当前位置:首页 > Thể thao > Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
Và khốn khổ nhất cho những game thủ chúng ta chính là những game thủ "hiếu chiến" và hiếu thắng như thế này đây. Khi nhìn vào nguyên nhân sâu xa, chúng ta không khỏi xót lòng với những lý do khiến cho tình trạng này leo thang. Không chỉ gây khó chịu, mà bản thân những trẻ trâu như vậy cũng khiến nhiều người cảm thấy chán nản và bỏ game vì cứ mỗi lần vào find match là có nguy cơ đối mặt với những thành phần chơi thì chưa giỏi nhưng cứ thích phá game và blame đồng đội.
Bản thân chúng tôi đôi khi bước vào một phòng máy chơi game, dù rằng có những tựa game giới hạn độ tuổi, nhưng không vì thế mà cấm cản được những cậu bé đang học cấp 1, cấp 2 tham gia vào game với một tâm thế gần như "vô đối", khi họ luôn coi mình chơi giỏi nhất. Những cô bé cậu bé chưa biết rõ sự đời đôi khi tỏ ra rất "mạnh" trong thế giới ảo, nơi không ai biết mặt ai trừ phi đã quen sẵn ngoài đời thực.
Một cậu bé còn đang cắp sách tới trường chẳng cần quan tâm khi bật kênh chat văng tục hoặc mạt sát một người chơi cùng, đôi khi thậm chí người chơi cùng đó có thể là một nam game thủ lão thành đã có gia đình, tìm đến game để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và sâu rộng của cấu hình máy tính nói chung tại nước ta, đi kèm với đó là chất lượng đường truyền internet và cơ sở hạ tầng của các nhà mạng cũng ngày càng được nâng cao, chẳng khó khăn gì để game thủ có thể tham gia vào một server nước ngoài không ban IP các khu vực khác (ngay cả khi có ban IP, những game thủ chúng ta vẫn tìm ra cách để lách luật như làm giả địa chỉ proxy để đánh lừa máy chủ).
Đồng nghĩa với xu hướng “xuất ngoại”, việc giới thiệu những game online mới ấn tượng nhưng cho phép game thủ Việt tham gia một cách tự do cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng nói chung. Đặc biệt là khi, làng game Việt thời gian qua có quá ít những cái tên đủ ấn tượng để giữ chân người chơi game trong nước.
Điều này cũng dẫn tới một thực trạng, bên cạnh những người nghiêm túc với game, thưởng thức các game online có ý thức, không có những biểu hiện được cộng đồng cho là “trẻ trâu”, thì những người Việt Nam mà chúng ta sẽ tạm gọi là “phá game” (bằng nhiều cách như hack cheat, văng tục chửi bậy hay spam kênh chat) cũng góp mặt tương đối đông đảo.
Một thực tế không thể chối cãi chính là, thứ gì phát triển quá nhanh không bao giờ là tốt cả. Những quán game với cấu hình khủng lần lượt mọc lên khắp mọi miền Tổ quốc, game thủ cũng được tiếp cận nhanh hơn với game online nước ngoài hay những game đỉnh mà các chủ phòng máy cài vào hệ thống để chiều chuộng khách hàng của họ.
Và chính vì tốc độ phát triển quá nhanh mà không có cách nào kiểm soát và trông chừng như vậy đã gián tiếp tạo ra một thế hệ game thủ "không cần biết trời đất là gì", không cần có phép lịch sự và thực tế là cũng chẳng cần chơi game theo luật lệ, hỗ trợ đồng đội, cùng nhau "gồng gánh" đến chiến thắng trong mỗi trận đấu.
Những bài học về lễ độ, về phép lịch sự trong sách Đạo Đức cấp 1, hay Giáo Dục Công Dân ở cấp trung học cơ sở gần như chẳng còn chút giá trị gì khi bước vào những trận đấu game. "Học ăn, học nói, học gói, học mở", câu thành ngữ không bao giờ cũ. Con người cả đời luôn phải học cho mình phép lịch sự, những điều hay lẽ phải. Thế nhưng ở thời điểm này khi vào đến trận đấu game, không ít cậu bé hay những chàng game thủ trẻ tuổi lại rũ bỏ hết những điều cần có để mạt sát đồng đội hay đối thủ, đơn giản vì họ không làm đúng theo ý những trẻ trâu này.
