Nhận định, soi kèo Sturm Graz vs Leipzig, 3h00 ngày 30/1: Không nhiều động lực
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên -
Phụ huynh thí sinh thi lớp 10 từ đỗ thành trượt ở Thái Bình nói gì?Phiếu đăng ký nguyện vọng nhóm môn lựa chọn học tập để xét lớp 10 đã được gửi đến gia đình chị Chanh, thế nhưng theo kết quả phúc khảo, giờ con chị thành trượt. Ảnh: NVCC. Chị Chanh chia sẻ, con trai chị đạt 29 điểm trong đợt công bố kết quả lần đầu và nhận tin đỗ nguyện vọng 2 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Thái Bình. Sau khi phúc khảo, điểm số của con vẫn giữ nguyên nhưng lại thành trượt, vì nhiều học sinh khác sau phúc khảo điểm cao hơn, từ trượt thành đỗ, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên.
"Gia đình tôi là một trong những nạn nhân trong sự việc này. Đêm hôm qua (20/8) tất cả thành viên trong nhà tôi không ngủ được vì sự việc trên", chị Chanh chia sẻ.
Còn anh Đặng Văn Nam, khi biết chuyện con đang từ đỗ thành trượt trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua, anh đã đến Sở GD-ĐT Thái Bình để hỏi nguyên nhân cụ thể, nhưng khi anh đến nơi, phòng tiếp công dân của Sở này đã đóng kín.
"Tôi rất bức xúc trước sự việc vừa qua, điểm số sau khi phúc khảo vẫn giữ nguyên, cháu trượt ở nguyện vọng 1 trường Quách Đình Bảo và đỗ nguyện vọng 2 ở trường Lê Quý Đôn. Hiện chúng tôi rất muốn nhận được câu trả lời từ phía Sở GD-ĐT Thái Bình", anh Nam chia sẻ.
Theo anh Nam, sự việc trên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con anh.
Tương tự như anh Nam và chị Chanh, chị Đào Nguyễn Thu Hường, ở phường Kỳ Bá, cũng trăn trở khi con mình thi vào trường Quách Đình Bảo, lúc đầu đỗ sau đó lại thành trượt.
Theo chị Hường, kết quả lần 1 con chị được 32 điểm, sau khi chấm lại còn 27 điểm nên đã bị trượt với lý do được giải thích là "nhầm phách".
"Việc nhầm phách rất là khó, nếu có nhầm cũng chỉ trong 1 hội đồng thi, không thể nào bị nhầm nhiều đến thế", chị Hường bày tỏ.
Theo chị Hường, sau khi con chị nhận kết quả đỗ, đã có rất nhiều anh em, bạn bè mua quà đến chúc mừng. Việc nay cháu thành thí sinh thi trượt ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, uy tín của cả gia đình.
"Hiện con tự khép mình trong nhà, tôi rất lo lắng và mong muốn có một trường nào để cho con vào học", chị Hường cho hay.
Trước đó, như VietNamNetđưa tin, sai sót trong quá trình hồi phách đã khiến 252 thí sinh từ trượt thành đỗ, đồng thời 243 thí sinh từ đỗ thành trượt trong kỳ thi vào lớp 10 tại Thái Bình vừa qua.
Sáng 20/8, UBND tỉnh Thái Bình họp báo cung cấp thông tin về kết quả kỳ thi này sau thanh tra. Nguyên nhân vi phạm được chỉ ra, là do Trưởng ban Thư ký và cá nhân liên quan của ban Thư ký đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển và Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát, không kịp thời báo cáo UBND tỉnh về sự cố bất thường tại kỳ thi này.
Với 243 thí sinh bị ảnh hưởng trong quá trình hồi phách điểm thi dẫn đến từ đỗ thành trượt, UBND tỉnh đã lên tiếng xin lỗi và mong nhận được sự đồng thuận, chia sẻ từ học sinh, phụ huynh để các em chuyển sang các trường khác còn chỉ tiêu tuyển sinh.
