Nhận định, soi kèo Rahmatgonj MFS vs Bangladesh Police, 15h45 ngày 27/1
本文地址:http://play.tour-time.com/html/16a198730.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Zorya Luhansk vs Livyi Bereh Kyiv, 22h00 ngày 25/4: Chủ nhà sa sút
Mỏi mòn chờ đợi, xây xong không về
Dự án cải tạo tập thể Nguyễn Công Trứ là dự án được thí điểm cải tạo đầu tiên của Hà Nội. Tháng 12/2002, thành phố Hà Nội có văn bản giao Cty xây dựng và Phát triển nhà Hai Bà Trưng (nay là Cty CP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico7) lập dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ.
![]() |
Sau hơn 6 năm mong mỏi chờ đợi nhà N3 đã hoàn thành nhưng người dân lại chưa chịu về. |
Dự án nhà N3 được xây dựng trên nền của nhà A1 và A2 khu Nguyễn Công Trứ cũ, với 19 tầng nổi, 3 tầng hầm. 242 hộ dân được tái định cư là những hộ sinh sống tại hai nhà A1, A2 và khu đất xung quanh trước đây. Đến nay sau hơn 6 năm mong mỏi chờ đợi khu nhà đã xây dựng xong. Tuy nhiên, tại đây đang diễn ra một nghịch lý là nhà xây xong nhưng người dân lại chưa chịu về.
Đại diện chủ đầu tư cho biết hiện mới chỉ có 26 hộ nhận nhà tái định cư. Đây là những hộ gia đình có diện tích vượt định mức không nhiều. Còn lại hơn 200 hộ vẫn “bám trụ” lại khu nhà ở Vĩnh Hoàng (Hoàng Mai). Theo những hộ dân này mức giá 26 triệu/m2 diện tích ngoài hệ số tái định cư tại dự án là quá cao. Đây là mức giá được tính với phần diện tích dôi dư mà người dân phải nộp.
Trao đổi với PV VietNamNetvề thực trạng bất bình thường tại dự án, ông Nguyễn Mạnh Minh- Chủ tịch HĐQT Handico7 cho biết, liên quan đến suất đầu tư để có cơ sở tính giá trị đối với phần diện tích dôi dư mà người dân phải nộp theo phương án tái định cư đã được Thành phố phê duyệt khi chúng tôi tính đủ chi phí về tạm cư, chi phí về lãi vay thì suất đầu tư được Sở Xây dựng thẩm định lên khoảng 26 triệu/m2 . Sau đó TP đã phê duyệt cơ chế chính sách chính thức nhà N3 cụ thể là hai chi phí lãi vay, tạm cư được TP hỗ trợ thì suất đầu tư giảm xuống còn 21 triệu/m2. “Chúng tôi đã có thông báo tới người dân. Với mức giá 21 triệu/m2 trong thời gian tới chúng tôi cũng mong muốn người dân hợp tác và nhận căn hộ theo đúng phương án đã được phê duyệt” – ông Minh nói.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 6/4, chủ đầu tư cũng đã có thông báo (lần 2) về việc di chuyển nhận nhà N3. Tại thông báo này, Handico 7 cho biết, từ ngày 6/4-30/4/2016, các hộ gia đình còn lại khẩn trương đến làm thủ tục nộp tiền và nhận căn hộ tái định cư nhà nhà N3 theo phương án đã được UBND quận phê duyệt. “Đối với các hộ dân được bố trí tạm cư nhưng không ở và cho thuê lại, yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê. Sau ngày 30/4/2016 công ty sẽ ngưng các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng căn hộ” – thông báo nêu rõ.
Từ câu chuyện nghịch lý tại nhà N3 Nguyễn Công Trứ có thể thấy để đi đến cuối cùng của bài toán cải tạo chung cư cũ vẫn còn đó nhiều vướng mắc.
Tăng tầng chung cư cũ: Còn nhiều băn khoăn
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội, theo đó cho phép xây cao 21 - 25 tầng đối với nhiều dự án cải tạo chung cư cũ ở các khu vực trung tâm.
