Học sinh nghỉ học vì virus Corona, thầy giáo Trung Quốc lên mạng giảng bài
Giống hầu hết học sinh trung học khác tại Trung Quốc,ọcsinhnghỉhọcvìvirusCoronathầygiáoTrungQuốclênmạnggiảngbànewcastle đấu với chelsea Xu Yuting – 18 tuổi – xốc lại việc học chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học sắp tới. Tuy nhiên, virus Corona mới gây viêm phổi khiến các học sinh như Xu phải nghỉ học ở nhà. Thay vì bị rớt lại phía sau, Xu và nhiều học sinh khác bắt đầu học tập trở lại nhưng không đến trường mà ngồi ở nhà. Đây có lẽ là lần thử nghiệm dạy học trực tuyến lớn nhất mà Trung Quốc từng chứng kiến. Các trường học nước này đang khám phá các lựa chọn đào tạo qua mạng khi nhà chức trách lùi học kỳ mới đến giữa tháng Hai hoặc thậm chí là đầu tháng Ba. Jessie Xia, giáo viên 24 tuổi sống tại Thành Đô, cho hay họ không còn lựa chọn nào ngoài dạy học online. Do đó, cô cần học kỹ năng mới như diễn thuyết tự nhiên trước camera, dùng bút điện tử cho giáo trình PowerPoint, khuyến khích học sinh viết bình luận. Tuần trước, trường của cô bắt đầu hướng dẫn giáo viên cách dùng ứng dụng DingTalk của Alibaba để giảng bài trực tuyến. Không dễ để các giáo viên lớn tuổi học cách livestreaming bài giảng. Xie tiết lộ một đồng nghiệp than phiền không biết cách sử dụng ngay cả khi đã được đào tạo. Nhà chức trách Trung Quốc kêu gọi mọi người ở nhà để giảm thiểu việc phát tán virus. Tính đến ngày 5/2, quốc gia đã có 490 người tử vong, vượt qua dịch SARS năm 2003. Bộ Giáo dục phát đi thông báo tuần trước, động viên nhà trường dùng nền tảng Internet làm giải pháp dạy học thay thế trong thời gian học kỳ mới bị hoãn. Bộ cũng lên kế hoạch ra mắt lớp học đám mây Internet vào ngày 17/2, cung cấp toàn bộ học liệu và bài giảng cho học sinh từ cấp hai tới cấp ba.
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
-
Ghi chú lại điều quan trọng để không quên việc thiết thực. Ảnh: Zhihu.
Thuyết Dòng chảy (Flow) là một khái niệm trong tâm lý học tích cực hoặc tâm lý học thực chứng, do Miha’ly Csikszentmihalyi phát kiến.
Tìm dòng chảy tích cực
Dòng chảy (hoặc theo ngôn ngữ thể thao là “đang ở đỉnh cao phong độ”) là cảm giác khi nhập tâm việc gì đến nỗi dường như chẳng có gì khác có ý nghĩa và bạn quên bẵng cả thời gian. Các hoạt động khơi gợi dòng chảy thường được thực hiện để thỏa mãn bản thân, bởi vì thực chất chúng sẽ đem lại sự thỏa mãn.
Trong khi mát-xa đem lại sự sảng khoái tức thời, thì các hoạt động khơi gợi dòng chảy đòi hỏi sự tập trung cũng như nhập tâm hoàn toàn và không đem lại sự thỏa mãn tức thời. Chúng thách thức khả năng và sức mạnh của chúng ta vừa đủ để thấy hứng thú, song không nhiều đến nỗi khiến chúng ta căng thẳng (nếu không thường xuyên thách thức bản thân hoặc phát huy thế mạnh của mình, chúng ta sẽ thấy mình nhàm chán).
