Nhận định, soi kèo PSIS vs Dewa United, 19h00 ngày 3/2: Khó cho cửa dưới
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karkh, 21h00 ngày 4/2: Khách thất thế
- - Những câu hỏi được đặt ra với nền giáo dục Malaysia là: học sinhMalaysia được giáo dục tốt như thế nào để đáp ứng những thách thức củanền kinh tế trong thể kỷ 21? Những loại hình giáo dục nào cho ngườiMalaysia trong hội nhập quốc tế? Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia giáo dục Hoàng Minh Tuấn.
>> Đổi mới giáo dục để công bằng 'công - tư'" alt="Giáo dục Malaysia tốt lên thế nào?" /> - - Cưới chồng và có một cậu con trai lớn nhưng Thụy Vân vẫn bị hiểu nhầm là phòng không, thậm chí đã ly hôn. Vì thế, không ít người đàn ông mặt dày theo đuổi cô khiến người đẹp phải nhờ ông xã ra mặt.
Á hậu Thụy Vân: 'Không hiểu sao người ta đồn tôi bỏ chồng'
MC Thụy Vân gặp tình huống khó xử trên truyền hình
Á hậu Thụy Vân nói về sự cố khi lên sóng:
Thụy Vân là gương mặt đã quá quen thuộc với khán giả truyền hình 12 năm nay. Cô giành ngôi vị Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 nhưng không bước chân sâu vào làng giải trí như nhiều người đẹp khác mà quyết tâm gắn bó với hình ảnh một MC của Đài THVN.
Mới đây, nữ MC có những chia sẻ về công việc, gia đình với VietNamNet.
Á hậu Thụy Vân luôn được khen ngợi trong vai trò một MC. Luôn thấy xấu hổ vì sự cố ngã khi đang lên sóng
- Nhiều người dành lời khen cho chị về việc xử lý tình huống thông minh khi vấp ngã trên sóng trực tiếp gần đây, còn chị thì sao, lúc đó trong đầu chị nghĩ gì và sau đó cảm giác của chị thế nào?
- Tôi nghĩ rằng, với bất cứ ai cũng không mong muốn gặp sự cố. Với tôi, kể cả khi tôi đã xử lý sự cố khi lên sóng, đặc biệt là trong một chương trình đặc biệt vào ngày 2/9, tôi vẫn thấy thật sự thấy xấu hổ. Tôi biết mọi người cũng an ủi để tôi có thể vững tâm hơn trong công việc. Mặc dù lỗi này chưa phạm phải quy chế gì nhưng cá nhân tôi thấy mình rút ra được một bài học lớn sau sự việc này.
- Đó có phải sự cố nghiêm trọng nhất chị gặp phải trong 12 năm làm nghề?
- Đó là sự cố nghiêm trọng nhất của tôi từ trước tới nay. Đến khi nó xảy ra rồi tôi vẫn không tin được. Lúc ngã, tôi chỉ có duy nhất một ý nghĩ trong đầu "thôi xong rồi, không thể làm lại được nữa, mình sẽ phải làm gì bây giờ". Đoạn cuối clip, tôi thực sự sắp "mếu" vì cảm thấy xấu hổ và quá ức chế với bản thân với những câu hỏi tại sao mình lại chủ quan và không cẩn thận như vậy.
- Sau những sự cố, chị nghĩ một MC như chị cần những kĩ năng gì?
- Tôi nghĩ chúng tôi cần sự bình tĩnh và có bản lĩnh để có thể giải quyết vấn đề. Như lần tôi ngã, nếu tôi hoang mang lúc đó thì khán giả sẽ nhận ra chỉ trong tích tắc. Vì vậy, tôi vẫn phải tiếp tục truyền tải thông tin tới mọi người như bình thường để khiến họ không quá chú ý vào sự cố mình vừa gặp phải.
Sau mỗi lần gặp sự cố, tôi cũng phải cẩn thận hơn trong việc chuẩn bị kịch bản. Với người dẫn trực tiếp, kịch bản là điều rất quan trọng.
Cô được nhiều người yêu thích với ngoại hình đẹp cùng lối dẫn thông minh, giọng nói truyền cảm. - Nhiều người nói chị là một MC thông minh, chị nghĩ gì?
- Nhiều người vẫn hay nói tôi thông minh và ghê gớm lắm, đến mức tôi thể hiện ra ngoài là sống rất đơn giản. Tôi thấy mình đâu sống phức tạp như mọi người nghĩ.
Tôi không phát hiện ra điều đó đến khi một người bạn dẫn nói với tôi rằng: "Vân ạ, em sống quá đơn giản. Em sống đơn giản tới mức mọi người khó thẩm thấu sự đơn giản của em nên cảm nhận em sống giả tạo".
Nhưng tôi không thấy khó chịu vì điều đó vì nếu ai hiểu mình thì họ cũng biết rõ mình như nào.
- Sau đăng quang Á hậu, chị chọn lui về với công việc cũ. Phải chăng lúc đó chị chưa định hình được sẽ phát triển bản thân theo hướng cụ thể nào đó?
- Hôm trước tôi có bàn luận trong một chương trình tọa đàm. Mọi người nói hiện nay có danh xưng mới là "nghề hoa hậu". Còn tôi thì không quan niệm đó là một nghề, đó chỉ là một danh xưng bước ra từ một cuộc thi. Sau đó, mọi người vẫn phải quay về với cuộc sống đời thường, theo đuổi những đam mê và ước mơ của mình.
Tôi thấy lạ khi tại sao nhiều người cứ hỏi về việc tại sao không tiến sâu vào showbiz. Tôi thấy rất nhiều người đẹp bước ra từ cuộc thi, họ sẽ vẫn lựa chọn một nghề nghiệp cho họ. Đó mới là nghề nghiệp thực sự và con đường đi của họ.
Tôi không phủ nhận danh hiệu Á hậu giúp tôi rất nhiều trên con đường sự nghiệp. Nhưng sau 12 năm làm việc, tôi nhận ra chẳng có danh hiệu nào giúp mình có thể làm việc tốt hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là năng lực và sự nỗ lực của bản thân. Nếu bạn dẫn một chương trình mà không có kiến thức, không có nhiệt huyết và trách nhiệm thì không bao giờ bạn có thể làm tốt.
- Chứng kiến nhiều chuyện đi ở tại VTV, bản thân chị có bao giờ nghĩ đến việc tìm một công việc mới?