![]() |
Theo quy chế các khu chung cư cũ được xây cao từ 21 – 25 tầng. |
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội cho phép xây dựng công trình cao tầng trong trường hợp xây dựng lại các khu chung cư, tập thể cũ, chỉ ra số tầng cao chi tiết đối với 17 dự án.
Chẳng hạn như khu chung cư Nguyễn Công Trứ được quy định chiều cao 25 tầng; khu chung cư Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh có chiều cao 21 tầng; khu chung cư Quỳnh Mai có chiều cao 24 tầng; riêng khu Văn Chương được cao tối đa 18 tầng. Quy chế cũng nêu rõ, đối với dự án tái thiết đô thị là chung cư cũ có quy mô 2ha trở lên, phải bảo đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.
Trong lúc vấn đề cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội đang ách tắc, thì việc ban hành Quy chế này được cho là giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên, giải pháp này lại đang gây lo ngại về việc gia tăng mật độ dân số, gây quá tải cho hạ tầng giao thông, đô thị.
Ông Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, đất nội đô bao giờ người ta cũng sử dụng mật độ rất cao không chỉ Việt Nam, như ở HongKong, Singapore… nhưng không có nghĩa cứ cao là sống chen chúc.
“ Ở đây vấn đề tầng cao cũng không cần quá lo lắng mà phải nghĩ đến chuyện đồng bộ hạ tầng với mật độ xây dựng. Muốn cải tạo khu chung cư cũ thì phải quy hoạch lại khu đó khu quy hoạch sẽ phải cân đối lại hạ tầng của cả khu. Vấn đề là ngoài khu đó hạ tầng có cân đối hay không cho nên TP cần phải quy hoạch cải tạo đô thị, tái thiết đô thị đồng bộ. Không nên sợ chiều cao vấn đề chiều cao chỉ có hại khi không cân đối với hạ tầng” – ông Nghiêm nói.
Một chủ đầu tư đang thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội cũng cho rằng, tầng cao không nói lên vấn đề là việc cho chất tải dân cư như thế nào. Chỉ số quy hoạch quan trọng là định mức về mặt dân cư.
Việc UBND thành phố Hà Nội cho phép xây cao tầng khi cải tạo chung cư cũ là bước quan trọng để giải quyết, gỡ nút thắt là mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà đầu tư với người dân ở chung cư cũ. Hà Nội hiện có 23 khu chung cư cũ với hơn 20 vạn dân, nhưng chỉ có khoảng 2 triệu mét vuông sàn. Bình quân mỗi người chưa được 10 m2 diện tích nhà ở. Trong khi đó, theo định hướng Hà Nội phải đạt 30 m2 diện tích nhà ở/người vào năm 2020. Đây là một yêu cầu khó khăn, sau những bước tiến “ì ạch” trong suốt thời gian qua Hà Nội cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đẩy nhanh quá trình cải tạo chung cư cũ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tạo diện mạo mới cho đô thị.
Hồng Khanh
Nhà N3 Nguyễn Công Trứ: Xây xong dân chưa chịu về
Nói về câu chuyện phát triển game Made in Vietnam, ông Zuy Nguyen nhắc lại câu chuyện của Flappy Bird, một game được phát triển trong 3 ngày nhưng đạt tới 66,5 triệu tải trên các kho ứng dụng và nằm trong top bảng xếp hạng thị trường Mỹ và Trung Quốc vào tháng 1/2014. Mặc dù nhà phát triển Nguyễn Hà Đông đã gỡ game khỏi các kho ứng dụng sau đó, nhưng Flappy Bird vẫn tiếp tục được quan tâm, thậm chí có người đã trả 90.000 USD trên eBay để mua một chiếc điện thoại có cài game này.
Sự thành công của Flappy Bird đã thúc đẩy ngành game Việt phát triển mạnh mẽ và ngày nay Việt Nam đang nằm trong top 5 về phát hành game trên thị trường toàn cầu, với 4,2 tỷ lượt tải và có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần so với thế giới.
