Tôi bỏ dở học hành khi đang lớp 8, vào Nam theo mẹ làm đủ thứ việc vặt kiếm tiền.Mẹ tôi lấy chồng. Đó là một người đàn ông ham rượu chè và thô lỗ. Tôi gọi ông ấy là dượng, nhưng ông ấy không hề xem tôi là con. Rất nhiều lần tôi phát hiện ra ông ấy nhìn trộm tôi tắm, nhưng tôi không dám nói với mẹ.
Năm tôi mười bảy tuổi, một hôm tôi đi làm về, không có mẹ ở nhà, cha dượng giở trò cưỡng bức tôi. Tôi vùng chạy thoát được, lang thang ngoài đường, không dám về nhà nữa.
Hôm đó, trời mưa rất to, khuya và lạnh, tôi ngồi co ro ở mái hiên ven đường. Một chiếc xe con đỗ trước mặt, một chàng trai ló đầu ra hỏi: “Nhà ở đâu mà giờ này còn đứng đây vậy bé?”. Tôi im lặng, lắc đầu.
Anh ấy xuống xe, dắt tôi vào một cửa hàng gần đó mua cho tôi một bộ quần áo mới, mua đồ ăn cho tôi. Rồi trong lúc tôi ăn, anh ta cứ thế ngồi nhìn.
Tôi theo anh ta về nhà. Một căn hộ rất đẹp. Anh ấy là chủ một xưởng sản xuất bao bì. Anh ấy bảo tôi vào chỗ anh làm, nếu không muốn về nhà thì hãy cứ ở đó, nhưng nên thông báo với mẹ để bà khỏi lo.
Chúng tôi sống chung với nhau, yêu nhau từ khi nào không rõ. Anh đối với tôi như một vị ân nhân đầy ngưỡng mộ. Anh yêu chiều tôi như một cô công chúa nhỏ. Nhiều khi tôi vẫn tự hỏi vì sao anh lại thương yêu tôi nhiều như vậy. Một đứa con gái bất hạnh, bơ vơ, nghèo khó.
Sống chung với nhau bốn năm đầy mật ngọt thì một ngày anh nói anh không thương tôi nữa. Lý do là xưởng sản xuất của anh làm ăn không được, nợ nần chất đống, cuối cùng phá sản.
Anh lao vào rượu chè, sống bê tha. Anh trở nên cộc cằn, nặng nhẹ với tôi như một con người khác. Tôi biết anh không muốn tôi khổ, cố tình rời xa tôi. Tôi xin anh được ở bên anh, nhưng anh quyết liệt khước từ, còn nói những lời khiến tôi tổn thương.
Tôi tìm được việc ở một siêu thị. Còn anh cố tình tránh mặt không liên lạc. Tôi vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Trong quãng thời gian đó thì M. - quản lý siêu thị - lại quan tâm tôi, chăm lo cho tôi. Anh nói vừa nhìn thấy tôi đã yêu rồi. Anh muốn cưới tôi làm vợ, muốn đưa tôi trở lại ra Bắc ở quê anh.
Tôi không yêu M, nhưng lúc đó lại chẳng biết làm như thế nào. Người tình thì rời bỏ, mẹ thì sau khi biết chuyện không dám để tôi về nhà nữa sợ chồng mình lại giở trò. Tối quyết định theo M, rũ bỏ tất cả để làm lại từ đầu.
Ngày tôi rời Sài Gòn, mẹ khóc rất nhiều. Mẹ cảm thấy bất lực vì không lo được cho tôi. Mẹ đưa tôi một ít tiền, nói tôi hãy coi như mẹ chết rồi, hãy sống thật vui vẻ và hạnh phúc.
Tôi về làm vợ M. Đám cưới đông đúc nhưng chỉ mình tôi trơ trọi, không người thân, không gia đình, bơ vơ côi cút. Có lẽ vì thế mà mẹ M. coi thường tôi. Bà luôn nói M. nhặt tôi ở đâu mang về. Tôi khổ nhiều rồi, một chút khó chịu của mẹ chồng cũng không làm tôi quá để tâm nữa.
Tám năm trôi qua, tôi an phận cuộc sống bên M. với hai cậu con trai. Anh làm lái xe cho một công ty gần nhà, còn tôi mở một tiệm cắt tóc nhỏ. M. đã cho tôi một gia đình. M cho tôi tình yêu. Dù anh biết rõ ràng tôi không yêu anh. Nhưng M. nói chỉ cần tôi yên ổn sống bên anh, làm vợ anh, làm mẹ các con anh là đủ.
Thế rồi một ngày… anh ấy gọi điện cho tôi, nói muốn gặp tôi, rằng anh đang ở ngoài Bắc, rất gần tôi rồi. Vẫn là giọng nói ấy, giọng Sài Gòn ngọt ngào ngày xưa. Anh vẫn gọi tôi là “bé” như hôm đầu anh nhìn thấy tôi: “Bé sống có hạnh phúc không? Gặp anh được không?”.
Anh vẫn chưa lập gia đình. Sau khi cố tình rời bỏ tôi, anh vùi đầu vào rượu. Bố anh vì quá thất vọng về cậu quý tử, buồn bực sinh bệnh mà qua đời. Anh tỉnh ngộ, cố gắng làm lại từ đầu, nhưng anh không tìm được tôi nữa. Mới đây thôi, mẹ tôi mới nói cho anh biết.