- Tôi nghĩ, mỗi người lựa chọn đi hay ở lại đều có lý do của họ. Có người cảm thấy không chịu được áp lực ở đây, có những người không tìm thấy lý do để ở lại nhưng tôi có rất nhiều lý do để ở lại. Tôi tìm thấy rất nhiều hứng khởi trong những công việc mà mình đang làm. VTV24 cũng là một trung tâm trẻ và sáng tạo. Những áp lực và guồng quay ở đây rất phù hợp với tôi.
Có thể sau này, tôi già đi, không còn phù hợp để lên hình, biết đâu tôi sẽ có một chương trình nào đó của riêng mình. Nhưng thực sự đó là những thứ quá xa, tôi chưa nghĩ nhiều đến vậy.
Tôi chưa bao giờ nộp đơn xin thôi việc nhưng cũng có một lần nghĩ tới chuyện chuyển đi một chương trình khác. Thời điểm đó, tôi mới sinh em bé xong, nỗ lực nhưng không có kết quả, luôn bị phê bình. Sau khi xem xét lại, tôi quyết định ở lại vì đây vẫn là nơi cho mọi người thỏa sức sáng tạo nhất.
- Là một MC thông mình, xinh đẹp, nổi tiếng, chị có gặp những hệ lụy gì?
- Trước đây có một người đàn ông luôn đi theo tôi, biết các cung đường của tôi. Anh ta luôn đứng ở cổng đài và cười với tôi. Tôi về nhà cũng thấy đứng trước hầm gửi xe cười. Lần đó, tôi vừa sợ vừa ức nói với chồng. Chồng tôi xuống mắng anh ta vài câu thì sự việc mới kết thúc.
Cũng có nhiều người khác nhắn tin cho tôi rằng: "Vân ạ, anh biết rằng em chưa lấy chồng. Em đừng nói dối anh nữa. Anh đã gửi hai chai dầu gội (xịn) ở trước cổng đài. Em nhận giúp anh nhân ngày 8/3".
Có người còn đến thẳng nhà tôi nói là bạn và mua rất nhiều quà mang đến. Nhưng bố mẹ tôi không biết nên vẫn cho vào nhà. Thậm chí có người còn giả vờ là một nhãn hàng mời tôi vào Sài Gòn chụp hình. Nhưng cũng may chưa có thành phần nào bất hảo, làm tổn hại tới tôi.
Thụy Vân cùng con trai Tony. Gia đình đang phải “nhường” tôi cho công việc
- Là một người bận rộn với nhiều lịch trình, chị làm cách nào để cân bằng được giữa sự nghiệp và gia đình?
Gia đình đang hỗ trợ và phải nhường tôi cho công việc. Chồng tôi vẫn nói tôi phải bớt công việc để nghĩ đến sức khỏe, bản thân nhiều hơn. Con tôi năm nay học lớp 1. Tôi có cảm giác, con tôi lúc nào cũng trong tình trạng "đói mẹ". Nhưng tôi cũng luôn cố gắng cân bằng, dành nhiều thời gian, nói chuyện với con nhiều hơn.
- Thụy Vân được mệnh danh là người giàu có, chuyên dùng hàng hiệu, ở nhà đẹp đi xe sang, phải chăng chồng chị là một đại gia giấu mặt?
- Tôi nghĩ chồng tôi cũng là một đại gia đấy, đại gia về nhiều mặt. Nhưng đại gia thì vô cùng lắm. Chồng tôi là một người có nhà đẹp để ở, có xe ô tô đưa đón vợ con, có điều kiện để lo cho con cái có thể học hành tốt, có một công ty để điều hành và lo được cho gia đình. Tôi nghĩ, với tôi thì anh ấy là đại gia rồi.
- Tại sao chị lại giấu mọi thông tin về chồng?
- Chồng tôi không thích truyền thông và không muốn mọi người bàn tán nhiều về cuộc sống riêng tư của vợ chồng tôi. Anh ấy cũng muốn tôi tôn trọng khoảng bình yên đó của anh ấy. Đó là lý do vì sao tôi không chia sẻ hình ảnh của chồng. Thời gian vừa qua có tin đồn vợ chồng tôi ly hôn, tôi về kể với chồng, cả hai lăn ra cười. Cuộc sống vợ chồng tôi trộm vía vẫn hạnh phúc.
Nữ MC xinh đẹp được gia đình ủng hộ và thông cảm tuyệt đối để có thể cống hiến cho công việc. - Ông xã đóng vai trò như thế nào trong việc giúp chị cân bằng giữa công việc và gia đình?
- Chồng tôi phải thông cảm cho tôi một cách tuyệt đối. Anh ấy luôn đưa đón tôi mỗi khi đi sự kiện hay đi làm về muộn. Hằng ngày, dù anh ấy có đi đâu chơi cũng phải về sớm để dạy con học bài. Tôi luôn nói việc chăm sóc con là của tôi còn việc dạy dỗ con là của chồng.
Quan trọng và tin tưởng là hai điều quan trọng nhất để dù mình có bận đến mấy cũng không thể quên trách nhiệm với nhau. Chúng tôi cũng chưa bao giờ cãi vã vì lý do tôi quá bận bịu với công việc. Chồng tôi tôn trọng công việc của tôi một cách tuyệt đối. Chúng tôi cũng có quan điểm khi nóng thì không nên nói nhiều hoặc khi nóng thì chỉ có một người nói.
- Thụy Vân có thể tiết lộ một vài đặc điểm của ông xã chị, anh ấy là người như thế nào?
- Ông xã tôi là một người khá đặc biệt, có trách nhiệm, tôn trọng gia đình tuyệt đối, đôi khi hơi cực đoan, có thể cực kỳ tốt hoặc cực kỳ xấu.
Với chồng tôi, một trong những thành công của người đàn ông là có một gia đình tốt. Anh ấy làm gì cũng hướng về gia đình. Chồng tôi đã quyết tâm làm gì sẽ làm đến cùng. Đó cũng là điều khiến tôi rất khâm phục anh.
- Chị đã có ý định sinh em bé thứ 2?
- Tôi rất thích trẻ con và phải nói là thèm khát sinh con. Nhưng có lẽ, theo kế hoạch phải là 2 năm nữa.
Hàn Triệt
Cuộc sống giàu có của Á hậu Thụy Vân
Á hậu Thụy Vân được khán giả yêu mến bởi vẻ đẹp dịu dàng cùng cách ứng xử thông minh. Cô đang có một cuộc sống khiến nhiều người phải mơ ước.
