Hội thảo chuyển giao công nghệ thẩm mỹ chỉ sinh học tại Dr. Huệ Clinic & Spa
Sự kiện có sự tham gia của đội ngũ bác sĩ trong lĩnh vực thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, tại hội thảo lần này, Dr. Huệ đã ký kết chuyển giao công nghệ chỉ sinh học cùng hãng chỉ thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc White Medience.
Với sự hợp tác này. Dr. Huệ đã mang về cho người Việt yêu thích làm đẹp một trong những công nghệ thẩm mỹ hiện đại không xâm lấn được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Chỉ sinh học có thành phần cấu tạo từ protein, lành tính và an toàn với cơ thể. Khi được đưa vào da bằng dụng cụ chuyên biệt, các sợi chỉ (bó chỉ) sẽ được cố định tạo thành một mạng lưới vững chắc, củng cố và tái tạo lại cấu trúc của da, giúp căng da mặt hiệu quả. Đồng thời các sợi chỉ này cũng kích thích tăng sinh collagen đem lại tác dụng xóa mờ nếp nhăn, làm đầy vùng da chùng nhão và chảy xệ.
Bên cạnh đó, chỉ sinh học cũng được ứng dụng trong việc nâng mũi. Khi các bó chỉ được đưa vào vùng mũi sẽ ở vị trí cố định, không di chuyển, phát huy “nhiệm vụ” định hình dáng mũi. Ngay lập tức, chỉ sinh học sẽ tạo hiệu ứng kéo quanh mũi, mang đến tác dụng thu gọn đầu mũi lớn, thon cánh mũi thô to, nâng đỡ vùng mô da giúp sống mũi thẳng, tạo dáng S-line tự nhiên.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là được tiến hành nhanh chóng, không dao kéo, không để lại sẹo, không tốn thời gian nghỉ dưỡng và cho hiệu quả tức thì.
Ngoài Hàn Quốc, công nghệ chỉ sinh học này đã được ứng dụng thành công và rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Colombia, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nay đã đặt chân đến Việt Nam.
Mọi thông tin chi tiết về công nghệ thẩm mỹ chỉ sinh học, bạn có thể liên hệ:
Dr. Huệ Clinic & Spa
Hotline: 1900.636.654 – 028.73.081.281
Địa chỉ: 278/8 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
Website: https://drhueclinic.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DrHueClinicSpa/
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’
- Chủ quan
Trong khi các sinh viên khác đã về quê nghỉ hè, Doãn Thị Trang ( sinh viên năm 4, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) vẫn đang ở lại trường để học môn Thể dục. Đây là lần thứ 4 Trang đăng ký nhưng mới chỉ qua được 2 môn. Để có thể ra trường đúng hạn, Trang phải qua được kì hè và phải học thêm 1 môn nữa vào năm học mới.
Sinh viên ở lớp học Thể dục tại KTX Mễ Trì (ĐHQG Hà Nôi) Học kỳ hè chỉ kéo dài hơn 1 tháng, do đó mỗi tuần Trang học 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 4 tiết. Thời gian còn lại, Trang tranh thủ đi thực tập tại các phòng khám. Cô bạn chia sẻ: "Ngay kỳ học Thể dục đầu tiên ở đại học, mình đã bị trượt, thực sự lúc đấy khá là sốc. Suốt năm cấp 2, cấp 3 mình đều qua môn Thể dục một cách dễ dàng, thậm chí còn được điểm cao. Nhưng không ngờ lên đại học lại khó qua môn đến vậy."
Mặc dù trên các diễn đàn sinh viên đã có rất nhiều bài viết "cảnh báo" về việc trượt thể dục ở đại học, thế nhưng nhiều sinh viên vẫn tỏ ra thờ ơ và chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.
"Hầu như thầy cô chỉ hướng dẫn bài tập trong 30 phút đầu, thời gian còn lại sinh viên sẽ tự luyện tập. Thời gian này bọn mình tập rất uể oải, chỉ được dăm mười phút đầu rồi bắt đầu nói chuyện, trêu đùa nhau. Chẳng mấy ai thực sự tập nghiêm túc cả." -Trang chia sẻ thêm.
Nếu như trước đây, việc trượt các môn chính như Triết học, Toán Cao cấp,… là điều bình thường thì nay việc trượt môn Thể dục lại trở nên phổ biến. Đặc biệt, ngoài thời gian học chính khóa, nhiều trường đại học mở thêm những lớp học Thể dục 7 tuần, kì hè, bổ sung…để phục vụ cho lượng lớn sinh viên đăng ký học liên tục, tránh trường hợp bỏ lỡ kỳ học, ra trường muộn.
Thông báo bổ sung thêm các lớp học Thể dục của Giảng viên Phòng đào tạo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG Hà NộiBên cạnh những lợi ích đem lại thì việc bổ sung lớp học Thể dục liên tục khiến cho nhiều sinh viên tỏ ra xem nhẹ môn học này.Bởi nếu trượt kỳ này, các bạn có thể học thêm kỳ bổ sung mà vẫn kịp ra trường. Có sinh viên còn cho rằng: "Trượt một môn là bình thường".