Hiện, Sở GD-ĐT Thái Bình đang khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục những sai sót trong quá trình tổ chức kỳ thi để năm học mới diễn ra theo khung thời gian, đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục tối đa quyền được đi học của học sinh, phù hợp với nguyện vọng, năng lực của các em.
Theo Sở GD-ĐT Thái Bình, những thí sinh không trúng tuyển vào trường THPT công lập, muốn đăng ký xét tuyển vào các trường THPT tư thục và trung tâm GDNN, GDTX huyện/thành phố có thể đăng ký xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh đầu cấp từ ngày 24/8 đến 17h ngày 27/8.
Sở này cho biết cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể gặp mặt các em học sinh đã được công nhận trúng tuyển lần trước nay thành trượt để làm công tác tư tưởng, động viên...
Phụ huynh kêu điểm thi vào lớp 10 tại Thái Bình tiếp tục thay đổi sau thanh tra
Điểm thi lớp 10 Thái Bình vẫn khiến phụ huynh phát hoảng khi sau thanh tra điểm từ đỗ lại thành trượt."> -
Việt Nam và Singapore nghiên cứu nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diệnThủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Thủ tướng Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam. Quan hệ hai nước tiếp tục phát triển nhanh chóng, chưa bao giờ tốt đẹp và toàn diện như hiện nay. Các thỏa thuận hợp tác quan trọng, trong đó có kết quả từ chuyến thăm Singapore tháng 2 đã được tích cực triển khai. Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm 2023, Singapore trở thành nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký mới hơn 3,6 tỷ USD.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí xem xét khả năng nghiên cứu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.
Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh; đặc biệt nhất trí sẽ tổ chức cuộc gặp thường niên giữa Thủ tướng hai nước để trao đổi hợp tác. Triển khai hiệu quả thỏa thuận cấp cao, cơ chế hợp tác giữa hai nước; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm 2023, trong đó có sự kiện “Tiêu điểm Singapore tại Việt Nam” vào tháng 10.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Kinh tế xanh - Kinh tế số (thiết lập tháng 2/2023), đánh giá cao việc hai bên đã hoàn tất việc nâng cấp Hiệp định khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, góp phần mở rộng, làm sâu sắc kết nối kinh tế sang lĩnh vực mới như năng lượng sạch và chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Singapore tạo điều kiện tăng cường nhập khẩu mặt hàng của Việt Nam; phát triển và chuyển đổi các khu VSIP truyền thống sang khu công nghiệp thông minh, xanh, phát thải cacbon thấp, tiến tới phát triển hệ sinh thái công nghiệp - đô thị.
Thủ tướng cũng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực chủ chốt và thuộc nhóm ưu tiên của Việt Nam (như công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo thông minh, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, vật liệu mới); hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất như dệt may, chế biến đồ gỗ, đóng tàu, phát triển hạ tầng công nghiệp, hóa chất, hóa dầu, khí tự nhiên hóa lỏng…
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh hai nước trao đổi về hợp tác trong chuyển đổi số và hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Singapore giúp Việt Nam xây dựng và vận hành Trung tâm cơ sở dữ liệu lớn để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao; sớm thúc đẩy kết nối hệ thống của Việt Nam với hệ thống định danh và xác thực điện tử tại Singapore nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho công dân giữa hai nước trong quá trình đi lại, sinh sống và làm việc.
Hai Thủ tướng nhất trí thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực then chốt khác, thúc đẩy hợp tác tài chính, ngân hàng; triển khai chương trình kích cầu du lịch, mở thêm đường bay mới; mở rộng kết nối điểm đến tàu biển, tàu du lịch giữa hai nước.
Trao đổi về hợp tác đa phương và khu vực, hai bên đánh giá cao việc hai nước thường xuyên phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong bầu cử, ứng cử vào các cơ quan, tổ chức của Liên Hợp Quốc; nhất trí phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy thương mại, tăng cường đầu tư và mở rộng hợp tác; bảo đảm đoàn kết, thống nhất và cùng các nước ASEAN khác duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông...