Cũng phải khẳng định là không có bất kỳ "lớp học" dạy phép lịch sự nào khi game thủ bước chân vào thế giới game online cả. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc, hễ cứ tìm thấy trận đấu, là những game thủ trẻ tuổi lại biến thành những con người khác, thiếu phép tắc và sẵn sàng nói mọi điều để làm tổn thương những người chơi khác...
Theo GameK
" alt="Năm mới sắp đến, nếu không chữa được căn bệnh này thì chính game thủ Việt chúng ta là người chịu khổ"/>Năm mới sắp đến, nếu không chữa được căn bệnh này thì chính game thủ Việt chúng ta là người chịu khổ
Andrew Mabbitt, nhà sáng lập công ty an ninh mạng Fidus Information Security, cho biết. “Việc đưa một malware, dưới hình thức phần mềm ăn trộm mật khẩu, vào một bộ cài đặt đáng tin cậy để chống lại việc nạn vi phạm bản quyền là điều hoàn toàn điên rồ.” Kurtis Baron đến từ hãng Fidus cũng đang nghiên cứu về cách hoạt động của chương trình này.
Theo website công ty, FSLabs tạo ra các add-on dành cho chương trình nổi tiếng của họ, Microsoft Flight Simulator. Nhờ đó, các phi công kỹ thuật số mới vào nghề có thể có cơ hội tập bay trên những chiếc máy bay khác nhau với mức giá từ khoảng 80 USD trở lên.
Vào Chủ Nhật vừa qua, một người dùng trên Reddit đã nhận ra điều gì đó không bình thường với bộ cài đặt của FSLabs dành cho add-on A320X, một phiên bản máy bay đặc biệt. Theo bài đăng của người dùng này, phần mềm FSLabs còn bao gồm cả một file có tên gọi “text.exe”, vốn thực ra là một chương trình ăn trộm mật khẩu.
Mabbitt xác nhận rằng, file cài đặt này có mặt trong bộ cài của FSLabs. Mabbitt cũng chỉ ra rằng, khi quét file đó trên engine tìm kiếm malware VirusTotal, nó đã bị hàng loạt sản phẩm chống virus đánh dấu là độc hại.
“Khi chạy, chương trình sẽ trích xuất tất cả username và mật khẩu được lưu trong trình duyệt Chrome và gửi chúng tới FSLabs. Cho đến nay, đây là một trong những phương pháp cực đoan nhất, khắc nghiệt nhất trong DRM (Quản lý quyền Kỹ thuật số) mà chúng tôi từng thấy.” Anh bổ sung thêm.
Khi tham gia vào diễn đàn về phần mềm giả lập lái máy bay, Lefteris Kalamaras, nhà sáng lập và là người sở hữu FSLabs, đã không phủ nhận việc mình đóng gói một malware vào trong sản phẩm của mình.
“Trước hết – không có công cụ nào được dùng để tiết lộ bất kỳ thông tin nhạy cảm nào của bất kỳ khách hàng nào, những người đã mua hợp pháp sản phẩm của chúng tôi. Tất cả chúng ta đều nhận ra rằng, các bạn đã đặt rất nhiều niềm tin vào sản phẩm của chúng tôi và điều này đi ngược lại những gì chúng tôi tin tưởng.” Anh cho biết, đồng thời nhấn mạnh vào các ý chính.
“Có một phương pháp cụ thể được sử dụng để chống lại những số serial cụ thể, được xác định là của các bản sao chép lậu và đang được đăng tải trên ThePirateBay, RuTracker và các trang web độc hại khác.” Anh cho biết thêm. Thông thường người dùng phần mềm cần nhập vào một key hoặc một chuỗi các ký tự để kích hoạt một chương trình. Trong trường hợp này, nếu key nhập vào bị FSLabs phát hiện ra đã được bản sao chép lậu sử dụng, phần mềm ăn trộm mật khẩu sẽ được kích hoạt.
