Một người đàn ông Malaysia đã vô cùng giận dữ khi thấy hình ảnh của mình tràn ngập trên các trang tin quốc tế kèm theo thông tin sai sự thật. |
Anh Abu |
Người đàn ông này tên Abu Zarin Hussin (31 tuổi), là một nhân viên cứu hộ làm việc tại đồn cứu hỏa Temerloh, Malaysia.
Abu mới đây đã vô cùng sửng sốt và tức giận khi hàng loạt những trang báo lớn của nước ngoài như Daily Mail, Mirror... đều đưa sai sự thật về anh.
Abu là người Malaysia, nhưng nhiều trang tin quốc tế đã nhầm lẫn anh thành một người Thái Lan. Thậm chí, anh còn trở thành nhân vật chính trong một câu chuyện hoang đường, không hề đúng.
Theo nội dung các bài viết về Abu, thì anh đã kết hôn với một con rắn hổ mang vì ngỡ rằng con vật chính là hóa thân của người bạn gái quá cố của anh, rằng bạn gái đã mất của anh đã đầu thai vào chú rắn.
Theo đó, hàng loạt những hình ảnh của ảnh Abu ở bên cạnh chú rắn hổ mang đã được đăng tải tràn trên các mặt báo.
Nhiều trang tin bình luận thêm về việc anh Abu kết hôn với rắn rằng, anh là một người Thái Lan nên tin vào chuyện con người sau khi chết sẽ đầu thai thành một con vật. Khi nuôi con rắn này, anh phát hiện ra nó có nhiều điểm tương đồng với người yêu đã khuất nên đinh ninh đây chính là hiện thân của bạn gái.
Kể từ đó trở đi, anh Abu không khi nào rời xa con vật, kể cả lúc ngủ. Và anh đã đưa nó đi khắp nơi cùng mình. Lúc anh tập gym, đi lễ hội hay chơi cờ, con vật này đều ở bên anh.
Nhiều trang báo còn đưa tin rằng, anh Abu có những lúc rảnh rỗi còn ngồi bên hồ nước tâm sự với chú rắn. Những người trông thấy đều tỏ ra ngạc nhiên, thấy anh lạ lùng.
Tuy nhiên, anh Abu đã đính chính rằng, không có chuyện anh coi con rắn là bạn gái cũ và kết hôn với nó. Anh tiếp xúc với rắn từ năm 2007 như một phần trong công việc ở Cơ quan cứu hộ và cứu hỏa Malaysia.
Anh mang chú rắn theo mình vì mục đích phục vụ công việc. Abu sử dụng chú rắn này cho các lớp đào tạo huấn luyện cho các lính cứu hỏa - những người thường xuyên phải bắt rắn, trăn ở nhà ở của người dân hoặc ở nơi công cộng.
Anh thường xuyên mang chúng theo bên mình còn để anh có thể hiểu được bản tính, đặc điểm của chúng. Như vậy có thể dễ dàng tiếp xúc với chúng hay khống chế chúng...
Những con rắn này chỉ ở với anh 2-3 năm, rồi sau đó đều sẽ được thả về với môi trường tự nhiên.
Trong quá trình anh tiếp xúc với con vật, anh đã chụp ảnh lại và chia sẻ lên facebook. Những bức ảnh được các trang báo đăng tải đều được lấy từ trang cá nhân mạng xã hội của anh.
Chia sẻ về sự việc này, anh Abu cho biết: "Tôi rất thất vọng với thái độ của một số ít nhà báo nước ngoài những người đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi đưa tin sai sự thật, đặc biệt là lại lấy những bức ảnh từ tài khoản facebook của tôi".
TheoĐVO/Telegraph
New York Times cho rằng khi các quốc gia cố gắng lấy lại quyền lực trực tuyến, một cuộc đụng độ giữa các chính phủ và các công ty công nghệ sẽ xảy ra. Một số công ty lớn nhất trên thế giới, như Google, Apple, Facebook, Amazon và Alibaba, nhận thấy họ cần phải đặt ra bộ quy tắc hoàn toàn mới trên mạng lưới Internet.
Không chỉ là một bộ quy tắc mới. Theo một khảo sát của The New York Times, trong 5 năm qua, hơn 50 quốc gia đã thông qua các bộ luật nhằm kiểm soát mạnh hơn cách người dân dùng web.
“Xét cho cùng, đó là một cuộc đấu tranh quyền lực lớn”, David Reed, một người tiên phong của internet và là cựu giáo sư của MIT Media Lab, nói. “Các chính phủ bắt đầu bị đánh thức ngay khi phần quan trọng trong quyền lực của họ bị các công ty xâm chiếm”.
Facebook đã trở nên rộng lớn đến mức có hơn hai tỷ người dùng mỗi tháng – bằng khoảng ¼ dân số thế giới. Theo hãng nghiên cứu comScore, người sử dụng Internet (không kể Trung Quốc) cứ 5 phút lại dành 1 phút trên Facebook. Và Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, muốn thống trị thế giới này để tăng trưởng.
Nhưng các nhà chính trị đã phản công. Trung Quốc, đã chặn Facebook vào năm 2009, phản đối những nỗ lực của Zuckerberg, không đưa mạng xã hội trở lại Trung Quốc. Tại châu Âu, các quan chức đã ngăn chặn mọi nỗ lực thu thập dữ liệu từ các ứng dụng nhắn tin và các trang web bên thứ ba của Facebook.
Thách thức của Facebook trong cuộc chiến này đang sẵn sàng leo thang. Facebook hầu như đã tiếp cận đến hầu hết tất cả những người có truy cập internet, ngoại trừ Trung Quốc. Thu hút những người dùng ở cả các quốc gia Châu Á như Việt Nam và các nước châu Phi như Kenya, có thể sẽ khiến Facebook đối mặt với nhiều rào cản của chính phủ.
Elliot Schrage, phó chủ tịch phụ trách truyền thông và chính sách công của Facebook, nói: "Chúng tôi hiểu và chấp nhận rằng lý tưởng của chúng tôi có thể không phải là lý tưởng của mọi người. Nhưng khi nhìn vào dữ liệu và thực sự lắng nghe những gì mọi người thể hiện trên nền tảng của chúng tôi, rõ ràng là chúng tôi đã làm tốt hơn trong việc đưa mọi người lại với nhau".
Dù đã cố làm thân với Trung Quốc, nhưng Zuckerberg vẫn thất bại
Vào giữa năm 2016, chiến dịch kéo dài một năm của Facebook nhằm thâm nhập Trung Quốc - thị trường Internet lớn nhất thế giới – đã diễn ra rầm rộ.
" alt="Nhiều chính phủ trên thế giới cứng rắn với Facebook"/>
Nhiều chính phủ trên thế giới cứng rắn với Facebook