Nhận định, soi kèo CSKA Sofia vs Lokomotiv Sofia, 23h15 ngày 2/4: Chủ nhà sáng giá
(责任编辑:Công nghệ)
Nhận định, soi kèo Moghayer Al Sarhan vs AL
Bình đẳng: Ai nắm dữ liệu, người đó nắm tương lai
Trong vài thập kỷ trở lại đây, con người khắp nơi trên thế giới bảo nhau rằng nhân loại đang trên đường đến bình đẳng, rằng toàn cầu hóa và các công nghệ mới sẽ giúp chúng ta đến đó sớm hơn. Trên thực tế, thế kỷ 21 có thể sẽ tạo ra những xã hội bất bình đẳng nhất trong lịch sử. Mặc dù toàn cầu hóa và internet đã nối liền khoảng cách giữa các quốc gia, chúng lại đe dọa nới rộng hố sâu ngăn cách giữa các tầng lớp. Và đúng lúc nhân loại có vẻ như sắp đạt đến sự hợp nhất toàn cầu thì bản thân giống loài chúng ta lại có thể chia thành các đẳng cấp sinh học khác nhau.
Bất bình đẳng có từ tận thời Đồ Đá. Ba mươi nghìn năm trước, các nhóm săn bắn hái lượm đã chôn cất một số thành viên trong những khu mộ xa hoa ngập đầy hàng ngàn chuỗi hạt ngà voi, vòng tay, trang sức và đồ trang trí, trong khi các thành viên khác phải an phận trong nhõn một cái hố trống không. Tuy nhiên, các nhóm săn bắn hái lượm cổ đại vẫn bình đẳng hơn bất kỳ xã hội loài người nào sau đó bởi họ có rất ít tài sản. Tài sản là tiền đề cho sự bất bình đẳng lâu dài.
Tiếp sau Cách mạng Nông nghiệp, của cải sinh sôi và cùng với nó là bất bình đẳng. Khi con người sở hữu đất đai, vật nuôi, cây trồng và công cụ, các xã hội phân cấp cứng nhắc xuất hiện, trong đó các nhóm tinh hoa nhỏ nắm độc quyền hầu hết của cải và quyền lực từ thế hệ này đến thế hệ khác. Con người tiến tới chấp nhận sự sắp đặt này như một cái gì đó tự nhiên và thậm chí là thiên định. Sự phân cấp không chỉ là chuẩn mực mà còn là lý tưởng. Làm sao có trật tự nếu không có một sự phân cấp rõ rệt giữa quý tộc và thường dân, giữa đàn ông và đàn bà hoặc giữa bố mẹ và con cái? Tăng lữ, triết gia và thi nhân khắp thế giới kiên trì giải thích rằng cũng như không phải mọi bộ phận trong cơ thể người đều bình đẳng, như chân phải tuân lệnh cái đầu, bình đẳng trong xã hội con người sẽ chẳng mang lại gì ngoài bất ổn.
Tuy nhiên, vào cuối thời hiện đại, bình đẳng trở thành một lý tưởng trong hầu hết mọi xã hội loài người. Điều này một phần có được do sự trỗi dậy của các ý thức hệ mới là chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tự do. Nhưng nó cũng do cuộc Cách mạng Công nghiệp, thứ khiến quần chúng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nền kinh tế công nghiệp phụ thuộc vào quần chúng là những người lao động bình thường, trong khi quân đội thời đại công nghiệp phụ thuộc vào lực lượng đông đảo các binh lính thường dân. Các chính phủ ở cả những nền dân chủ lẫn những nền độc tài đều đầu tư mạnh vào sức khỏe, giáo dục và phúc lợi của quần chúng vì họ cần hàng triệu người lao động khỏe mạnh để vận hành các dây chuyền sản xuất và hàng triệu binh lính trung thành để chiến đấu nơi chiến hào.