Nhưng bản thân file malware này, ngay cả khi không được kích hoạt, vẫn “có mặt trong mỗi chiếc PC đã được cài đặt phần mềm của FSLabs,” Mabbitt cho biết.
Sau khi công khai về phần mềm nhỏ này, Kalamaras mô tả kỹ lưỡng về nó trên diễn đàn FSLabs, và cho biết gói phần mềm đã được dùng để thử và bắt được một người sử dụng game lậu.
“Thông qua việc lần theo các địa chỉ IP, chúng tôi đã tìm ra một kẻ bẻ khóa dùng Chrome để liên lạc với máy chủ của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định trực tiếp tìm ra thông tin của người đó – và CHỈ thông tin của người đó mà thôi (rõ ràng là chúng tôi hiểu rằng, mọi người sẽ rất khó chịu về điều này – một lần nữa, chúng tôi rất xin lỗi!) khi chúng tôi biết số serial mà kẻ bẻ khóa này đang dùng để là gì.” Kalamaras cho biết.
Công ty đã phát hành một phiên bản cập nhật cho bộ cài đặt của mình, lần này sẽ không còn phần mềm ăn trộm mật khẩu nữa.
“Trong khi phần lớn khách hàng của chúng tôi hiểu rằng, việc chống lại nạn ăn cắp bản quyền là một cuộc chiến vẫn đang diễn ra và khó khăn đến mức đôi khi cần phải có các biện pháp quyết liệt, chúng tôi nhận ra rằng một vài người trong số các bạn không thoải mái với phương pháp đặc biệt, có thể xem như hơi quá nặng tay về phần của chúng tôi.” Kalamaras viết trên diễn đàn FSLabs vào thứ Hai vừa qua. “Vì lý do này, chúng tôi đã tải lên một bộ cài đặt đã được cập nhật, không có file kiểm tra DRM được đề cập.”
Theo GenK
" alt="Để chống nạn ăn cắp bản quyền, công ty này cài cả malware ăn trộm mật khẩu vào bộ cài của mình"/>Để chống nạn ăn cắp bản quyền, công ty này cài cả malware ăn trộm mật khẩu vào bộ cài của mình
FPT cho biết, khối Công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 2.984 tỷ đồng và 361 tỷ đồng
FPT cho biết, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 794 tỷ đồng và 626 tỷ đồng, tăng 21,6% và 23,0% so quý 1 năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.021 đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục tăng so với cùng kỳ 2018, đạt 16,9%.
FPT cho biết, khối Công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 2.984 tỷ đồng và 361 tỷ đồng, tăng tương ứng 21,7% và 44,4% so với cùng kỳ, tương đương 97% và 109% kế hoạch lũy kế. Trong đó, lĩnh vực Xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu đạt 2.303 tỷ đồng, tăng 37,5%; lợi nhuận trước thuế đạt 329 tỷ đồng, tăng 39,6%. Doanh thu xuất khẩu phần mềm tại các thị trường nước ngoài của FPT đều có mức tăng trưởng tốt, từ mức 27% (thị trường Nhật Bản) đến 79,1% so với cùng kỳ (thị trường Mỹ).
" alt="Lợi nhuận FPT tăng 23% nhờ tăng trưởng của khối công nghệ"/>Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
Truyền hình OTT cần có bản sắc riêng. Ảnh minh họa
Tính đến thời điểm hiện tại các đơn vị truyền hình ở Việt Nam đều đã tham gia vào cuộc đua cung cấp dịch vụ OTT, như VTV ra đời một loạt các ứng dụng VTV Giải trí, VTV Sports, VTC Go; VTC có VTC Now; K+ có myK+ và myK+ Now, SCTV có STV Play và SCTV VOD, VTVcab có VTVcab On và Onme, các doanh nghiệp như FPT Telecom, VNPT, BHD, Galaxy, Clip TV cũng đã tham gia vào cuộc đua OTT. Một nguồn tin riêng của ICTnews cũng cho hay, “ông trùm” nắm giữ trong tay quyền phân phối các kênh truyền hình quốc tế ăn khách nhất là Q.net cũng đang chuẩn bị bước đi để tham gia cung cấp dịch vụ OTT.
