您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Bologna, 3h00 ngày 30/1: Tự quyết số phận
NEWS2025-02-02 12:39:33【Thời sự】7人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 29/01/2025 05:25 Cúp C1 Châu bang xep hang c1bang xep hang c1、、
很赞哦!(39)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Neom SC, 19h50 ngày 29/1: Cửa trên thất thế
- Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định
- Sẽ phạt từ 10 đến 15 triệu đồng với hành vi sửa chữa nội dung hoặc sửa điểm bài thi
- Đề thi tham khảo môn tiếng Nga THPT quốc gia năm 2019
- Soi kèo góc Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2
- Đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân THPT quốc gia năm 2019
- Ông Putin tuyên bố dừng tham gia hiệp ước New START, nguy cơ nào sẽ xảy ra?
- Hàng loạt trường đại học cho sinh viên nghỉ học vào ngày mai
- Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà
- Dàn Hoa hậu hội ngộ mừng NTK Đức Vincie kỷ niệm 10 năm làm nghề
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
- - Sandal đế bệp mang đến sự thoải mái và trẻ trung cho các bạn gái. Đặc biệt nó rất dễ kết hợp với quần short ngắn và váy hoa dáng xòe.
Những đôi sandal bệt với phần quai mảnh, màu sắc nổi bật như hồng cánh sen, vàng tươi, sắc tím đậm hay xanh non...sẽ giúp bạn chạy nhảy dễ dàng, ngoài ra bạn còn thoải mái khoe chân trắng xinh.
Thông thường, sandal bệt này có 2 dáng đặc trưng: quai ngang và dạng xỏ ngón. Sandal dạng xỏ ngón được thiết kế với phần quai vắt qua ngón chân nên khi diện kiểu dáng này bạn tha hồ chạy nhảy mà không lo bị tuột.
Kiểu xăng đan quai mảnh dễ dàng vận động, được sử dụng nhiều trong những chuyến đi biển hoặc píc níc, có phần đế cứng, bề mặt láng mịn tạo sự mát mẻ.
Cùng điểm qua những mẫu sandal đang được ưa chuộng và chọn cho mình kiểu phù hợp nhất nhé.
">Chọn sandal khoe đôi chân trắng hồng
Mệt, căng thẳng, một nhân viên y tế chợp mắt ngay tại bàn làm việc. Hình ảnh được báo VietNamNet ghi lại vào tháng 1/2022 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Trang Thời gian đó, các con (2 con lớp 4 và lớp 7 đều học online tại nhà) và công việc gia đình đều phải nhờ bố mẹ 2 bên. Khi mẹ về nhà sau mấy hôm liên tục ở trạm, con chạy đến vui mừng: “Mẹ ơi cho con ôm mẹ một cái”. Nhưng mẹ lại sợ hãi xua tay: “Đừng ôm, mẹ nguy cơ là nguồn lây rất cao”. Nhìn ánh mắt hụt hẫng của con, không gì xót xa bằng.
Mỗi ngày xét nghiệm mấy trăm ca, tiếp xúc quá nhiều nguồn lây, dù bảo hộ cỡ nào, chúng tôi cũng không thể tự tin để đến gần con hơn dù nhớ con da diết. Vậy mà việc về nhà với gia đình cũng trở nên khó khăn, chúng tôi thường xuyên ở trạm nhiều hơn ở nhà. Nhiều lần tôi muốn nói lời xin lỗi con vì ngày Lễ, tết hay những sự kiện lớn của gia đình không thể về, dù các con cũng hiểu cho mẹ, lúc nào cũng động viên “Mẹ! Cố gắng lên”.
Mức lương của tôi là 6 triệu đồng, các chị em ở trạm có người 2 triệu, có người 4 triệu đồng - con số nói ra không ai tin dù đó là sự thật. Muốn làm được việc phải có cái bụng no, yên tâm về gia đình, không yên tâm về gia đình không thể cống hiến được dù bạn yêu nghề đến mấy.
Tôi cũng chạnh lòng, khi bạn bè đi làm ở chỗ khác nhẹ nhàng với mức lương 10, 20 triệu. Bạn muốn mua 1 cái váy, mua đồ tặng cho bố mẹ cũng không quá khó khăn. Mình đồng lương chả đủ ăn, tặng gì được cho ai?. Nhiều lúc các chị em ở trạm cứ trêu để động viên nhau: “Đi làm bận như này có thời gian để tiêu tiền đâu”.
