Giá xe Ferrari Purosangue 39 tỷ đắt hơn cả Lamborghini và Maserati cộng lại
Sau thời gian dài chờ đợi,áxeFerrariPurosanguetỷđắthơncảLamborghinivàMaseraticộnglạtrực tiếp bóng đá hom nay Ferrari Purosangue đã được ra mắt thị trường Việt hôm 20/6 vừa qua. Tuy nhiên, giá bán của mẫu xe này đã nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi trong giới chơi xe và yêu xe khi lên đến 39 tỷ đồng.
Mức giá này khiến nhiều người không khỏi bất ngờ bởi đây vốn là mẫu xe gầm cao 4 chỗ 4 cửa đầu tiên của thương hiệu ngựa chồm Ý cạnh tranh với Aston Martin DBX707 và Lamborghini Urus Performante.
Trong khi đó, Aston Martin DBX707 có giá bán khởi điểm chỉ từ 21,8 tỷ đồng và Lamborghini Urus Performante rẻ hơn khi ở mức 16,5 tỷ đồng. Nếu cộng cả hai chiếc siêu xe này lại thì cũng chỉ ở mức 38,3 tỷ đồng, vẫn ít hơn 700 triệu so với mua Ferrari Purosangue.
Với giá bán 39 tỷ đồng, Ferrari Purosangue ghi điểm trong phân khúc so với các đối thủ khi sử dụng cỗ máy V12 hút khí tự nhiên dung tích 6.5L, sản sinh công suất tối đa 715 mã lực và mô-men xoắn cực đại 716 Nm, đi kèm hộp số ly hợp kép 8 cấp và hệ dẫn động 4 bánh. Xe dễ dàng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3,3 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 310 km/h.
Tuy nhiên, hiệu năng của xe không quá ấn tượng khi chỉ mạnh hơn 19 mã lực so với DBX707 nhưng vẫn chậm hơn 0,1 giây dù khả năng tăng tốc ngang ngửa Urus Performante.
Chính cỗ máy này tạo nên giá trị cho chiếc xe, bởi động cơ V12 hút khí tự nhiên sẽ sớm bị khai tử trong thời gian tới, hoặc kết hợp với công nghệ hybrid như Lamborghini.
Đây là một phần lý do khiến giá bán của xe cao gấp 1,5 lần so với Urus Performante tại thị trường Mỹ và gấp gần 2 lần so với DBX707.
Động cơ V12 hút khí tự nhiên là thứ khiến nhiều tay chơi xe yêu thích âm thanh và cảm giác hưng phấn khác hoàn toàn cỗ máy tăng áp kép của các đối thủ trong phân khúc. Bên cạnh đó, việc Ferrari dần chuyển sang sử dụng động cơ hybrid cho hiệu năng lớn hơn càng làm tăng giá trị của động cơ trên chiếc Purosangue, với ý nghĩa sưu tầm.
Điểm cộng tiếp theo cho mẫu crossover là không gian nội thất kết hợp giữa sự sang trọng và thể thao rất riêng, khác biệt hoàn toàn phong cách đậm chất thể thao của cả Aston Martin và Lamborghini.
Đặc biệt hơn, hàng ghế thứ hai có 2 ghế ngồi độc lập và ngăn cách bằng bệ tỳ tay cố định như một số mẫu SUV siêu sang (Rolls-Royce Cullinan, Bentley Bentayga) nhưng sử dụng kiểu ghế thể thao.
Dù vậy, do kiểu dáng crossover với chiều dài cơ sở chỉ vỏn vẹn 3.018 mm khiến không gian hàng ghế thứ hai mang đến ít sự thoải mái hơn các đối thủ cùng phân khúc và có phần chật chội nếu so với các mẫu SUV siêu sang.
Về kiểu dáng ngoại thất, Ferrari Purosangue mang phong cách mềm mại thay vì góc cạnh như Urus Performante và DBX707. Xe không quá hầm hố dù đuôi xe trang bị bộ khuếch tán cỡ lớn với nhiều cánh chia gió.
Tham khảo trên các cộng đồng về xe, nhiều người cho rằng mẫu xe gầm cao 4 chỗ của hãng siêu xe Ý đang dần mất chất “ngựa chồm” và mang thiết kế của một số xe phổ thông như Toyota Crown hay thậm chí là Mazda3 Hatchback.