Một vài hoạt động khơi gợi dòng chảy có thể là đạp xe, leo núi đá, chơi nhạc, chơi bài, giải ô chữ hoặc chơi ghép hình, tập yoga hoặc thiền, viết hoặc đọc sách. Những thú vui đơn giản như ăn sô-cô-la hoặc tắm nước nóng sẽ giảm bớt giá trị theo thời gian vì cơ thể quen dần. Để đạt được mức thỏa mãn như trước, càng ngày ta càng cần nhiều sô-cô-la hoặc tắm nước nóng hơn.
So ra thì những thứ phức tạp không đem lại phần thưởng tức thời, nhưng cuối cùng sẽ đem lại cảm giác thỏa mãn mạnh hơn nhiều. Trong một xã hội ngày càng coi trọng sự hưởng thụ, chúng ta thường bị những cơ hội thỏa mãn nhất thời tấn công tới tấp. Cái bị mất đi chính là cảm giác thỏa mãn sâu lắng khi hoàn thành một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều nỗ lực.
Chạy việt dã vốn chẳng thú vị gì khi bạn phải ra đường chạy, cơ thể rã rời mà quãng đường thì còn dài phía trước, nhưng tác dụng tích cực của niềm tự hào và chiến thắng sẽ kéo dài hơn nhiều so với sự thích thú khi mua một đôi giày mới. Hãy nhớ lại vài lần sau cùng cảm nhận dòng chảy. Lần sau cùng bạn hoàn toàn quên mất thời gian hoặc cảm thấy “đang phong độ” trong lúc hoàn thành nhiệm vụ là khi nào? Lúc đó bạn đang làm gì và thế mạnh bạn đang phát huy là gì?
Lần tới khi có một ít thời gian rỗi, hãy chọn một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là thú vui đơn thuần, và ghi lại kết quả. Hãy nỗ lực thực hiện thêm những nhiệm vụ như thế. Hãy tự hỏi làm cách nào để cảm nhận dòng chảy hơn nữa và đừng luôn luôn chấp nhận thỏa mãn nhất thời.
Nhớ sống hạnh phúc nhé!
Hầu hết chúng ta đều chải răng ít nhất một lần mỗi ngày và gần như vào cùng một giờ. Bạn đã bao giờ quên chải răng chưa? Tôi đã hỏi câu này khá nhiều và không còn ngạc nhiên nữa khi nghe mọi người trả lời “chưa”.
Chúng ta rất hiếm khi quên chải răng vì một lý do: Chúng ta đã hình thành một thói quen có lợi cho sức khỏe và nó trở thành một phần của cuộc sống - phần mà chúng ta có thể chỉn chu như một cái máy.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hành các chiến lược hạnh phúc hệt như cách bạn chải răng? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hành các chiến lược này thường xuyên đến mức bạn không bao giờ quên chúng? Một khi người ta nắm được các nguyên tắc của tâm lý học tích cực, mà trong thực tế không quá khó để thực hiện, thì những trở ngại thường gặp nhất không hề siêu hình, triết lý hay là thứ gì đó quá phức tạp.
Đơn giản là người ta quên - họ quên thực hành những việc mà họ biết sẽ làm họ hạnh phúc; và thậm chí họ quên vì sao hạnh phúc lại quan trọng đến vậy. Như John Lennon từng nói, cuộc sống là những gì xảy ra với bạn trong khi bạn bận rộn lên kế hoạch cho những chuyện khác.
Theo cách diễn giải của tôi, tôi cho rằng hạnh phúc là những gì sẽ không xảy ra với bạn nếu bạn quá bận rộn cho những kế hoạch khác! Phần lớn những gì bạn đọc trong sách này đều hợp tình hợp lý, song qua nhiều năm làm việc với đủ dạng người khác nhau, tôi rút ra được một điều là nói dễ hơn làm.