" alt="Á hậu Thụy Vân: Chồng phải ra mặt fan cuồng mới thôi theo tôi" /> - Á hậu Bùi Phương Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi ngoại hình xinh đẹp, nụ cười tươi khi xuất hiện tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Vẻ đẹp khó rời mắt của Tân Hoa hậu thế giới 2018
Mỹ nhân Mexico đăng quang Hoa hậu Thế giới 2018, Tiểu Vy dừng ở top 30
Những trang phục hở bạo nhất năm 2018 của dàn mỹ nhân đình đám
Á hậu Hoàng My, Á hậu Bùi Phương Nga, ca sĩ Minh Chi đã có mặt tại Bảo tàng thế giới cà phê (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để giao lưu, ký tặng sách và chia sẻ những câu chuyện của bản thân để truyền cảm hứng “không có gì là thất bại, tất cả là thử thách” đến các bạn trẻ.
Á hậu Bùi Phương Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ bởi ngoại hình xinh đẹp, nụ cười tươi, khả năng ứng xử lưu loát mà còn nổi tiếng có nhiều thành tích trong học tập và các cuộc thi nhan sắc.
Á hậu Bùi Phương Nga nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi ngoại hình xinh đẹp, nụ cười tươi. Lần đầu tham gia Hành trình từ trái tim, Phương Nga cho biết cô rất tự hào vì được chia sẻ nhưng bài học ý nghĩa trong các cuốn sách quý mà còn được nghe những câu chuyện thành công từ các khách mời nổi tiếng. Phương Nga hy vọng với sự ảnh hưởng của mình sẽ lan tỏa được tình yêu đọc sách cùng năng lượng tích cực đến các bạn trẻ.
Phương Nga thích nhất cuốn sách “Khuyến học” đã giúp định hướng tương lai cho cô khi đang còn là sinh viên và cũng là động lực để cô không ngừng phấn đấu vươn tới những thành công hơn nữa.
Á hậu cũng kể về những khó khăn, thử thách khi cô tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam và Miss Grand International cũng như làm thế nào để mình trở nên nổi bật nhất giữa những cô gái tài năng và xinh đẹp.
“Đối với cuộc thi Miss Grand International, khó khăn lớn nhất là sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Nhiều người đẹp đến đến từ các nơi trên thế giới không biết tiếng Anh nên việc giao tiếp hạn chế. Phương Nga có vốn tiếng Anh khá tốt nên tự tin, chủ động. Mọi người cũng có thể thấy những nỗ lực mà Nga đã thể hiện trên livestream của cuộc thi”, Phương Nga nói
Á hậu Phương Nga bị vây kín tại Buôn Ma Thuột.
Thế nhưng ít ai biết, đến tận năm lớp 11, khả năng tiếng Anh của Phương Nga vẫn “gần như số 0 trong khi nhiều bạn cùng lớp đã giao tiếp được với người nước ngoài. Bị bạn chê và “khinh”, Nga quyết tâm tự học lại căn bản từ đầu. Sau khi được mọi người khen phát âm tốt, Nga xem phim và tập theo nói theo người bản xứ. Đến khi học được nhiều từ vựng hơn, Nga thích giao tiếp từ lúc nào không hay”, Á hậu chia sẻ.Nói về ước mơ đáng nhớ nhất từng có, Phương Nga tiết lộ, hồi nhỏ cô muốn trở thành một… người giúp việc để thỏa "đam mê" trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa.
“Mỗi lần làm việc nhà Nga cảm thấy rất thư giãn, xả stress. Nga thích thú khi mọi thứ luôn được sắp xếp tươi mới và theo ý mình. Hiện dù rất bận rộn với lịch làm việc dày đặc nhưng Nga vẫn chăm sóc nhà cửa và nấu ăn khi ở nhà”, Phương Nga chia sẻ.
Tuy vậy, ước mơ hiện tại của Phương Nga là học xong đại học và ở lại làm giảng viên của trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Ngân An
" alt="Á hậu Phương Nga từng muốn trở thành người giúp việc" /> - - Sau khi thế hệ các giáo sư thời trước vì các lí do chính trị rời khỏi các giảng đường đại học, nhiệm vụ xây dựng nền học thuật đại học mới đặt trên vai một loạt các nhà khoa học đầy tài năng.
Đó là các nhà sử học như Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn…, các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản…, các nhà nghiên cứu văn học như Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Lê Đình Kỵ, Huỳnh Lý, Nguyễn Lương Ngọc, Trương Chính…
Thế hệ trẻ hơn như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Văn Ba,… Họ là những người vừa tự học, vừa đặt nền móng cho hệ thống học thuật trong các trường đại học của chế độ mới.
Trong số đó, giáo sư Đinh Gia Khánh là người đặt nền móng cho khoa văn học dân gian và văn học cổ.
Cuộc đời học thuật của ông rất tiêu biểu cho thế hệ các nhà trí thức yêu nước đương thời.
Học dở dang thì nghe theo tiếng gọi núi sông ra đi kháng chiến. Tham gia ngành giáo dục từ thấp đến cao, suốt đời tự học và trưởng thành cùng chế độ.
Thời kì mà GScho công bố các công trình cơ bản của mình cũng chính là lúc GS Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ đại học và sự ra đời của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp. Đó là lúc sự nghiệp đào tạo đại học nước ta đạt đến cực thịnh trong điều kiện chiến tranh.
Đặc điểm của thế hệ học giả này là nồng nàn yêu nước, nắm vững và tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối văn học nghệ thuật của Đảng Cộng sản, giàu tinh thần chiến đấu chống các tư tưởng thực dân và tư sản, các tư tưởng xét lại.
Mặc dù ông vốn là giáo sư dạy tiếng Anh, thông thạo tiếng Pháp, song các tài liệu, học thuyết tư sản phương Tây rất ít khi được ông sử dụng mà thường là đối tượng phê phán. Tư liệu trích dẫn của ông ngoài Mác, Ăng ghen, Lên nin, Nghị quyết, là Gorki và một số nhà folklore xô viết. Tuy vậy, ông đã cố gắng vượt qua dần dần sự hạn hẹp thế giới quan của mình để xây dựng nền tảng học thuật.
Đặc điểm nổi bật của giáo sư Đinh Gia Khánh là ông là người học rộng, uyên bác.
Ông không chỉ làm chủ toàn bộ các tư liệu, thành quả nghiên cứu văn học dân gian rất phong phú của người đi trước và các học giả đương thời, mà ông còn làm chủ cả khối tư liệu văn học thành văn, từ chữ Hán đến chữ Nôm.
Tự bản thân ông tham gia dịch thuật Lĩnh Nam chích quái,phiên âm, chú thích Thiên Nam ngữ lụcdài trên 8000 câu lục bát, soạn sách Truyện hay nước Việt,chủ biên tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIIdo ông viết Lời giới thiệu (1962). Ông là người khởi xướng, chủ biên bộ lịch sử văn học Việt Nam, gồm Văn học dân gian(1972), Văn học trung đại,gồm Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII cùng với các đồng nghiệp Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), và tập Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIđến hết thế kỉ XIX do Nguyễn Lộc viết, được tái bản nhiều lần.