Gặp lại anh, tôi nhận ra tình yêu tôi dành cho anh vẫn nhiều như ngày xưa, vẫn rung động, khát khao mãnh liệt. Anh nói: “Nếu em không hạnh phúc, hãy quay lại với anh. Nếu em nuôi con, anh sẽ cùng em yêu thương chúng. Bao năm qua anh vẫn tìm em, không quên được, không nghĩ em lại sớm kết hôn như thế”.
Sau cuộc gặp, tôi trở về, lòng đầy hoang mang. Tôi yêu anh, tôi không yêu chồng mình. Bao năm qua tôi sống với M. không phải vì rung động yêu đương, mà vì tôi không có nơi nào để đi, tôi cần an ổn. M. tốt với tôi, anh thương tôi thật lòng. Nhưng tôi đối với anh chỉ có sự mang ơn, không hơn không kém.
Cuộc sống này không quá dài, tôi muốn được sống với người mình yêu. Ý nghĩ này mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng khi tôi nhìn M. ôm hai đứa con trai nằm ngủ, nhớ lại câu M. vẫn hay nói: “Anh không cần em phải yêu anh, chỉ cần anh yêu em là đủ. Anh chỉ cần em yên ổn sống bên cạnh anh” thì tôi lại băn khoăn không dứt.
Tôi mới chỉ 28 tuổi, tôi vẫn còn rất trẻ. Tôi có nên sống cho tình yêu của mình hay không? Tôi biết nếu tôi bỏ M. sẽ rất tàn nhẫn nhưng sống với một người, lòng lại chỉ luôn nghĩ về một người khác chẳng phải cũng là một việc rất tàn nhẫn hay sao?
Liên tục bị ‘kẹt tiền’ vì bạn trai Tây quá sòng phẳng
Quả thật em rất bế tắc nên mới viết bài lên mục tâm sự của quý báo nhờ các độc giả cho em lời khuyên có nên tiếp tục mối tình này không?
" alt="Tôi không yêu chồng, tôi yêu người cũ"/>
Tôi không yêu chồng, tôi yêu người cũ
Cuộc thi được tổ chức với mục đích phát hiện, tuyên tuyền, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương thầy cô giáo tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, có ảnh hưởng tích cực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên; qua đó khơi dậy lòng yêu nghề của các nhà giáo, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. |
Cuộc thi "Thầy cô trong mắt em" thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. |
Từ tháng 11/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi với sản phẩm là những clip ghi lại hình ảnh về thầy cô giáo có hành vi đẹp, ứng xử chuẩn mực, giàu lòng nhân ái, yêu thương học trò; có tác động và ảnh hưởng tích cực, tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.
|
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ. |
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, ngay từ khi cuộc thi được khởi động vào tháng 11/2019, ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia của các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước. Sau gần một năm triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi ở 26 đơn vị gồm 19 tỉnh, thành và 7 trường đại học với tổng số gần 500 tác phẩm dự thi.
Qua 2 vòng sơ loại và chung khảo đã chọn được 11 tác phẩm có chất lượng để trao thưởng.
|
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh. |
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao sáng kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong phát động, tổ chức cuộc thi.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới, để lan tỏa những hình ảnh, những cử chỉ, những tấm lòng, sự hi sinh của các thầy cô giáo, thể hiện tấm lòng tri ân của học trò với các thầy cô.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao giải Đặc biệt cho tác phẩm về cô giáo Bùi Xuân Trang của nhóm tác giả Tập thể lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Xuân (tỉnh Vĩnh Long).
|
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh trao tặng bằng khen cho tác giả có tác phẩm đạt giải Đặc biệt. Tác phẩm dự thi đạt giải Đặc biệt cũng nhận được giải thưởng trị giá 7 triệu đồng. |
Ban tổ chức cũng trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Giải Nhất thuộc về tác phẩm “Nỗi nhớ con tàu” của nhóm tác giả Tập thể lớp 11B10, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng.
|
Ban tổ chức trao giải cho tác phẩm đạt giải Nhất. |
2 tác phẩm đạt giải Nhì gồm: Tác phẩm “Ký ức trong em” của nhóm tác giả Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Tác phẩm “Người thầy thắp sáng ước mơ” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Phúc.
|
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Nhì. |
3 tác phẩm đạt giải Ba gồm: Tác phẩm “Chiếc lá” của tác giả Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Tác phẩm của nhóm tác giả Trường THPT Đốc Binh Kiều, Đồng Tháp; Tác phẩm “Thầy giáo Đôrêmon” của nhóm tác giả Trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ An.
|
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Ba. |
4 tác phẩm đạt giải khuyến khích gồm: Tác phẩm “Thầy cô A1 trong trái tim tôi” của nhóm tác giả Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Tác phẩm “Thanh xuân chúng em có cô” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn; Tác phẩm “Tình yêu thương và lòng nhiệt huyết của cô giáo chúng em” của nhóm tác giả Trường THPT Na Hang, Tuyên Quang; Tác phẩm của nhóm tác giả khoa Công nghệ may thời trang, Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên.
|
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Khuyến khích. |
Hải Nguyên
Bộ Giáo dục kêu gọi ủng hộ bàn ghế, thiết bị dạy học... cho vùng lũ
Bộ GD-ĐT vừa có công văn kêu gọi hỗ trợ ngành giáo dục miền Trung bị ảnh hưởng mưa bão.
" alt="Học sinh Vĩnh Long giành giải đặc biệt cuộc thi “khắc họa” về thầy cô"/>
Học sinh Vĩnh Long giành giải đặc biệt cuộc thi “khắc họa” về thầy cô