Theo Th.S Hoàng Hoài Nam ( rưởng bộ môn cơ bản Khoa Giáo dục thể chất, Trường Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp) : "Sinh hiện nay đa số sợ môn Thể dục và có thái độ thờ ơ đối với môn học này. Vì vậy mặc dù yêu cầu rất thấp nhưng kết quả đạt được thường không cao và chủ yếu chỉ để qua môn."
Không chỉ trượt vì bài kiểm tra không đúng yêu cầu, kỹ thuật mà còn vì đi muộn, nghỉ quá số tiết quy định. " Kỳ học đầu tiên không biết quy định thời mưa cũng phải đến điểm danh nên mình đã bỏ lỡ 2 buổi, và thêm 1 buổi ngủ quên.Thế là bị trượt khi còn chưa được thi cuối kỳ "-L.V.Q (sinh viên năm 2, ĐH Vinh) cho biết.
Đăng kí môn học không phù hợp với bản thân
Sức khỏe là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện giáo dục thể chất. Và Giáo dục thể chất có tác động tích cực tới sức khỏe của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đối với sinh viên có thể lực yếu hay không có năng khiếu thể dục thì việc học môn Giáo dục thể chất là "cơn ác mộng" vì phải rất vất vả để có thể vượt qua điểm trung bình khi phải thi kết thúc môn học vào cuối kỳ.
Nguyễn Linh (sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) chia sẻ rằng: "Mình đã học lại 3 lần môn bóng rổ và sẽ ra trường muộn so với dự kiến." Cô nàng cho biết vì sức khỏe yếu hay ốm vặt nên nghỉ quá số buổi dẫn đến trượt môn. Linh sẽ phải ra trường muộn hơn 1 kỳ so với dự kiến để hoàn thành nốt môn thể dục.
Một số trường đại học đã có phương án đào tạo thể chất riêng cho những sinh viên có vấn đề sức khỏe nhưng phải có xác nhận của bệnh viện,… Còn đối với những trường hợp nhẹ thì vẫn sẽ đào tạo như bình thường. Chính vì thế nên sinh viên cần phải hoạt động và tập thể dục mỗi ngày để phù hợp với cơ thể sẽ phục vụ tốt cho học tập.
Bài thi cuối kỳ của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân (Nguồn: Tiểu Linh Nhi)Bên cạnh đó, việc đăng ký môn học phù hợp với bản thân cũng góp phần nâng cao hiệu quả của môn Thể dục. Hiện nay, đa số các trường đại học đều chọn phương án đào tạo tín chỉ rất linh hoạt cho các bạn sinh viên lựa chọn môn đăng ký. Tuy nhiên để có môn học phù hợp cho mình thì phải cạnh tranh khá gay gắt, đặc biệt ở các môn thể chất.
" Có rất nhiều bạn " ôm môn" mỗi khi đăng ký tín chỉ, sau đó bán cho những bạn chưa đăng ký được hoặc cần học để ra trường với giá rất cao. Điều đó khiến nhiều bạn bất mãn và vẫn cố học môn mình không thích"- Trang chia sẻ thêm.
Hoàng Thùy (Sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: " Mỗi khi đăng ký học đầu tiên là phải tranh đấu môn thể dục. May mắn thì đăng ký được môn dễ với bản thân còn không sẽ phải gắng học các môn khác." Việc các bạn thay thế các môn khác không phù hợp với bản thân cũng là trở ngại cho quá trình học.
Cũng như Thùy, có không ít sinh viên gặp khó khăn ở môn thể dục vì không đăng ký được môn học phù hợp với năng lực cũng như ngoại hình của bản thân. Thế nên không khó để bắt gặp hình ảnh những sinh viên có chiều cao hạn chế nhưng vẫn phải học bóng rổ.
"Sự hứng thú, yêu thích luôn cần ở bất cứ một môn học nào và Thể dục cũng không ngoại lệ. Tích cực học Thể dục không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn tránh ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên", thầy Hoài Nam chia sẻ thêm.
Mỗi kỳ học trôi qua, số lượng sinh viên không qua môn Giáo dục thể chất càng nhiều. Thể dục trở thành một trong những môn thuộc top đầu môn học mà sinh viên dễ trượt nhất sau Triết học, Toán cao cấp, Tiếng Anh. Qua đó cho thấy, việc học Thể chất rất cần được cân bằng với các yếu tố giải trí, thư giãn đối với sinh viên.
Phạm Ly - Nguyễn Thương
Thiếu trầm trọng khuôn viên, lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất?
Đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt.
" alt="Học thể dục ở đại học, dễ trượt vì sao?" /> - Từ chối học Harvard, tốt nghiệp Yale, người đàn ông trở thành vô gia cư
Ông Pleasants có cả máy tính xách tay và điện thoại di động. Ông dành nhiều thời gian trên thư viện, internet và luôn có mặt trong các sự kiện diễn ra ở khu vực.
Để duy trì cuộc sống, ông Pleasants tìm hiểu những nơi cung cấp bữa ăn miễn phí và sắp xếp chúng thành một lịch trình cụ thể.