Ông cũng là người đề xuất và làm chủ tịch Hội đồng biên tập bộ sách Tổng tập văn học Việt Namđồ sộ bậc nhất, gồm 42 tập, coi như một tập đại thành toàn bộ thành tựu nghiên cứu văn học Việt Nam dưới chế độ mới. Nhờ thế mà ông nổi hẳn lên so với nhiều đồng nghiệp khác ở tầm nhìn xa và tầm bao quát.
Đinh Gia Khánh là người chứng kiến bước trưởng thành vượt bậc của ngành nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, trước sự xâm lăng của văn hóa và văn học Pháp, các trí thức yêu nước Việt Nam khởi đầu sưu tầm, nghiên cứu và phác thảo lịch sử văn học Việt Nam cùng các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Các công trình văn học sử của Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Bùi Hữu Sủng, Kiều Thanh Quế, Giản Chi… dù rất cố gắng tìm tòi, song do thiếu tư liệu và phương pháp luận cho nên còn nhiều hạn chế.
Nói đến các tuyển tập văn học thì lại càng sơ lược, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thưởng lãm và học tập ở trình độ trung học. Tác phẩm của các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đều chưa được phát hiện và phiên dịch.
Sau năm 1954 một nhu cầu viết lại văn học sử dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác, song lúc đầu khó tránh sơ lược, giáo điều và dung tục. Phải gần 20 năm sau, trên cơ sở phiên âm, phiên dịch, bổ sung tư liệu, đẩy mạnh sưu tầm văn học dân gian người Việt và các dân tộc thiểu số, bấy giờ mới có điều kiện nhìn lại văn học sử cũng như văn học dân gian một cách khoa học và hệ thống.
Ông là ngườihệ thống hóa văn học dân gian Việt Nam và đưa nó dần sang quỹ đạo văn hóa dân gian.
Tôi nghĩ, trước năm 1945 nước ta chưa có thuật ngữ văn học dân gian, mà chỉ có thuật ngữ văn học truyền khẩu, văn học bình dân. Các sách của các học giả như Giản Chi, Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ đều chưa có khái niệm văn học dân gian nói chung, họ chỉ trình bày một số thể loại. Văn học dân gian là thuật ngữ Trung Quốc xuất hiện từ sau thời Ngũ Tứ 1919, nhưng nội hàm vẫn không ổn định.
Ở họ từ Kinh Thi đã là văn học và cho đến nay vẫn là một bộ phận quan trọng của Văn học Tiên Tần. Cái khái niệm lục nghĩa: phú, tỉ, hứng, phong, nhã, tụng làm cho nó văn học hóa và có lẽ Việt Nam tiếp thu khái niệm ấy từ sau năm 1950. Tất nhiên khái niệm văn học dân gian của các học giả Trung Quốc hiện đại rất phát triển, nhưng hồi xưa cũng còn thô sơ, chưa phân biệt với văn học thông tục, văn học bình dân. Giáo trình Đại học Sư phạm năm 1961 nói đến văn học dân gian chỉ nói đến bắt nguồn từ lao động, phản ánh đời sống nhân dân, tính giai cấp…
Có lẽ bắt đầu từ giáo sư Đinh Gia Khánh mới nhấn mạnh đầy đủ tính nguyên hợp và các tính chất khác và chuyển dần sang văn hóa dân gian theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn giữ tính chất nghệ thuật ngôn từ dân gian, lấy đó làm cái cốt của văn học dân gian. Và hướng mở rộng này đã làm cho nghiên cứu văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ như ngày nay.
Về nghiên cứu văn học dân gian ông cũng là người quan tâm nghiên cứu so sánh qua tác phẩm Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) và công trình Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á(1993). Đó là những bước mở đầu rất đáng quý.
Về văn học viết Việt Nam trung đại, ông là người có cái nhìn bao quát trong bài lời nói đầu tập Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XVIIcó tên Vài nét về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII đã trình bày cụ thể tình hình phát triển của thể loại và tác phẩm văn học cụ thể.
Trong Phần Mở đầu: Mười thế kỉ của tiến trình văn học Việt và viết 15 chương sách trên tổng số 24 chương của cuốn giáo trình năm 1978.
Đặc điểm nổi bất của giáo trình của Đinh Gia Khánh là sự phân tích cặn kẽ tình hình xã hội, điều kiện lịch sử, sự phân hóa giai cấp từng thời kì, mô tả tình hình trạng thái văn hóa xã hội, bao gồm tổ chức chính quyền, tổ chức việc học, các giai cấp xã hội các tôn giáo, các học thuyết thẩm thấu vào nhau, rồi sau đó mới đi sâu phân tích các tác phẩm văn học cụ thể như là sự phản ánh tinh thần của thời đại.
Thiếu một vốn tri thức bậc thầy thì khó mà làm được các yêu cầu đó. Trong suốt thời trung đại, điều ông thấm nhuần nhất là ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết Việt Nam và khi phát triển văn học viết ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian.
Có thể nói đó là sự vận dụng đến mức mẫu mực của phương pháp nghiên cứu mác xít đương thời với ý thức duy vật rất tỉnh táo, tính chiến đấu chống mê tín, dị đoan rất cao, sự quán triệt các chỉ đạo của các văn kiện của Đảng rất chặt chẽ. Chỉ trong phần mở đầu của cuốn giáo trình đã có bốn trích dẫn văn kiện, mà đến thời Đổi mới, khi tái bản các phần đó đã được tác giả lược bỏ theo tinh thần Đổi mới (1998). Toàn bộ công trình khoa học của giáo sư phần lớn đều hoàn thành trước thời kì đổi mới, khi sự giao lưu học thuật Đông Tây còn có nhiều hạn chế, tất khó tránh khỏi các hạn chế lịch sử. Các hạn chế ấy, các học trò của giáo sư sẽ bù đắp, nhưng địa vị mở đầu của giáo sư là rất to lớn.
Giáo sư Đinh Gia Khánh còn là người tôn trọng các quy phạm khoa học.
