Trong vòng 30 phút, ECMO được thiết lập thành công, hô hấp của bệnh nhân lập tức cải thiện. Sau 3 tuần, cô gái trẻ đã hồi phục và cai ECMO, rút nội khí quản, tự thở được.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nguy kịch trên nên tiến hành 3 lần hội chẩn với các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo bác sĩ Giang Minh Nhật, dựa trên các kết quả xét nghiệm, nhiều khả năng bệnh nhân bị mắc một bệnh lý tự miễn. Điều này khiến miễn dịch bị suy giảm và người bệnh dễ bị viêm phổi nặng. Dù được xuất viện, cô gái trẻ vẫn phải theo dõi thêm nhằm xác định có phải mắc bệnh lý tự miễn hoặc bệnh lý mô liên kết hay không.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết thêm, chi phí điều trị cho N. khoảng 800 triệu đồng. Gia đình chi trả được 16 triệu đồng, các Mạnh Thường Quân hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng, hiện còn thiếu gần 500 triệu đồng.
Chàng trai 140kg thoát cửa tử Covid-19 sau 84 ngày chạy ECMOSáng 5/2, Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 cho biết đã cứu sống bệnh nhân Covid-19 nguy kịch với cân nặng 140kg, đái tháo đường type 2.
" alt=""/>Thiếu nữ 17 tuổi suy hô hấp suýt tử vong mà không rõ nguyên nhânTS.BS Phan Bích Nga – Trưởng khoa Khám Trẻ em (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, khả năng tăng cường miễn dịch được chi phối bởi một số yếu tố nhưng quan trọng là yếu tố về dinh dưỡng bởi các vitamin, khoáng chất tham gia vào hệ thống miễn dịch cơ thể, trong đó có sắt và kẽm. Tuy nhiên thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao. Tương tự, thống kê của Bộ Y tế giai đoạn 2019 - 2020, có 58% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt.
Chuyên gia thông tin trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm. Phụ huynh rất khó nhận biết tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của bé trong quá trình nuôi dưỡng, chỉ biết được khi có hậu quả của thiếu kẽm và sắt gây ra. Đặc biệt, biểu hiện lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt thường rất nghèo nàn, xảy ra từ từ, khó nhận biết.
Dấu hiệu trẻ thiếu chất
Để cha mẹ thuận tiện theo dõi sức khỏe của trẻ, TS.BS Nga cũng đưa ra một số biểu hiện của trẻ thiếu sắt và kẽm: Thèm ăn, liếm, hoặc nhai các đồ không phải thực phẩm (đất, giấy, bìa cứng…); Suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt; Da tái, da xanh, niêm mạc nhợt; Móng tay, móng chân mỏng; Lưỡi khô, dễ bị sung viêm; Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt; Tóc móng giòn dễ gẫy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.
Ngoài ra, các dấu hiệu như Rối loạn giấc ngủ; Kém hấp thu, chậm tăng cân; Chậm phát triển chiều cao; Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng… cũng có thể là con bạn đang thiếu 2 chất này.
Khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thiếu kẽm dẫn tới nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.
Để bổ sung sắt, kẽm giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng, TS.BS Nga cho biết, cần phải đảm bảo đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời kể từ khi còn trong bào thai. Khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đầy đủ và bổ sung thêm viên sắt như khuyến cáo.
Trẻ mới sinh ra trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, khi trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng bằng chế độ ăn hằng ngày. Kẽm và sắt có nhiều thực phẩm như thịt bò, trứng, thủy hải sản như hàu, sò, ghẹ, và một số loại rau lá xanh… nhưng theo cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất điển hình là kẽm và sắt.
TS.BS Phan Bích Nga lưu ý, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100% lượng sắt và kẽm có trong thực phẩm tuy nhiên khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%.
Bên cạnh đó, sắt và kẽm chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi bắt đầu ăn dặm, trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, những thực phẩm này lượng ăn cũng không nhiều, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là kẽm và sắt.
