VTV công bố nền tảng số quốc gia VTVGo
Ngày 9/10, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức công bố nền tảng số trực tuyến quốc gia VTVGo và tổ chức Hội thảo Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số tại VTV.
Phát biểu tại lễ công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo, ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc VTV cho biết, VTV sẽ phải xây dựng hệ thống truyền hình trên nền tảng số để phát triển khán giả số. Nhân ngày chuyển đổi số quốc gia, VTV công bố nền tảng số trực tuyến quốc gia VTVGo. Với sứ mệnh là nền tảng số quốc gia, VTVGo sẽ phân phối nội dung cho khán giả để có những trải nghiệm mới. VTV sẽ cùng các đơn vị khác đưa nội dung lên nền tảng này để làm phong phú nội dung.
Tại sự kiện này, ông Đinh Đắc Vĩnh cho biết, với sự phối hợp, hỗ trợ tốt của Bộ TT&TT, VTV đã làm việc với các hãng sản xuất tivi để tích hợp nút bấm VTVGo trên điều khiển tivi của các hãng như: Samsung, TCL, Casper…
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, việc VTV tổ chức chương trình này để hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia và công bố chính thức về nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo là việc làm rất ý nghĩa, không chỉ là chia sẻ những kết quả đạt được trong công cuộc chuyển đổi số của Đài, mà còn góp phần lan tỏa tinh thần chuyển đổi số đến các cơ quan báo chí và chia sẻ kinh nghiệm để các cơ quan cùng nhau chuyển đổi số thành công.
VTV hiện là một trong những đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi số và đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Với việc nền tảng truyền hình VTVGo được thúc đẩy trở thành nền tảng truyền hình số quốc gia và trở thành một kênh thông tin được đông đảo người dân không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới sử dụng, VTV đã khẳng định được vị thế của Đài Truyền hình quốc gia trong công cuộc chuyển đổi số.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, VTV đã chứng minh được vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
“Nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo phải được duy trì tầm vóc quốc gia về quy mô, chất lượng nội dung và trình độ nền tảng công nghệ. Cụ thể, VTVGo phải trở thành một cổng phân phối nội dung, cung cấp đầy đủ, đa dạng và phong phú các kênh truyền hình của VTV, các kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, các kênh truyền hình thiết yếu của 63 Đài PTTH địa phương. VTVGo phải có hạ tầng công nghệ truyền dẫn phân phối hiện đại, có mức độ an toàn thông tin cao, nơi ứng dụng các công nghệ tiên tiến về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo giúp mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cao và có tính tương tác đa dạng cho khán giả trong và ngoài nước, giúp tối ưu hóa quản lý và phát triển nội dung, kinh doanh dựa trên dữ liệu số”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, VTVGo phải được cài đặt sẵn trên mọi thiết bị tivi thông minh và điện thoại thông minh phân phối tại thị trường Việt Nam. Đài THVN đặt mục tiêu sẽ đạt 30 triệu người dùng vào năm 2030. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết, thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đã hỗ trợ VTV để thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo. Tuy vẫn còn những khó khăn, nhưng Thứ trưởng tin tưởng rằng nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh được với các nền tảng OTT xuyên biên giới và góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Đại diện VTV Digital cho biết, sau khi các hãng sản xuất tivi tích hợp phím bấm VTVGo trên điều khiển đã thúc đẩy số người xem tivi sử dụng ứng dụng VTVGo tăng mạnh. Tính đến quý 3/2024, có 43 triệu lượt tải ứng dụng VTVGo.
VTV sẽ xây dựng nền tảng hạ tầng số mạnh
Phát biểu tại Hội thảo Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số tại VTV, ông Nguyễn Thế Tùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ truyền hình của VTV khẳng định, để chuyển đổi số, điều quan trọng nhất là nhận thức và con người là yếu tố quan trọng nhất. VTV đặt mục tiêu hạ tầng số phải đảm bảo cho phép xử lý dữ liệu nhanh hơn, chi phí rẻ hơn.
Ông Tùng cho rằng VTV sẽ xây dựng mô hình đám mây lai ghép để sử dụng đám mây riêng của VTV và thuê ngoài doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho những người làm nội dung có thể sử dụng dữ liệu lưu trữ nhanh chóng, tiện lợi và tăng năng suất hiệu quả của người làm nội dung.