Thấp về lương, không có thời gian cho gia đình, áp lực công việc trong đó có thái độ của người dân cũng khiến chúng tôi mệt mỏi và nghỉ việc như một tất yếu.
Trạm chúng tôi có 6 người, trong đó có 5 người trực được phân trực. Giai đoạn đầu, có chị em bị mắc Covid-19 vậy là phải cách ly. Có đợt trạm chỉ còn 3, 4 người thay phiên nhau trực. Tất cả công việc như xét nghiệm, đi tiêm, trực cấp cứu… đổ lên đầu nhân viên y tế cơ sở. Ban ngày chúng tôi phải tiêm, cao điểm nhất 1 ngày tiêm hàng nghìn mũi tiêm, tối lại đi xét nghiệm. Thời điểm xét nghiệm toàn dân, mỗi nhân viên y tế xét nghiệm cho mấy trăm người, còn vào khu công nghiệp xét nghiệm cho các công nhân…
Tiếp nhận khai báo y tế như khủng bố. Mỗi ngày, hàng trăm cuộc điện thoại, đến mức nghe tiếng chuông điện thoại tôi đâm ra ám ảnh. Số cá nhân của tôi như số hotline, ai cũng gọi đến để hỏi giấy tờ, hỏi triệu chứng, khai báo… Người dân gọi không được máy bàn, lớn tiếng chửi, truy vấn “Tại sao máy bận?”. Nhưng chúng tôi chỉ biết giải thích: “Máy bận là do mọi người gọi quá nhiều, không phải nhân viên y tế gác máy”. Thậm chí vì quá nhiều việc, có người gọi vào số cá nhân nhưng tôi không thể nghe, đến lúc nhấc máy, họ mắng xối xả: “Sao gọi không nghe máy? Xem lại tư cách đạo đức đi”.
Tôi đọc những tin tức, các vụ việc tiếp viên hàng không bị khách hàng có thái độ không chừng mực, hành hung ngay lập tức hãng sẽ ra quy định cấm bay với khách hay có những động thái để động viên, trấn an, bảo vệ tiếp viên nhưng chúng tôi không được như vậy. Người ta chửi mình, mình không phép được chửi người ta, người ta đánh, mình không được phép đánh người ta. Chúng tôi từng quay lại video ghi cảnh người ta lăng mạ nhân viên y tế nhưng cũng không thể xử lý, giải quyết đến cùng. Không có chế tài bảo vệ, nhân viên càng mệt mỏi, áp lực.
Có bạn bị chửi mắng, đe dọa ở trạm bật khóc tu tu. Gia đình bảo “Về, về ngay, không phải cố gắng làm gì cả, không làm chỗ này thì làm chỗ khác”. Dù ban đầu gia đình cũng động viên “cố lên, cố lên” đến khi thấy nước mắt của con, mới xót xa. Uất ức, tủi thân, nhân viên y tế nhận hết về mình.
Tư tưởng khá cởi mở, tôi suy nghĩ dù làm ở đâu cũng vậy cũng gắn bó với ngành y, chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhưng dù vậy, trước quyết định nghỉ việc, tôi đắn đo vô cùng. Đặc biệt, bản thân cũng đã biên chế tại cơ quan hơn 10 năm, môi trường làm việc với các chị em rất gắn bó, hòa thuận. Đồng thời, tôi cũng lo lắng ra ngoài môi trường làm việc thế nào, cũng có thể mình sẽ bị thất nghiệp.
Bên cạnh đó, bố mẹ tôi đều là công chức nghỉ hưu, ông bà rất nặng nề chuyện nghỉ việc ở một cơ quan nhà nước. Bố tôi cũng là một bác sĩ, trong đại dịch, ông động viên con rất nhiều và cũng tự hào vì con. Các con tôi cũng vậy, cháu yêu và tự hào về công việc của mẹ vì trong mắt con “mẹ đến trường con khám sức khỏe, tiêm cho các bạn, mẹ giúp được nhiều người”.
Chồng tôi cũng là một bác sĩ, anh hiểu hết những vất vả của vợ, sự thiệt thòi của các con và anh anh hoàn toàn ủng hộ mọi quyết định của tôi. Tôi cứ đấu tranh mãi. 1 tuần trước khi nộp đơn nghỉ việc, tôi xin nghỉ phép. Trước dịch thì mong được nghỉ phép để nghỉ ngơi nhưng chúng tôi quen với sự bận rộn rồi lúc nghỉ lại thấy nhàn hạ quá, đúng như người ta thường đùa: “khổ mãi rồi, sướng không quen được”. Tháng 3/2022, tôi nghỉ việc để chọn cho mình một con đường mới.
