Cứ chốc chốc, chị lại quay sang mắng yêu con gái nhỏ đang nằm ê a trên mặt bàn là không được gồng rồi dùng bút vẽ lên mặt con và trêu cô chuột của mẹ xinh quá. Tú Minh lúc này cũng híp mắt cười tươi tỏ ý thích thú khiến mọi người xung quanh hồ hởi theo.
"Tủi thân con mỗi dịp Tết Thiếu nhi"
Còn hơn 10 phút vở diễn mới bắt đầu, Minh Cúc ôm con gái lên phía cánh gà để bé xem mọi người biểu diễn. Ngồi tạm xuống nền, chị kể: “Con tên Tú Minh, năm nay 10 tuổi, tính ra cũng phải học lớp 5 rồi đấy cô ạ. Bệnh bại não sẽ tùy vào thể trạng, có con bị nhẹ, có con bị nặng hoặc suy nghĩ không được minh mẫn. Như con bé này là thuộc thể co cứng nhất là với khớp chân, tay và hàm của con. Do đó tôi rèn cho Tú Minh cách giao tiếp với mọi người bằng việc để con tiếp xúc với bên ngoài rất nhiều”.
Hỏi chị rằng có thường xuyên đưa con gái đến những nơi đông người và ồn ào như thế này không, chị đáp: “Không riêng gì dịp Tết Thiếu nhi mà cả Trung thu tôi cũng đưa con đến nhà hát cùng mình. Mấy năm trước khi con bé còn nhỏ và ông bà ngoại còn khỏe thì đều đi cùng để trông giúp tôi.
Nhưng vào những dịp này, mỗi khi nghe thấy tiếng trống múa lân hay tiếng nhạc to thì con rất sợ và khóc bởi thần kinh con yếu. Dù vậy, tôi cũng phải cho con tập quen dần với những điều ấy. Bởi nhiều lúc tôi đi diễn không có ai trông con mà cũng nghĩ tủi thân con bé vì 1/6 không được đi đâu trong khi lứa tuổi của con đáng được hưởng những điều đương nhiên như đi xem mẹ biểu diễn, hay vui chơi trong các ngày Lễ, Tết dành cho thiếu nhi thế này. Cho nên con bé có khóc tôi cũng phải đưa đi.
Thời gian đầu khi con chưa quen với mọi người, tôi khá vất vả khi cứ phải chạy ra chạy vào giữa sân khấu và cánh gà, thậm chí có lúc tôi bắt buộc phải để con bé khóc trong khi mình chạy ra diễn. Nhiều lúc tôi cho con nằm trong xe đẩy rồi để ở cánh gà, con bé nhìn thấy mọi người biểu diễn nó thích lắm mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những tiếng động mạnh trong vở diễn làm con sợ. Trộm vía là sau một thời gian, các cô, chú trong nhà hát cũng chơi được với con và trông con giúp tôi”.
"Nếu biết mẹ sắp đi công tác về, con luôn thức cả đêm để chờ"
Tâm sự về điều khiến một đứa trẻ như Tú Minh vui nhất, nữ diễn viên sinh năm 1986 trìu mến nhìn con gái và bảo: “Con bé vui nhất chắc chắn là khi ở bên cạnh tôi. Nhiều khi đi làm cũng sót ruột lắm, nếu đi công tác tôi không dám gọi Facetime về vì nếu con bé nhìn thấy mẹ thì chắc chắn nó sẽ khóc và quấy khiến người ở nhà trông rất vất vả.
Tôi thích trêu con bé lắm, cực kì thích cảm giác làm nó khóc rồi dỗ cho nó cười, đáng yêu lắm. Những lúc tôi tâm sự với con, nó hiểu hết đấy. Tôi cảm giác được nó thương mẹ như thế nào. Có những khi tôi đi làm về mệt hay gặp chuyện stress, mặc dù không nói ra nhưng con bé đều cảm nhận được; Hay có những hôm tôi ốm và chỉ nói một câu là “Con cho mẹ nằm ngủ 30 phút thôi” thế là con bé không quấy, chỉ nằm bên cạnh và nhìn mẹ ngủ. Hoặc lúc tôi trêu con không biết thương mẹ thế là nó mếu. Thương lắm.