“Có một số nhà thờ chuyên cung cấp những bữa ăn miễn phí hay một tủ đựng thức ăn được đặt cho những người vô gia cư. Tôi tự tìm hiểu những nơi đó và lên lịch trình cụ thể”, ông giải thích.
Khi được hỏi liệu Pleasants có bị bệnh tâm thần hay không, anh trai ông cho biết: "Tôi nghĩ rằng Pleasants đã từng bị trầm cảm. Pleasants có thể đã trải qua giai đoạn căng thẳng cực độ, nhưng rồi sau đó, Pleasants đã bắt đầu tự đấu tranh với bản thân để bước tới giai đoạn lạc quan, kiên cường và tràn đầy năng lượng”.
“Gia đình chúng tôi cũng đã cố gắng rất nhiều để giúp Pleasants. Thậm chí chúng tôi còn có ý định đưa Pleasants đến sống cùng với cha chúng tôi hiện 86 tuổi ở San Antonio, nhưng Pleasants không chấp nhận”.
Ông Pleasants cùng mẹ trong ngày tốt nghiệp tại Yale
Hiện tại ông đang là người vô gia cư trên vỉa hè Los Angeles.
“Tôi đã thất bại, cho nên tôi sẽ cố gắng vượt qua nó chứ không phải tiếp tục sống bám víu vào người khác”, ông Pleasants lý giải.
Khi được hỏi làm thế nào để thoát ra khỏi cuộc sống như hiện tại, ông Pleasants thể hiện sự tự tin vốn có: “Tôi sẽ bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ một lần nữa”, ông nói và nở một nụ cười.
Trường Giang (Theo CNN)
Thủ khoa quyết bỏ đại học đi làm thuê, ĐH Công nghiệp HN tìm cách "giữ"
Trúng tuyển vào một trường đại học có quy mô tuyển sinh 7.000 sinh viên mỗi năm với số điểm thủ khoa, chàng trai hiếu thảo Nguyễn Đình Sinh định nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền giúp mẹ chữa bệnh.
" alt="Từ chối học Harvard, tốt nghiệp Yale, người đàn ông trở thành vô gia cư" /> - Qua những câu chuyện, cái nhìn đa chiều, nhiều màu sắc về các khía cạnh của xã hội, cuốn sách là 1 tuyên ngôn "chúng tôi viết về chúng tôi" tự tin và trí tuệ của lứa tuổi 10x. Cuốn sách cũng mở ra cơ hội để các bậc phụ huynh bước vào thế giới của con em mình và bất ngờ trước sự trưởng thành của các bạn trẻ.
Trung tâm tư vấn và phát triển tài năng - GATE Center của Vinschool đã tạo điều kiện cho các em học sinh thực hiện một dự án xuất bản sách quy mô lớn. Cuốn sách có tựa đề: “So That I Will Roar You Gently” (tạm dịch: Như thế, tôi sẽ gầm lên một cách êm dịu), được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ Tiếng Anh.
Cuốn sách “So That I Will Roar You Gently” do các em học sinh trung học Vinschool viết hoàn toàn bằng Tiếng Anh Trong vòng 3 tháng, nhóm 11 tác giả trẻ đã viết và hoàn thiện tác phẩm của mình. Ngoài những tác phẩm viết, nhiều em còn thể hiện tài năng hội họa thông qua các bức vẽ minh họa ấn tượng cho chính các tác phẩm của bạn mình.
Được chia làm 3 chương với 13 mẩu chuyện nhỏ, So That I Will Roar You Gently gồm những mẩu chuyện nhỏ xoay quanh cuộc sống và tâm tư những bạn trẻ đang tuổi cắp sách tới trường về các vấn đề xung quanh, từ trường lớp, gia đình, đến cộng đồng xã hội.
Nhóm tác giả giao lưu cùng độc giả trong buổi ra mắt cuốn sách “So That I Will Roar You Gently” Những người làm giáo dục luôn đề cao sự sáng tạo, coi sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục. Mặc dù vậy, đôi khi chính thầy cô, những người làm giáo dục lại chưa thực sự lắng nghe tiếng nói của học sinh về vấn đề này.
Trong tác phẩm “Do Vietnamese Schools Kill Creativity?”, học sinh Nguyễn Duy Quân đã bày tỏ quan điểm của mình về việc cần cải cách giáo dục, đồng thời đưa ra những mong muốn thay đổi tại trường học để có thể phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Hay trong câu chuyện “I don’t know what I want”, Trần Đức Toàn đã thể hiện nỗi lo âu về một thế hệ trẻ người Việt sẽ trở nên thụ động trong việc tư duy và thiếu quyết đoán thông qua việc quan sát hành vi và suy nghĩ của các bạn mình tại một quán cà phê - một địa điểm điển hình dành cho giới trẻ.