Phỏng vấn nhanh một người đang sở hữu Ferrari tại Hà Nội (giấu tên – PV), anh cho biết cá nhân anh không thích SUV nói chung, do đó Purosangue với anh không có sự ấn tượng.
Có thể nhận thấy tệp khách hàng lựa chọn Purosangue sẽ tập trung chủ yếu vào người thích xe gầm cao đồng thời là người rất yêu thích thương hiệu Ferrari hoặc thích sự độc lạ, thay vì chọn Urus đã xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên vì thiết kế bị đánh giá thiếu bản sắc, phong cách nửa sang trọng, nửa thể thao lại có giá bán quá đắt nên mẫu siêu SUV này không được đánh giá tiềm năng quá cao tại thị trường Việt Nam.
Với số tiền hơn 39 tỷ đồng các đại gia Việt thường sẽ hướng đến những mẫu xe như Rolls-Royce Cullinan hoặc Bentley Bentayga EWB.
Anh Quân
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ferrari Purosangue 2024 chốt giá tại Mỹ, về Việt Nam gần 60 tỷ đồng
Giá bán của siêu SUV Ferrari Purosangue 2024 tại Mỹ sẽ khiến nhiều dân chơi phải ngao ngán, trong đó có cả Việt Nam vì quá cao so với các đối thủ cùng phân khúc dù có nhiều điểm đặc biệt.(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Bologna, 3h00 ngày 30/1: Tự quyết số phận
Hồ sơ được xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia tăng 272%
Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại tại phiên họp thứ ba của Ủy ban vào ngày 9/1/2018.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2017, Phó Thủ tướng nhận định, cơ chế một cửa ASEAN đã đạt một số kết quả tích cực trong năm 2017; hạ tầng CNTT cơ bản ổn định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về cơ bản được giải quyết; nhận thức chung về tạo thuận lợi thương mại đã được nâng lên.
Một số bộ, ngành đã ban hành Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN; có nhiều nỗ lực, quyết tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục, xây dựng hệ thống CNTT để triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. Theo thống kê, số lượng hồ sơ, thủ tục giải quyết qua Cơ chế một cửa quốc gia tăng cao, từ ngày 1/1/2017 đến ngày 15/12/2017 đã có 554.505 hồ sơ được xử lý qua Cơ chế một cửa quốc gia, tăng 272% so với cùng kỳ năm 2016; Thời gian và chi phí thông quan giảm đáng kể, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam…
Giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%
Về mục tiêu năm 2018, kết luận của Phó Thủ tướng nêu rõ các mục tiêu Ủy ban đặt ra trong năm nay, đó là: phấn đấu triển khai đủ 130 thủ tục hành chính theo đúng Kế hoạch đã đề ra tại Quyết định 2185 ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục rà soát, bổ sung các thủ tục mới vào Kế hoạch; Chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN; Phấn đấu giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về quản lý của cơ quan nhà nước và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
" alt="Chính thức kết nối Cơ chế một cửa ASEAN trong năm 2018" />Với các TV LED thông thường, độ sáng không được như ý vì ánh sáng nền phải trải qua quá nhiều lớp để có thể tái tạo màu sắc. Điều này dẫn đến TV không thể có được màu sắc như ý, chỉ có 70% màu sắc thật được tái tạo. Ảnh hưởng này có thể được cảm nhận bằng chính mắt thường, giữa một chiếc TV có độ sáng cao và thấp hơn. Ngoài ra, hiện nay các hãng đều tập trung vào OLED, nhưng công nghệ này chỉ đạt độ sáng tối đa 700 nits. Ngoài ra, công nghệ OLED cũng có độ bền kém, đặc biệt là ánh sáng màu xanh. Vì thế, Samsung đã chuyển hướng tập trung phát triển TV LED và công nghệ Quantum Dot – công nghệ hình ảnh của tương lai.
Với nhiều năm tâm huyết và đầu tư tiền bạc để nghiên cứu và phát triển, QLED TV với giải pháp Q Picture đã giải quyết hầu hết các tồn đọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Qua đó QLED TV còn mở ra một kỉ nguyên giải trí tại gia mới, khi công nghệ kết hợp với nghệ thuật.