Tuy nhiên số lượng các nhà cung cấp dịch vụ OTT có nhiều nhưng thực tế số lượng người xem cũng còn ở mức khiêm tốn, theo số liệu từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, số lượng người xem truyền hình OTT chiếm khoảng 11% thị phần truyền hình trả tiền. Nhưng dù sao OTT là một xu thế của ngành truyền hình, theo một khảo sát về tương lai của truyền hình Internet Việt Nam, 45% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát cho rằng họ có xu hướng ít xem truyền hình qua tivi mà thay vào đó là các App trên di động.
Mặc dù truyền hình OTT đã phát triển mạnh từ 2016 tới nay nhưng trên thực tế thì chỉ có một số ít các nhà cung cấp dịch vụ OTT thu phí với mức dao động từ 20.000 - 125.000 đồng/tháng, tùy thuộc vào gói cước của từng nhà cung cấp. Còn lại thì hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ OTT đều đang miễn phí. Một số nhà cung cấp dịch vụ OTT đang trong giai đoạn phát triển người dùng, cung cấp miễn phí và bắt đầu khai thác nguồn thu quảng cáo, tuy nhiên số lượng quảng cáo cũng rất ít ỏi. Theo đại diện nhà cung cấp dịch vụ truyền hình STV Play, doanh thu nhiều nhất của ứng dụng lại là từ dịch vụ karaoke chứ không phải dịch vụ xem phim theo yêu cầu VOD.
Hiện nay truyền hình OTT ở Việt Nam đang có 4 nhóm tham gia. Nhóm thứ nhất là các đơn vị sản xuất nội dung truyền hình như K+, SCTV, VTV, VTVcab, VTC, HTV chuyển sang hướng làm OTT, lấy Internet làm nền tảng truyền dẫn. Đây có thể coi là sự chuyển dịch sang nền tảng Internet cùng với các nền tảng được các đơn vị này sử dụng trước đó là cáp, vệ tinh.
Nhóm thứ hai gồm các đơn vị lấy nội dung của nhà đài hoặc tự sản xuất nội dung để làm truyền hình như Viettel, VTC, MobiFone,…
Nhóm tiếp theo phải kể đến là các đơn vị sản xuất nội dung thuần túy như Cát Tiên Sa, BHD, Q.net... có thế mạnh về các chương trình giải trí, muốn xây dựng ứng dụng riêng.
" alt="Truyền hình OTT phải tìm cách thoát khỏi cái bóng của truyền hình truyền thống"/>Truyền hình OTT phải tìm cách thoát khỏi cái bóng của truyền hình truyền thống
Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, cuộc triệu hồi dòng xe Honda City đã được Cục Đăng kiểm phê duyệt vào ngày 30/1. Theo đó, Honda Việt Nam sẽ tiến hành cuộc triệu hồi 1.524 chiếc Honda City do vấn đề liên quan đến lỗi túi khí hành khách phía trước.
Cụ thể, 1.524 chiếc Honda City cả số sàn và số tự động được sản xuất, lắp ráp trong nước từ 25/5/2013 - 6/1/2014 nằm trong diện triệu hồi để thay thế bộ thổi khí của túi khí phía trước ghế phụ trên các dòng xe này.
Theo khuyến cáo, túi khí an toàn trang bị trên các xe nhằm giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người hoặc giảm thiểu chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách khi xe bị va chạm từ phía trước.
" alt="Honda Việt Nam triệu hồi 1.500 chiếc Honda City"/>Để bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình Google Adsense, hãy xét ví dụ như sau. Sau khi khách hàng vào trang web của một hãng di động A, trình duyệt ghi nhận người này có thể quan tâm đến các sản phẩm của hãng A đó.
Sau đó họ truy cập YouTube, những kênh đủ điều kiện kiếm tiền sẽ được Google cho hiển thị quảng cáo của hãng A. Những mẩu quảng cáo này sẽ chủ động "bám" theo người dùng khi xem các video tiếp theo.