Hà Khánh Phương lại mạnh dạn đưa ra quan điểm ngược lại trong tác phẩm “What others think of us”. Người lớn hay người nước ngoài thường có định kiến tiêu cực về học sinh Việt Nam, nhưng việc chứng thực định kiến ấy đúng đến đâu, đúng ở mức nào thì có lẽ chưa ai chỉ ra được. Với góc nhìn trong sáng, tác giả đã chỉ ra sự thật bị che giấu đằng sau những định kiến tiêu cực đó, mang đến một cái nhìn tích cực hơn về người trẻ Việt, như chính Khánh Phương và bạn bè của cô ấy.
Độc giả hào hứng với những cuốn sách mới mua tại lễ ra mắt sách. Toàn bộ số tiền bán sách sẽ được sử dụng cho mục đích từ thiện Như những bước đi nhỏ, những tiếng nói cá nhân với mong muốn dần tìm kiếm tiếng nói chung, sự tôn trọng giữa các thế hệ; xóa bỏ định kiến, những lo lắng mà người lớn đặt lên vai con trẻ, “My Bag”, “Fish versus Fishing: Forms of Aid for Vietnam’s Struggling Farmers”, “Funny Medicine”, “10,000 hours” mang theo những thắc mắc cần được lắng nghe, thấu hiểu và giải đáp của các bạn trẻ.
Các bạn đã để tâm nghiên cứu từ chiếc ba-lô mang đi học mỗi ngày có trọng lượng như thế nào là hợp lý, đến những mối quan tâm lớn hơn - những thứ đang ngày càng tác động tới cuộc sống của người dân ở đất nước chúng ta và tìm cách giúp đỡ những người nông dân một cách hiệu quả.
Không những thế, các bạn còn đề cập đến những vấn đề mang hơi thở khoa học nhưng có ý nghĩa cá nhân, như giá trị của nụ cười với sức khỏe, các mối quan hệ và niềm vui sống; đến việc muốn trở thành một chuyên gia cho lĩnh vực, nghề nghiệp nào đó bạn phải trải qua “10.000” giờ tập luyện như thế nào.
Mang theo sự bỡ ngỡ trong hành trình lớn lên về mặt nhận thức, sự lo lắng khi có những thay đổi về tâm lý, các bạn trẻ cũng dần trưởng thành hơn để thể hiện những quan điểm riêng của mình về tình yêu, cho đến tình cảm gia đình, nỗi niềm của những đứa trẻ xa nhà; “Colors”, “Where All the Wind Blows”, “Someone in the Crowd”, “Teaching Them a Lesson”, “Far from Home” chính là tiếng thì thầm của các tác giả mong muốn được bày tỏ ý kiến, được thấu cảm và chia sẻ từ người lớn.
So That I Will Roar You Gently gồm những mẩu chuyện nhỏ xoay quanh cuộc sống và tâm tư những bạn trẻ đang tuổi cắp sách tới trường Thông qua dự án, nhóm tác giả trẻ cũng hy vọng có thể truyền cảm hứng làm những điều ý nghĩa, tốt đẹp cho cuộc sống bằng việc sử dụng toàn bộ doanh thu bán sách cho mục đích từ thiện.
Cuốn sách là lời thì thầm của các tác giả mong muốn được bày tỏ ý kiến, được thấu cảm và chia sẻ từ người lớn. “So That I Will Roar You Gently được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh đã khẳng định thành công bước đầu của việc khơi dậy sự sáng tạo, tài năng của các các em học sinh Vinschool. Là đơn vị đi đầu, tiên phong dẫn dắt xu hướng đổi mới giáo dục tại Việt Nam, Vinschool đang từng bước chuẩn bị cho học sinh của mình có khả năng đáp ứng được các yêu cầu liên tục thay đổi của tương lai, hội nhập với thế giới.
Được thành lập bởi Vinschool với sứ mệnh “Ươm mầm tinh hoa”, Trung tâm Tư vấn và Phát triển Tài năng - GATE Center có chức năng tìm kiếm, sàng lọc và chọn lựa những học sinh có Tài năng ở nhiều lĩnh vực để từ đó xây dựng lộ trình phát triển cá nhân phù hợp với từng em học sinh. Tất cả chương trình xây dựng cho học sinh tại Trung tâm GATE đều được Vinschool tài trợ hoàn toàn với mong muốn giúp các em phát huy tối đa tài năng của mình.
Link đặt mua sách: https://bit.ly/2MCkfCl
Minh Tuấn
" alt="Ra mắt cuốn sách đầu tay viết bằng tiếng Anh của HS Vinschool" /> - - Vợ chồng tôi kết hôn khi tuổi hai đứa cũng đã muộn màng. Tôi ngoài 40, còn cô ấy cũng qua tuổi “băm”. Được gia đình hai bên vun vén, cộng với học thức tương xứng, nên chúng tôi dễ dàng có cảm tình với nhau rồi tiến đến hôn nhân.34 tuổi ế rồi mà còn làm cao" alt="Nhắn tin với trai lạ đến khuya, vợ tôi vẫn khẳng định mình không ngoại tình" />
- - Cháu Trần Ngọc Chiến (5 tuổi) ở khu 12, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đang phải chống chọi lại với bệnh tim bẩm sinh và đục thủy tỉnh thể. Vì bệnh tật, khó khăn nên mẹ cháu đã ruồng bỏ hai bố con đi biền biệt.