QLED TV: cốt lõi của TV Samsung
" alt="Giải pháp tuyệt vời của Samsung trong kỉ nguyên giải trí mới" />Trong nhiều năm qua, Nokia là một biểu tượng trong ngành công nghiệp di động. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, công ty Phần Lan này đã tạo ra và chi phối cả ngành công nghiệp di động toàn cầu với 40% thị phần ở thời kỳ đỉnh cao.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự sụp đổ của Nokia là do sự đi lên mạnh mẽ của những hãng công nghệ khác như Apple, Samsung và Google. Tuy nhiên, sự thật lại không đơn giản như vậy. Nếu các công ty khác mạnh lên, tại sao Nokia lại không thể mạnh lên? Nokia thật sự đã tự làm yếu chính mình khi rơi vào một cuộc khủng hoảng nội bộ trước khi bị các đối thủ đe dọa trên thị trường và làm trầm trọng thêm các vấn đề tài chính của hãng. Trên thực tế, những mầm mống của sự sụp đổ đã xuất hiện khi Nokia đang ngồi trên đỉnh cao thành công, theo bài phân tích của báoSouth China Morning Post.
Vào đầu những năm 1990, nhóm lãnh đạo trẻ và năng động của Nokia đã điều hành bộ phận kinh doanh điện thoại giống với mô hình của một công ty khởi nghiệp, hơn là một tập đoàn lớn và lâu đời. Tuy nhiên, điều này lại đem tới tác dụng tốt. Những quyết định táo bạo, nhanh chóng và có phần may mắn, thay vì mất thời gian lập một chiến lược kinh doanh chi tiết, đã giúp Nokia nhanh chóng giành được nhiều thị phần tại châu Âu và Mỹ.
Các công ty Trung Quốc ngày nay như Huawei đang tận dụng sức mạnh của các mảng kinh doanh khác như viễn thông và chip, để tạo tiền đề phát triển mảng kinh doanh di động. Sự thành công trong buổi ban đầu của Nokia cũng như vậy khi dựa vào sự hỗ trợ của các mảng kinh doanh khác để sản xuất điện thoại. Vì vậy, khi thành công trong việc bán điện thoại vào giữa những năm của thập niên 90, Nokia đã không thể sản xuất bắt kịp nhu cầu thị trường và chuỗi cung ứng của hãng đứng trên bờ vực sụp đổ. Nói cách khác, hãng đã thiếu sự chuẩn bị để duy trì thành công.
Điều này có thể bắt nguồn từ một thực tế là Nokia ban đầu không phải là một công ty chuyên về sản xuất điện thoại. Được thành lập từ năm 1865, Nokia lúc đó chỉ là một nhà máy giấy. Phải hơn 100 năm sau, hãng mới bắt đầu mở rộng sang các mảng sản xuất khác như cao su, cáp, đồ điện tử và TV. Tới năm 1990, Phần Lan bị rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và khiến mảng kinh doanh giấy của Nokia bị thua lỗ nặng. Do đó, Nokia đã quyết định kinh doanh điện thoại để tự cứu bản thân. Tuy nhiên, chính bản thân công ty có lẽ cũng không nghĩ rằng họ sẽ thành công đến vậy.
Để khắc phục tình trạng cung không đủ cầu, các nhà lãnh đạo Nokia đã nhanh chóng vạch ra một chiến lược cho phép họ có thể gia tăng năng suất hơn bất kỳ đối thủ nào trên thị trường. Và chỉ trong vài năm sau, Nokia đã dễ dàng lấy vị trí số 1 trong thị trường di động ra khỏi tay của Motorola. Thậm chí, trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2000, doanh thu bán điện thoại của Nokia đã tăng tới 503%. Tuy nhiên, thành công này cũng là khởi đầu của những đợt sóng ngầm bên trong nội bộ công ty.
Trong thời kỳ phát triển đỉnh cao, các quản lý cấp cao của Nokia đã ngày càng quan tâm tới việc phát triển bền vững mảng kinh doanh điện thoại và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, các dự án khác của Nokia đều thất bại và mảng kinh doanh điện thoại vẫn là xương sống của hãng.
Để khắc phục sai lầm, Nokia đã cố gắng bán thật nhiều điện thoại bằng cách kết hợp những công nghệ mới như camera với ý tưởng tạo ra những sản phẩm nhắm vào từng đối tượng người dùng cụ thể như người dùng cá nhân, người dùng doanh nghiệp và người dùng cao cấp.
