Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cho hay sau can thiệp “chữa cháy”, bệnh nhân phải chấp nhận vết sẹo ngang cằm. Bên cạnh đó, do vùng tiêm có hiện tượng xơ hoá, thiếu dinh dưỡng nên bệnh nhân khó có cơ hội làm đẹp vùng cằm lần nữa.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay tai biến trong thẩm mỹ nội khoa thường do sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đúng thời gian sử dụng (như dùng sản phẩm chứa corticoid kéo dài). Ngoài ra, nhiều bệnh viện cũng tiếp nhận các ca tai biến sau tiêm filler, peel da (lột da sinh học), lăn kim, laser…
“Một số người cho rằng laser đơn giản là chiếu tia mà không hiểu mỗi tia laser lại có những bước sóng, thời gian chỉ định khác nhau cho từng người, loại da. Chiếu laser sai cách có thể khiến da bỏng, hoại tử, để lại sẹo…”, vị chuyên gia cho hay.
Theo PGS Doanh, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng ở mọi đối tượng, giới tính, lứa tuổi. Ở tuổi mới lớn, thanh niên thường có nhu cầu sửa các đường nét trên gương mặt theo xu hướng hay thần tượng. Người trung tuổi, lớn tuổi lại lựa chọn làm đẹp khắc phục vấn đề do lão hóa như da chảy sệ, cắt mí mắt, hay các vấn đề bệnh lý...
Với trẻ em, hầu hết được đưa đến thẩm mỹ do nhu cầu của bố mẹ, ngoài vấn đề thẩm mỹ vì bệnh lý, phổ biến nhất là cắt, xoá nốt ruồi cho các bé.
Đối với nam giới, không ít người làm đẹp vì phong thủy như tiêm chất làm đầy dái tai, nâng mũi, căng da, cắt mí... “Nguy cơ tai biến trong làm đẹp, thẩm mỹ là như nhau, không kể độ tuổi, giới tính”, bác sĩ Doanh nói.
Cơ sở này cũng tiếp nhận không ít ca quý ông gặp tai biến sau tiêm làm đầy tạo dáng tai Phật, nâng mũi hút tài lộc, vượng khí.
Hiện không ít người dân khi muốn làm đẹp lựa chọn cơ sở thẩm mỹ, spa, chỉ đến bệnh viện khi cần giải quyết sự cố. Trong khi đó, không phải cơ sở làm đẹp nào cũng có nhân viên y tế được đào tạo; nhiều cơ sở hoạt động không phép.
Đặc biệt, theo các bác sĩ, việc tư vấn, giải thích cho bệnh nhân/khách hàng về tiên lượng nguy cơ tai biến có thể xảy ra chưa đầy đủ.
Thậm chí, có những cơ sở không nhận biết được dấu hiệu tai biến, do đó, không đánh giá đúng nguy cơ, xử lý sai cách. Điều này khiến bệnh nhân lỡ thời gian vàng cấp cứu, để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Thanh Hiền
Đồng thời, tổ chức công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ trong hệ thống quy hoạch, bao gồm quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch TP, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan.
Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về cơ sở dữ liệu, bản đồ giữa quy hoạch sử dụng đất quốc gia với quy hoạch TP, giữa quy hoạch sử dụng đất TP, kế hoạch sử dụng đất TP với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; giữa kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Kiểm tra người trúng đấu giá đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính
Liên quan đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở chuyên ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết lập hồ sơ dự án đấu giá quyền sử dụng đất; công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch; công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để chuẩn bị quỹ đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; tập trung rà soát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất; lựa chọn tổ chức tư vấn đấu giá có uy tín, trách nhiệm và tuân thủ quy định của pháp luật.
Tổ chức công bố công khai thông tin về các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm được phê duyệt đảm bảo minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu sử dụng đất tiếp cận đất đai.
Thực hiện nghiêm túc, đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định…
Cùng với đó, rà soát, kiểm tra, đánh giá, đề xuất kiến nghị xử lý theo quy định đối với trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng, đủ theo phương án được phê duyệt hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
“Thường xuyên rà soát, tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định về đấu giá quyền sử dụng đất; báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định” – UBND TP Hà Nội chỉ đạo.
Về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND TP Hà Nội tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, Sở này khẩn trương chủ trì hoàn thiện trình UBND TP ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất của TP (trong đó có nội dung về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án kinh doanh có sử dụng đất).
Thuận Phong
10 sở ngành Hà Nội sẽ kiểm tra việc mua bán, bàn giao nhà ở tại các dự ánHà Nội sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản, tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng, chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp sổ hồng…" alt=""/>Hà Nội sẽ trình kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 trong tháng 9Đó là giải pháp mà PayME, ví điện tử vừa mới ra mắt, cung cấp cho những người kinh doanh trên mạng xã hội. Người dùng cá nhân cũng có thể dùng cách thức này chuyển tiền cho nhau.
Mô hình thanh toán tiện lợi này không mới. Zalo đã ra mắt dịch vụ chuyển tiền ngay trong khung chat, cho phép những người có tài khoản ZaloPay có thể chuyển tiền cho nhau, trong khi trò chuyện, hay khi giao dịch mua bán.
Facebook cũng có giải pháp Facebook Pay, cho phép người dùng gửi tiền cho nhau trên ứng dụng Facebook hoặc Messenger. Nền tảng thanh toán của mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã hoạt động ở nhiều quốc gia, nhưng chưa có tại Việt Nam.