TIN BÀI KHÁC:
Số phận nghiệt ngã của ông lão bệnh tật" alt="Bé 5 tuổi bị tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể không tiền chữa bệnh" /> - - Quỹ bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn của báo VietNamNet đã làm thủ tục chuyển số tiền: 76,201,500 đồng đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà bạn đọc đã gửi về quỹ trong thời gian qua.
Người nhận
Địa chỉ
Số tiền
Quỹ UH Em Hảng A Sơn ở Yên Bái - MS 2016.111
Anh Hảng A Vàng, bản Phìng Hồ, Xã Dế Xu Phingf Huyện Mù Căng Chải, Tỉnh Yên Bái
24,005,000
Quỹ UH Em Trần Thu Hằng ở Thái Bình - MS 2016.117
Chị Ngô Thị Lụa, Xóm 8, Xã Phương Công, Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình
14,105,000
Quỹ UH bé Nguyễn Minh Tâm con Anh Nguyễn Minh Hiền - MS 2016.114
Anh Nguyễn Minh Hiền( 37E/3D Khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, Bình Dương
12,385,000
Quỹ UH Anh Trần Bá Sâm - MS 2016.110
Chị Nguyễn Thị Lam( vợ anh Sâm) Xóm 1, Xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
11,455,000
Quỹ UH bé Nguyễn Thị Thu Thủy ở Quảng Ninh - MS 2016.113
Chị Đào Thị Linh, tổ 4, Khu Bạch Đằng, Huyện Cẩm Phả, Quảng Ninh
6,755,000
Quỹ UH Bé Quách Thị Minh Phượng con anh Quách Ngọc Thơ - MS 2016.104
Anh Quách Ngọc Thơ, trọ tại A4/53K ấp 1, Xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM
3,181,500
Quỹ UH Cha con Anh Nguyễn Văn Lâm - MS: 2016.100
Chị Phan Thị Nghiệp ấp Phước Thọ A, Xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng
2,005,000
Quỹ UH Chị Nguyễn Thị Thắm ở Hưng Yên - MS: 2016.101
Chị Nguyễn Thị Thắm Thôn Ngọc Trúc, Xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên
905,000
Quỹ UH Em Trần Ngọc Phát con anh Trần Ngọc Loan - MS: 2016.088
Anh Trần Ngọc Loan, Thôn Hiển Văn,xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
705,000
Quỹ UH Chị Trần Thị Luyến ở Nam Định - MS: 2016.096
Chị Trần Thị Luyến Xóm Xuân Hoành, Xã Giao Xuân, Huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định
700,000
Tổng cộng
76,201,500
Phóng viên tại các địa phương của VietNamNet sẽ sớm chuyển đến tận tay các hoàn cảnh được giúp đỡ.
Thay mặt các gia đình nhận được sự giúp đỡ xin gửi tới bạn đọc lời biết ơn chân thành!Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị trong thời gian tới.
Ban Bạn Đọc
" alt="Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6/2016 (Lần 3)" />
- ·Nhận định, soi kèo Petrojet vs Al Masry, 21h00 ngày 23/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- ·'Chúng tôi không dùng tiêu chí xếp loại bằng cấp khi tuyển dụng”
- ·Báo Vietnamnet trao tiền bạn đọc ủng hộ đến 3 bệnh nhi ở Bệnh viện K3 Tân Triều
- ·Lịch thi đấu Cup C1 hôm nay 14/9: MU bay cao cùng Ronaldo
- ·Soi kèo góc Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
- ·Thanh thiếu niên châu Á tự tử vì áp lực: Ấn Độ nhiều nhất, Việt Nam bị “xướng” tên
- ·Đội hình Việt Nam vs Jordan: Chờ duyên Công Phượng
- ·Messi bay về Barcelona sau khi bị loại khỏi đội hình PSG Brest
- ·Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới
- ·Vợ chồng nghèo đau đớn nhìn con ung thư không tiền chữa
- Tình trạng thiếu giáo viên gây áp lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều địa phương thiếu hơn 1.000 giáo viên mầm non như: Sơn La (3.355); Thái Bình (3.167); Thanh Hóa (2.877); Bình Dương (2.811); Gia Lai (2.572); Vĩnh Phúc (2.300); Nghệ An (1.939); Hải Dương (1.823); Đồng Nai (1.762); Hưng Yên (1.742); Bắc Ninh (1.479); Nam Định (1.169); Bắc Giang (1.019); Kiên Giang (1.008).
Tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương rất thấp, điển hình như: Kiên Giang (1,47); An Giang (1,44); Gia Lai (1,4); Kon Tum (1,36); Trà Vinh (1,32).
Bộ GD-ĐT đã đề xuất bổ sung hơn 20.000 biên chế GVMN cho 14 địa phương tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Tiền Giang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kon Tum, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông.
Cũng theo số liệu thông kê, hiện nay, cả nước có 5.159 phòng học tạm, 3.789 phòng học nhờ, 89 xã chưa có trường mầm non độc lập.