Do đó, lịch sử của thế kỷ 20 phần lớn xoay quanh việc giảm bất bình đẳng giữa các tầng lớp, chủng tộc và giới tính. Thế giới năm 2000 vẫn có những phân tầng nhất định nhưng nó vẫn bình đẳng hơn thế giới năm 1900 rất nhiều. Trong những năm đầu thế kỷ 21, con người đã hy vọng rằng tiến trình bình đẳng hóa sẽ tiếp diễn và thậm chí là tăng tốc. Đặc biệt, họ đã hi vọng rằng toàn cầu hóa sẽ lan tỏa thịnh vượng kinh tế trên khắp thế giới và kết quả là con người ở Ấn Độ và Ai Cập sẽ dần được hưởng những cơ hội và đặc quyền giống như con người ở Phần Lan và Canada. Cả một thế hệ đã lớn lên cùng với lời hứa đó.
Đến giờ, có vẻ như lời hứa này sẽ không được thực thi. Toàn cầu hóa hẳn đã đem lại lợi ích cho phần đông nhân loại, nhưng có các dấu hiệu của bất bình đẳng ngày càng tăng giữa và trong các xã hội. Một số nhóm ngày càng giữ độc quyền thành quả của toàn cầu hóa trong khi hàng tỷ người bị bỏ lại phía sau. Ngày nay, 1% những người giàu nhất sở hữu một nửa của cải của thế giới. Đáng báo động hơn, 100 người giàu nhất cùng nhau sở hữu nhiều của cải hơn bốn tỷ người nghèo nhất.
Tình hình có thể tệ hơn rất nhiều. Như đã giải thích ở các chương trước, sự trỗi dậy của AI có thể xóa bỏ giá trị kinh tế và quyền lực chính trị của hầu hết loài người. Cùng lúc đó, những tiến bộ trong công nghệ sinh học có thể biến các bất công về kinh tế thành bất công về sinh học trở nên khả dĩ. Giới siêu giàu cuối cùng sẽ có cái gì đó xứng đáng để làm với khối tài sản kếch sù của họ. Trong khi cho đến nay, họ mới chỉ có thể mua những biểu tượng địa vị thì chẳng mấy chốc, họ có thể mua được chính sự sống. Nếu các liệu pháp mới để kéo dài sự sống và nâng lên các năng lực thể chất cũng như nhận thức hóa ra là đắt đỏ, thì nhân loại có thể phân chia thành các tầng lớp sinh học.
Xuyên suốt lịch sử, người giàu và giới quý tộc luôn tưởng tượng mình có những kỹ năng ưu việt hơn tất cả những người khác, đấy là lý do vì sao họ nắm quyền. Như những gì chúng ta biết, điều này không đúng. Gã hầu tước tầm tầm chẳng tài cán gì hơn người nông dân bình thường cả, hắn có được sự ưu việt của mình chỉ nhờ phân biệt đối xử bất công trong pháp luật và kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2100, người giàu có thể thật sự tài năng hơn, sáng tạo hơn và thông minh hơn những người sống ở khu ổ chuột. Một khi một hố ngăn năng lực thật sự mở ra giữa người giàu và người nghèo, việc lấp nó lại sẽ gần như bất khả. Nếu người giàu sử dụng các khả năng ưu việt của mình để làm họ ngày càng giàu hơn, và nếu nhiều tiền hơn có thể mua cho họ những cơ thể và bộ não được nâng cấp, thì theo thời gian, hố ngăn đó sẽ chỉ rộng ra mà thôi. Đến năm 2100, 1% những người giàu nhất có thể không chỉ sở hữu phần lớn của cải của nhân loại mà cả phần lớn sắc đẹp, sự sáng tạo và sức khỏe của thế giới.
Do đó, hai tiến trình song song, công nghệ sinh học cùng sự trỗi dậy của AI, có thể dẫn đến sự phân chia loài người thành một tầng lớp nhỏ gồm các siêu nhân và một tầng lớp dưới khổng lồ gồm những Homo sapiens vô dụng. Và để khiến một tình thế vốn đã nguy hiểm trở nên tồi tệ hơn, khi đại chúng mất đi tầm quan trọng về kinh tế và quyền lực chính trị, nhà nước sẽ mất ít nhất là một chút động lực đầu tư vào sức khỏe, giáo dục và phúc lợi cho họ. Vô dụng là cực kỳ nguy hiểm. Khi ấy, tương lai của đại chúng sẽ phụ thuộc vào lòng tốt của một giới tinh hoa cực nhỏ. Có thể lòng tốt sẽ hiện hữu trong vài thập kỷ. Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng, như thảm họa khí hậu chẳng hạn, thì việc thảy đám người thừa xuống biển sẽ trở nên rất cám dỗ và dễ dàng.