Chia sẻ tiếp về vấn đề này, ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc VTV Digital, cho biết VTV là đơn vị sản xuất nội dung và phân phối trên tivi truyền thống nhưng phải chuyển sang phân phối nội dung trên đa nền tảng. VTV đưa ra mô hình Total VTV để phân phối nội dung với đa nền tảng.
Ông Chiến cho rằng hệ sinh thái phải được xây dựng trên hạ tầng công nghệ điện toán đám mây tập trung, duy nhất và thống nhất thì mới có thể kinh doanh được. VTV đưa ra khái niệm kinh doanh mới là kinh doanh dịch vụ nội dung mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy, việc tổ chức của VTV cũng phải thay đổi để phù hợp với mô hình số.
Dưới góc nhìn của chuyên gia, ông Hoàng Nguyên Vân, Chủ tịch Savis, cho rằng bài toán về kỹ thuật truyền hình không phải là bài toán khó, nhưng mô hình kinh doanh truyền hình trên không gian số mới là vấn đề khó. Vì vậy, cần sáng tạo ra mô hình kinh doanh mới để cùng phát triển.
" alt=""/>'VTVGo phải được cài đặt sẵn trên mọi tivi thông minh và smartphone'Theo ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, tính đến ngày 10/10, trên mạng Viettel chỉ còn 360.000 thuê bao 2G Only.
Dự kiến đến ngày 15/10, Viettel sẽ chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G, tính cả các thuê bao 2G ở khu vực các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Nhà giàn DK1.
Ở phía nhà mạng VNPT VinaPhone, ông Đỗ Mạnh Dũng, Quyền Giám đốc Ban khách hàng cá nhân cho hay, đến sáng 11/10, trên toàn mạng lưới VNPT VinaPhone chỉ còn khoảng 150.000 thuê bao 2G Only.
“Dự kiến, trong 4 ngày tới, chúng tôi vẫn sẽ huy động nhân viên trên toàn quốc để hỗ trợ chuyển đổi máy cho khách hàng, bố trí nhân lực trực tiếp ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Mục tiêu là qua ngày 15/10, MobiFone chỉ còn dưới 100.000 thuê bao 2G”, đại diện VinaPhone chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Ban Dịch vụ Viễn thông MobiFone, đến thời điểm ngày 11/10, MobiFone hiện còn 47.919 thuê bao 2G Only, chiếm số lượng rất nhỏ. Nếu tính theo tiêu chí thuê bao không sử dụng thiết bị 2G trong 30 ngày và có ARPU dưới 5.000 đồng, con số này giảm xuống chỉ còn khoảng 20.000 thuê bao.
Để đạt kết quả này, MobiFone đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động, trong đó có việc hỗ trợ đổi máy, tặng máy Feature Phone 4G cho khách hàng.
Tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có 20.000 thuê bao 2G Only của MobiFone được đổi máy mới, trong đó có 7.000 người được tặng máy 100% giá trị.
“Với tiến độ như vậy, sau 1 tuần nữa, lượng người dùng 2G Only của MobiFone sẽ chỉ còn khoảng 10.000 thuê bao”, đại diện MobiFone đưa ra dự báo.
Với nhà mạng Vietnamobile, đến 11/10, đơn vị này hiện còn khoảng 17.000 thuê bao 2G. Theo ông Đặng Đình Tùng, đại diện Vietnamobile, nhà mạng hiện đã làm tất cả các biện pháp truyền thông, bao gồm nhắn tin liên tục đến các thuê bao 2G để đảm bảo người dùng nắm được thông tin, giảm lượng thuê bao 2G xuống mức thấp nhất.
Nhà mạng ảo cũng tích cực “tắt sóng 2G”
Ra đời sau và không trực tiếp sở hữu hạ tầng viễn thông, các nhà mạng ảo (MVNO) không chịu quá nhiều tác động từ chính sách tắt sóng 2G bởi lượng thuê bao 2G Only ở mức rất nhỏ. Tuy vậy, các nhà mạng ảo đang rất tích cực triển khai chủ trương tắt sóng 2G.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện VNSKY cho hay, do đặc thù sản phẩm chủ yếu là gói dịch vụ sử dụng data, lượng người dùng 2G của VNSKY rất ít, hiện chỉ còn khoảng một vài nghìn thuê bao.