Thanh Hóa, Hà Giang là hai tỉnh có cả lượng phòng học tạm và phòng học còn thiếu cho trẻ mầm non thuộc top đầu cả nước. Số phòng học tạm của Thanh Hóa là 862, số lượng phòng học thiếu là 948. Hà Giang có số phòng học tạm là 397, số phòng học thiếu là 384.
Một số tỉnh thiếu nhiều phòng học khác như: Cà Mau (859), Hải Dương (409), Sơn La (391).
Khánh Hòa
Bộ Giáo dục đề xuất bổ sung hơn 20.000 biên chế giáo viên mầm non
- Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019, đơn vị đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
" alt="Giáo dục mầm non: Cả nước thiếu hơn 49.000 giáo viên, 89 xã chưa có trường" /> Hùng Dũng, Tiến Linh và Hoàng Đức sẽ cùng U23 Việt Nam chiến cho mục tiêu bảo vệ vàng SEA Games trên sân nhà Trước khi lên đường, thầy Parkđã rút danh sách U23 Việt Nam xuống còn 25 cái tên trước khi chốt 20 cầu thủ chính thức dự SEA Games 31 sau 5 ngày nữa.
Tại SEA Games 31, U23 Việt Nam cùng bảng A với U23 Indonesia, U23 Myanmar, U23 Philippines và U23 Timor Lesta, với các trận đấu diễn ra tại sân Việt Trì (Phú Thọ).
Dưới đây là cụ thể 25 cầu thủ U23 Việt Nam di chuyển lên Phú Thọ vào tối nay:
Thủ môn(3): Nguyễn Văn Toản, Quan Văn Chuẩn, Trịnh Xuân Hoàng.
Hậu vệ(9): Lương Duy Cương, Phan Tuấn Tài, Lê Văn Xuân, Vũ Tiến Long, Bùi Hoàng Việt Anh, Lê Văn Đô, Đặng Văn Lắm, Nguyễn Thanh Bình, Nhâm Mạnh Dũng.
Tiền vệ(6): Nguyễn Hai Long, Dụng Quang Nho, Nguyễn Đức Việt, Huỳnh Công Đến, Lý Công Hoàng Anh, Nguyễn Trọng Long.
Tiền đạo(4): Nguyễn Văn Tùng, Trần Văn Đạt, Hồ Thanh Minh, Lê Xuân Tú.
Ba cầu thủ trên 23 tuổi dự SEA Games 31 được thầy Park chốt trước đó là Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Tiến Linh.
Như vậy, 5 cầu thủ ở lại Hà Nội tiếp tục tập luyện là hậu vệ Đoàn Anh Việt, Nguyễn Văn Việt, Đặng Văn Tới, tiền vệ Trần Bảo Toàn và tiền đạo Bùi Vĩ Hào. Các trường hợp chấn thương không kịp hồi phục cho SEA Games 31 cũng đã được xác định gồm hậu vệ Trần Quang Thịnh, Liễu Quang Vinh và tiền đạo Mai Xuân Quyết.
L.H
" alt="Danh sách U23 Việt Nam: Thầy Park công bố rút gọn 25 cầu thủ" />Đọc kỹ ra thì thấy ông đang là "người lái đò" chở 2 thông điệp - hay nói đúng hơn là 2 phong trào trọng tâm của ngành giáo dục trong năm nay. Đó là chú trọng cả "dạy chữ, dạy người" và phát triển "trường học hạnh phúc".
Chuyến "vi hành" của quan chức nào cũng có chút làm hình ảnh, nhưng việc thị sát bất ngờ như thế này cũng phát đi những ý nghĩa tích cực. Bộ trưởng Giáo dục mà có thêm các chủ tịch tỉnh đồng hành như thế này thì thông điệp của ngành chẳng mấy chốc được lan toả sâu rộng. Bấy lâu nay, ngành giáo dục thường có nỗi niềm rằng phát triển giáo dục còn có cả vai trò rất lớn của địa phương bởi họ nắm tài chính và nhân sự, nhưng cứ có sự cố gì lại “trăm dâu đổ đầu ngành". Bởi vậy, sự hiện diện của quan chức địa phương tại các trường học là sự khích lệ đáng quý.
“Nặng dạy chữ, nhẹ dạy người” và chưa theo đuổi triết lý làm cho học sinh hạnh phúc là những bất cập lớn của nền giáo dục hiện hành. Câu chuyện thầy cô đánh mắng học sinh được camera ghi lại ở Hải Phòng hay ở TP.HCM phát lộ ra ngoài là những biểu hiện cụ thể. Tại TP.HCM, có trường học đã mở cửa cho phụ huynh vào xem tận giờ học, bữa ăn của các con; để những sự việc diễn ra sau cánh cổng trường không còn là bí ẩn, xa cách.
Nhưng làm thế nào để “trường học hạnh phúc” thì những lần đột xuất hay được mời đến dự giờ vẫn là chưa đủ. Chừng nào những cảnh "camera giấu kín" quay lén cũng chỉ cho thấy một bầu không khí say mê ham học hỏi khám phá của thầy và trò, khi trường học mới thực sự là hạnh phúc.