Theo đại diện Google, yếu tố đầu tiên làm nên thành công của các game Made in Vietnam đó là các nhà phát triển game rất trẻ, không có tâm lý sợ hãi và sẵn sàng làm cái mới. Đây là một lợi thế. Họ cũng cho thấy sự linh hoạt khi sẵn sàng thử các phương án khác để đem lại hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, hiện Chính phủ cũng xem game là mảng xuất khẩu quan trọng, đang nỗ lực đầu tư và hỗ trợ cho ngành. Sự kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan quản lý đang đưa ngành công nghiệp game phát triển mạnh mẽ.
Tiếp theo, các doanh nghiệp game đã có sự kết hợp với nhau để cùng phát triển, sự xuất hiện của liên minh các nhà phát triển game Việt Nam đã đưa hệ sinh thái game lên một tầm cao mới.
Cuối cùng là lập trình viên Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp quyết liệt, sáng tạo, tìm ra các hướng đi mới, biết tạo ra các sản phẩm đặc thù, mà điển hình là sự xuất hiện của game Axie Infinity đem về doanh thu hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các công ty như Amanotes, Topebox hay OneSoft… có những thế mạnh riêng và luôn đổi mới không ngừng, tạo ra sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ông Zuy Nguyen cho biết, tiềm năng để các nhà phát triển game ở Việt Nam chinh phục thế giới vẫn còn rất nhiều, điển hình là sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Ấn Độ sẽ mang đến hàng tỷ người dùng tiếp theo, với dân số trẻ và khả năng chi tiêu mua hàng trong game ngày càng cao.
Gaming đang trở thành một xu hướng. Nếu trước đây lĩnh vực này chỉ tập trung vào giới thích chơi game, thì giờ đây nó là một hoạt động giải trí dành cho tất cả mọi người, mở ra nhóm người dùng mới. Tuy nhiên, thị trường sẽ ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách tiếp thị và kết nối cộng đồng để thu hút người chơi, cạnh tranh với đối thủ.
Bên cạnh đó, các game ngày nay cũng đòi hỏi phải có sự chuyên môn hoá sâu hơn. Trước đây, một người có thể làm ra được game, nhưng giờ đây cần một đội ngũ có chuyên môn sâu mới tạo ra được các sản phẩm thành công, trong bối cảnh thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.
Để hỗ trợ phát triển thị trường game Việt vươn lên mạnh mẽ trên toàn cầu, thời gian vừa qua, Google đã đồng hành với các nhà phát triển game Việt Nam, giúp họ cải thiện chất lượng game, tối ưu hoá mảng doanh thu, xây những game có vòng đời dài hơn và có chiều sâu. Bên cạnh đó, "ông lớn" công nghệ này cũng có các hoạt động tập trung nuôi dưỡng thế hệ sau, nâng cao kỹ năng cho lập trình viên với các chương trình đào tạo, mang các doanh nghiệp game, chuyên gia hàng đầu thế giới về hỗ trợ và đào tạo cho các nhà phát hành trong nước.
Google cũng giới thiệu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ cho ngành game, đặc biệt là với AI tạo sinh, giúp các nhà phát hành game Việt Nam đưa vào game các tính năng đặc sắc, tối ưu về quảng cáo… thu hẹp khoảng cách với các nhà phát triển game trên thế giới.
Với những yếu tố trên, đại diện Google dự kiến, đến năm 2026, ngành game và ứng dụng tại Việt Nam sẽ đạt doanh thu lên đến 2,7 tỷ USD.
Việt Nam dự kiến đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2026 ở lĩnh vực game và ứng dụng
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội
Quyết định này được đưa ra sau khi ông Chử Xuân Dũng (1973), Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021.
Trước khi trở thành tân Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng có thời gian dài là giáo viên, rồi trở thành Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An.
Năm 2014, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, rồi trở thành Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội vào năm 2017.