Vậy làm cách nào để nhớ thực hiện tất cả những điều tuyệt vời mà tâm lý học tích cực đã nói với chúng ta? Hãy sử dụng các cách ghi nhớ, chỉ để đảm bảo là bạn không quên những việc quan trọng khác. Có muôn hình vạn trạng cách ghi nhớ, nhưng có một số cách thiết thực hơn, bao gồm:
Ghi nhật ký - hãy ghi vào nhật ký chính xác những việc bạn muốn làm và chính xác thời gian bạn muốn làm việc đó; Giấy ghi chú - hãy viết lên giấy ghi chú các từ hoặc cụm từ khóa rồi dán ở nơi bạn dễ nhìn thấy (chẳng hạn trên máy tính, vô lăng xe hoặc kính che nắng, tủ đầu giường hoặc tủ lạnh); Đối với những người rành công nghệ, hãy tận dụng vô số các chức năng thông báo và nhắc nhở trên các phần mềm hay điện thoại thông minh.
" alt="Hạnh phúc cũng như chải răng, cần thực hành hàng ngày">Hạnh phúc cũng như chải răng, cần thực hành hàng ngày
-
- Đáp án tham khảo môn Toán tốt nghiệp THPT quốc gia 2018. Cập nhật lời giải tham khảo tốt nghiệp THPT quốc gia môn Toán của Bộ GD-ĐT năm 2018 nhanh nhất trên báo VietNamNet. Đáp án tham khảo môn Toán
Mã đề: 106
Năm 2018, thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó, bài thi Toán có thời gian 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút.
Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Bộ GD-ĐT quy định mốc thời gian quan trọng: Hoàn thành việc đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 11/7. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh ngày 11/7.
BAN GIÁO DỤC
" alt="Đáp án môn Toán thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 106">Đáp án môn Toán thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 106
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Đại học Quốc gia Malaya. Ảnh: TTXVN.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia).
Cùng tham dự về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường Đại học Quốc gia Malaya và đông đảo giảng viên, sinh viên nhà trường.
Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sỹ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng Trường Đại học quốc gia Malaya bày tỏ tự hào và vinh dự được chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm Trường Đại học Malaya, ngôi trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Malaysia. Đó là minh chứng cho tình hữu nghị bền vững giữa hai quốc gia và thể hiện cam kết chung trong việc thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng toàn cầu.
Khi nhấn mạnh chuyến thăm và bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự gắn kết ngày càng sâu sắc không chỉ giữa hai quốc gia mà còn giữa các tổ chức học thuật và văn hóa, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Malaya khẳng định, Đại học Quốc gia Malaya sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ này, trở thành cầu nối để chia sẻ tri thức, nghiên cứu và đổi mới.
Phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vinh dự được đến thăm và phát biểu tại ngôi trường danh tiếng của Malaysia, không chỉ là biểu tượng của nền giáo dục Malaysia mà còn là một trong những trung tâm tri thức hàng đầu của khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, Đại học Quốc gia Malaya đã trở thành nôi đào tạo của nhiều thế hệ tài năng xuất sắc, trong đó có ngài Thủ tướng Anwar Ibrahim cùng 4 vị thủ tướng khác của Malaysia.
Những thành tựu về đào tạo và nghiên cứu tiên phong của trường không chỉ đóng góp cho sự phát triển bền vững của Malaysia mà còn mang lại những giá trị thiết thực cho toàn khu vực ASEAN, trong các lĩnh vực từ công nghệ, y dược, môi trường đến nghiên cứu quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ ấn tượng không chỉ ở các thành tựu mà Malaysia đã đạt được, mà còn ở những định hướng và kế hoạch lớn mà Chính phủ Malaysia đề ra và đang triển khai thực hiện. Đó là những chiến lược phát triển dài hạn mang tính đột phá, có tầm nhìn và hoài bão lớn, với mục tiêu trong 10 năm đưa Malaysia nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới, một trong những “đầu tàu” khu vực về đổi mới, sáng tạo, các sản phẩm kỹ thuật cao và phát triển xanh.
