|
Cũng trong loạt bài viết của Nikkei về FPT với tiêu đề “Tham vọng của gã khổng lồ CNTT Việt Nam” được đăng tải mới đây, người đứng đầu FPT nhận định, ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam đang thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Chính phủ Việt Nam và các tổ chức trong ngành công nghiệp CNTT đã bắt đầu kế hoạch tăng gấp đôi các chuyên gia CNTT vào năm 2020. Mục tiêu nhắm đến là nhu cầu phát triển hệ thống trên toàn thế giới. Đặc biệt, tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - FPT - đang tập trung cho công tác đào tạo khoảng 10.000 kỹ sư phần mềm cho thị trường Nhật Bản.
FPT còn cố gắng đẩy nhanh tốc độ cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao vị thế của mình. Vào năm 2016, Tập đoàn FPT đã thành lập FPT Global Automotive (FGA), bộ phận chuyên nghiên cứu và phát triển xe tự hành. Trước đó, công ty cũng đã xúc tiến hợp tác cùng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Mỹ và nỗ lực thúc đẩy IoT (Internet-of-Things), Cloud.
FPT là sự kết hợp giữa công ty phát triển offshore tận dụng chi phí nhân công giá rẻ và công ty công nghệ với các kỹ thuật tiên tiến nhất. Công ty IT Việt Nam sở hữu hai yếu tố này có thể trở thành đối tác tốt nhất đối với Nhật Bản.
Chủ tịch FPT - công ty CNTT lớn nhất Việt Nam: "Đang đi trước Ấn Độ trong mảng digital"
"Digital quyết định tương lai của 15 năm tới", Chủ tịch Tập đoàn FPT, tập đoàn lớn nhất của nền ICT Việt Nam, Trương Gia Bình, người được mệnh danh là Bill Gates của Việt Nam, cho biết. Nói về Việt Nam thì thường có ấn tượng phát triển off-shore nhưng FPT đang tích cực thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ mới nhất mà trước hết phải kể đến xe tự hành. Theo ông Bình thì ngành công nghiệp ICT của Việt Nam đang thay đổi.
Xin ông cho biết xu hướng của ngành công nghiệp CNTT đang được chú trọng?
- Cụm từ “Digital Tranformation” hiện rất được chú ý. Toàn thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số và sẽ quyết định trong vòng 15 năm tới. Công ty chúng tôi đang nỗ lực tham gia vào lĩnh vực này.
Cụ thể hơn, chúng tôi đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhất mà trước hết phải kể đến IoT (Internet-of-Things), AI (trí tuệ nhân tạo) cùng với open mainframe. Đây là hai lĩnh vực mà chúng tôi đang tập trung. Chúng tôi vừa bắt kịp công nghệ mới nhất, vừa đồng hành khách hàng trong công cuộc thoát khỏi mainframe - thứ có thể là yếu tố kìm hãm quá trình số hóa (digitalization).
Tại FPT Software - công ty con của FPT, 28% doanh thu đến từ các dự án liên quan đến digital. Ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ phải đến năm 2020 mới đạt được tỷ lệ này. Chắc chắn chúng tôi đi trước Ấn Độ trong lĩnh vực digital. Tất nhiên, chúng tôi vẫn chưa hài lòng ở mức đó. Trong vòng 5 năm, 10 năm tới liệu có thể tiến gần mức 100% không? Đó vẫn còn là một thách thức với chúng tôi.
Ông có thể nêu cụ thể nội dung đầu tư vào các công nghệ tiên tiến nhất?
Nói gì đi nữa, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty chúng tôi hiện có 1.000 kỹ thuật viên xử lý các dự án chuyên ngành IoT. Tôi muốn nhanh chóng nâng con số này lên đến 10.000 người. Để đạt được điều đó thì việc cần làm không chỉ là tăng cường đào tạo các kỹ sư mới, mà còn phải làm sao để các kỹ sư hiện tại cũng có hứng thú với kỹ thuật mới.
Gần đây, chúng tôi đã tổ chức một cuộc thi phát triển của các ứng dụng liên quan đến AI, xe tự hành và đã thành công với 145 đội tham gia. Tháng 10/2017, chúng tôi muốn cho chạy thử xe tự hành tại campus của chúng tôi trên Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Chúng tôi dự định sẽ sử dụng để vận chuyển nhân viên.
" alt=""/>Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: “FPT đang đi trước Ấn Độ trong mảng digital”