Về lý thuyết, nhãn hàng không chủ đích đưa quảng cáo lên các kênh YouTube có nội dung bẩn. Trách nhiệm phân phối quảng cáo thuộc về Google. Tuy vậy, YouTube không thực hiện nghiêm túc việc lọc nội dung khiến các quảng cáo của nhãn hàng xuất hiện trên các kênh có nội dung phản cảm.
Trong đó, trường hợp hàng loạt kênh có nội dung giang hồ, bạo lực như Khá Bảnh vẫn đang tiếp tục nhận tiền từ YouTube là ví dụ.
Suốt 2 năm, YouTube bật kiếm tiền cho kênh Khá Bảnh để hiển thị quảng cáo của nhiều nhãn hàng. |
Trong chính sách của mình YouTube ghi rõ những nội dung không được bật quảng cáo:
- Video mô tả các nhân vật hoặc nội dung giải trí gia đình, dù là hoạt hình hay do người thật đóng vai, tham gia hành vi bạo lực, cực kỳ gây khó chịu hoặc có hành vi không phù hợp, ngay cả khi thực hiện vì mục đích hài hước hoặc châm biếm.
- Nội dung kích động người khác quấy rối hoặc đe dọa cá nhân trên hoặc ngoài YouTube.
- Nội dung đe dọa những cá nhân cụ thể bằng việc gây tổn thương cơ thể hoặc phá hủy tài sản.
- Cảnh quay, âm thanh hoặc hình ảnh có liên quan đến đánh nhau trên đường phố, các vụ tấn công gây thương tích.
Như vậy, các video Khá Bảnh vi phạm hầu hết quy định riêng của YouTube nhưng mạng xã hội này vẫn bật kiếm tiền cho kênh trong suốt 2 năm. Đây được xem là việc làm qua mặt nhãn hàng, sử dụng tiền của họ để duy trì hoạt động cho Khá Bảnh.
Số tiền chi cho quảng cáo Google Adsense đang nuôi sống những kênh YouTube bẩn mà nhiều khi nhãn hàng không biết. |
Mỗi tháng, Khá Bảnh nhận được hơn 450 triệu đồng từ việc hiển thị quảng cáo Google Adsense. Bên cạnh đó, YouTube trao nút bạc, nút vàng khi kênh của Khá Bảnh đạt 100.000 và 1.000.000 lượt đăng ký như một sự khuyến khích. Trong một video, Khá Bảnh tuyên bố sẽ cố gắng trở thành người Việt Nam đầu tiên có nút kim cương.
Ngoài Khá Bảnh, hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, nói xấu chính quyền và các kênh giang hồ vẫn được YouTube "đục lỗ" để hiển thị quảng cáo, kiếm tiền.
Việc làm này vừa vi phạm chính sách của YouTube, vừa gây ảnh hưởng đến các nhà sáng tạo nội dung chân chính bởi họ không thể cạnh tranh về độ thu hút người dùng với các kênh bẩn. Tuy vậy, nó giúp việc phân phối quảng cáo dễ dàng hơn bởi có nhiều người quan tâm hơn.
Trung tá - nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, cho rằng giới trẻ cuồng mộ những đại ca “giang hồ mạng” bởi họ thường quan tâm đến cái mới lạ, phá cách, nhì qua có vẻ nghĩa hiệp, giang hồ mã thượng, bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, nói thẳng sống thật, không che giấu thân phận.
Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm còn hạn chế về nhận thức, về khả năng nhận biết, phân biệt tốt xấu, đúng sai; đặc biệt tâm lý bầy đàn, a dua trong giới học sinh, sinh viên. Tuy vậy, đây lại là nhóm người dùng mục tiêu của nhiều nhãn hàng quảng cáo.