Tổng Bí thư cho biết sau gần 80 năm kể từ khi lập nước và gần 40 năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã giành lại độc lập và ngày nay đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu rộng, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, phát huy vai trò tích cực tại nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng…
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó cùng sự ghi nhận của bạn bè quốc tế đã đặt Việt Nam ở một khởi điểm lịch sử mới, tự tin vững bước vào kỷ nguyên mới, với những định hướng mang tính chiến lược, dài hạn cho chặng đường tiếp theo. Trọng tâm là thực hiện thắng lợi các mục tiêu đánh dấu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản vào năm 2030 và 100 năm lập nước vào năm 2045, trong khi tiếp tục kiên định độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; đồng thời tăng cường đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam trong nền chính trị thế giới, kinh tế toàn cầu và văn minh nhân loại.
Tổng Bí thư nhấn mạnh con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời với thế giới và khu vực. Việt Nam không thể thực hiện các mục tiêu nói trên nếu thiếu sự đoàn kết quốc tế trong sáng, sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có Malaysia và các đối tác ASEAN.
Trong phần lớn chặng đường phát triển của hai nước, Việt Nam và Malaysia đã đồng hành, hợp tác, chia sẻ và cùng nhau vươn lên. Giao thương giữa hai nước đã bắt nguồn từ xa xưa trong lịch sử. Malaysia và quan hệ Việt Nam - Malaysia luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong đường lối ngoại của Việt Nam.
Là những dân tộc đã sinh sống và phát triển lâu đời tại Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia chia sẻ những điểm tương đồng chiến lược to lớn. Hai nước cùng hiểu sâu sắc giá trị của độc lập, tự do và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, do đã cùng phải hứng chịu những hậu quả của chế độ thực dân. Hai nước cùng có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, đa sắc tộc, coi trọng sự thống nhất trong đa dạng, ngày càng phát huy giá trị trong bối cảnh phát triển mới.
Hai nước cùng có thế giới quan rộng mở, sẵn sàng hợp tác quốc tế, tiếp thu tinh hoa nhân loại, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; cùng coi trọng những mối giao thương, liên kết quốc tế, thúc đẩy thương mại, đầu tư và công nghệ.
Trong một thế giới nhiều biến động, Việt Nam và Malaysia cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược và quan điểm chung trên nhiều vấn đề quốc tế, trong đó có những vấn đề thuộc lợi ích sát sườn của mỗi bên, như bảo đảm tự chủ chiến lược của mỗi nước, của ASEAN trong một thế giới biến động, hạn chế tác động tiêu cực của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, bảo đảm không gian phát triển của hai nước.
Cùng là thành viên ASEAN, thành viên Phong trào Không liên kết, hai nước cùng có cách tiếp cận về đối ngoại hài hòa, thỏa đáng, không chọn bên mà lựa chọn những gì tốt nhất cho hòa bình, an ninh, phát triển của mỗi nước và của cả khu vực, dựa trên luật pháp quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ ấn tượng không chỉ ở các thành tựu mà Malaysia đã đạt được, mà còn ở những định hướng và kế hoạch lớn mà Chính phủ Malaysia đề ra và đang triển khai thực hiện. Ảnh:TTXVN.
Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ hai nước, hỗ trợ, bổ sung đắc lực cho con đường phát triển, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng của mỗi nước và cả khu vực.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia, của quan hệ hai nước cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở, dựa trên luật pháp quốc tế phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Tương lai của ASEAN lại tùy thuộc vào quyết tâm của mỗi nước thành viên, trong đó có Malaysia và Việt Nam.
Từ khi ra đời năm 1967, ASEAN đã đạt những bước tiến dài. Thành lập trong bối cảnh khu vực đầy chia rẽ, ASEAN đã không ngừng mở rộng, phát triển và trở thành một cộng đồng bền vững, đoàn kết, thể hiện sự trưởng thành, bản lĩnh và kiên định trước mọi thách thức.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Việt Nam luôn lạc quan vào tương lai của ASEAN và chủ động, tận tâm đóng góp cho sự vững mạnh của tổ chức. Từ khi gia nhập năm 1995, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào các sáng kiến và chương trình hành động của cộng đồng.