Thúy Nga
Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết vừa kí văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT khẩn trương thu hồi, huỷ bỏ các quyết định bổ nhiệm sai và thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
">Ông Phạm Văn Đại được giao điều hành Sở GD
Nhận định, soi kèo BATE Borisov vs Slutsk, 22h45 ngày 25/4: Cải thiện thành tích
UBND tỉnh nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, địa phương “cần quán triệt chuyển đổi số là công việc khó, phải có quyết tâm cao, hành động quyết liệt và cần xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, các mũi đột phá để tạo động lực cho quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì xây dựng là đề án quan trọng, đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.
Thành công từ Đề án 06 giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cần được các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục học tập, phát huy và mở rộng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số quốc gia nói chung và các ngành, địa phương thuộc tỉnh nói riêng.
Một số bài học cụ thể đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận diện.
Một là quyết tâm chính trị cao. Phải có nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với tầm nhìn chiến lược và lộ trình cụ thể; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu.
Hai là phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, nhất là đối với các đề án quy mô lớn, liên ngành. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, cơ sở.
Ba là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, hướng tới mục tiêu phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh. Minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia, nhất là các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng niềm tin của người dân về cải cách hành chính nhà nước.
Bốn là xác định và tháo gỡ "điểm nghẽn". Tập trung giải quyết các vướng mắc về hạ tầng công nghệ, nhân lực, dữ liệu, bảo mật an toàn. Pháp luật cần đi trước một bước; dữ liệu gốc cần được chia sẻ, kết nối để tạo giá trị, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Năm là bảo đảm nguồn lực. Bố trí kinh phí, tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
“Khi xây dựng Đề án Chuyển đổi số của tỉnh cần phải nêu rõ nhiệm vụ triển khai, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả. Bảo đảm kết nối với Đề án 06 và phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia và các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Lựa chọn, xác định rõ các mũi đột phá và có tính khả thi để tập trung thực hiện giai đoạn 2024 - 2025, bảo đảm Đề án mang tính đột phá trong thực hiện chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh”, UBND tỉnh lưu ý thêm.
Bình Minh
">Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng Đề án Chuyển đổi số tương tự Đề án 06
Sáng 26/4/2016, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng (mã SRC - HOSE), HĐQT đã đưa tờ trình về việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn.
Đại gia Hà Tĩnh Phạm Hoành Sơn |
Cụ thể, theo kế hoạch, SRC sẽ tiến hành di dời nhà máy khỏi 231 Nguyễn Trãi để mở rộng quy mô đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, khả năng tài chính công ty còn hạn chế để phục vụ việc di dời, đầu tư mở rộng nhà máy nên SRC tìm đối tác đầu tư tại lô đất 231 Nguyễn Trãi, tận dụng lợi thế khu đất để tạo nguồn vốn hỗ trợ công tác di dời.
SRC đề nghị lựa chọn CTCP Tập đoàn Hoành Sơn là đối tác ký hợp đồng đầu tư vì đây là đối tác trả giá cao nhất (435 tỷ đồng) và là một nhà đầu tư đã và đang tham gia nhiều dự án lớn tại Hà Nội.
2 bên thỏa thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH Sao Vàng- Hoành Sơn với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng (trong đó SRC góp 26%, Hoành Sơn 74%) để đầu tư phát triển khu hỗn hợp, bao gồm TTTM- Dịch vụ- Văn phòng- Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê tại 231 Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, tại đại hội cổ đông nghi ngờ năng lực của CTCP Tập đoàn Hoành Sơn và đề nghị phủ quyết tờ trình về việc SRC hợp tác với Hoành Sơn làm dự án tại khu đất 231 Nguyễn Trãi, bên cạnh đó cổ đông yêu cầu đưa ra đấu giá công khai khi nhận thấy tài sản bị thất thoát quá nhiều từ sự hợp tác này.