Thế hệ Z, những người thích xem những nội dung "giang hồ mạng" lại chính là khách hàng mà nhiều thương hiệu muốn hướng đến. |
Trên thực tế, không phải nhãn hàng nào cũng trực tiếp mua quảng cáo từ Google Adsense. Họ thường sử dụng bên thứ 3 để nâng cao hiệu quả và có giá tốt hơn. Tuy vậy, nhiều nhãn hàng đã bị qua mặt và hiển thị quảng cáo trên những nội dung bẩn, thu hút nhiều người xem.
"Vấn đề lớn ở đây là hầu hết nhãn hàng đều nhắm mục tiêu vào nhóm người dùng trẻ thuộc thế hệ Z (sinh từ năm 1996 trở đi). Đặc thù của nhóm này là dễ bị thu hút hay sa đà vào các kênh nội dung bẩn", ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Việt Nam, nhận định.
Chính vì nhóm khách hàng hấp dẫn này, nhiều đối tác được thuê quảng cáo cho nhãn hàng đã bất chấp, ngó lơ những kênh bẩn. Nói cách khác, họ đang tiêu tiền của nhãn hàng trên YouTube nhưng không báo cáo các kênh bẩn nhằm đạt số người tiếp cận.
"Nếu không sâu sát về nội dung, thấy chỗ nào có traffic (truy cập) cao thì đưa quảng cáo vào ngay để mau chóng đạt doanh số thì nhãn hãng hay vô tình bị 'dính chưởng' dù thực lòng không muốn", ông Thông nói thêm.
YouTube cung cấp cho nhãn hàng công cụ giới hạn những kênh có nội dung xấu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thủ công những kênh này sẽ không được hiển thị quảng cáo của họ. Trên danh nghĩa, nhãn hàng có vẻ chủ động nhưng sự thật, họ hoàn toàn bị động với công cụ này.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị", ông Trí Thông nói.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không thể chủ động kiểm soát đích đến của quảng cáo mình sẽ chi tiền. Cách duy nhất họ có thể làm là chi gấp 10-20 lần cho quảng cáo nếu muốn chắc chắn nội dung của họ xuất hiện trên những kênh chọn lọc.
YouTube cung cấp công cụ hạn chế kênh có nội dung không phù hợp. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể kiểm soát "biển" video của YouTube. |
Điều này cho thấy phía doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí quảng cáo mà nhắm mắt tiếp tay nuôi sống các kênh bẩn.
"Người quảng cáo chỉ có thể chọn được nhóm khách hàng sẽ tiếp cận. Việc quảng cáo sẽ xuất hiện ở đâu, nhãn hàng không thể kiểm soát được và cũng không thể chọn đưa vào 'sổ đen' được vì số lượng lên đến hàng chục nghìn. FPT không thể chọn được đích đến của quảng cáo. Người làm việc đó chính là Google", đại diện truyền thông FPT Shop, doanh nghiệp thường mua quảng cáo Google Adsense, chia sẻ.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị"
Ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Vina.
Bên cạnh đó, các kênh YouTube bẩn thường có tên một đằng mà nội dung một nẻo. "Realme thường chọn lựa các nội dung được giới trẻ theo dõi. Tuy nhiên, công cụ hướng quảng cáo không thể đến đúng mục tiêu bởi họ đặt tên một đường nhưng nội dung một nẻo", đại diện truyền thông hãng điện thoại Realme cho biết.
Tóm lại, YouTube mang danh cung cấp cho nhà quảng cáo công cụ chặn hiển thị trên các nội dung bẩn. Tuy nhiên, vấn đề nhà quảng cáo gặp phải là họ không thể chọn thủ công các kênh độc hại tràn lan trên nền tảng YouTube.
Vì vậy, giữa biển video bao la, nhà quảng cáo mang tiếng chủ động nhưng hoàn toàn bị động.
"YouTube phải tăng cường cơ chế giám sát, lọc lược nội dung, không chạy theo lượt xem, đảm bảo các tiêu chí sạch về nội dung. Phía hãng và đối tác quảng cáo cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi các kênh nội dung phân phối quảng cáo của mình có phù hợp không và có biện pháp nhanh, dứt khoát", ông Trí Thông cho biết.