Trong suốt gần 30 năm qua, tham gia ASEAN luôn là ưu tiên chiến lược và lựa chọn hàng đầu của Việt Nam với nhận thức rõ ràng, coi ASEAN là không gian chiến lược, góp phần tạo dựng cục diện thuận lợi, giữ vững môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển cho Việt Nam.
Trên nền tảng "đổi mới, sáng tạo, hội nhập," Việt Nam không chỉ là một thành viên chủ động mà còn đóng vai trò cầu nối, góp phần củng cố sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, trở thành một thành viên uy tín, trách nhiệm, nỗ lực hết mình, hợp tác chân thành, tin cậy và đóng góp tận tâm.
Trong hành trình phát triển tiếp theo, với quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược kỷ niệm 100 lập quốc và chủ trương tăng cường đóng góp và trách nhiệm của Việt Nam trong nền chính trị thế giới, kinh tế toàn cầu, văn minh nhân loại, phù hợp với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045, Việt Nam hiểu rõ trách nhiệm tham gia chủ động và đóng góp nhiều hơn cho công việc chung, với phương châm sáng tạo trong tư duy, đổi mới trong tiếp cận, linh hoạt trong triển khai, hiệu quả trong cách làm và quyết liệt trong hành động.
Việt Nam kỳ vọng về sự vươn lên hơn nữa của Cộng đồng ASEAN cũng như mỗi nước thành viên trong kỷ nguyên mới, vì sự phát triển của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2025 sắp tới, với vai trò Chủ tịch của Malaysia, Việt Nam tin tưởng ASEAN sẽ đạt được những bước tiến quan trọng hướng tới một cộng đồng thịnh vượng, đoàn kết và phát triển. Việt Nam cam kết mạnh mẽ sẽ đồng hành cùng Malaysia và ASEAN trên hành trình này.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Malaysia. Ảnh:TTXVN.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng để thực hiện tầm nhìn đó, vai trò của các trí thức trẻ, nhà nghiên cứu và sinh viên ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việt Nam và Malaysia đều chia sẻ quan điểm đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Lãnh đạo hai nước qua các thế hệ luôn coi giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ là nền tảng của phát triển. Đại học Quốc gia Malaya chính là biểu tượng của những nỗ lực đó ở Malaysia.
Việt Nam coi giáo dục-đào tạo là quốc sách, ưu tiên đầu tư cho phát triển, đi trước các lĩnh vực khác; coi phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược. Nhìn rộng ra khu vực, giáo dục-đào tạo chính là động lực, là nền tảng đưa ASEAN và mỗi nước thành viên vươn lên trong thế giới đầy biến động. Các trung tâm đào tạo, nghiên cứu của khu vực, trong đó có Đại học Quốc gia Malaya, sẽ góp phần định hình tương lai của khu vực, đóng góp rất quan trọng vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển không chỉ ở Đông Nam Á.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trả lời một số câu hỏi của giảng viên và sinh nhà trường liên quan đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Trong sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm Trung tâm Dữ liệu Quốc gia Malaysia.
Tại Trung tâm Dữ liệu, Thứ trưởng Bộ Kỹ thuật số Malaysia Wilson Ugak Anak Kumbong đã đón và mời Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn tham quan, khảo sát Trung tâm và nghe báo cáo về chuyển đổi số của Malaysia.
Trung tâm Dữ liệu Quốc gia được xây dựng vào năm 2019, là bộ phận cung cấp giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp và khu vực công, là trung tâm dữ liệu xanh và độc lập với nhà mạng, đóng vai trò là trung tâm khu vực cung cấp các dịch vụ quản lý giá trị cao.
Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ điện toán đám mây, ảo hóa, không gian làm việc và cộng tác, cũng như kết nối băng thông rộng tốc độ cao để phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là ở Malaysia và khu vực Đông Nam Á.