Điều này cũng khiến hãng đề ra chiến lược phân khúc thị trường theo sở thích của người dùng với hi vọng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa trong mảng kinh doanh điện thoại. Vào thời điểm ban đầu, chiến lược này thành công vì giúp người dùng luôn có thể tìm ra chiếc điện thoại vừa ý với họ. Tuy nhiên, theo thời gian, sự phân khúc thị trường không rõ ràng đã khiến Nokia tạo ra nhiều sản phẩm không có sự khác biệt đáng kể so với nhau.
Sức sáng tạo của Nokia càng bị bóp chết khi các nhà quản lý tại trung tâm phát triển của Nokia phải chịu đựng áp lực để đảm bảo tăng trưởng ngắn hạn theo kế hoạch. Vì vậy, họ đã không còn đủ năng lượng và nguồn lực để đưa ra những sáng kiến mới. Do đó, một nhóm nhỏ nhân viên của Nokia đã được giao việc thúc đẩy đổi mới. May mắn là họ rất được việc.
Nokia N9000 Communicator, chiếc smartphone đầu tiên của Nokia.
Năm 1996, những nhân viên này đã đi trước cả thế giới khi giới thiệu chiếc điện thoại thông minh Nokia N9000 Communicator. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm cho chiếc điện thoại trang bị camera đầu tiên của Nokia là chiếc 7650 được ra mắt vào năm 2001. Tuy nhiên, những nỗ lực phát triển phần mềm điện thoại của họ lại không được ban lãnh đạo Nokia khuyến khích vì muốn tập trung vào mảng kinh doanh phần cứng điện thoại cốt lõi.
N2760, một mẫu điện thoại nắp gập đáng chú ý của Nokia.
Mặc dù vậy, kể cả trong mảng phần cứng điện thoại, Nokia cũng thể hiện sự bảo thủ và trì trệ trong tư duy. Vào đầu những năm 2000, Motorola đã mở đầu xu hướng điện thoại nắp gập với chiếc Motorola Razr. Khi đó, điện thoại nắp gập đã trở thành biểu tượng thời trang của giới trẻ Mỹ. Tuy nhiên, Nokia lại thờ ơ trước xu thế này và vẫn sản xuất điện thoại dạng "thanh" truyền thống. Cho tới khi Nokia nhận ra sai lầm và quay sang sản xuất điện thoại nắp gập, mọi chuyện đã quá muộn và hãng bị mất điểm trong mắt người dùng Mỹ. Đây cũng là lý do người dùng Mỹ ít cảm thấy luyến tiếc về sự thất bại của Nokia trước Apple và Samsung.
Jorrma Ollila, CEO của Nokia trong năm 2004.
Đến năm 2004, CEO của Nokia là Jorma Ollila đã nhận thấy tương lai của ngành điện thoại là điện thoại thông minh và yếu tố chủ chốt tạo nên sức cạnh tranh của điện thoại là hệ điều hành. Nokia đã từng đi trước thế giới với chiếc điện thoại N9000 Communicator ra mắt từ năm 1996 nhưng lại bỏ qua một cách đầy đáng tiếc.
Vì vậy, ông Jorma đã quyết định khắc phục sai lầm bằng cách tái cấu trúc công ty thành một hệ thống ma trận với các "sản phẩm" nằm ở cột dọc và các tài nguyên của công ty như nhân lực, phần mềm, sản xuất, marketing và bán hàng nằm ở hàng ngang. Hiểu đơn giản, đây là một sơ đồ ưu tiên phân phối nguồn lực cho từng sản phẩm của Nokia và tập trung vào phần mềm hơn.
Bất đồng khiến Jorma Ollila từ chức CEO Nokia vào năm 2006.
Mặc dù, cấu trúc công ty kiểu ma trận dễ dàng trong việc quản lý, nó lại khiến nội bộ Nokia chia rẽ và đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự sụp đổ của Nokia. Các thành viên chủ chốt trong nhóm "The Five" của Nokia đã lần lượt rời khỏi hãng. "The Five" là cách để gọi 5 nhà lãnh đạo trong thời điểm thành công của Nokia là Jorma Ollila, Olli-Pekka Kallasvuo, Pekka Ala-Pietela, Matti Alahuhta và Sari Baldauf. Họ đều là người Phần Lan, gia nhập cũng như chèo lái Nokia từ khi còn trẻ và có quyền đưa ra quyết định như nhau.