Hưởng ứng chủ trương của Bộ TT&TT, VNSKY đã liên tục truyền thông về việc tắt sóng 2G, liên kết với chuỗi bán lẻ để người dùng khi có nhu cầu chuyển đổi máy có thể đến đó thực hiện.
Giống với VNSKY, cả Mobicast và Đông Dương Telecom đều cho biết lượng thuê bao 2G Only của các nhà mạng này ở mức không đáng kể.
Theo số liệu mới nhất, Mobicast chỉ còn 423 thuê bao 2G Only, trong khi với Đông Dương Telecom, nhà mạng này còn khoảng 1.298 thuê bao 2G.
Theo ông Quách Mạnh Lâm, Giám đốc đối ngoại ASIM, do đặc thù của một nhà mạng ảo, ngay từ đầu các thuê bao ASIM đã được cung cấp SIM 4G, do vậy người dùng không gặp khó khăn gì khi chuyển sang dịch vụ 4G.
ASIM đã truyền thông đến tất cả khách hàng sử dụng thiết bị 2G qua hình thức gọi điện trực tiếp và nhắn tin với tần suất 2 lần/tuần.
Nhờ vậy, đến cuối tháng 9, nhà mạng này hiện chỉ còn gần 5.000 thuê bao sử dụng điện thoại cục gạch (feature phone).
Tọa đàm: Tắt sóng 2G trước giờ GCục Viễn thông phối hợp với báo VietNamNet và Trung tâm Thông tin tổ chức tọa đàm 'Tắt sóng 2G trước giờ G' để trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị về việc thực hiện ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only sau ngày 15/10/2024." alt=""/>Nhà mạng dồn tốc lực giúp người dân bỏ điện thoại cục gạch 2GNăm 1987, vừa tốt nghiệp khoa Biên kịch ở Nga về, tôi được Giám đốc Hãng Phim truyện Việt Nam là NSND Hải Ninh nhận ngay về làm việc ở phòng Biên kịch. Trong phòng này lớn tuổi nhất, xinh đẹp nhất, tài năng nhất là nhà biên kịch Đoàn Lê. Chị vốn là diễn viên Khoá 1 nhưng sau chuyển sang viết và vẽ. Chị mất cũng dễ mươi năm nay rồi.
Buổi đầu tiên đi làm vào sáng thứ 3, tôi ngỡ ngàng vì số 4 Thuỵ Khuê tuy là một cơ quan nhưng lên làm việc toàn là tài tử giai nhân, những người đẹp, trai thanh gái tú có tên tuổi bước từ màn ảnh lớn xuống đang hiện hữu ở đây. Kia là NSND Trà Giang, NSND Tuệ Minh, NSND Ngọc Lan, NSƯT Lịch Du, NSND Trần Phương, vợ chồng NSƯT Lân Bích, Minh Đức…
Ngày niên thiếu được xem phim các nghệ sĩ đóng phim nay lại được làm việc cùng cơ quan với họ, được gặp họ không hàng ngày thì mỗi tuần cũng 2 lần vào thứ 3 và thứ 6 thật vui và cảm thấy mình may mắn, vinh hạnh.
Tôi quý mến kính trọng tất cả các anh chị nhưng riêng với NSND Trà Giang có chút đặc biệt hơn.
Chị xinh đẹp, ăn hình và có đôi mắt to buồn buồn, có giọng nói lúc nào cũng nhỏ nhẹ dễ nghe. Chị là học sinh miền Nam theo cha mẹ ra Bắc tập kết.
Thấy tôi chân ướt chân ráo ở Nga về đã có kịch bản được đưa vào sản xuất ngay nên chị quý lắm. Đó là kịch bản phim Một thời đã sốngvề Trường Sơn do NSƯT Xuân Sơn đạo diễn. Giám đốc Hải Ninh bảo: ''Anh giao cho anh Xuân Sơn làm là yên tâm phim sẽ hay vì bộ phim Chuyện cổ tích cho tuổi 17do anh ấy đạo diễn vừa đoạt giải Bông Sen Vàng em ạ''.