Trong nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học trung đại, ông cũng như các nhà nghiên cứu khác chọn cách tính mốc bằng thế kỉ, mà không chọn các mốc theo triều đại như văn học Trung Quốc hay Nhật Bản. Các học giả Miền Nam cũng xét văn học trung đại theo “lịch triều”. Ví dụ, bộ văn học sử nổi tiếng của Phạm Thế Ngũ có hai phần:Phần văn học truyền khẩu và phần văn học lịch triều. Cách tính mốc thế kỉ chó thể cho ta cái mẫu số chung để xem văn học Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Đó là điều mà bộ Lịch sử văn học thế giới của các học giả Nga đã làm. Theo cái mốc đó ta có thể thấy vào thế kỉ XV, khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập, ghi dấu sáng tạo văn học bằng ngôn ngữ dân tộc thì cũng là lúc Dante viết Thần khúcbằng tiếng Ý, Chause viết bằng tiếng Anh và Grimenhausen sáng tác bằng tiếng Đức. Tính mốc thế kỉ có giá trị so sánh khi xét văn học Việt trong bối cảnh thế giới.
Cách dùng thuật ngữ của giáo sư cũng mang tính mẫu mực. Cho đến lúc bấy giờ trong văn giới ta các khái niệm văn thơ, văn học, văn chương được dùng thay thế nhau coi như từ đồng nghĩa. Bộ sách Hợp tuyển thơ văn Việt Namdo Nxb Văn hóa in năm 1962 có thể coi là quy mô nhất, nhưng cái tên Hợp tuyển thơ vănlà lặp lại tên sách của Dương Quảng Hàm Việt Nam thi văn hợp tuyển.Nguyễn Huệ Chi chủ biên bộ Thơ văn Lí Trầncũng lặp lại cái tên thơ văn.
Điều thú vị là bìa ngoài cuốn hợp tuyển do Trần Đình Thọ trình bày ghi là Hợp tuyển thơ văn, nhưng bìa trong do Văn Cao trình bày thì lại ghi là Văn học Việt Nam. Tính chất nước đôi trong tên gọi chứng tỏ sự thiếu nhất quán về thuật ngữ.
Sau này khi đề xuất ý tưởng làm bộTổng tập văn học Việt Nam, giáo sư Đinh Gia Khánh đã dứt khoát dùng từ văn học. Theo tôi, đó là cách dùng quy phạm, bởi vì tất cả các sách văn học sử Việt Nam từ trước 1945 đều viết là văn học, các tác phẩm đều là văn học, đó là cách gọi chuẩn hóa, quy phạm về mặt thuật ngữ. Văn học đây là từ dịch từ thuật ngữ literature trong tiếng Anh, thông dụng ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Một học giả lớn, theo tôi nghĩ, không chỉ có cống hiến nhiều về các phát hiện khoa học, mà còn là người xác lập, tuân thủ các quy phạm khoa học. Riêng mặt này giáo sư cũng là bậc thầy của nhiều thế hệ.
- GS Trần Đình Sử
- - Tại TP.HCM lượng các bé sinh năm 2007 (năm heo vàng) bước vào lớp 1 tăng đột biến. Nhiều trường tại TP.HCM buộc phải chấp nhận sĩsố đông, cắt giảm số lượng lớp bán trú hoặc mượn trường khác để dạy.
>> Trường học cơi nới đón 'heo vàng'" alt="Căng mình đón 'heo vàng'" />
- ·Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- ·Bệnh 'sợ, ghét lý thuyết' có hại cho cải tổ giáo dục
- ·Mẹ con ca sĩ Hồng Nhung đi Campuchia mừng năm mới
- ·Diễn viên Lý Hùng cùng nhiều cổ động viên tới UAE cổ vũ tuyển Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
- ·Gia đình Á hậu tử nạn do rơi máy bay làm lễ tưởng niệm tại chùa
- ·Tin sao Việt 03/11: Võ Hoàng Yến khoe vòng 1 gợi cảm sau 3 lần thu nhỏ ngực
- ·Việt Hương, Việt Trinh và những người tình của showbiz Việt
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa
- ·Tin sao Việt 15/12: Trường Giang khen ngợi Nhã Phương biết chăm lo tổ ấm
- - Đàm Vĩnh Hưng dù rất bận nhưng cũng cố gắng tạo bất ngờ trong ngày cưới của Đức Quang - cậu học trò của Thu Minh tại The Voice 2012.
Vượng 'râu' tiết lộ cát xê khủng của Đàm Vĩnh Hưng
Đàm Vĩnh Hưng lần đầu làm người mẫu
Học trò Đàm Vĩnh Hưng bị lừa hàng trăm triệu làm MV
Mới đây, Đức Quang - học trò cũ của Thu Minh đã âm thầm tổ chức lễ cưới trong một không gian ấm cúng, sang trọng trong sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết. Điều đặc biệt là trong ngày trọng đại này lại có sự xuất hiện đặc biệt của Đàm Vĩnh Hưng. Đức Quang chia sẻ cả anh và Đàm Vĩnh Hưng vẫn giữ liên lạc với nhau và có mối quan hệ tốt đẹp kể từ sau chương trình Giọng hát Việt. Và khi Quang ngỏ lời mời đến dự lễ cưới thì Đàm Vĩnh Hưng đồng ý ngay, không chút do dự. Cựu thí sinh The Voice cho biết đối với anh, Đàm Vĩnh Hưng không chỉ là một đồng nghiệp mà còn là người anh lớn trong nghề. Anh luôn luôn quan tâm chăm sóc tới đàn em, tạo mọi điều kiện cho những “lính” mới và sẵn sàng có mặt mỗi khi mọi người cần. Đó là lý do vì sao anh luôn dành một sự tôn trọng nhất cho Đàm Vĩnh Hưng. Đến dự đám cưới đàn em, Đàm Vĩnh Hưng chọn cho mình một bộ vest đỏ bằng nhung rất sang trọng. Dù là ngôi sao hạng A trong làng giải trí nhưng anh luôn rất thân thiện, anh luôn nở nụ cười trong suốt lễ cưới. Thậm chí, anh còn lên góp giọng và dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến Đức Quang. Chia sẻ về cô dâu, Đức Quang cũng cho biết vợ anh là một cô gái không những xinh đẹp mà còn rất giỏi. Người con gái này hội tụ tất cả những đức tính mà anh đã tìm kiếm bao lâu nay. Học trò Thu Minh cảm thấy may mắn khi cuối cùng cả hai cũng có một đám cưới trong mơ. Điều mà Đức Quang thích nhất và cũng là lý do lớn nhất mà anh quyết định sẽ kết hôn với cô gái này đó chính là sự thấu hiểu. Một sự thấu hiểu mà một người làm nghệ thuật và kinh doanh như Đức Quang rất cần. Trong thời gian tới, Đức Quang vẫn sẽ tiếp tục con đường ca hát cũng như công việc kinh doanh của mình. Anh cũng mong khán giả sẽ đón nhận những sản phẩm âm nhạc sắp tới.