Mặc dù mô hình 5 lãnh đạo này rất kỳ lạ nhưng thành công của Nokia lại đến từ những ý kiến được thảo luận và thống nhất giữa họ. Khi nhóm "The Five" tan rã và lần lượt rời khỏi công ty, tư duy chiến lược của Nokia đã không còn sắc bén như trước và sự liên kết giữa các mảng kinh doanh đã không còn tốt nữa.
Nokia đã quá vội vàng khi đưa vào áp dụng một cấu trúc công ty mới trong khi thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Điều này đã tạo ra xung đột giữa các bộ phận và khiến toàn bộ công ty bị giảm hiệu quả hoạt động.
Hơn nữa, với việc tiền thưởng và đánh giá thành tích xoay quanh số lượng sản phẩm mới, các nhân viên Nokia trong thời kỳ này quan tâm hơn hết tới việc tạo ra ngày càng nhiều mẫu điện thoại mới. Điều này kết với áp lực giảm chi phí đã khiến chất lượng điện thoại Nokia bị suy giảm.
Tái cấu trúc không thể cứu được "con tàu đắm" Nokia.
Tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi nội bộ Nokia thường xuyên lục đục, kể cả sau khi "The Five" tan rã. Đội ngũ quản lý cấp cao của Nokia đã cố gắng thu vén quyền lực cho bản thân và thực hiện những đợt tái cấu trúc không cần thiết. Họ đã thuyết phục các nhân viên rằng chỉ có cấu trúc công ty mới, chứ không phải là chiến lược kinh doanh mới và cải tiến quy trình công nghệ, là có thể giải quyết các vấn đề của công ty. Từ giữa năm 2004 cho tới thời điểm gần như phá sản vào năm 2013, Nokia đã trải qua tới 4 lần tái cấu trúc lớn.
Stephen Elop, CEO của Nokia trong giai đoạn 2010-2013.
Tới khi Stephen Elop ngồi được vào chiếc ghế CEO của Nokia vào năm 2010, mọi chuyện đã trở nên không thể cứu vãn. Trong 3 năm điều hành công ty, Stephen Elop đã khiến lợi nhuận của Nokia giảm 95% và thị phần giảm chỉ còn 3,4%. Mặc dù được coi là một trong những CEO tệ nhất thế giới nhưng mức lương của ông Elop lại rất cao và điều này khiến nhiều nhân viên Nokia bất bình. Mọi chuyện lên tới đỉnh điểm khi Stephen Elop từ chối giảm mức thưởng vào năm 2013 vì lý do sắp là sắp...ly di vợ. Thậm chí nhiều người đã gọi Stephen Elop là "gián điệp" được Microsoft cài vào Nokia.
Khi Apple và Google ra mắt hai hệ điều hành iOS và Android, ngành công nghiệp di động đã một lần nữa được tái định nghĩa khi xoay quanh nền tảng, ứng dụng và hệ sinh thái. Tuy nhiên, với tư cách là hãng đứng đầu toàn ngành di động vào thời điểm đó, Nokia đã không đủ khả năng để cạnh tranh trước những mối đe dọa từ các đối thủ và vẫn chỉ tập trung vào những mẫu điện thoại đơn giản.
Sự thụt lùi của Nokia thể hiện rõ nhất ở mảng phần mềm khi hãng vẫn trung thành với một hệ điều hành lỗi thời là Symbian. Hệ điều hành này yêu cầu phải viết lại toàn bộ mã cho mỗi mẫu điện thoại mới nên đã bị nhiều nhà phát triển ứng dụng chán ghét từ lâu.
Nokia N9, điện thoại hiếm hoi chạy hệ điều hành MeeGo.