Sâu xa hơn, NSND Trà Giang quý tôi còn là vì hồi đầu đời tôi làm việc ở Khu Văn công Mai Dịch được ông cụ thân sinh ra chị - đạo diễn Khánh Cao - rất quý. Ngày ấy mới ở tuổi 24 đang chiến tranh ác liệt, tôi đã có vở kịch thơ ngắn Người mẹ trẻviết về B52 ném bom khu An Dương. Kịch bản được đoàn Văn công Liên khu 5 dàn dựng, anh Vĩnh Huế làm đạo diễn.
Bác Khánh Cao và gia đình ở tầng 2 khu nhà của đoàn văn công này. Bác còn chụp cho tôi và Hà - em gái chị Trà Giang một bức ảnh rất đẹp. Tôi còn chứng kiến anh Bích Ngọc - nghệ sĩ violin bế bé Trà (nghệ sĩ solist piano nổi tiếng Bích Trà bây giờ - PV) mấy tháng tuổi được gửi ở ông bà ngoại cho chị Trà Giang đi dự LHP Quốc tế Matxcova và tại LHP này chị đã nhận giảiDiễn viên xuất sắccho vai Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm.
Sau này gia đình chị chuyển vào Nam sinh sống, mỗi lần ra Bắc gặp mặt hay dự LHP là hai chị em đều có ảnh đôi. Khi tôi lên làm quản lý Hãng Phim truyện Việt Nam được chị và các anh chị diễn viên khoá 1 và khoá 2 rất ủng hộ bằng những công việc thiết thực.
Hãng kỷ niệm 40 năm, tôi đương nhiệm phải đứng ra tổ chức tại Nhà hát Lớn. Ngân sách ít ỏi nên chị Trà Giang đã xin được tài trợ thêm nên gỡ được khó khăn rất nhiều. Chị được Thủ tướng Phan Văn Khải ngày đó rất quý trọng nên chị mạnh dạn nhờ ông giúp đỡ. Tất nhiên ông không thể lấy tiền ngân sách mà ông nói với một doanh nghiệp lớn giúp hộ.
Tôi vốn cũng thật thà chỉ biết cảm ơn chị rất nhiều chứ cũng không khéo bày tỏ bằng hiện vật. Ngày ấy chúng tôi đều sống trong trẻo vậy, giúp được ai cái gì là giúp không nghĩ gì đến chuyện họ phải cảm ơn.
LHP ở Đà Lạt năm ngoái 2023 chị cũng ra dự. Từ ngày nghỉ hưu, chị chuyên tâm vào việc vẽ tranh. Những bức vẽ đầu tiên chị tặng anh em bạn bè ở Hãng Phim truyện Việt Nam. Tôi cũng được chị tặng 1 bức. Có 1 bức nét vẽ đầu đời tuy còn ngây thơ nhưng mang nỗi buồn sâu thẳm về người chồng - anh Bích Ngọc - mất sớm. Hình ảnh một mâm cơm giản dị có 2 cái bát, 2 đôi đũa thì 1 bát úp và 1 bát mở... Tôi ám ảnh mãi về ý tưởng của bức tranh này cho dù sau này chị vẽ rất đẹp rất nhiều đề tài khác nhau và đã có vài triển lãm. Các nhà sưu tập tranh mua giá khá cao nhưng tôi vẫn nhớ bức tranh kia của chị.
Yêu chị - một nghệ sĩ xinh đẹp tài năng sống vô cùng giản dị, giàu lòng yêu thương và luôn giữ gìn hình ảnh của mình đẹp mãi trong mắt người hâm mộ.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát
Công chiếu bộ phim tài liệu đặc biệt về NSND Trà Giang"Dòng sông ký ức", bộ phim tài liệu về NSND Trà Giang sẽ đại diện cho Việt Nam trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ 14 diễn ra từ 6-14/9/2024 tại Hà Nội và TPHCM." alt=""/>Chuyện chưa từng biết về NSND Trà Giang và bức tranh gây ám ảnh