Theo TS.BS Nga, đối với trẻ sau khi bị ốm, trẻ chậm lớn và trẻ biếng ăn nên bổ sung sắt và kẽm. Nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt và kẽm đủ nhu cầu hàng ngày nhưng cũng không quá lạm dụng sẽ gây dư thừa.
Bú sữa pha bằng nước sông lắng phèn, trẻ xuất huyết tiêu hóa nặngBé gái 3 tháng tuổi được chuyển lên TP.HCM với chẩn đoán viêm ruột nhiễm trùng. Khai thác thông tin, bác sĩ mới biết trẻ được uống sữa pha bằng nước sông lắng phèn, không được đun sôi." alt=""/>Chuyên gia chỉ dấu hiệu trẻ thiếu kẽm, sắt phụ huynh nên lưu ýÔng Thuận nhập viện Bệnh viện Lê Văn Thịnh trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, sau khi cấp cứu, ông phải thở máy tại phòng hồi sức tích cực nhiều ngày rồi mới chuyển xuống Khoa Nội Tổng hợp để tiếp tục theo dõi, điều trị.
Do không có bảo hiểm y tế, lại mắc đa bệnh lý, chi phí điều trị của ông Thuận vô cùng tốn kém. Cụ ông gầy hom hem ấy từng vài lần xin bác sĩ cho về vì gia đình quá nghèo. Quê ở Bến Tre, không có nổi mảnh đất nương thân nên từ thời còn trẻ, ông dắt díu vợ con bôn ba lên thành phố, mướn nhà trọ rồi đi bán vé số. Cuộc sống cơ cực, họ chẳng khi nào dành dụm được tiền, dẫu chỉ là vài đồng lẻ.
ông Hồ Văn Thuận (76 tuổi) đang dần hồi phục sức khỏe. |
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, gia đình ông chẳng lo nổi tiền đóng trọ nên bị đuổi đi, may mắn có một người dân biết chuyện, thương tình nên cho ở nhờ trong chiếc lều dựng tạm bằng tôn, nằm trên con hẻm nhỏ trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP.Thủ Đức, TP. HCM). Suốt thời gian giãn cách xã hội, họ ăn uống tạm bợ, chờ ngày “mở cửa” để đi bán vé số trở lại.
Thế nhưng chưa được bao lâu thì ông bị bệnh. Để có tiền đóng viện phí, các con ông ứng trước lương chỉ được 10 triệu đồng, so với viện phí đã lên tới gần 100 triệu đồng thì họ không biết làm cách nào xoay sở.
Bác sĩ Nguyễn Thế Quốc Huy chia sẻ, khi thấy bệnh nhân xin xuất viện, các bác sĩ đều khuyên nhủ, bởi nếu không tiếp tục điều trị, khả năng lớn ông sẽ không qua khỏi. Thế nhưng, họ lại chẳng có cách nào giúp đỡ khoản viện phí quá lớn ấy.
Sau khi hoàn cảnh của gia đình được đăng tải, nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ cho ông Thuận số tiền 50.055.500 đồng. Toàn bộ số tiền đã được Báo VietNamNet đóng tạm ứng viện phí cho ông. Bên cạnh đó, nhiều nhà hảo tâm cũng đã trực tiếp giúp đỡ cho gia đình.
Mới đây, chị Hồ Thị Thu Thủy chia sẻ với VietNamNet: “Bác sĩ nói tình trạng sức khỏe của ba tôi đã tốt hơn nhưng vẫn phải theo dõi thêm. Bệnh viêm phổi đã được khắc phục”.
Chị Thủy cũng gửi lời cảm ơn tới Báo VietNamNet và các nhà hảo tâm, đặc biệt là gia đình chủ nhà tốt bụng đã cưu mang, giúp đỡ cho gia đình chị trong lúc khó khăn.
Khánh Hòa
Kiến Phong bắt đầu phát bệnh là khi cha của con đang thoi thóp những ngày cuối cùng, bởi căn bệnh ung thư dạ dày. 4 tháng sau ngày cha mất, con cũng tập làm quen với những ngày tháng mỏi mòn nơi bệnh viện.
" alt=""/>Ông Hồ Văn Thuận được ủng hộ hơn 50 triệu đồng