Ở các nước có truyền thống lâu đời về các niềm tin tự do và thực hành xã hội phúc lợi như Pháp và New Zealand, có lẽ tầng lớp tinh hoa sẽ tiếp tục chăm lo cho quần chúng ngay cả khi họ không cần đến tầng lớp ấy nữa. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, nơi chủ nghĩa tư bản sâu sắc hơn, tầng lớp tinh hoa sẽ tận dụng cơ hội đầu tiên để dỡ bỏ những gì còn sót lại của nhà nước phúc lợi Mỹ. Một vấn đề còn lớn hơn nữa sẽ rình rập các nước đang phát triển lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và Brazil. Ở đó, một khi những người bình thường mất giá trị kinh tế, bất bình đẳng có thể sẽ tăng vọt.
Do đó, thay vì toàn cầu hóa đưa đến hợp nhất toàn cầu, nó có thể sẽ mang lại sự phân hóa loài: sự phân tách nhân loại thành các tầng lớp sinh học khác nhau hay thậm chí là các loài khác nhau. Toàn cầu hóa sẽ hợp nhất thế giới theo phương ngang bằng cách xóa bỏ các ranh giới quốc gia, nhưng cùng lúc đó, nó sẽ phân chia loài người theo chiều dọc. Những tập đoàn chính trị cầm đầu ở các quốc gia đa dạng như Hoa Kỳ và Nga có thể sẽ sáp nhập và chung sức chống lại đại đa số người bình thường. Từ góc độ này mà nói, sự căm ghét kiểu dân túy hiện tại đối với “giới tinh hoa” là rất có cơ sở. Nếu không cẩn thận, con cháu của những tài phiệt Thung lũng Silicon và tỷ phú Nga có thể trở thành một giống loài riêng biệt, thượng đẳng hơn con cháu của những người sống ở vùng đồi núi Appalachia và dân làng Siberia.
Về lâu dài, một viễn cảnh như vậy thậm chí có thể hóa giải toàn cầu hóa thế giới do các giai tầng phía trên tập hợp bên trong một “nền văn minh” tự xưng và xây tường, hào ngăn cách khỏi “lũ man rợ” bên ngoài. Trong thế kỷ 20, nền văn minh công nghiệp phụ thuộc vào “lũ man rợ” để có lao động giá rẻ, nguyên liệu thô và thị trường; thường là nó chinh phục rồi “hấp thu” chúng. Nhưng trong thế kỷ 21, một nền văn minh hậu công nghiệp phụ thuộc vào AI, công nghệ sinh học và công nghệ nano có thể sẽ tự túc và bền vững hơn nhiều. Không chỉ toàn bộ các giai cấp mà toàn bộ các quốc gia và các lục địa cũng có thể trở nên vô dụng. Các pháo đài được máy bay không người lái và robot canh giữ có thể phân tách các vùng văn minh tự xưng, nơi người-máy đánh nhau bằng bom logic, với những vùng đất man rợ, nơi loài người hoang dã đánh nhau bằng rìu và AK-47.
Xuyên suốt cuốn sách này, tôi thường dùng ngôi thứ nhất số nhiều để nói về tương lai của nhân loại. Tôi nói về những gì “chúng ta” cần làm với các vấn đề của “chúng ta”. Nhưng có lẽ sẽ không có “chúng ta” nào cả. Có lẽ một trong những vấn đề lớn nhất của chúng ta là các nhóm người khác nhau sẽ có những tương lai hoàn toàn khác nhau. Có lẽ ở một số nơi trên thế giới, bạn nên dạy con bạn viết mã máy tính, trong khi ở một số nơi khác, bạn nên dạy chúng rút súng thật nhanh và bắn thật thẳng.