Tuy vậy, phương thức thanh toán của Zalo và Facebook nói trên giới hạn trong cộng đồng người dùng một mạng xã hội. Trong khi giải pháp của PayME hoạt động trên mọi nền tảng, không giới hạn ở phần mềm chat nào, kể cả tin nhắn SMS.
Mảng thanh toán trên mạng xã hội được gọi là Social Payment. Ông Lê Hoàng Gia, Tổng giám đốc PayME, cho rằng phương thức thanh toán này có thể thành xu hướng trong thời gian tới.
“Việt Nam có 69 triệu người dùng Facebook, đứng thứ 7 trên thế giới, là một thị trường tiềm năng cho Social Payment”, ông Gia đánh giá.
Ông Gia dẫn các số liệu cho thấy người Việt nói riêng và châu Á nói chung thích phương thức mua hàng đối thoại, tức thông qua tin nhắn chat. Việc này giúp người mua nói chuyện với người bán, được phản hồi và tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Thống kê cho thấy 63% người châu Á mua sắm qua tin nhắn. 45% người mua online lần đầu thông qua trò chuyện với người bán hàng. Tại Việt Nam, các giao dịch qua nền tảng chat đạt 1-1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng quy mô thương mại điện tử.
Với quy mô người dùng lớn, việc bán hàng trên Facebook hay thông qua livestream trên mạng xã hội này đang nở rộ tại Việt Nam. Điều này càng tăng thêm cơ hội cho các nền tảng thanh toán trên mạng xã hội.
Khi người bán cài ứng dụng PayME, họ có thể tạo ngay một đường link yêu cầu thanh toán, gửi cho người mua qua bất kỳ phương thức nào, kể cả email hay tin nhắn SMS. Người mua nếu có cài sẵn PayME thì việc thanh toán cực kỳ đơn giản như nói trên.
Việc này giúp doanh nghiệp không cần phải tạo một trang thanh toán trên website của họ, thực hiện các biện pháp bảo vệ để thông tin khách hàng không bị rò rỉ. Với người buôn bán nhỏ không có website, giải pháp này càng tiện lợi.
Bên cạnh đó, giải pháp của PayME cung cấp API tích hợp vào các nền tảng chatbot. Chatbot sau khi trao đổi, báo giá với khách có thể tự động gửi link yêu cầu thanh toán và xác nhận thanh toán, người bán chỉ việc thực hiện việc giao hàng.
Với giải pháp này, hai bên chốt đơn chỉ trong một khung chat, không phải mở ứng dụng của bên thứ ba, về lý thuyết sẽ giúp trải nghiệm mua bán nhanh hơn. Quan trọng hơn cả, nền tảng này có thể hoạt động trên mọi phần mềm nhắn tin khác nhau bao gồm Facebook Messenger hay Zalo.
Một người dùng thử nghiệm tính năng nhận tiền trên PayME. (Ảnh: PayME) |
Nhiều rào cản phải vượt qua
Mặc dù có lượng người dùng tiềm năng và việc thanh toán khá thông suốt, cơ hội cho PayME không hề rộng mở. Trải nghiệm thanh toán xuyên suốt nói trên chỉ được thực hiện khi cả người mua lẫn người bán đều cài ứng dụng PayME. Nếu người mua không cài đặt, việc thanh toán sẽ mất thời gian hơn.
Thị trường thanh toán điện tử hiện nay có những cái tên phổ biến như MoMo, Moca, Payoo, VNPAY, AirPay, ZaloPay, và hàng chục ứng dụng ngân hàng khác. Việc một startup như PayME thuyết phục được người dùng cài đặt ứng dụng sẽ không hề dễ dàng.
Bên cạnh đó, để thực hiện giao dịch online như hiện nay, ngoài phương thức COD (giao hàng mới trả tiền) thì người mua và người bán thường chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, hoặc chuyển tiền qua các ví điện tử phổ biến. Hình thức giao dịch qua tài khoản ngân hàng hay qua ví điện tử hiện nay đã rất mượt mà và nhanh chóng. Do đó người dùng sẽ rất cân nhắc trong việc tìm hiểu thêm một hình thức thanh toán mới.
Ngoài ra, việc nhận một yêu cầu chuyển tiền qua khung chat có thể khiến nhiều người e dè, nhất là trong bối cảnh lừa đảo qua tin nhắn chat hay đường link giả dạng khá phổ biến hiện nay. Nếu người trả tiền không cài PayME, họ phải điền các thông tin chi tiết về tài khoản thẻ như khi thanh toán online, do đó sẽ kéo dài thời gian giao dịch và đối mặt với những bất tiện mà thanh toán online nói chung gặp phải.
Đó là chưa kể nếu Facebook Pay có mặt tại Việt Nam, một số lợi thế không chỉ của PayMe mà nhiều trung gian thanh toán khác cũng không được phát huy.
Những thách thức nói trên chính là động lực để các startup giải quyết. Nếu PayME nói riêng và Social Payment nói chung vượt được các rào cản đã đề cập chắc chắn sẽ chiếm được miếng bánh lớn với xấp xỉ 70 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Hải Đăng
Giám đốc Visa phụ trách Việt Nam đánh giá thanh toán di động trong nước đi trước nhiều nền kinh tế đã phát triển.
" alt=""/>Cơ hội nào cho ứng dụng thanh toán qua mạng xã hội tại Việt Nam?