Thủ tướng Singapore dạo quanh Hồ Gươm, chụp ảnh phố phường Hà Nội
Sau khi thưởng thức bữa tối đậm chất truyền thống Việt Nam, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dạo phố đi bộ Hồ Gươm, thăm một số di tích và giao lưu với người dân."> -
Đấu giá tài nguyên viễn thông: Mã đẹp, số đẹp do thị trường quyết địnhBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng Theo đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam), muốn hiện thực hóa tham vọng đến 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển tự cường có thu nhập cao thì nhất thiết hạ tầng số phải đi trước một bước, chuẩn bị nền tảng cho nền kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số.
Đại biểu đoàn Quảng Nam cho rằng, việc thiếu hụt điện năng nghiêm trọng trong những tuần vừa qua càng cho thấy tầm quan trọng của hạ tầng phải đi trước một bước và hơn hết cần phải chuẩn bị hạ tầng cho tương lai.
Vì vậy, đầu tư và phát triển hạ tầng số vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia là đặc biệt quan trọng.
Từ những phân tích trên, đại biểu Vương Quốc Thắng cho rằng, việc sửa đổi Luật Viễn thông là hết sức cần thiết, vừa đáp ứng được yêu cầu trong ngắn hạn sẽ giúp thị trường viễn thông vận hành minh bạch hơn, tính cạnh tranh cao hơn và trong dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp viễn thông hướng tới đầu tư tốt hơn cho nhu cầu hạ tầng số tương lai.
Đại biểu Ma Thị Thuý (đoàn Tuyên Quang) thống nhất cao với việc sửa đổi Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng và phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Hạ tầng viễn thông được ưu tiên xây dựng và bảo vệ
Phát biểu tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng dành thời gian làm rõ các vấn đề được đại biểu quan tâm như: phát triển hạ tầng viễn thông; trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây; dịch vụ OTT viễn thông; đấu giá tài nguyên viễn thông…
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, quan điểm chung về hạ tầng viễn thông là hạ tầng thiết yếu được Nhà nước ưu tiên xây dựng và được Nhà nước bảo vệ. Nhà nước ban hành quy hoạch, quy định, quy chuẩn về sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng với các ngành khác để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Do vậy, hạ tầng sẽ tăng gấp bội nên sẽ càng cần hơn việc chia sẻ, dùng chung.
Về trung tâm dữ liệu và dịch vụ điện toán đám mây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ chỉnh lý, quy định theo hướng quản lý mềm giống như nhiều quốc gia khác, để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của loại hình hạ tầng và dịch vụ này nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Trung tâm dữ liệu có tính hạ tầng, phát triển phải phù hợp với quy hoạch nên cần đăng ký. Điện toán đám mây là dịch vụ nên chỉ cần thông báo. Các thủ tục đăng ký, thông báo có thể làm trực tuyến dựa trên cam kết của doanh nghiệp mà không tiền kiểm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Về vấn đề đấu giá tài nguyên viễn thông, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sửa đổi quan trọng nhất là mã đẹp, số đẹp sẽ do thị trường quyết định, không do cơ quan Nhà nước quyết định như trước đây. Giá khởi điểm đấu giá sẽ cố định và không phải thực hiện việc xác định giá khởi điểm vì số lượng số đẹp là rất nhiều.
“Thế nào là đẹp cũng khác nhau với từng người, rất khó xác định mã và số mang ra đấu giá không ai mua thì sẽ cấp trực tiếp cho doanh nghiệp. Với cơ chế mới rõ ràng hơn, dễ làm hơn, minh bạch hơn trong dự thảo luật, sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ quy định chi tiết để thực thi một cách hiệu quả”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi mở.
Sửa Luật Viễn thông để phát triển hạ tầng sốDự thảo Luật Viễn thông gồm 10 chương, 74 điều. Sau hơn 12 năm áp dụng, Luật Viễn thông năm 2029 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với bối cảnh mới có nhiều thay đổi.
Vì vậy cơ quan soạn thảo cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu mới và khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý Nhà nước.
Việc sửa đổi luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Sửa luật còn nhằm khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.
">