Mà để như thế, cho thôi việc một vài giáo viên, lắp camera giám sát,v.v… chưa bao giờ là giải pháp tận gốc. “Quả bóng hạnh phúc” nằm ở tay các chủ tịch các địa phương, lãnh đạo ngành và hơn thế nữa.
Không phải giáo viên nào cũng có được may mắn dạy ở những lớp học 30-35 học sinh khi mà chung cư mở rộng nhanh còn trường học bị xây chậm. Một giáo viên khó lòng khai phóng tâm trí khi bị áp lực căng thẳng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thể hiện bằng con số, các phong trào; không bị lương thấp làm méo mó hành vi...Một nhà trường khó đảm đương sứ mệnh khai mở và phát triển tối đa các cá nhân học sinh có nhân cách riêng biệt, phong phú chừng nào vẫn còn áp lực của cơ quan hành chính và thụ động, thiếu đi sự dân chủ…Giải phóng cho được "điểm ngẽn" hành chính giáo dục là cách đưa tới cho thầy cô hạnh phúc tự thân, từ đó lan toả tới học trò.
Sau viết thư, dự giờ, ông Phan Ngọc Thọ sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại với học sinh - một hoạt động thường niên mà TP.HCM đã làm nhiều năm nay. Hy vọng, sau những hoạt động "nhúng mình và lắng nghe", các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục chung tay giải quyết căn cơ các bất cập của giáo dục, để "trường học hạnh phúc" không chỉ là phong trào loé lên theo nhiệm kỳ.
Hạ Anh
Chủ tịch tỉnh bất ngờ "rủ" giám đốc sở dự giờ môn Đạo đức
Chủ tịch UBND và Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đi kiểm tra đột xuất và cùng ngồi học môn Giáo dục công dân, Đạo đức với các học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở.
" alt="Chủ tịch tỉnh dự giờ lớp học và những hình ảnh từ camera giấu kín" />TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cho rằng, việc tổ chức kỳ thi trên máy tính rất tiện lợi bởi có thể đưa việc thi cử tới tận “trường huyện”. Thí sinh cũng không cần phải di chuyển nhiều, đỡ tốn kém và tạo sự tin tưởng trong xã hội vì được thi ngay tại địa phương.
Phương án đổi mới kỳ thi THPT quốc gia hướng tới việc thi trên máy tính, thi nhiều đợt trong năm mà Bộ GD-ĐT vừa trình lên Thủ tướng được nhiều chuyên gia đồng tình và cho đây là một sự thay đổi tích cực.
Mặc dù đánh giá hướng đi này khá mềm dẻo và phù hợp với thời cuộc, nhưng ông cũng chỉ ra nhiều nỗi lo khi hình thức này được áp dụng đồng loạt trên cả nước.
Trong đó, việc quan trọng nhất là chuẩn bị cho công tác bảo mật và chống gian lận khi cho học sinh thi trên máy tính.
“Nhiều người cho rằng việc thi trên máy tính để giảm bớt gian lận, nhưng tôi thấy lo lắng hơn vì công nghệ hiện nay rất tinh vi và dễ dàng xóa bỏ dấu vết; chưa kể còn nhiều tình huống thi hộ, làm hộ nên rất khó kiểm soát”.
Do đó, dù thi bằng hình thức nào, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. “Kể cả có thi trên máy tính vẫn phải gắn chặt với việc coi trọng yếu tố con người, lựa chọn nhân sự làm công tác khảo thí”.
“Nhìn vào các kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô cũng có thể thấy, rủi ro tiêu cực trong việc thi trên máy tính hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, khi áp dụng phương án mới này cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt”.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, từ kinh nghiệm của những vụ gian lận vừa qua cho thấy, việc thi trên máy tính có nhiều ưu điểm. Nhưng có một điều theo ông cần cân nhắc, là liệu người “cầm trịch” giữ chìa khóa phần mềm có thể can thiệp vào cả hệ thống và làm thay đổi kết quả thi hay không?
“Nếu như trên giấy chỉ có thể sửa chữa kết quả với từng cá nhân thì thì trên máy có thể can thiệp hàng loạt”, GS Đức đặt ra băn khoăn.
Lo lắng chất lượng đề thi không đồng đều
Từng có cơ hội tham gia nghiên cứu tại các trung tâm khảo thí Hoa Kỳ, GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, một vấn đề cần đặt ra khi tổ chức thi thành nhiều đợt giống như nước ngoài là phải áp dụng kỹ thuật để so bằng độ khó trong các lần thi.
“Làm kỹ thuật so bằng độ khó là yêu cầu bắt buộc khi áp dụng hình thức thi nhiều lần trong năm, bởi nếu không dùng kỹ thuật này thì dù có cố gắng làm đề chuẩn đến mấy, mỗi lần vẫn có một độ khó khác nhau và điều đó tạo ra sự không công bằng”.
Ngoài ra, theo ông khi áp dụng hình thức mới này, cần phải có phòng thi chuẩn hóa, tức mọi người phải được tiếp cận với điều kiện thi giống hệt nhau.