Đạt LêVì Đàm Vĩnh Hưng, Bằng Kiều không đón Tết cùng các con
Để sắp xếp đứng chung sân khấu cùng Lệ Quyện, Đàm Vĩnh Hưng là rất khó nên Bằng Kiều đã phá lệ 16 năm qua khi không đón Tết cùng các con ở Mỹ mà về Việt Nam hát.
" alt="Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ đến dự lễ cưới học trò Thu Minh" /> - - Học viện Ngân hàng vừa công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2013. Mức điểm các ngành dao động từ 19 đến 21,5.99 trường công bố điểm chuẩn" alt="Điểm chuẩn HV Ngân hàng từ 19" />
Năm 2010 Trường THCS Cộng Hòa (“hàng xóm” của Trường THCS Tân Hòa) được đầu tư xây mới 2 khối nhà 2 tầng. Đến nay, tường của 2 khối nhà đã mọc rêu xanh nhưng thầy và trò của Trường THCS Cộng Hòa vẫn phải dạy và học trong tình trạng … thiếu phòng.
Thực tế năm học 2011 – 2012 , Trường THCS Tân Hòa không thiếu phòng học, chỉ thiếu phòng học bộ môn (phòng thí nghiệm, thực hành), trong khi đó để đạt “Chuẩn Quốc gia”, trường phải có 3 phòng học bộ môn với diện tích 1,95m2/1 học sinh (đối với cấp THCS) và chỉ cần tính 40 học sinh/lớp chứ không cần tính 45 học sinh/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT, cộng với diện tích tối thiểu của mỗi phòng chuẩn bị (từ 12m2 – 27m2) thì mỗi phòng học bộ môn cũng gần 100m2. Tuy nhiên, các phòng học trong dự án cải tạo, nâng cấp Trường THCS Cộng Hòa và Trường THCS Tân Hòa đều là các phòng học thông thường, có diện tích 54m2”.
Ông Lâm (bảo vệ Trường THCS Cộng Hòa) cho biết: “Hiện các cháu không có chỗ tập thể dục, chỗ chơi, lối đi từ cổng vào sân cứ mưa là ngập. Trường Tiểu học được khởi công sau nhưng đã đưa vào sử dụng từ 1 năm trước. Vừa qua, đơn vị thi công tiến hành lợp tôn cho 2 khối nhà nhưng cứ tình trạng này thì không biết đến bao giờ thầy, trò Trường Cộng Hòa mới có phòng phục vụ cho việc dạy và học”
Hàng xóm của trường Cộng Hòa là trường THCS Tân Hòa. Trường được chi hàng tỉ đồng để xây thêm phòng học nhằm đạt chuẩn, tuy nhiên, sau 2 năm hoàn thiện, các phòng học mới xây của Trường THCS Tân Hòa (Hà Nội) vẫn chưa được đưa vào sử dụng mà để cho... mối xông.
Vợ chồng người bảo vệ cho biết, năm 2010, Trường THCS Tân Hòa được cấp kinh phí xây mới khối nhà 2 tầng, 8 phòng học và cơi thêm 5 phòng học tầng 2 của khối nhà giữa nhưng không biết vì lý do gì mà sau 2 năm hoàn thiện các phòng học này vẫn chưa được đưa vào sử dụng mặc dù hiện Trường Tân Hòa chưa đủ phòng, lớp.
Tại các phòng học mới được đầu tư xây dựng, hầu hết các khung cửa bị mối xông; nền của các phòng và hành lang bị nổ, bong tróc gạch nát; kính các cửa sổ bị vỡ.
Cửa sổ làm bằng kính đã vỡ gần hết, sàn nhà chỗ lồi chỗ lõm, gạch hoa lát nền nhiều chỗ bong tróc. Cổng trường học thậm chí còn không có cánh nên công tác bảo vệ không thể đảm bảo được.
Thảm thương hơn hai trường Tân Hòa và Cộng Hòa ở huyện Quốc Oai, Trường tiểu học tại thôn Hoàng Xá, Lại Thượng (Thạch Thất, Hà Nội) được khánh thành 3 năm về trước nhưng thậm chí không có tường bao, cổng trường, cửa lớp, cửa sổ, nhà vệ sinh… và thậm chí không có đến 1 cái tên chính thức để gọi.
Theo tìm hiểu của PV, xây dựng phòng học trường tiểu học thôn Hoàng Xá là do Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư, còn các công trình phụ trợ thuộc trách nhiệm của Phòng GD&ĐT huyện. Trường được xây dựng theo phân cấp đầu tư, hoàn thiện dần. Ngay từ ban đầu tường bao vi, nhà vệ sinh, cổng chào, sân chơi cho học sinh không nằm trong thiết kế dự án.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Liên – Chủ tịch UBND xã Lại Thượng cho biết: “Phía UBND có mời Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lại Thượng và trực tiếp là cô Chu Thị Bẩy -Hiệu trưởng nhà trường sang để bàn giao công trình. Nhưng BGH Nhà trường không chấp nhận do trường xây dựng chưa hoàn thiện; Nên mới để xảy ra tình trạng trường bỏ hoang trong suốt 3 năm qua”.
Người dân xung quanh thấy lãng phí, nên lấy trường làm chỗ nuôi nhốt bò và một số phòng học dùng để làm kho, bãi. Bên cạnh trường còn có một chiếc ao rất sâu, ngoài ra, còn là nơi để một số xưởng gỗ xung quanh tập kết gỗ.
(Theo Infonet)
" alt="Những trường học tiền tỉ để làm... chuồng bò" />- – “Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi. Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất thật rồi”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ về người chồng mình yêu thương nhất đã mất cách đây nhiều năm.
Phạm Quỳnh Anh: Hậu ly hôn tôi và Quang Huy vẫn đi ăn, chơi, du lịch cùng nhau
Duy Hân: 'Tôi không thể trả lời tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này'
MC tuyển chồng 'có nhà, có ô tô' chụp ảnh nude khi mang bầu
Tôi đã sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời
- Gặp Cindy Thái Tài bao giờ cũng thấy chị đầy lạc quan. Việc lựa chọn sống với con người thật của mình 18 năm trước thay đổi cuộc đời chị ra sao?
Mỗi người đều có một số phận. Riêng tôi lại sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời. Bước qua hai đời người, tôi hiểu tôi là ai và tôi hiểu hơn giá trị thực của cuộc đời. Tôi là người từng trải trong cuộc sống, tôi hiểu rõ giá trị thực nằm ở đâu. Nó hiển hiện rõ ở nhân cách sống của từng con người. Nhân cách là cái ta cần phải phấn đấu tốt hơn và hoàn thiện chứ không nằm ở những món đồ đắt tiền.