Trích sách: 21 bài học cho thế kỷ 21
" alt="'21 bài học cho thế kỷ 21': Ai nắm dữ liệu, người đó nắm tương lai" />'21 bài học cho thế kỷ 21': Ai nắm dữ liệu, người đó nắm tương lai144 chiếc của các dòng SUV hạng sang Mercedes-Benz GLE 450 4MATIC, GLS 450 4MATIC và AMG GLE 53 4MATIC được triệu hồi để kiểm tra từ nay đến hết ngày 31/12/2025. Nguyên nhân triệu hồi là trên các dòng xe này, bu lông của dây điện 48V nối vào thân xe (điểm nối mass) dưới ghế hành khách có thể được siết không đủ lực.
Điều này dẫn tới điện trở của điểm kết nối mass tăng lên, kết hợp với dòng điện cao có thể khiến tăng nhiệt độ và không loại trừ trường hợp có thể xảy ra cháy. Ngoài ra, kết nối nguồn âm có thể bị gián đoạn dẫn tới việc không khởi động được xe sau khi đã tắt máy.
Thời gian triệu hồi áp dụng từ ngày 10/6/2022 đến hết 31/12/2025.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Triệu hồi gấp 3 dòng SUV của Mercedes tại Việt Nam vì nguy cơ cháy xe" />Triệu hồi gấp 3 dòng SUV của Mercedes tại Việt Nam vì nguy cơ cháy xeCuối tuần, phố Tây Bùi Viện nhộn nhịp hơn thường ngày. Các hàng quán dọc hai bên đường bắt đầu bày ra giữa lòng đường để kéo khách.
Hàng quán tràn ra giữa hai bên đường chỉ chừa lại lối đi rất nhỏ cho người đi bộ. Mục đính ban đầu sau khi chỉnh trang vỉa hè phố tây Bùi Viện là biến đoạn đường này thành nơi sinh hoạt, giao lưu giới thiệu văn hoá với du khách nước ngoài dần biến tướng trở thành khu ăn nhậu nhếch nhác. Nhân viên quán ăn chen chân để đưa đồ ăn cho khách ở đường Bùi Viện, quận 1. Du khách vất vả chen chân đi qua dòng người đông chật. Hàng nghìn người phải nhích từng chút một để được qua đoạn đường vài trăm mét khi hai bên đường là hàng quán chắn hết lối đi. Mất khoảng 20 phút mới qua được đoạn đường kín người, bạn Hương,một du khách cho biết :"Ngày cuối tuần rảnh rỗi nên em rủ bạn bè ra phố Tây chơi không ngờ hôm nay lại đông đến vậy. Bình thường chỉ ngày lễ mới chen chân đi mà hôm nay phải chen đi như thế này". Nhiều bạn trẻ cho biết cũng phải cố gắng mới vượt qua được dòng ngừơi ở phố Tây Bùi Viện nếu không muốn đứng chôn chân ở đây hàng giờ. Nhiều du khách Tây cũng có trải nghiệm không khá hơn khi đi bộ qua đoạn đường này. Lợi dụng cảnh chen lấn, nhiều kẻ móc túi trà trộn vào đám đông để móc ví, điện thoại. Du khách vừa bị móc điện thoại ở phố tây xem lại định vị trên điện thoại khác. Cảnh nhếch nhác không khó bắt gặp ở nơi này. Nhiều hàng rong đẩy xe vào khu cấm phương tiện di chuyển vào khiến giao thông nơi này khó khăn càng trở nên phức tạp. Xe máy bán kem chen chúc vào đường dành cho người đi bộ cuối tuần. Địa điểm giao lưu văn hoá thành nơi phổ biến hút bóng cười. Một số người mưu sinh trên phố gây tò mò lẫn sợ hãi cho du khách. Ngọn lửa bập bùng giữa đám đông tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một hàng quán bày ghế chắn hết lối đi của người đi đường. Sân khấu biểu diễn văn nghệ thành nơi bày bàn nhậu. Hàng rong nhếch nhác bán đầy trên phố Tây Bùi Viện. Dù ngày cuối tuần cấm xe máy đi vào đường Bùi Viện nhưng các phương tiện vẫn chen vào khiến giao thông thêm phức tạp. Càng về đêm lượng người đến phố tây Bùi Viện càng đông. Nhưng đường đi bộ đã trở thành đoạn đường ăn nhậu. Bên trong biệt thự bỏ hoang Sài Gòn: Thả cá hồ bơi, nuôi gà, trồng mít
Được công ty đồng ý, gia đình ông Thanh (quê Thanh Hóa) và các hộ khác dọn vào sinh sống tại khu biệt thự xây dở dang, bỏ hoang nhiều năm ở Sài Gòn.