Nhiều người thắc mắc, tại sao lúc đỉnh dịch vất vả, khó khăn không nghỉ, khi dịch qua rồi, khó khăn vơi bớt, tôi lại có quyết định này. Đơn giản là để không thấy có lỗi, không áy náy với bản thân và điều quan trọng nhất, tôi không muốn lúc khó khăn, vất vả lại bỏ đồng đội.
Sau dịch, cũng rất nhiều người ở cơ quan tôi nghỉ việc, phải nói đây là tình trạng chung. Trước đó, chưa bao giờ nghĩ là tôi sẽ nghỉ việc ở đây. Mọi người cũng không nghĩ con người như tôi lại bỏ một cơ quan nhà nước và khó khăn nhất là việc thông báo với bố mẹ. Nhưng cuối cùng, ông bà tiếp nhận tin và cũng chỉ dặn dò: “Các con lớn rồi, con lựa chọn thế nào để vui vẻ, hạnh phúc là được”.
Hiện tại tôi làm việc ở một phòng khám, chủ động hơn về thời gian. Là người trong cuộc, về làn sóng nhân viên y tế nghỉ việc, tôi cho rằng muốn giữ chân nhân viên y tế, phải đảm bảo lương cho họ. Họ không có thời gian đi làm ngoài, phải có chế độ đảm bảo để người ta yên tâm làm việc, cống hiến. Nuôi bản thân còn không xong, nuôi được ai?
Cũng theo tôi, điều quan trọng nữa, chúng ta phải có chế tài bảo vệ nhân viên y tế, đừng để họ làm việc trong uất ức, tủi thân với tiếng chửi bới, đe dọa!
Tên nhân vật đã được thay đổi!
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Ngày nào tôi cũng giải quyết đơn nghỉ việcTrong một năm rưỡi, có trên 2.000 nhân viên y tế của TP.HCM đã nghỉ việc. Người mới tuyển về chưa đủ kinh nghiệm để đảm đương công việc như người cũ.">Hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc: Không thể cống hiến với cái bụng rỗng!
- - Tối 19/4, hàng trăm sinh viên Học viện Ngân hàng đã được cười “hết công suất” khi làm quen với môn Yoga cười.
">Học sung sướng với sinh viên ngân hàng
Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Tối 23/11, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM thông tin, đội CSGT Nam Sài Gòn bàn giao một bé trai đi lạc cho Công an phường Tân Phong (Quận 7) để tiếp tục tìm kiếm người thân của bé.
Theo đó, khoảng 15h cùng ngày, tổ công tác đội CSGT Nam Sài Gòn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh thì phát hiện một cháu bé khoảng 8 tuổi đi bộ dọc vách tôn khu vực thi công công trình hầm chui đường Nguyễn Văn Linh.
Thấy dấu hiệu bất thường, tổ công tác lập tức tiếp cận, đưa cháu bé ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời hỏi thăm thông tin về gia đình cháu bé. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với cháu, tổ công tác phát hiện cháu bé không nghe được và không nói được, do đó không thể xác định được người thân hoặc địa chỉ nhà.
Trước sự việc trên, CBCS Đội CSGT Nam Sài Gòn đã liên hệ Công an phường Tân Phong và đưa cháu bé về trụ sở Công an phường để phối hợp tìm kiếm thông tin gia đình của cháu bé.
Hiện lực lượng CSGT vẫn đang tiếp tục phối hợp với Công an phường Tân Phong (Quận 7) tìm kiếm thông tin người thân của bé trai.
Trước đó, Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) cũng đã bàn giao hai em bé mất tích nhiều ngày cho người thân.
Theo thông tin ban đầu, sáng 30/9, gia đình chị Nhung (30 tuổi, ngụ xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) đến trụ sở công an thông báo về việc con trai chị Nhung tên là Tý (tên thường gọi ở nhà, 9 tuổi) và bé gái tên Lũng (tên thường gọi ở nhà, 5 tuổi, cháu chị Nhung) bị mất liên lạc khi đang chơi gần nhà. Sau nhiều ngày tìm, gia đình vẫn chưa có tung tích gì của hai bé.