Con bé rất nhạy cảm, nó thích được ôm ấp và lúc nào cũng chỉ đòi bế thôi, tuy nhiên tôi vẫn phải rèn cho con tính tự lập, khi không có mẹ ở nhà thì phải ngoan. Nhưng đúng là trẻ con, nó biết bắt nạt được ai là nó bắt nạt người ấy thôi, khi tôi không có nhà, ở với ông bà nó ngoan lắm vì biết là không làm nũng được.
Cho nên khi tôi đi làm có lúc phải trốn không cho con bé nhìn thấy, cũng không dám nói là sắp đi công tác xa vì nếu biết tôi sắp đi thì đêm hôm đó con sẽ không ngủ, thức cả đêm để hờn, để trằn trọc và thấp thỏm. Kể cả lúc sắp đi công tác về, tôi cũng không dám báo trước mà chỉ lẳng lặng về thôi bởi nếu biết mẹ sắp về là cả đêm con bé lại không ngủ, thức đến sáng để chờ mẹ về. Và đến bây giờ vẫn vậy, hàng ngày khi tôi đi làm, dù muộn mấy con cũng thức để chờ mẹ về mới chịu ngủ”.
"Mẹ luôn cố gắng để con nhận được đầy đủ tình thương"
Nhẹ nhàng nắn bóp bàn tay bé nhỏ của con gái, nữ diễn viên “Về nhà đi con” bảo rằng ngày trước con gái chị cũng có mặc cảm, vì khi có người lạ nhìn vào là bé khóc vì nhận biết được ánh mắt của người ta đang suy nghĩ về mình là như thế nào.
“Có thể con bé biết người ta đang nghĩ nó là một đứa trẻ tật nguyệt và nó không thích ánh mắt đó. Nhưng tôi vẫn đưa con đi khắp nơi cùng mình, đi chơi, đi học rồi đi làm và đi diễn hay đi tập với suy nghĩ là con tiếp xúc với bên ngoài càng nhiều thì càng tốt. Có nhiều con bệnh khác nhau thì tôi không biết là phương thức của các mẹ khác như thế nào nhưng với Tú Minh nhà tôi thì là như vậy.
Chính vì tôi đưa con bé ra ngoài nhiều nên thành ra nó bỏ được cái mặc cảm chứ còn trước đây không ai động vào nó được đâu, động vào là nó sợ rồi rụt tay, co người lại không cho sờ. Bây giờ đến nhà hát, con bé rất thích nhìn mọi người chạy đi chạy lại qua gương, hóa trang, tập tành rồi tự à ơi nói chuyện trong gương.
Vào mỗi dịp sinh nhật, tôi vẫn luôn cho con cảm nhận được đủ tình cảm của ông bà mặc dù con không có nhiều bạn bè như những đứa trẻ khác. Có năm sinh nhật con, tôi tổ chức vẫn mời các bác bên nhà nội sang nhưng bây giờ tôi và bố con bé cũng ly hôn lâu rồi, thành ra là các bác bây giờ sẽ gửi quà sang cho cháu. Tôi vẫn cố gắng cho con thổi nến sinh nhật mỗi năm, quây quần bên các anh chị em trong nhà”, chị kể.
"Con vẫn gặp bố hàng tuần"
Minh Cúc bảo hàng tuần chị vẫn gửi con sang nhà nội. Trong khi đó bà ngoại bây giờ sức khỏe không tốt trong khi các bác phải đi làm còn khi nào bà ngoại khỏe thì ông, bà vẫn trông cháu giúp chị và tối đến thì Tú Minh ở với hai bác vì mọi người đã quen với cách chăm sóc của Tú Minh rồi.
“Tú Minh vẫn thường xuyên gặp bố hàng tuần, khi sang nhà nội thì con vẫn ở với bố. Mối quan hệ giữa tôi và bố con bé hiện tại hoàn toàn tốt đẹp. Tôi nghĩ đơn giản thế này, những chuyện đã qua thì thôi, giữa chúng tôi vẫn còn một đứa con thì nên dành những cái tốt đẹp nhất cho con, dù không còn tình nhưng còn nghĩa.