" alt="Giật mình ở phố Tây Bùi Viện: Kẻ hít bóng cười, ngàn người vất vả tìm lối đi" />Giật mình ở phố Tây Bùi Viện: Kẻ hít bóng cười, ngàn người vất vả tìm lối điNhận định, soi kèo APOEL vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 2/4: Khách sa sút
- Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Qarabag, 20h00 ngày 2/4: Hướng tới cú đúp
- Truyện tranh 'Dog man' của Dav Pilkey có mặt tại Việt Nam
- Thủy Tiên con gái Chế Thanh: Đừng tưởng làm con danh ca thì sướng
- Việt Nam ở đâu trên bản đồ xe điện thế giới?
- Soi kèo góc Atletico Madrid vs Barcelona, 2h30 ngày 3/4
- Cuộc hội ngộ bất ngờ của đồng đội 21 năm trước nhờ hai con ra mắt gia đình
- Đang hạnh phúc vì hôn nhân hoàn hảo, tôi giận sôi khi nghe con trai hỏi một câu
- “Ong thủ” khi gặp phải những tài xế vô duyên
-
Nhận định, soi kèo NK Nafta vs NK Bravo, 21h00 ngày 2/4: Ngọn nến trước gió
Pha lê - 02/04/2025 08:58 Nhận định bóng đá g ...[详细]
-
Báo Lao Động điện tử ra mắt phiên bản tiếng Anh nhờ ứng dụng AI
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và truyền thông cho 20 cá nhân thuộc Báo Lao Động. Ảnh: Lê Anh Dũng Theo ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các bài viết được Báo Lao Động đăng tải đã góp phần cùng tổ chức Công đoàn thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Lao Động nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm làm tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp nhiều hơn nữa cho hoạt động và tổ chức Công đoàn.
Người đứng đầu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tin tưởng, Báo Lao Động sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chứng kiến sự ra mắt phiên bản tiếng Anh của Báo Lao Động điện tử. Đây là sự kết hợp về ý tưởng giữa Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) với Báo Lao Động. Ảnh: Lê Anh Dũng Tại lễ kỷ niệm, Báo Lao Động đã tổ chức đón Huân chương Lao động hạng Nhất và ra mắt Báo Lao Động điện tử phiên bản tiếng Anh. Đây là thành quả từ sự kết hợp ý tưởng của Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) với Báo Lao Động.
Các bài viết trên phiên bản tiếng Anh của Báo Lao Động sẽ xuất hiện đồng thời cùng với phiên bản bài viết tiếng Việt trên trang, nhờ việc chuyển ngữ bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Thông qua hệ thống cms, phần mềm AI sẽ xử lý các bài viết tiếng Việt được đăng tải trên phiên bản điện tử của Báo Lao Động (trên trang laodong.vn). Việc chuyển ngữ các bài viết sẽ dựa trên các tiêu chí phù hợp ngôn ngữ chính trị, đảm bảo ý nghĩa của các câu chữ.
Theo Báo Lao Động, đơn vị này làm sở hữu và làm chủ 100% công nghệ AI. Nhờ huấn luyện và kiểm soát mô hình AI, việc chuyển ngữ không chỉ dừng ở việc dịch từ sang từ mà còn dịch chính xác theo ngữ pháp, ngữ cảnh. Phiên bản Lao Động điện tử tiếng Anh là bước tiến quan trọng của Báo Lao Động trên hành trình chuyển đổi số báo chí và hướng tới độc giả quốc tế.