Để khắc phục vấn đề, nhân viên của Nokia đã phát triển một hệ điều hành thay thế là Maemo và được đổi tên thành MeeGo vào năm 2010. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Nokia lại không quá mặn mà để phát triển hệ điều hành này vì CEO lúc đó là Stephen Elop đang có những dự định riêng với Microsoft và Windows Phone. Dần dần, MeeGo bị bỏ rơi và quên lãng.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao Nokia không thử sản xuất điện thoại Android sau khi từ bỏ MeeGo. Câu trả lời đơn giản là tiền. Microsoft đã trả hàng tỷ USD để Nokia chỉ sử dụng duy nhất một hệ điều hành là Windows Phone. Tuy nhiên, Windows Phone lại không thể cạnh tranh được với Android và iOS trên rất nhiều phương diện. Hơn nữa, tiền của Microsft tuy nhiều những không thể nào cứu vãn được "con bệnh" Nokia đang dần hấp hối.
Được Microsoft kỳ vọng nhiều nhưng điện thoại Lumia và Windows Phone chỉ là một thất bại đáng quên.
Cứ như vậy, Nokia ngày càng bị thụt lùi trong thế giới smartphone không ngừng tiến bộ. Mọi chuyện kết thúc vào tháng 9/2013, Nokia đã quyết định bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft với giá 6,77 tỷ USD.
HMD Global đang đưa thương hiệu Nokia trở lại bằng hàng loạt mẫu smartphone Android.
Hiểu được lý do thật sự tại sao đế chế điện thoại Nokia lại bị sụp đổ có ý nghĩa rất quan trọng. Sự thất bại của Nokia không thể chỉ giải thích bằng một câu trả lời đơn giản. Thay vào đó, thất bại này đến từ nhiều yếu tố như quản lý yếu kém, tái cấu trúc ồ ạt, đấu đá nội bộ và tập trung quá nhiều vào mảng phần cứng điện thoại. Đây là những điều đã khiến Nokia bị kìm chân và không thể theo kịp các đối thủ khác trên thị trường.
Trong thời điểm hiện nay, khi thị trường điện thoại thay đổi không ngừng và ngày càng phức tạp hơn, hành trình vươn tới đỉnh cao và sụp đổ của Nokia sẽ mang lại bài học bổ ích cho bất cứ công ty nào muốn duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp di động. Tất nhiên, đây cũng là bài học đáng nhớ dành cho Nokia, thương hiệu hiện đã thuộc về tập đoàn HMD và đang trên con đường tìm lại ngôi vương bằng những mẫu điện thoại Android.
" alt="Bài học thất bại của Nokia: Sụp đổ từ đỉnh cao thành công" />- Trong một game đấu chứa đựng đầy đủ những pha đảo ngược tình thế khó lường và đầy kịch tính, Newbee đã trụ lại lâu hơn Team Liquid nhờ một đội hình tăng tiến sức mạnh về late-game tốt. Với Lasse “MATUMBAMAN” Urpalainen sử dụng Alchemist và Amer “Miracle-” al Akwiri cầm Juggernaut, đội hình hai carry tới từ Châu Âu đã tìm ra cách để bắt kịp Newbee, mặc dù team đại diện cho chủ nhà Trung Quốc đã vươn lên dẫn trước từ sớm.
Newbee, team phụ thuộc vào Storm Spirit của Song “Sccc” Chun cùng với Lifestealer trong tay Xu “uuu9” Han để carry game đấu, đã tìm ra cách thức mới mẻ để tiếp cận mối de dọa tiềm tàng từ hai super carry bên phía Liquid. Điều đó đã dẫn tới một loạt các pha combat tổng xuyên suốt late-game.
Đội trưởng của Newbee Hu “Kaka” Liangzhi xứng đáng nhận được rất nhiều lời khen sau thắng lợi. Sand King của anh đã có những tình huống mở combat mở ra nhiều cơ hội cho team. Ở một khoảnh khắc cuối game đấu, Kaka đã stun được phần lớn đội hình Liquid, tạo thời cơ cho Sccc sử dụng Ball Lightning vào giữa lòng địch và giải phóng sức mạnh của một Strom Spirit đã sở hữu Aghanim’s Scepter.
Ít giây sau đó, toàn bộ các thành viên của Liquid đã bị bắt lại bởi Electric Vortex của Sccc, dẫn tới pha combat thắng lợi dành cho đội tuyển của nước chủ nhà DAC 2017.
