Đài truyền hình CCTV đưa tin, năm 2001, một cặp vợ chồng họ Chen bị đánh đến chết trong ngôi nhà đơn sơ của họ ở làng Thượng Phong Sơn, gần thành phố Tín Dương thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. |
Zhang (trái) được xác định là hung thủ giết hại cặp vợ chồng họ Chen ở Thượng Phong Sơn, rồi bắt cóc đứa con trai 1 tuổi của họ năm 2001. Ảnh: Weibo |
Khi công an tới hiện trường, họ phát hiện cả người vợ và người chồng đã tử vong trong vũng máu. Song, họ không thấy dấu vết nào về cậu con trai mới 1 tuổi của cặp đôi xấu số.
"Khi tôi tới hiện trường vụ án, trời bắt đầu xẩm tối, nhưng tôi nhìn thấy máu ở khắp nơi và hai người đã chết", Chen Congjun, một công an viên có mặt vào thời điểm đó kể lại.
Theo ông Chen, do không phát hiện dấu hiệu đột nhập nên ông và các đồng nghiệp suy đoán rằng các nạn nhân có quen biết hung thủ và con của họ nhiều khả năng đã bị bắt cóc. Suốt 17 năm sau đó, các nhà điều tra vẫn không xác định được nhân dạng của kẻ giết người cũng như số phận của đứa bé mất tích.
Tuy nhiên, tới năm 2018, công an bất ngờ khám phá ra sự trùng khớp ADN giữa người thân của cặp vợ chồng bị giết hại với một chàng trai 18 tuổi đang sống ở thành phố Khai Phong thuộc tỉnh Hà Nam. Kết quả điều tra về sau hé lộ, chàng trai này đã được nhận nuôi từ bé, ám chỉ đây có thể là đứa trẻ bị mất tích năm 2001.
Nghi ngờ được xác thực sau một cuộc thẩm vấn chàng thanh niên cũng như các cuộc kiểm tra ADN kỹ lưỡng hơn. Công an cũng hướng sự chú ý tới cha nuôi của chàng trai, người được nhận dạng là một bác sĩ họ Zhang, luôn đi chữa bệnh nay đây mai đó ở các khu vực nông thôn.
|
Công an đưa nghi phạm Zhang (áo vàng) trở lại thực nghiệm hiện trường. Ảnh: Weibo |
Sau khi tiến hành điều tra, cảnh sát phát hiện, Zhang từng làm việc ở Thượng Phong Sơn vào thời điểm vợ chồng Chen bị sát hại. Lời khai của các nhân chứng cũng khiến Zhang trở thành nghi phạm chính.
Theo đài CCTV, trong lúc bị thẩm vấn, Zhang rốt cuộc cũng thú nhận tội và bị bắt giam ngay sau đó. Ông ta hiện đang trong trại tạm giam chờ ngày ra hầu tòa.
Người sốc nặng và bị tổn thương nhất trong vụ án có lẽ là đứa con trai của các nạn nhân.
Bị hung thủ giết cha mẹ đẻ bắt đi từ năm 1 tuổi nên gần 20 năm qua, chàng trai đã yêu thương cha nuôi mà không hay biết sự thật khủng khiếp. Sau khi Zhang bị bắt giữ, chàng trai đã được đoàn tụ với họ hàng và trở về sống với họ. Danh tính của em hiện vẫn được giữ kín.
Tuấn Anh
" alt=""/>Bi kịch chàng trai làm con nuôi kẻ giết cha mẹ đẻ 17 năm không biết
Với bản án tử hình và chịu thi hành án ngay, Triệu Lê Bình là quan chức cấp cao đầu tiên trực tiếp giết người và là quan chức cấp tỉnh đầu tiên nhận hình phạt cao nhất kể từ khi Trung Quốc mở chiến dịch chống tham nhũng "Đả Hổ, diệt Ruồi, săn Cáo". |
Triệu Lê Bình |
Tân Hoa xã đưa tin, Triệu Lê Bình, sinh năm 1951, bị Tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây tuyên án tử hình hồi tháng 11/2016 vì phạm các tội cố ý giết người, nhận hối lộ, tàng trữ trái phép vũ khí và thuốc nổ. Ngoài ra, ông này còn bị tước bỏ các quyền chính trị và phải sung công số tài sản cá nhân trị giá 2 triệu Nhân dân tệ.