Thời điểm để mà giận hờn, thù hằn nhau đã qua rồi, bây giờ chúng tôi vẫn liên lạc với nhau và nói chuyện rất bình thường, vui vẻ và không có gì gọi là khoảng cách. Bố Tú Minh cũng biết chuyện giữa tôi và bạn trai hiện tại (dancer Ngọc Thanh), anh hoàn toàn ủng hộ mối quan hệ này vì mỗi người đã có một cuộc sống riêng”.
Hỏi đến chuyện mai sau giữa chị và bạn trai, Minh Cúc cười buồn bảo chị và bạn trai chưa dự tính đến chuyện kết hôn, mặc dù bạn trai chị đã từ lâu muốn có một gia đình vì đã anh đã gần 40. Nhưng anh cũng thấu hiểu và muốn cùng chị dành hết tình cảm hiện tại cho Tú Minh.
"Khi con còn ở bên tôi lúc nào thì khi ấy tôi phải dành hết tình cảm cho con"
Nhẹ nhàng vuốt lại mái tóc cho con gái, Minh Cúc ngậm ngùi: “Không nói trước được mọi chuyện sẽ ra sao nhưng tâm lý để chuẩn bị cho sự ra đi của con bé đối với tôi đã có ngay từ khi con sinh ra rồi. Tại vì bệnh của con là như vậy và tôi biết những gì sẽ đến với con vì tôi cũng phải tìm hiểu chứ. Nhưng khi con còn ở bên tôi đến lúc nào thì khi ấy tôi phải dành hết tình cảm cho con.
Tôi là người thực tế lắm, tôi luôn đối diện thẳng với vấn đề ngay cả việc đưa con đi chữa trị cũng thế, khi các bác sĩ nói không có khả năng thì tôi sẽ dừng ngay vì mình cứ cố mà biết trước không có kết quả gì thì sẽ khiến thể xác con bị đau, tinh thần con cũng bị ám ảnh hơn thôi”.
Theo Tiền Phong
- Câu chuyện một mình nuôi con gái bị bại não của diễn viên Minh Cúc không còn xa lạ với khán giả. Mới đây, nữ diễn viên ''Về nhà đi con'' chia sẻ tâm thư nhân dịp sinh nhật con gái gây xúc động mạnh.
" alt=""/>Minh Cúc nói về con bại não: 'Nếu biết mẹ sắp đi công tác về, con luôn thức cả đêm để chờ'GS Ngô Bảo Châu viết:
"Vì nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới nên tất cả con em Việt nam phải chọn tiếng Anh làm ngoại ngữ thứ nhất? Giống như đã từng có lúc Liên xô vĩ đại là mô hình để cả nhân loại dõi theo nên tất cả trẻ con phải học tiếng Nga.
Hiển nhiên việc trẻ con có thể chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ.
Hiển nhiên trong số 5 sinh ngữ đấy phải có tiếng Trung. Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt".
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, việc học sinh được lựa chọn nhiều ngoại ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là chính sách tiến bộ. |
Sau chưa đầy 20 giờ, ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã nhận được hơn 6.000 lượt like và gần 400 lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Nhiều người chia sẻ với quan điểm của GS Ngô Bảo Châu, cho rằng, với những người học tiếng Anh thì nếu lựa chọn một ngoại ngữ thứ 2 thì tiếng Trung là lựa chọn hàng đầu.
Nickname Hoa Tran viết: "Học 1 ngôn ngữ có rất nhiều người sử dụng trên toàn thế giới thì cơ hội giao lưu nhiều lên, còn việc chọn học ngôn ngữ gì là do sở thích và nhu cầu mỗi người".
GS Hà Huy Khoái cũng chia sẻ quan điểm này, ông viết: "Nếu không là bắt buộc, mà tự chọn, thì tất nhiên càng có nhiều thứ để lựa chọn thì càng tốt thôi!"
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng tranh luận ý kiến của GS Ngô Bảo Châu ở nhiều khía cạnh.
Nickname Thanh Tran-Trong cho rằng, chính sách này không ổn vì "ai thích học thì học, không cần phổ cập".
"Từ ngày dân Ba Lan bỏ học tiếng Nga họ phát triển ầm ầm, mà vẫn buôn bán với Nga. Học để nói tiếng Tàu thì dễ, nhưng để ký hợp đồng bằng tiếng Mandarin thì rất khó. Business (kinh doanh) nên ký bằng tiếng Anh, được bảo vệ hơn" - Facebooker này lập luận.
