chính phủ về khía cạnh này. Tuy nhiên, về phía tôi, với tư cách là một học giả, tôi chỉ tập chung vào khía cạnh học thuật và nghiên cứu.
"Linked" (Thế giới mạng lưới) là cuốn sách đầu tiên nằm trong chương trình hỗ trợ của Đại sứ quán Hungary nhằm mang kiến thức khoa học mạng lưới giới thiệu đến đông đảo độc giả ở Việt Nam, mở đầu cho chuỗi sự kiện quảng bá văn hóa Hungary tới Việt Nam. Xin ông cho biểt rõ hơn về chương trình này?
"Linked" thực tế đang góp phần cung cấp các kết nối cho mối quan hệ song phương Hungary - Việt Nam. Tôi có thể nói vui rằng nó đã mang tới 2 mạng lưới kết nối. Đây chỉ là sự khởi đầu cho một loạt các cuốn sách chính phủ Hungary muốn giới thiệu với người dân Việt Nam trong thời gian tới. Tôi nghĩ, chương trình nhằm tái giới thiệu nền văn hóa và khoa học của Hungary với bạn bè Việt Nam và ngược lại. Chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Tôi hy vọng quan hệ song phương giữa hai nước sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Thanh Bình
" alt="Hé lộ chìa khóa giúp bạn hiểu thế giới và thành công"/>
Hé lộ chìa khóa giúp bạn hiểu thế giới và thành công