Quan tham này sau đó kháng án lên Tòa án Nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Sơn Tây nhưng không thành. Đến cuối tháng 5/2017, Triệu Lê Bình đã phải chấp hành án tử hình tại Tòa án Nhân dân Trung cấp thành phố Thái Nguyên.
Theo hồ sơ tòa án, Triệu Lê Bình đã lợi dụng chức quyền khi giữ chức Giám đốc Công an Nội Mông (2005-2012) để trục lợi từ các hợp đồng kinh tế, bổ nhiệm chức vụ cho người thân, và nhận hối lộ tổng cộng 23,68 triệu Nhân dân tệ. Sau đó, vào tháng 3/2015 khi đang là Phó Chủ tịch Chính hiệp Khu tự trị Nội Mông Cổ, Triệu Lê Bình đã bắn chết một người phụ nữ họ Lý - chủ một cửa hàng quần áo ở thành phố Xích Phong thuộc khu tự trị này.
|
Triệu Lê Bình và tình nhân họ Lý |
Tình tiết gây chú ý nhất là nạn nhân chính là người tình của kẻ thủ ác. Cụ thể, vào tối ngày 20/3/2015, Triệu Lê Bình hẹn đón cô Lý, 28 tuổi, và khi họ gặp nhau, ông ta bắn hai phát súng, Nạn nhân bỏ chạy và gọi điện cầu cứu nhưng Bình vừa đuổi theo vừa bắn cho tới khi cô này chết hẳn. Sau đó, Triệu Lê Bình nhét xác nạn nhân vào cốp xe Audi chở đến ngôi làng ven núi cách đó 10km rồi đổ xăng đốt xác phi tang.
Có tới 500 cảnh sát được điều động tới hiện trường để điều tra vụ trọng án. Khám nghiệm hiện trường, họ phát hiện 2 khẩu súng ngắn giấu trong hốc đá gần đó. Với hình ảnh camera trích xuất từ khu vực gần hiện trường, cảnh sát nhanh chóng phát hiện ra kẻ thủ ác chính là sếp họ.
Khi bị cảnh sát bắt, trên người Triệu Lê Bình vẫn còn dính máu, trên xe có súng, dao và một số vật chứng khác. Sau đó, khi khám nhà và nơi làm việc của Bình, công an đã thu được 2 khẩu súng cùng 49 viên đạn và 91 kíp nổ.
|
Triệu Lê Bình tại tòa. |
Nguyên nhân gây án của Triệu Lê Bình không được công bố chính thức, nhưng dư luận cho rằng ông này truy sát người tình để bịt miệng, vì cô này biết quá nhiều những việc làm sai trái của ông ta và muốn khai báo với cơ quan công an. Tuy nhiên, cũng có tin cho rằng Triệu Lê Bình từng viết giấy nợ ghi ngày 25/2/2015 với nội dung "Tôi nợ cô Lý 3 triệu Nhân dân tệ, hạn trả vào ngày 8/3, nếu chậm sẽ tính lãi 20%".
Triệu Lê Bình được nhiều người biết đến với 3 giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 1996, với tác phẩm "Hiện trạng và tương lai phát triển của tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc". Ông ta là nhà văn với bút danh Kiều Mộc, đã xuất bản 3 cuốn tiểu thuyết, 4 tập thơ, 8 cuốn tản văn, bút ký, một kịch bản văn học và 3 lần đoạt giải thưởng toàn quốc.
Thanh Hảo
" alt=""/>Quan tham TQ bắn chết người tình rồi đốt xác phi tang
Năm 2018 đánh dấu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gần đi được nửa chặng đường.Ông Trump vô tình để lộ bí mật về đặc nhiệm Mỹ
Tiết lộ vận tốc thực của vũ khí Nga khiến Mỹ 'bất lực'
Sau năm cầm quyền đầu tiên với nhiều bỡ ngỡ như một "người tập sự” gây tranh cãi, năm 2018 trôi qua để lại ấn tượng về một nhà lãnh đạo ngày càng quyết đoán trong triển khai các chính sách đối nội và đối ngoại với khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên".