Đến chiều 5/10, Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã tìm được hai cháu bé mất tích tại khu vực xã Lê Minh Xuân.
Lương Ý">Công an TP.HCM tìm người thân cho bé trai không biết nói
- Người đẹp đã vượt một hành trình dài từ Mỹ về Việt Nam, cách ly 14 ngày để có thể tham gia vào sự kiện này.
"Mọi năm Ngọc vẫn đồng hành cùng người đẹp nhân ái qua hậu Việt Nam bởi Ngọc thấy đây là một chương trình vô cùng ý nghĩa. Khả năng của Ngọc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng hạnh phúc khi được đóng góp công sức vào việc giúp hàn gắn vết thương cho những hoàn cảnh khó khăn", mỹ nhân gốc Đà Lạt chia sẻ.
Tiếp xúc với các thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, Thái Như Ngọc cho biết, nhìn chung các bạn thí sinh tương đối đồng đều và khá nổi trội. Cuộc thi năm nay bị ảnh hưởng không ít bởi dịch Covid-19 nhưng cả Ban tổ chức cùng các thí sinh đều đã cố gắng rất nhiều.
Thái Như Ngọc. Cũng như mọi năm chương trình Người đẹp nhân ái là chương trình mang ý nghĩa to lớn trong phần thi hoa hậu Việt Nam. Thái Như Ngọc cho rằng, nhan sắc có thể phôi phai nhưng vẻ đẹp về tâm hồn là trường tồn, vì thế cô hy vọng các người đẹp tham gia cuộc thi năm nay ý thức nhiều hơn trong việc tham gia các hoạt động có ý nghĩa cho xã hội.
Kết thúc công việc ở Hà Nội, Thái Như Ngọc cùng với một vài người bạn lên kế hoạch để hỗ trợ, miền Trung trong giai đoạn này. Ít ai biết, tuy sống ở Mỹ nhưng năm nào người đẹp cũng có có những chuyến đi từ thiện ở Việt Nam để chia sẻ cùng đồng bào còn gặp khó khăn.
Thái Như Ngọc tạo dáng bên bức tường dát vàng. Ngân An
Hoa hậu Việt Nam 2020
Vietnamnet cập nhật những hình ảnh và tin tức mới nhất về cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2020.
">Thái Như Ngọc đồng hành 'Người đẹp nhân ái' Hoa hậu Việt Nam 2020
FPT Schools phát động giải chạy Orange Day - Run for Dream Schools Giải chạy bộ Fschools Orange Day cũng là hoạt động đầu tiên khởi động chuỗi sự kiện nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống Trường Phổ thông FPT. Với thông điệp “Trải nghiệm để trưởng thành”, FPT Schools tích cực đem đến những trải nghiệm đa sắc màu cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa từ quy mô lớp học tới cấp trường và cấp toàn quốc, giúp học sinh phát triển cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ sống.
Thông qua giải chạy Fschools Orange Day, học sinh FPT Schools có thể thấy được giá trị và trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho cộng đồng, cùng nhau hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn và đem lại những giá trị tích cực nhất. Đây cũng là cơ hội để các em học sinh, phụ huynh và thầy cô cùng kết nối trong một sự kiện ý nghĩa.
Thành lập năm 2013, Hệ thống Trường Phổ thông FPT (FPT Schools) gồm 3 cấp Tiểu học, THCS và THPT với nhiều cơ sở tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
FPT Schools mang đến trải nghiệm trưởng thành cho học sinh thông qua đào tạo kiến thức, kỹ năng và các cơ hội khám phá bản thân, hướng nghiệp trên quan điểm sáng tạo, thấu hiểu và dựa vào các nền tảng công nghệ giáo dục tiên tiến. Song song với chương trình theo chuẩn Bộ GD-ĐT, FPT Schools tích hợp bổ sung các chương trình đào tạo quan trọng nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh như ngoại ngữ, STEM, AI và Robotics, công nghệ, chương trình phát triển cá nhân toàn diện theo chuẩn kỹ năng thế kỷ 21 và các môn học mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Sau 10 năm hoạt động, FPT Schools đã có mặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Phòng cùng hai dự án đang triển khai tại Bắc Giang, Hà Nam và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại nhiều tỉnh thành trong những năm tới.
Fanpage: FPT Schools - Hệ thống Phổ thông FPT
Website: https://fschool.fpt.edu.vn/
Bích Đào
">FPT Schools phát động giải chạy ủng hộ xây trường vùng cao