Nữ 'chiến sĩ' của mạng lưới truyền thông siêu đặc biệtQuản lý toàn bộ hệ thống đài truyền thanh tuyến xã, chị Phương đang nắm trong tay cả một mạng lưới truyền thông vô cùng đặc biệt, một nét đặc sắc riêng của Việt Nam." alt="Báo Lao Động điện tử ra mắt phiên bản tiếng Anh nhờ ứng dụng AI" /> ...[详细] -
Chân dung người đàn ông đằng sau Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ
Trong cuốn hồi ký Sự thật ta nắm giữmới được Tân Việt Books và NXB Dân Trí phối hợp phát hành có nhiều góc khuất được bà Kamala kể về phu quân của mình. Được sự cho phép của Tân Việt Books, VietNamNet xin trích đoạn trong cuốn hồi ký Sự thật ta nắm giữ của bà Kamala Harris.
Sáu tháng trước, tôi cũng không biết anh chàng Doug đó là ai. Tôi chỉ biết người bạn thân nhất của tôi, Chrisette, không ngừng gọi điện thoại cho tôi. Tôi đang họp và điện thoại của tôi cứ reo liên hồi. Tôi đã để mặc các cuộc gọi của cô ấy, nhưng sau đó tôi bắt đầu lo lắng. Các con cô ấy là con đỡ đầu của tôi.
Có điều gì đó đã xảy ra sao?
Tôi ra ngoài và gọi cho cô ấy.
“Sao thế? Mọi chuyện ổn cả chứ?”
“Mọi chuyện đều ổn cả. Cô sẽ đi hẹn hò,” cô ấy nói. “Tôi à?”
“Đúng vậy,” cô ấy trả lời một cách rất chắc chắn. “Tôi vừa gặp anh chàng này. Anh ấy đáng yêu lắm, anh ấy là giám đốc một công ty luật và tôi nghĩ cô sẽ thích anh ấy. Anh ấy sống ở Los Angeles, nhưng dù sao thì cô cũng hay tới đây làm việc mà”
Đối với tôi, Chrisette như một người chị em vậy, và tôi biết rằng tranh cãi với cô ấy cũng chẳng ích gì.
“Tên anh ấy là gì?” tôi hỏi.
“Tên anh ấy là Doug Emhoff, nhưng hứa với tôi là cô sẽ không tìm tên anh ấy trên Google nhé. Đừng nghĩ quá nhiều. Chỉ cần gặp anh ấy thôi. Tôi đã cho anh ấy số của cô rồi. Anh ấy sẽ gọi cho cô”.
Tôi lầm bầm phản đối, nhưng đồng thời, tôi cũng đánh giá cao cách tiếp cận mạnh mẽ của Chrisette. Cô ấy là một trong số ít người mà tôi có thể thành thật trò chuyện về cuộc sống cá nhân của mình. Đối với một người phụ nữ độc thân, có nghề nghiệp ổn định ở độ tuổi bốn mươi và được công chúng để ý sát sao, việc hẹn hò không hề dễ dàng. Tôi biết nếu tôi cùng một người đàn ông đến tham dự một sự kiện, mọi người sẽ ngay lập tức bắt đầu suy đoán về mối quan hệ của chúng tôi. Tôi cũng biết rằng phụ nữ độc thân trong chính trường được nhìn nhận khác với đàn ông độc thân. Mức độ thoải mái trong đời sống xã hội của chúng tôi không giống nhau. Tôi không có hứng thú cân nhắc một mối quan hệ trừ khi tôi gần như chắc chắn mình đã tìm thấy “một nửa còn lại” - nên trong suốt nhiều năm, tôi đã tách biệt cuộc sống cá nhân của mình với sự nghiệp.
Kamala Harris và chồng. Vài đêm sau, tôi đang trên đường đến một sự kiện thì nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ. Doug đang xem một trận bóng rổ cùng một người bạn và anh ấy đã lấy hết can đảm để gửi cho tôi một tin nhắn đầy ngượng ngùng. “Xin chào! Tôi là Doug. Tôi chỉ muốn gửi lời chào đến cô thôi! Tôi đang xem trận đấu của đội Lakers”. Tôi nhắn tin lại chào anh ấy, và chúng tôi đã lên kế hoạch trò chuyện cùng nhau vào ngày hôm sau. Sau đó, tôi chấm dứt cuộc hội thoại với một chút lúng túng - “Lakers cố lên!” - mặc dù chính xác thì tôi hâm mộ đội Warriors.