Phản biện quan điểm Thanh Tran-Trong, nickname Qúy Hiên Lê cho rằng, Bộ GD-ĐT không hề có ý định phổ cập tiếng Trung và tiếng Nga.
"Nó chỉ là một quy định có tính chất về mặt pháp lý, để về nguyên tắc 5 tiếng đó là bình đẳng với tư cách là ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam".
"Quan điểm đó có từ cả chục năm nay rồi, và trên thực tế thì tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được dạy ở hầu hết các trường, mấy ngoại ngữ kia chỉ có gọi là thôi (nhưng khi làm đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT vẫn phải làm đủ cả 5 đề Anh, Pháp, Đức, Trung, Nga)" - Facebooker này viết.
Việc dạy thí điểm tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 kể từ năm 2017 được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị bàn về Đề án dạy và học ngoại ngữ 2020 diễn ra 17/9 đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, hiện nay các ngôn ngữ này vẫn đang được giảng dạy ở trường phổ thông từ lớp 6, và là 2 trong 5 ngoại ngữ thuộc môn thi tốt nghiệp THPT. Lần này Bộ chỉ thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục 10 năm dự kiến đưa vào giảng dạy từ năm 2017.
Lê Văn
" alt=""/>GS Ngô Bảo Châu: Học sinh được chọn ngoại ngữ để học là tiến bộMáy sử dụng chip xử lý bốn nhân cùng RAM 2GB và chạy Android 11 phiên bản Go Edition đáp ứng các tác vụ trực tuyến nhẹ nhàng. Sản phẩm cũng được trang bị camera sau 5MP có lấy nét tự động kèm flash LED cùng camera trước 2MP hỗ trợ thoại có hình.
(Ảnh: FPT Shop) |
Do mức giá bình dân nên Masstel Tab chỉ hỗ trợ kết nối Wi-Fi thay vì có thêm kết nối 3G/4G như một số máy cùng phân khúc. Thêm một điểm cộng nữa là người dùng sẽ được tặng kèm bao da bảo vệ khi mua máy.
Masstel Tab 10 WiFi dùng pin 5.000mAh, tích hợp cổng sạc USB Type C và có hỗ trợ tính năng OTG để kết nối với các thiết bị ngoại vi tương thích.
Giá tham khảo: 2.490.000 đồng
Lenovo Tab M8 Gen 2 4G
Chiếc máy tính bảng màn hình 8 inch HD của Lenovo sẽ thích hợp với người dùng ưa thích sự linh hoạt, nhỏ gọn, tiện để cầm tay sử dụng trong thời gian dài với phần thân mỏng chỉ 8,15mm.
Thiết kế cũng được chăm chút bởi mặt lưng được hoàn thiện từ kim loại cho cảm giác cầm chắc chắn hay chi tiết ống kính camera sau 5MP nổi bật với viền tròn kim loại bao quanh.
Màn hình nhỏ nhưng máy vẫn sử dụng pin đến 5.000mAh, kết hợp chip Helio A22 bốn nhân tiết kiệm năng lượng, có thể đáp ứng thời gian sử dụng liên tục đến 18 giờ sau mỗi lần sạc theo công bố của nhà sản xuất.
Đáng tiếc là do lên kệ từ cuối năm 2019 nên Lenovo Tab M8 Gen 2 4G chỉ dừng ở Android 9.0 Pie và sử dụng cổng sạc microUSB thay vì USB Type C phổ biến ở hiện tại.
Máy vẫn có thêm một số tính năng hỗ trợ như màn hình thân thiện với đôi mắt nhờ công nghệ hạn chế ánh sáng xanh và âm thanh Dolby Audio.
Tablet của Lenovo cũng hỗ trợ khay nanoSIM đáp ứng nghe, gọi kết nối 3G/4G như một chiếc điện thoại màn hình lớn.
Giá tham khảo: 2.590.000 đồng
Coolpad Tab Tasker 10 WIFI
Thoạt nhìn mẫu tablet 10 inch của Coolpad trông như một chiếc smartphone phóng to bởi lưng máy nhựa được bố trí ống kính camera ở trục giữa thay vì lệch góc như các máy tính bảng khác.