Tuy nhiên, ông Mai Chiến Thắng - Tổng giám đốc công ty Cao Su Sao Vàng lại khẳng định Hoành Sơn là đối tác có năng lực tài chính và đã làm với Tập đoàn hóa chất Việt Nam nhiều dự án. Việc quan trọng nhất là họ có tiềm lực về tài chính và việc lập công ty chỉ là để hợp thức hóa vấn đề hợp tác. Hiện nay đất ở đây, quy hoạch của thành phố còn 1,2ha để xây dựng dự án, còn lại để xây dựng công trình công cộng như trường học, công viên..
Được biết, trước thời điểm Tập đoàn Hoành Sơn ký hợp tác với SRC, có rất nhiều đại gia bất động sản, bằng nhiều con đường khác nhau đã tham gia vào cuộc chiến thâu tóm mảnh đất vàng này như Công ty cổ phần phát triển BĐS Việt Hưng, Tập đoàn Đất Xanh, Tập đoàn Hoàng Huy.
![]() |
Khu đất vàng Cao Su Sao Vàng gần nhiều dự án đô thị lớn, bám sát tuyến metro |
Đại gia tỉnh lẻ Hoành Sơn là ai?
Hoành Sơn là một công ty tư nhân thành lập cách đây 10 năm với số lao động ban đầu chỉ 10 người. Công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do ông Phạm Hoành Sơn sinh năm 1972 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh là Chủ tịch HĐQT. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thương mại, vận tải, xây dựng hạ tầng khu kinh tế, cảng biển…
Tại Hà Nội, Tập đoàn Hoành Sơn là một cái tên xa lạ nhưng tại Miền Trung đây là một cái tên khá nổi, gắn liền với quá trình xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng. Dự án mới nhất của Tập đoàn này là Dự án xây dựng Cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn có quy mô 16ha với tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng, cùng hệ thống kho bãi và khu dịch vụ hậu cảng với công suất khai thác dự kiến 2.300.000 tấn/năm. Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2017.
Giai đoạn năm 2011 - 2015, Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn đã khởi công dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2014 - 2015, Tập đoàn Hoành Sơn đã triển khai một số dự án lớn khác như: Dự án nhà máy sản xuất phân lân và NPK công suất 800.000 tấn sản phẩm/ năm, Dự án Cảng biển quốc tế công suất xếp dỡ trên 3 triệu tấn /năm, Dự án xây dựng nạo vét khu neo đậu tránh trú bão tàu biển Cửa khẩu Hà Tĩnh, Dự án hồ chứa nước và thủy điện tại phía Tây thành phố Đà Nẵng, Dự án nhà máy sản xuất chế biến kaly tại CHDCND Lào công suất 2 triệu tấn/ năm
Năm 2014, doanh thu của toàn Tập đoàn Hoành Sơn đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2013, nộp ngân sách đạt trên 110 tỷ đồng, tăng 127% so với thực hiện năm 2013.
Dù là một tên tuổi khá nổi tại khu vực Miền Trung nhưng Hoành Sơn lại không phải là một nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp về đầu tư chung cư, thương mại, văn phòng, nhà cao tầng…Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà nhiều cổ đông của Cao Su Sao Vàng nghi ngờ năng lực của Tập đoàn này.
Dù vẫn có một số cổ đông nghi ngờ năng lực của Hoành Sơn nhưng Đại hội đã thông qua Tờ trình về việc SRC ký hợp đồng hợp tác với Công ty CP Tập Đoàn Hoành Sơn với 97,82% số phiếu tán thành. Như vậy, khu đất vàng 231 Nguyễn Trãi, Hà Nội đã chính thức có ông chủ mới.
Theo Trí thức trẻ
Không phải Vingroup, FLC, BRG… ai đang xuất hiện ở “đất vàng” Cao Su Sao Vàng?">
Vì sao cổ đông e ngại đất vàng 231 Nguyễn Trãi Hà Nội về tay đại gia tỉnh lẻ Hoành Sơn?
Bộ phận dịch vụ toàn cầu của Boeing bị tấn công mạng
友情链接