Sáng hôm sau, khi rời phòng tập thể dục để đến chỗ làm tôi nhận ra mình đã bị nhỡ một cuộc gọi từ Doug. Mặc dù tôi đã hẹn anh ấy cùng trò chuyện vào ngày hôm sau nhưng tôi không ngờ anh ấy lại liên hệ sớm như vậy. Nhưng tôi thấy việc đó khá đáng yêu, tôi thừa nhận. Trên thực tế, khi tôi viết chương này, tôi đã ngồi cùng Doug và hỏi anh ấy đã nghĩ gì khi gọi điện lúc đó. Đây là điều anh ấy đã nói:
Sáng hôm đó anh dậy sớm. Anh có một cuộc họp sớm. Và khi đang lái xe đi làm, anh cứ nghĩ mãi về em. Anh cứ tự nhủ: “Bây giờ là 8 giờ 30 sáng, còn quá sớm để gọi cho cô ấy. Gọi điện giờ này thì buồn cười quá. Đừng làm như thế. Đừng. Đừng gọi cho cô ấy. Đừng làm thế.” Và sau đó, “Ôi không, mình vừa bấm số của cô ấy,” và “Ôi không, chuông đang reo”.
Tin nhắn thoại từ anh ấy mà tôi còn lưu đến bây giờ rất dài và hơi lan man. Tuy nhiên, anh ấy có vẻ là người tốt, và tôi muốn tìm hiểu thêm. Doug, mặt khác, khá chắc chắn rằng anh ấy đã làm tiêu tan mọi cơ hội mình có. Anh ấy kể rằng, anh ấy nghĩ tin nhắn thoại hôm ấy thật thảm hại và có thể tôi sẽ không liên lạc với anh ấy nữa. Anh ấy phải ngăn bản thân không gọi lại cũng như gửi đi một tin nhắn dài dòng khác để giải thích cho tin nhắn đầu tiên này.
Nhưng định mệnh đã mỉm cười với chúng tôi. Thật ra khi đó, tôi đang sở hữu một căn hộ ở San Francisco, và sau khi tiết kiệm hàng năm trời để làm lại căn bếp, việc sửa chữa cũng sắp được bắt đầu. Hôm đó, lẽ ra tôi phải gặp nhà thầu và nhóm của anh ta để dẫn họ vào nhà và đưa chìa khóa cho họ, nhưng khi về đến căn hộ, tôi được biết nhà thầu sẽ đến muộn và tôi sẽ phải đợi.
Nói cách khác, tôi nhận thấy mình có một tiếng rảnh rang để nghỉ trưa - một điều gần như chưa từng xảy ra. Vì vậy, tôi quyết định gọi cho Doug. Có thể anh ấy cũng đang nghỉ trưa.
Anh ấy bắt máy, và cuối cùng chúng tôi nói chuyện suốt một tiếng đồng hồ. Nghe có vẻ ủy mị, tôi biết thế, nhưng cuộc trò chuyện cứ thế tiếp diễn; và dù tôi chắc chắn rằng cả hai chúng tôi đều rất cố gắng để tỏ ra hài hước và thú vị, nhưng trên hết tôi nhớ chúng tôi đã chòng ghẹo nhau, đùa giỡn và cười cợt bản thân rồi cười cợt nhau, giống như chúng tôi bây giờ vậy. Vào lúc chủ thầu đến, tôi đã rất háo hức được gặp trực tiếp anh chàng Doug này. Chúng tôi đã hẹn cùng nhau dùng bữa vào tối thứ Bảy ở Los Angeles. Tôi rất nóng lòng được bay đến đó.
Doug gợi ý rằng chúng tôi nên gặp nhau tại nơi ở của anh ấy trước. Thay vào đó, tôi nhờ anh ấy đến đón tôi. “Được rồi, nhưng tôi chỉ muốn cô biết là tôi không giỏi lái xe lắm,” anh ấy nói. “Cảm ơn vì đã cho tôi biết,” tôi đáp với một tiếng cười khúc khích. Doug không hề tự phụ hay ra vẻ, không hề tỏ ra kiêu ngạo hay khoe khoang. Anh ấy có vẻ rất thoải mái. Đó là một phần lý do tôi thích anh ấy ngay lập tức.