Những chuyển động mạnh mẽ của nước Mỹ trong năm 2018 dưới sự điều hành của Tổng thống Trump đã tạo ra nhiều thay đổi, không chỉ trong nội bộ nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn trên bình diện toàn cầu.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Có thể nói, 2018 là một năm đầy biến động về chính trị nội bộ của Mỹ với hàng loạt sự kiện xảy ra, mà nổi bật nhất là sự ra đi của nhiều quan chức chính quyền cấp cao. Trên con đường biến mục tiêu "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" thành hiện thực, Tổng thống Trump sẵn sàng "trảm tướng", kể cả những người được ông đích thân lựa chọn.
Danh sách này có nhiều nhân vật "máu mặt" như Cố vấn An ninh quốc gia H.R. McMaster, Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Cựu Chiến binh David Shulkin, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions...
Ngoài ra, Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly và Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke dự kiến sẽ rời nhiệm sở vào cuối năm, còn Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ từ chức ngay đầu năm 2019. Bên cạnh đó, còn hàng loạt phụ tá ở cấp thấp hơn phải nghỉ việc hoặc thuyên chuyển theo yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng.
Theo Viện nghiên cứu Brookings, hơn 60% phụ tá hàng đầu của Tổng thống Trump đã mất việc làm trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, một tỷ lệ vượt trội so với 5 đời tổng thống trước đó. Tổng cộng có 10 bộ trưởng bị cách chức, nhiều hơn các đời tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama cộng lại trong 2 năm đầu nhiệm kỳ.
Các động thái “thay ngựa giữa dòng” nhằm củng cố quyền lực này cho thấy những mâu thuẫn khó hàn gắn trong nội bộ chính quyền Tổng thống Trump, cũng như sự thiếu kiên nhẫn ngày một tăng của ông với các cố vấn “dám cản trở” các chính sách được ông đưa ra từ lúc tranh cử nhằm thực hiện những mục tiêu xuyên suốt nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, tính chất “thiếu ổn định” của chính quyền phần nào cũng ảnh hưởng tới việc thực thi các chính sách của Tổng thống Trump cả về đối nội lẫn đối ngoại. Đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến đảng Cộng hòa của ông Trump mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay phe Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 vừa qua.
Dấu ấn lớn nhất và không thể tranh cãi của ông Trump trong năm 2018 thể hiện trên lĩnh vực kinh tế-thương mại. Bất chấp những tác động tiêu cực của thiên tai như bão lụt hay cháy rừng, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Trump, đạt mức kỷ lục 4,2% trong quý 2 và cả năm ước đạt 3% (ngang với mục tiêu đề ra lúc vận động tranh cử).
Tỷ lệ thất nghiệp công bố đầu quý tư giảm xuống còn 3,7% (thấp nhất từ tháng 12/1969), lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đang ở mức cao nhất trong 18 năm, lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ đang tiến gần ngưỡng kỷ lục, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiến hành 4 đợt tăng lãi suất, dựa trên các đánh giá tích cực về "sức khỏe" nền kinh tế Mỹ.
Đặc biệt, lĩnh vực kinh tế đối ngoại chứng kiến sự quyết liệt của ông chủ Nhà Trắng. Quan điểm nhất quán của ông kể từ lúc tranh cử là Mỹ đang bị các đối tác thương mại lợi dụng và việc áp dụng những chiến thuật cứng rắn, trong đó có các đòn thuế quan, sẽ buộc các nước khác phải xuống thang đàm phán, đi đến nhượng bộ.
Năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục đẩy mạnh chính sách bảo hộ thương mại thông qua việc gây sức ép tối đa lên các đối thủ và đối tác, trong đó có áp đặt các mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD, cũng như với nhôm và thép nhập khẩu...
Những động thái trên đã làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại quốc tế, buộc các nước phải có những điều chỉnh theo Mỹ. Trên thực tế, đa số các nước nằm trong "danh sách đen" khiến Mỹ bị thâm hụt thương mại lớn đều đang tìm cách tăng cường mua hàng hóa của Mỹ, giảm bớt các hàng rào thuế quan.
Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc đều đã có những nhượng bộ lớn; Mexico và Canada chấp nhận Thỏa thuận Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) tồn tại từ năm 1994 để có thể duy trì quan hệ thương mại với Mỹ.
2018 còn là năm chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới chính thức bùng nổ, trong bối cảnh "người khổng lồ châu Á" Trung Quốc đã từ bỏ chính sách "giấu mình chờ thời" và trỗi dậy mạnh mẽ, đe dọa soán ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ, thực sự là “rào cản” trực tiếp với giấc mơ "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Quan hệ Mỹ-Trung có lúc căng thẳng tới mức “chạm đáy”, chiến tranh thương mại lan sang các lĩnh vực khác, mang hơi hướng của Chiến tranh Lạnh. Dư luận cho rằng đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu của cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 cường quốc.
Những chuyển động trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm qua tác động mạnh tới cục diện tình hình thế giới. Nổi bật nhất là Tổng thống Trump đã có 2 cuộc gặp quan trọng với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore vào tháng 6 và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phần Lan hồi tháng 7.
Việc lần đầu tiên ông chủ Nhà Trắng tiếp xúc trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên đánh dấu sự đảo chiều trong cách tiếp cận của Washington với Bình Nhưỡng, có thể nói đã tác động tích cực đến cục diện an ninh trên bán đảo Triều Tiên và châu Á.
Trong khi đó, cuộc gặp với Tổng thống Nga cũng tạo cơ hội quan trọng để làm dịu đối đầu Nga-Mỹ nói riêng và Nga-phương Tây nói chung. Không chỉ ghi dấu ấn, hai cuộc gặp giữa Tổng thống Trump với các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Nga còn được xem là động thái thể hiện vị thế và vai trò cường quốc có trách nhiệm của Mỹ trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, với quan điểm thực dụng, đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục rút khỏi các thể chế đa phương như Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Thỏa thuận hạt nhân Iran, dọa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga… Việc Washington rút khỏi các tổ chức quốc tế đặt ra dấu hỏi về vai trò của Mỹ, đồng thời tạo ra thách thức nghiêm trọng tới trật tự thế giới vốn được định hình từ lâu.
Năm 2019 đang đến gần với những bộn bề lo toan của ông chủ Nhà Trắng, trong bối cảnh phe Dân chủ vừa tái lập thế cân bằng tại Quốc hội khi giành lại quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, đe dọa cản trở việc phê chuẩn các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Một mặt, đảng Dân chủ sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề đối nội, nỗ lực thúc đẩy cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, khả năng Tổng thống Trump và cộng sự móc ngoặc với Nga, các bê bối của quan chức chính quyền... để làm mất uy tín phe cầm quyền trước cuộc bầu cử 2020, thậm chí không loại trừ khả năng luận tội Tổng thống.
Mặt khác, giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa có một sự đồng thuận hiếm hoi trong việc áp dụng chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Triển vọng cải thiện quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tùy thuộc vào tiến trình đàm phán, cũng như “sự nhượng bộ” của Trung Quốc. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga hay Triều Tiên nhiều khả năng được giữ nguyên, thậm chí còn gia tăng, một phần bởi tình trạng rối ren hiện nay trên chính trường Mỹ.
Năm 2018 ghi nhận những kết quả ấn tượng về đối nội và đối ngoại trong năm cầm quyền thứ hai của Tổng thống Trump nhằm phục vụ “Nước Mỹ trước tiên”, song cũng cho thấy ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn nửa cuối nhiệm kỳ trôi qua suôn sẻ, cũng như thực hiện mục tiêu giành thắng lợi trong tổng tuyển cử 2020.
Theo Baotintuc
Ông Trump tiết lộ số tiền khủng Mỹ dùng "chống lưng" Israel
Trong cuộc trò chuyện với báo chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiết lộ số tiền khổng lồ Washington tài trợ cho Israel mỗi năm.
" alt=""/>Những chuyển động bước ngoặt của nước Mỹ