“Tuy nhiên muốn chuyển từ “thi trên giấy” sang “thi trên máy tính” vẫn cần chạy thử nghiệm và đánh giá. Cho nên cần đưa vào các thành phố lớn áp dụng trước, các địa phương có thể thi trên giấy và tiến hành song song, từng bước đưa vào và rút kinh nghiệm để triển khai”.
TS Lê Thống Nhất cho rằng "tư nhân có lượng ngân hàng rất lớn. Chúng ta có thể thu mua từ các hệ thống giáo dục. Các nước như Mỹ hay Anh, chuyện kiểm tra đánh giá đã có sự tham gia của tư nhân. Còn nếu chỉ để Bộ GD-ĐT làm thì tôi nghĩ đến năm 2021 cũng chưa chắc đã làm được”.
Trong khi đó, TS. Lê Xuân Sơn, Hiệu phó Trường THPT Chuyên ĐH Vinh nhìn nhận việc thu mua đề từ tư nhân chưa thực sự đảm bảo cả về chất lượng lẫn việc ngăn chặn tình trạng tiêu cực.
“Cho nên tôi nghĩ, việc xây dựng ngân hàng đề thi phải cần đến đội ngũ chuyên gia được tập huấn kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm đạt chuẩn. Những đội ngũ chuyên gia này phải được lựa chọn từ các trường đại học, trường phổ thông trên cả nước”, ông Sơn nói.
“Nhiều đợt, nhưng không nên nhiều quá”
Ông Sơn cho rằng, việc tổ chức thi thành nhiều đợt là cơ hội tốt giúp thí sinh cảm thấy “phù hợp đợt nào thì thi đợt đó”, nhưng không nên tổ chức thành quá nhiều đợt.
“Theo tôi chỉ nên thi 2 đợt/ năm là đủ, bởi học sinh tham gia kỳ thi nào thì nhà trường và giáo viên cũng phải có kế hoạch để chuẩn bị cho các em. Do vậy, việc thi nhiều đợt sẽ khiến các hoạt động dạy và học trong nhà trường bị phân tán.
Điều quan trọng nhất sau mỗi kỳ thi là học sinh phải rút ra được chiến lược học tập. Do đó, chỉ nên thi 2 đợt để học sinh có quỹ thời gian nhất định ôn luyện cải thiện thành tích”.
Ông Sơn cũng cho rằng, hai đợt thi này chỉ nên nằm vào cuối học kỳ 2 của mỗi năm học. “Nếu thi quá sớm học sinh sẽ chưa chuẩn bị đủ kiến thức. Ngoài ra, các em lại quá chạy đua với việc luyện thi sẽ làm xao nhãng các hoạt động giáo dục khác”.
Thầy Trần Văn Nam, giáo viên Trường THPT Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc thi nhiều lần giúp học sinh bớt đi tâm lý căng thẳng rằng mình chỉ có một cơ hội duy nhất.
Tuy nhiên, một năm cũng chỉ nên thi 2-3 đợt để có điều kiện giám sát chặt chẽ, tránh những vấn đề tiêu cực. Mặt khác, nếu để kỳ thi diễn ra quá nhiều trong năm sẽ khiến học sinh ỉ lại vì suy nghĩ “không thi lúc này thì thi lúc khác”, do đó việc học hành cũng không thực sự nghiêm túc.
Tiếp cận phương án được trình bày khái quát, một nghiên cứu sinh về khảo thí quốc tế băn khoăn: Chưa rõ điểm thang đo, cân bằng điểm thi, không đưa được các tiểu mục về cùng một thang đo, không đảm bảo được điểm thi sẽ không phụ thuộc vào dạng thức thi....thì những thay đổi này cần phải xem xét thấu đáo.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất phương án thi sau 2020. Phương án này được tính toán cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có căn cứ chắc chắn và lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. “Năng lực tổ chức thi của các cán bộ là điều chúng tôi đặc biệt quan tâm và tới đây sẽ tăng cường chất lượng đội ngũ khảo thí”, ông Nhạ cho hay.
Thúy Nga
Đề xuất cải tiến đề toán thi THPT quốc gia
- Đó là chia sẻ của Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020.
" alt="Thi THPT quốc gia trên máy tính: Nhanh gọn nhưng còn nỗi lo tiêu cực" />
- ·Nhận định, soi kèo Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1: Chích chòe bay cao
- ·Danh sách U23 Việt Nam: Thầy Park công bố rút gọn 25 cầu thủ
- ·Đổi mới mô hình hợp tác quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học
- ·Bộ ảnh kỷ yếu trong trẻo chia tay tuổi sinh viên của Á hậu Bùi Phương Nga
- ·Nhận định, soi kèo Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1: Đối thủ kỵ giơ
- ·Real Madrid vô địch La Liga, HLV Ancelotti lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu.
- ·Chăm sóc 16 đứa con, bà mẹ tuổi 45 vẫn dư thời gian cho riêng mình
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/8/2021
- ·Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1: Cải thiện phong độ
- ·Kỳ vọng gì ở 'Đường lên đỉnh Olympia'?