Mặc dù Newbee đã giành chiến thắng game đấu đầu tiên, Liquid vẫn để lại rất nhiều ấn tượng xuyên suốt thời gian thi đấu khi vẫn chống trả quyết liệt và gây ra sự khó dễ không nhỏ cho đối phương, mặc dù đã bị dẫn trước sau 30 phút.
Game đấu thứ hai giữa hai đội ít kịch tính hơn, Miracle- đã hoàn toàn áp đảo với hero đã làm nên tên tuổi của anh, Invoker. Với 23 mạng và 0 lần phải nằm xuống, Miracle- cùng Liquid đã hoàn toàn kiểm soát game đấu trong suốt 53 phút và khép lại loạt Bo2 với tỉ số hòa chung cuộc.
Với trận hòa này, Newbee vẫn đứng đầu Bảng A tại DAC 2017, trong khi Liquid xếp hạng tư. Giải đấu sẽ tiếp tục vào ngày 04/4 tới đây khi các team tham dự vòng đấu loại trực tiếp thông qua hai nhánh đấu.
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
" alt="[Dota 2] Newbee cùng Liquid cống hiến một trong những game đấu hay nhất lịch sử DAC" /> Theo tìm hiểu của ICTnews, tại thời điểm đầu tháng 4/2017, khi chiếc smartphone Galaxy S8 và S8 Plus vừa mới được Samsung cho ra mắt vài ngày nay thì tại thị trường trong nước đã xuất hiện hàng loạt địa chỉ rao bán “Samsung Galaxy S8” giá siêu rẻ.
Được quảng cáo xuất xứ thị trường Đài Loan (Trung Quốc), loại máy này công khai in logo của Samsung, nhái kiểu dáng gần như y hệt với thiết kế màn hình vô cực tràn ra sát hai cạnh máy.
Ngoài ra, nhiều địa chỉ kinh doanh trên mạng còn sử dụng hình ảnh của chính những chiếc Samsung Galaxy S8 thật để quảng cáo.
Về giá bán, Samsung Galaxy S8 nhái đang được rao ở mức từ 2,7 - 3 triệu đồng (trong khi hàng thật có giá dự kiến từ 19 triệu đồng), bảo hành từ 6 - 12 tháng tùy nơi.
Có cửa hàng cho đổi máy mới trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến 1 tháng đầu tiên sau khi mua nếu có lỗi từ phía nhà sản xuất. Ngoài ra khách hàng còn được tặng ốp lưng da, miếng dán màn hình cường lực…
Đáng chú ý, trong khi Samsung mới chỉ cho ra mắt Galaxy S8 và S8 Plus thì hàng nhái quảng cáo xuất xứ Đài Loan (Trung Quốc) đang bán trong nước cũng đã kịp có cả chiếc điện thoại mang tên… Samsung Galaxy S8 Edge!?
Nhằm thu hút người tiêu dùng, có nơi dân buôn tung ra mức giá “ban đầu” của sản phẩm lên tới 5 triệu đồng, thậm chí 8,8 triệu đồng và để giá bán ra “đã giảm” còn 2,8 triệu đồng (trong khi đó, thực tế 2,8 triệu đồng là mức giá phổ biến của loại hàng nhái này trên thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng nhẹ dạ, ham lời).
Về tính năng, hầu hết hàng nhái Galaxy S8 Đài Loan và cả S8 Edge Đài Loan đang xuất hiện trên thị trường đều chạy hệ điều hành Android 6.0, cấu hình chip xử lý MTK6590 lõi tứ 4 x 1.5Ghz, đồ họa Mali-450 Mp, RAM 4 GB, bộ nhớ trong 16GB (có khe cắm hỗ trợ thẻ nhớ đến 64GB).
Tuy nhiên đáng chú ý, loại máy này cũng gây bất ngờ khi có cả tính năng cho phép người dùng có thể mở khóa bằng võng mạc.
" alt="“Samsung Galaxy S8” nhái giá khoảng 3 triệu đồng tung hoành thị trường" />Bài cúng giao thừa năm 2018 Mậu Tuất
Văn khấn giao thừa ngoài trời 2018 Mậu Tuất
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển.
Con kính lạy Đương niên Thiên quan Việt Vương Hành khiển cùng với Thiên Bá chi thần và Thành Tào phán quan năm Mậu Tuất, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Mậu Tuất 2018
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………
Ngụ tại: ………………………………
Giao thừa chuyển năm
Năm cũ qua đi
Năm mới đã đến
Tam dương khai thái
Vạn tượng canh thân.
