2025-02-01 19:41:00 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:677lượt xem
"Chốt" 3 trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn
Bạch Huy Thanh
(Dân trí) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông sẽ trả lời chất vấn về các lĩnh vực ngân hàng, y tế và thông tin truyền thông.
Báo cáo gửi các đại biểu về chương trình chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, 3 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn là ngân hàng, y tế và thông tin truyền thông (TT&TT).
Theo đó, trách nhiệm trả lời chất vấn chính thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 11 đến ngày 12/11
Về thời gian cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên.
Nội dung chất vấn xoay quanh việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối và công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp…
Sau đó, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan sẽ đăng đàn chất vấn, nội dung xoay quanh việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh; phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích…
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí; việc quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng…
Dự kiến, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng được ủy quyền sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ tại COP26.
“Bởi Net Zero không chỉ là năng lượng, mà còn là việc chúng ta sẽ làm nông nghiệp như thế nào, xử lý rác thải ra sao, chuyển đổi phương tiện giao thông như thế nào. Thay vì sử dụng xe xăng dầu, chúng ta sẽ nhìn nhiều hơn về việc xe điện. Đó cũng là công cụ giúp điều tiết nhu cầu sử dụng điện trong tương lai. Tới thời điểm nào đó, pin xe điện sạc vào giờ cao điểm có thể đẩy lại lên lưới”, ông Sơn nói.
Tuy nhiên, đi kèm với các giải pháp, ông Hà Đăng Sơn nhắc đến câu chuyện chi phí, tức chi trả vào giờ cao điểm để huy động các dạng nguồn phân tán này. Đó cũng là thách thức rất lớn.
Đây cũng là điều được PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam, đặc biệt lưu ý khi nhắc đến cam kết của Việt Nam tại COP 26 với tư cách một nước đang phát triển và nhu cầu sử dụng điện cao.
Trong dài hạn, các chuyên gia khuyến nghị điện hạt nhân cần được chuẩn bị nghiên cứu và đưa vào tầm nhìn trong dự thảo quy hoạch điện 8. Bởi đó là nguồn điện có tính ổn định cao và hầu như không phát thải khí nhà kính hoặc chất gây ô nhiễm không khí.
Ông Nghĩa cho rằng: Tại COP26, Thủ tướng nói rằng các nước nghèo đang rất cần điện phát triển kinh tế, nên giờ nếu hạn chế năng lượng rẻ, bắt dùng năng lượng đắt thì các nước nghèo không có điều kiện. Vì vậy, các nước giàu mấy chục năm trước phát thải rất nhiều thì nay phải đóng góp cho các nước nghèo để giảm phát thải, phải có cách nào đó để bù lại việc sử đụng năng lượng đắt cho các nước nghèo. Đây là lần đầu tiên một đại diện của Việt Nam phát biểu điều này.
“Cách đây mấy chục năm, hội nghị môi trường nào cũng có sự tranh luận rất căng thẳng giữa nước giàu và nước nghèo. Các nước giàu không tăng trưởng nhiều về nhu cầu sử dụng điện nữa. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng họ đã đẩy sang các nước nghèo. Tốc độ tăng trưởng sử dụng điện của một số nước giàu trong 15 năm còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng điện 1 năm của những nước đang phát triển”, PGS.TS Trương Duy Nghĩa phân tích về sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nước giàu cho các nước đang phát triển như Việt Nam để thực hiện cam kết tại COP26.
Trả lời PV. VietNamNet, TS Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, chia sẻ: Năng lượng tái tạo sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện Net Zero. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, phát thải khí nhà kính không phải chỉ có từ nhiệt điện. Nền công nghiệp của Việt Nam cũng đốt nhiều than. Nông nghiệp cũng phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh những lĩnh vực phát thải ra khí nhà kính, chúng ta cũng có những phương thức giảm nhẹ, để khí CO2 không thải ra môi trường. Đó là lâm nghiệp, trồng rừng.
“Rừng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) từ bầu khí quyển của Trái đất. Qua đó, rừng trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các cánh rừng là bể hấp thu CO2 phát ra nên phải trồng rừng, không được phá rừng. Nếu Việt Nam phát thải ra nhiều CO2 nhưng có các cánh rừng hấp thụ lại thì là một trong các yếu tố để tạo thành Net Zero”, TS Ngô Đức Lâm khuyến nghị.
Lương Bằng
Thủ tướng: Lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26
Cam kết của Việt Nam tại COP26 đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về quyết tâm cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu, ngay lập tức nhận được sự đánh giá cao và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
" alt=""/>Cam kết tại COP26: Một cam kết mạnh mẽ, Việt Nam thay đổi hoàn toàn