Nhiều năm qua, những người hâm mộ của Cindy Thái Tài họ đến vì giọng hát, phong cách trình diễn và cách tôi thể hiện con người trong cuộc sống chứ không phải vì chiêu trò. Quan trọng mình tự tin, bản lĩnh, biết mình là ai. Những điều đó tôi nghĩ không riêng gì mình mà sẽ giúp hình ảnh người chuyển giới được xã hội nhìn nhận rõ hơn.
Chống ngoại quốc là giảng viên Đại học của Cindy Thái Tài. Anh không may qua đời vì ung thư. - Từng là một trong những gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo người mẫu, lý do gì khiến chị vắng bóng suốt nhiều năm qua?
Một thời gian mọi người thấy tôi mất tích gần như hoàn toàn. Thời điểm đó tôi bận với con người mới, cuộc đời mới, nhưng trong đó có một lý do là tôi bị chán nghề.
Mấy chục năm trong nghề, tôi nếm trải hết những niềm vui, nỗi buồn, hân hoan có, và ê chề cũng không phải ít. Tôi vui vì mình mang đến cho học trò kiến thức, kỹ năng và vinh quang, nhưng nỗi buồn là sự quên lãng của nhiều người. Tôi từng suy nghĩ rằng nghề này sao bạc bẽo quá. Thực tế người đưa đò sang sông nhưng khi đã qua sông mấy người còn quay đầu lại nhìn.
Thời gian tôi quyết định dừng lại, các công ty cũng ngỏ lời mời nhưng đều từ chối. Thú thật tôi rất sợ cảm giác học trò mình khi đã thành danh rồi lại không nhìn cô chúng nữa.
Tôi đào tạo ra nhiều người mẫu, từ những lứa đầu như: Xuân Lan, Xuân Hồng, hoa hậu Thu Nga,... đến thế hệ sau như Ngọc Trinh, Kim Cương và các người mẫu cho ông bầu Vũ Khắc Tiệp... Tất cả đều là độ tuổi đã và đang trưởng thành.
Giờ đây ai cũng có cuộc sống của riêng họ. Thỉnh thoảng gặp nhau chào hỏi, nói chuyện vài ba câu. Dẫu sao mình cũng không có quyền bắt ép các bạn phải nhớ đến mình nhưng cảm giác buồn, chạnh lòng sao mà tránh khỏi.
- Lý do gì thuyết phục chị quay trở lại con đường sư phạm dạy cho các bé nhỏ tuổi?
Cũng là một dịp tình cờ khi một hôm tôi được Xuân Lan mời dạy thế cho một trainer bận việc. Khi chuẩn bị vào lớp, tôi cứ đinh ninh trong đầu mình sẽ vẫn dạy lứa học trò đã lớn như từ trước giờ. Đến khi trước mắt mình là hàng chục đứa con nít 4 -5 tuổi, tôi mới... tá hỏa.
Tính tôi vốn rất nóng. Bạn đi hỏi khắp làng người mẫu xem ngày trước tôi là người dữ dằn cỡ nào. Dù là vedette hay sao hạng A đứng trước mắt tôi còn phải khóc thét. Nhưng giờ khi làm việc với các bé, tôi nhận ra trong mình vẫn còn một con người khác. Các bé là người đã cho tôi niềm tin, kéo tôi lại với nghề.
Đôi lúc có những câu hỏi rất ngây ngô khiến tôi chảy nước mắt: “Cô ơi sao cô giống con trai vậy? cô là con trai hả?”. Đối với một đứa trẻ chừng ấy tuổi, chưa đủ nhận thức tôi chưa bao giờ có ý nghĩ nóng giận. Tôi chỉ hy vọng dùng cả tình thương, kinh nghiệm cả đời mình có được để giúp chúng phần nào trưởng thành cho con đường sau này.
Cindy Thái Tài nói cả đời này chị chưa biết luồn cúi trước ai vì tự hào mình sống trong sạch, đi lên bằng chính thực lực bản thân. - Gameshow về nghề người mẫu bùng nổ trong thời gian gần đây cùng với đó là những chiêu trò, tai tiếng kéo theo khiến công chúng có cái nhìn không mấy thiện cảm. Bản thân chị, với vị trí lâu năm trong nghề có những suy nghĩ gì?
Chúng ta cũng nói đó là gameshow. Vậy game là gì? Là trò chơi thôi mà. Ai bản lĩnh, ai thông minh, cứng cáp thì tồn tại. Ai yếu thế bị loại, chỉ đơn giản thế thôi. Phải khách quan nhìn nhận Gameshow ở phương diện nào đó cũng giúp ích rất nhiều cho nghề người mẫu. Nếu không nhờ gameshow, nghề mẫu cũng chưa chắc được biết đến và phổ biến rộng rãi như bây giờ.
Tuy nhiên, tôi thừa nhận mình không thích xem gameshow lắm nhưng vẫn phải xem. Còn về lý do tại sao thì cơ bản nó không giống tôi. Hay chính xác hơn là không giống cách đào tạo của Cindy Thái Tài. Còn những chiêu trò bề nổi suy cho cùng cũng chỉ là một cái bong bóng. Đẹp thì có đẹp nhưng rơi xuống đất vỡ tan tành thôi. Điều gì cũng có giá của nó.
- Nghề người mẫu vốn bị mặc định là phù phiếm trong suy nghĩ không ít người. Chị dạy các học trò của mình thế nào trước những cạm bẫy?
Tôi không thích chiêu trò. Và cách tôi dạy các học trò mình cũng như thế. Tôi hay nói với các em học trò nghề này vốn dĩ đã mang tiếng xấu, nếu mình không biết quý thân mình không có lý do gì để buộc người khác phải tôn trọng mình.
Trên hết, khi đã chọn sống với scandal là đồng nghĩa các em phải sống với nó cả đời. Không ai mời một người mẫu tới để chơi xấu hay chứng tỏ đẳng cấp ta đây là “chị đại”. Một show diễn ra, tất cả dù là siêu mẫu, vedette, hay sao bất kể hạng A, B, C gì cũng cần phải vào khuôn khổ kỷ luật. Đâu thể nào một mình bước ra sân khấu một kiểu, hay ra sau hậu trường cắt áo váy người khác. Chưa nói đến đạo đức nghề nghiệp thì chính pháp luật là thứ sẽ trừng trị các bạn trước tiên.
Tôi tôn thờ chồng quá cố của mình
- Sau những sóng gió, chuyện tình cảm của chị hiện tại thế nào?