Ngoài điểm nhấn màn hình lớn đến 10 inch HD thì đây cũng là một trong số ít tablet giá rẻ được trang bị chip Qualcomm Snapdragon 215 bốn nhân đi kèm bộ nhớ RAM lên đến 3GB, thay vì chỉ 2GB như các máy khác trong bài nên hứa hẹn đáp ứng các tác vụ đa nhiệm tốt hơn đối thủ, khá phù hợp với tên gọi “Tasker”.
Coolpad Tab Tasker 10 cũng chú trọng về mặt năng lượng với pin đến 6.000mAh hỗ trợ sạc USB Type C có thể đáp ứng nhu cầu giải trí liên tục dến 8 giờ. Máy được cài sẵn Android 10, hỗ trợ kết nối Wi-Fi, và được bảo hành đến 13 tháng thay vì chỉ 12 tháng như thường thấy trên các máy tính bảng khác.
Giá tham khảo: 2.590.000 đồng
Huawei MatePad T10 4G
Có giá nhỉnh hơn, chiếc Huawei MatePad T10 4G được chăm chút với nhiều điểm cộng bên cạnh màn hình hiển thị rộng đến 9,7 inch đi kèm khả năng đa nhiệm tối ưu với tính năng Multi Window.
Về mặt hiển thị, chiếc tablet mỏng 7,85mm của Huawei hỗ trợ tính năng đọc như trên sách giấy với chế độ eBook hay chế độ Dark Mode giúp việc dùng máy ban đêm dễ chịu hơn hay tính năng hạn chế ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.
Máy cũng được trang bị hệ thống loa kép đối xứng ở hai cạnh ngang kèm công nghệ Huawei Histen 6.1 mang đến trải nghiệm âm thanh sôi động hơn. MatePad T10 sử dụng chip Kirin 710A 8 nhân kèm RAM 2GB và chạy trên Android 10 hỗ trợ tính năng Kids Corner giúp phụ huynh quản lý việc sử dụng thiết bị của con trẻ.
Việc thiếu vắng các dịch vụ mặc định của Google phần nào khiến tablet của Huawei khá kén người dùng nhưng bù lại sẽ giảm thiểu các tác vụ hệ thống chạy nền để tối ưu về năng lượng và hiệu năng của máy.
Giá tham khảo: 3.190.000 đồng
Samsung Galaxy Tab A8 T295
Galaxy Tab A8 có kích thước khá gọn, nhẹ với màn hình 8 inch HD tỉ lệ 16:10 thích hợp cầm tay để đọc sách, lướt web với vỏ kim loại chắc chắn được bo tròn ở góc và mỏng chỉ 8mm cho cảm giác dễ chịu khi dùng lâu.
Trang bị chip rồng Snapdragon 429 bốn nhân kèm RAM 2GB mang đến cho máy hiệu năng ổn định để đáp ứng nhu cầu học tập hay giải trí nhẹ nhàng với YouTube hay những tựa game phổ biến cỡ như Candy Crush, Temple Run…
Máy được trang bị phiên bản Android 11 và có hỗ trợ khay nanoSIM với kết nối 3G/4G và nghe gọi như một chiếc điện thoại. Ngoài ra, Galaxy Tab 8 có thể kết nối với các dòng TV thông minh của Samsung để xem video, hình ảnh thoải mái hơn.
Máy có pin 5.100mAh hỗ trợ qua cổng microUSB công suất tối đa 10W.
(Ảnh: Thế Giới Di Động) |
Phần camera của chiếc Galaxy Tab này cũng trội hơn đối thủ một chút với camera sau đạt 8MP – thay vì chỉ 5MP - có hỗ trợ lấy nét tự động, quay phim Full HD đi kèm chế độ chụp Chuyên nghiệp (Pro).
Giá tham khảo: 3.290.000 đồng
Thảo Trần
Báo cáo cho thấy Zalo được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều, trong khi đó, YouTube Kids bị bỏ khá xa trong top ứng dụng ưa chuộng của trẻ.
" alt=""/>Mua máy tính bảng giá rẻ cho trẻ em tựu trường