Theo ông Thông, giải pháp toàn diện phải đến từ nỗ lực cả hai phía. "Trong đó, YouTube ở thế chủ động đương nhiên phải có trách nhiệm lớn hơn. Nhãn hàng cũng mong YouTube phải chủ động làm sạch nội dung của mình trước. Vì thực tế, YouTube đang là một trong những nền tảng phân phối nội dung quảng cáo chính tại Việt Nam", ông Thông nói thêm.
Những video vi phạm chính sách YouTube vẫn vô tư hiển thị quảng cáo. |
Trên thực tế, các nhãn hàng đều muốn tuân thủ pháp luật nhưng chưa có sự phối hợp cụ thể trong việc kiểm duyệt nội dung.
"Phía FPT Shop đề xuất nên có một cơ quan chuyên ngành, được pháp luật thừa nhận để định nghĩa web/kênh/clip như thế nào là 'đen', đăng tải và định kỳ cập nhật danh sách các web/kênh/clip có vấn đề như vậy trên một trang chính thống, đề nghị doanh nghiệp không quảng cáo trên đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có cơ sở xác định và sẽ loại ra bằng cách thủ công", đại diện FPT Shop nói.
Tại nhiều nước trên thế giới, các nhãn hàng rất nghiêm túc trong việc hình ảnh thương hiệu mình sẽ xuất hiện cạnh những nội dung nào. Năm 2017, hàng loạt nhãn hàng lên tiếng cảnh báo hay thậm chí cắt quảng cáo với YouTube vì để hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trong các video không phù hợp.
"Việc hình ảnh thương hiệu xuất hiện bên cạnh những video phản cảm, vi phạm là chuyện mà các nhãn hàng không nên xem là bình thường. Quảng cáo trong môi trường mạng xã hội, toàn bộ rủi ro nếu có đều thuộc về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách mua quảng cáo còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”, thạc sĩ Đặng Thị Kim Chi, giảng viên ngành quan hệ công chúng Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết.
Nhiều nhãn hàng nước ngoài từng mạnh tay cắt quảng cáo với YouTube khi hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trên các video bẩn về trẻ em. |
Unilever, tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng lớn từng gửi tối hậu thư đến Google và Facebook, yêu cầu hai nền tảng này nhanh chóng dẹp nạn tin giả, phân biệt chủng tộc, nội dung khiêu dâm và cực đoan đang tràn lan trên YouTube và mạng xã hội Facebook.
"Chúng tôi không thể cứ tiếp tay cho một chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Google và Facebook)... đôi khi không tốt hơn một đầm lầy về sự minh bạch", CNN dẫn lời ông Keith Weed - người đứng đầu mảng marketing của Unilever - phát ngôn trong thông cáo gửi đến Google và Facebook.
Ngoài các rủi ro bất ngờ, việc mua quảng cáo còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. “Không thể nói mẫu quảng cáo mang hình ảnh thương hiệu và nội dung video YouTube là không liên quan nhau được. Ví dụ khi đại sứ thương hiệu gặp khủng hoảng, nhãn hàng ngay lập tức cắt quảng cáo. Nếu tiếp tục quảng cáo là dung túng cho những xấu xa ảnh hưởng đến xã hội dù sản phẩm và cuộc sống đại sứ thương hiệu không có cùng bản chất”, bà Chi kết luận.
Theo Bloombergvà Reuters, Lidl, Diageo, Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG và nhiều công ty khác cũng từng đồng loạt rút quảng cáo khỏi YouTube sau khi chúng xuất hiện trên những video không phù hợp.
"Chúng tôi dừng quảng cáo trên YouTube và Google ngay khi biết tin. Chúng tôi rất sốc và không ngờ rằng quảng cáo lại được phát trên những nội dung nhạy cảm như thế", đại diện Deutsche Bank nói vớiBloomberg.
Đầu năm 2017, YouTube cũng đối mặt với làn sóng rút quảng cáo từ hàng chục công ty lớn như Johnson & Johnson, JPMorgan Chase, Verizon, AT&T, Starbucks, Pepsi, Walmart, Sainsbury's, Toyota, Volkswagen, HSBC, Marks and Spencer, L'Oreal...