Tôi hiện tại vẫn độc thân, vẫn sống bình thường khi nào duyên đến cứ đến thôi (cười). Có một điều chắc nhiều người chưa biết, Cindy rất đào hoa. Tôi thường hay nói đùa những người đàn ông đẹp trai đều là chồng mình. Hơn nữa, bản thân tôi cũng không bao giờ thiếu những người theo đuổi. Nhưng có lẽ duyên chưa đến và cũng có thể hình bóng người chồng trước đây còn quá sâu đậm trong tôi. Bởi anh đã dành tình cảm cho tôi quá nhiều, quá đầy và quá sâu.
Chính bởi anh quá tuyệt vời với tôi như thế nên tôi lại càng lo sợ về hình mẫu người đàn ông lý tưởng của đời mình. Tôi đã từng suy nghĩ không biết liệu rồi có còn ai yêu tôi như anh ấy không? Và có lẽ đến hiện tại tôi vẫn chưa tìm được người nào đó phù hợp. Nỗi đau về người chồng đã mất khiến tôi không yêu thêm được ai.
“Khi mất đi một tình yêu quá đẹp, mất đi người đàn ông quá tuyệt với với mình, tôi tưởng chừng cuộc sống như sụp đổ”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ.
- Chị yêu và tôn thờ chồng cũ như thế nhưng cũng có người sẽ hiểu là do chị cố chấp không buông bỏ, khiến bản thân vô tình đánh mất niềm tin vào tình yêu?Chính xác là tôi tôn thờ anh, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Từ ngày anh mất, tôi lập bàn thờ cúng, nhang khói mỗi ngày cho anh. Về phương diện tình cảm, tôi xem anh như người chồng tuyệt vời nhất của đời mình.
Trên chặng đường sắp tới, tôi chưa thể đoán biết được rồi mình sẽ gặp ai, yêu ai. Nhưng một điều tôi luôn ghi tạc trong lòng: anh là người đã mang lại hạnh phúc cho tôi - hạnh phúc của một người được làm vợ thật sự. (khóc)
Có thể tôi coi nặng mối tình đó của mình. Nhưng tôi nghĩ kể cả là một người bình thường cũng chưa chắc gặp được một người bạn đời tốt như anh. Anh chưa bao giờ làm tổn thương, luôn cố gắng bảo vệ tôi. Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi.
Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất rồi. Điều tôi cần là phải gắng sống cho tử tế ở nửa phần đời còn lại. Tôi tin ở một nơi nào đó, anh sẽ vui vẻ và an lòng khi nhìn vợ mình hiện tại.
- Có người nói tình yêu của người chuyển giới đớn đau nhiều hơn hạnh phúc. Bản thân chị cũng từng trải qua không ít đổ vỡ. Thật tâm chị ở độ tuổi của mình giờ đây có tin vào tình yêu?
Trên đường đời này mình sẽ gặp người này người khác, và hạnh phúc hay không là sẽ do chính mình. Việc đến giờ vẫn lẻ bóng, tôi không đổ cho số phận hay bất cứ ai. Mình đừng nghĩ theo hướng ủy mị, bi quan rồi tự hạ thấp và đánh mất giá trị bản thân.
Với người đàn ông tiếp theo đến với mình, tôi không quan trọng giàu nghèo, đẹp xấu. Chỉ cần ưa nhìn và phải là người có bản lĩnh. Một người dành cho tôi tình yêu chân thành và luôn tôn trọng tôi, vậy là đủ.
Thật ra rất nhiều người trong cộng đồng hiện tại tôi thấy họ dần có niềm tin vào tình cảm hơn đấy chứ. Nói đâu xa, như Lâm Khánh Chi lấy chồng chỉ mới 1-2 năm nhưng chồng thương yêu, chiều chuộng như công chúa đấy thôi.
- Chị từng nhận nuôi một bé trai cách đây nhiều năm. Cuộc sống hiện tại của cậu bé thế nào?
Con trai tôi hiện tại đã 14 tuổi. Bé vẫn sống chung nhà với tôi. Những lúc tôi bận đi diễn cháu lại qua ở với bác. Về cách giáo dục con, tôi chủ trương không dùng đòn roi để gây áp lực lên con. Mọi vấn đề trong cuộc sống, tôi để con tự quyết định. Khi con cần tư vấn hay giúp đỡ, tôi cũng sẵn sàng lắng nghe bé. Tóm lại, tôi khá thoải mái, miễn sao đừng quá đáng là được.
Nhiều người thắc mắc tại sao tôi một mực giấu hình ảnh con trai. Nếu là một người mẹ bình thường, tôi sẵn sàng chia sẻ bằng tất cả niềm hạnh phúc. Nhưng ở tình cảnh của mình, tôi hiểu việc làm của tôi là cần thiết cho con. Đời tôi đã quá khổ, tôi không muốn con trai bị tổn thương. Mọi sự khổ đau, thôi mình cứ lãnh vào người vậy.
- Chị mong mỏi cho chặng đường sắp tới của mình ra sao?
Giờ đây, tôi cảm thấy mình mới thật sự là hạnh phúc. Tôi ra đường, hài lòng và tự hào với chính bản thân mình. Tôi muốn nhấn mạnh việc chuyển giới không phải là ước mơ mà là bản năng sống - “I’m a woman”.
Có thể tôi không giàu có như nhiều người. Tôi không xe hơi, nhà lầu hay đồ hiệu, nhưng tôi thoải mái với cuộc sống của một người phụ nữ. Ngoài công việc tại trường của Xuân Lan, tôi vẫn chạy show ca hát, thỉnh thoảng đóng kịch, đóng phim khi có lời mời. Sau những phong ba, tôi thấy mãn nguyện vì nửa phần đời còn lại của mình đã có thể sống yên ổn.
Kiệt Huỳnh
Cindy Thái Tài: Tôi là bé gái bị nhốt trong cơ thể của thằng trai
Cố gồng mình để có sở thích giống con trai, Nguyễn Thái Tài khi đó xin vào đội bóng làm thủ môn nhưng mải ngắm các cầu thủ quá toàn bắt trượt.
" alt="Cindy Thài tài: Nỗi đau người chồng đã mất khiến tôi không yêu được ai" />
- ·Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- ·'Khó hiểu' với cách xử sai của Bộ Giáo dục?
- ·Điểm chuẩn dự kiến vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân
- ·Điểm chuẩn HV Ngân hàng từ 19
- ·Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- ·Khai giảng dưới mưa tầm tã
- ·Thanh Thúy bầu 7 tháng vẫn tự tổ chức sinh nhật cho Đức Thịnh
- ·Giải thưởng 1 triệu USD cho nhà giáo xuất sắc nhất thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2: Derby của Chelsea
- ·Xuân Bắc bóc phốt các diễn viên trong Táo Quân 2019