" alt="Bài cúng giao thừa cư dân mạng chia sẻ cho năm 2018" />
- ·Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
- ·Hà Nội: 32% dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Xiaomi Mi 6 và Mi 6 Plus lộ cấu hình: Snapdragon 835, RAM 'khủng'
- ·Nâng cao trải nghiệm Huawei Nova 2i với Face Unlock vừa được cập nhật miễn phí
- ·Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
- ·Người chơi “kêu trời” vì Liên Quân Mobile mãi không chịu hoàn thành xong phần cập nhật
- ·Hơn 7.000 đơn đặt hàng Samsung S8/S8 Plus tại Việt Nam sau một tuần
- ·VNPT đấu giá thành công Công ty Tài chính Bưu Điện
- ·Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
- ·Dân mạng nhờ mèo, gà, cào cào dự đoán trận chung kết của U23 Việt Nam
Trước đó, Huawei - hãng smartphone thứ 3 toàn cầu - đã xâm nhập thị trường Nhật Bản và chứng tỏ mình là đối thủ khó chịu. Ở chiều hướng ngược lại, hãng nội địa Nhật Fujitsu đã quyết định bán mảng kinh doanh điện thoại của mình do sức bán kém.
Trong buổi họp báo hai tuần trước, Deng Yuchen - Chủ tịch Oppo Nhật Bản - thể hiện quyết tâm đưa thương hiệu Oppo phát triển tại thị trường này. Hãng hy vọng việc xâm nhập một thị trường đòi hỏi cao như Nhật Bản có thể giúp tập đoàn tạo ra những smartphone tốt hơn.
" alt="Các hãng smartphone Trung Quốc tấn công thị trường Nhật Bản" />Google cho biết những công ty khởi nghiệp sáng tạo từ Việt Nam bắt đầu có thể đăng ký tham gia dự án này để được đào tạo và nhận được sự hỗ trợ về nhiều nguồn lực từ gã khổng lồ tìm kiếm, những tài nguyên này sẽ giúp họ phát triển trên nền tảng Google Play.
" alt="Google mở chương trình hỗ trợ startup Việt viết ứng dụng Android" />Honor 8 Pro (hay V9 tại Trung Quốc) có cấu hình khá mạnh. Honor, thương hiệu của Huawei, bổ sung màn hình 5.7 inch QHD, chip Kirin 960 lõi tám, RAM 6GB, pin 4.000mAh cho sản phẩm.
Chỉ có camera chính là vẫn giữ nguyên như Honor 8 ra mắt năm 2016 tại Mỹ, đó là cụm camera kép 12MP. Một camera chịu trách nhiệm chụp ảnh màu RGB, camera còn lại chụp đơn sắc. Sau đó, phần mềm của Huawei xử lý cả hai hình ảnh để tạo ra bức ảnh duy nhất với chi tiết tốt hơn.
Các thông số khác bao gồm khay cắm thẻ nhớ microSD, hỗ trợ 2 SIM, cảm biến vân tay phía sau, NFC, sạc USB C. Về cơ bản, nếu xét về cấu hình, Honor 8 Pro là bản nâng cấp của Huawei P10 nhưng giá rẻ hơn nhiều (khoảng 590 USD).
" alt="Huawei chính thức ra mắt Honor 8 Pro" />
- ·Kèo vàng bóng đá Leganes vs Rayo Vallecano, 03h00 ngày 1/2: Khách thắng thế
- ·Sony Xperia XZs bắt đầu cho đặt trước, giá 14,99 triệu đồng
- ·Khoảnh khắc cá mập áp sát cô gái trên biển
- ·Du lịch Tây Âu gồm những nước nào?
- ·Nhận định, soi kèo Ferencvaros vs AZ Alkmaar, 3h00 ngày 31/1: Khó cho chủ nhà
- ·5 robot giúp việc đắc lực cho ngày Tết bận rộn
- ·Siêu quậy Teppi
- ·Sau hơn 3 năm, Apple cuối cùng đã chịu ngó ngàng tới Mac Pro
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
- ·MobiFone, Viettel tham gia thí điểm lắp thiết bị thông minh thay thế “loa phường” tại Hà Nội