Sáng hôm sau buổi hẹn hò đầu tiên của chúng tôi, Doug gửi email cho tôi toàn bộ những ngày mà anh ấy rảnh trong vài tháng tới. Email viết rằng: “Tôi đã quá già để cư xử hời hợt hay trốn tránh rồi. Tôi thực sự thích cô, và tôi muốn xem liệu chúng ta có thể tiến xa đến đâu”. Trên thực tế, anh ấy rất háo hức muốn gặp tôi vào thứ Bảy đó, nhưng tôi đã lên lịch hẹn với các cô gái vào cuối tuần từ trước đó rất lâu.
“Không sao cả. Tôi có thể đến gặp cô và hai chúng ta có thể lẻn đi,” anh ấy nói. Tôi đánh giá cao sự nhiệt tình của anh ấy, nhưng tôi phải giải thích với anh ấy rằng, không, cuộc hẹn với các cô gái vào cuối tuần không giống như anh ấy nghĩ. Thay vào đó, chúng tôi đã lên kế hoạch cho buổi hẹn hò thứ hai vào một ngày cuối tuần khác.
Trong buổi hẹn hò thứ ba, Doug quyết định anh ấy phải làm điều gì đó lớn lao. Anh ấy bay đến Sacramento để cùng tôi ăn tối. Sau đó, chúng tôi nhận ra cả hai đều có tình cảm đặc biệt dành cho nhau. Chúng tôi đồng ý hẹn hò trong sáu tháng và sẽ xem xét lại mối quan hệ sau sáu tháng. Đến nghe phát biểu về tệ nạn trốn học không hẳn là điều mà hầu hết mọi người nghĩ về một buổi hẹn hò lãng mạn, nhưng mục đích của sự kiện này là để Doug ra mặt - đây là lần đầu tôi mời anh ấy cùng tôi tham gia một hội nghị trang trọng thế này. Do đó, đội ngũ của tôi mới xì xào và chỉ trỏ, vì họ từng nghe nhiều lời đồn về anh ấy nhưng chưa từng tận mắt thấy anh. Sau này, họ gọi giai đoạn đó là A.D. - “Sau Doug.” Họ thích cách anh ấy làm tôi cười. Tôi cũng vậy.
Doug đã từng kết hôn một lần và anh ấy có hai đứa con, Cole và Ella - được đặt theo tên của John Coltrane và Ella Fitzgerald. Khi tôi và Doug mới hẹn hò, Ella học cấp hai và Cole học cấp ba. Doug và người vợ đầu, Kerstin, đều cùng hưởng quyền nuôi con. Tôi từng - và vẫn - dành cho Kerstin một sự ngưỡng mộ và trân trọng vô cùng. Từ cách mà Doug kể về những đứa con của mình, tôi có thể nhận ra rằng cô ấy là một người mẹ tuyệt vời. Trong những tháng sau đó, khi tôi và Kerstin làm quen với nhau, chúng tôi thực sự hợp ý và sau đó trở thành bạn bè. (Đôi khi chúng tôi hay nói đùa rằng gia đình hiện tại của chúng tôi gần như hơi quá thân thiết.)
Sau buổi hẹn hò thứ hai, Doug đã sẵn sàng giới thiệu tôi với Cole và Ella. Tôi cũng rất háo hức được gặp chúng. Nhưng đối với một đứa trẻ có bố mẹ ly hôn, tôi biết sẽ rất khó khăn khi chúng thấy bố mẹ bắt đầu hẹn hò với người khác. Vì vậy, tôi đã đi chậm lại. Ngoài việc thỉnh thoảng nói chuyện với bọn trẻ khi Doug bật loa ngoài điện thoại trong xe. Tôi muốn đảm bảo rằng Doug và tôi có một mối quan hệ chín chắn và lâu dài trước khi tôi hiện diện trong cuộc sống của Cole và Ella.
Doug và tôi đã suy tính rất cẩn thận về thời gian cũng như cách mà cuộc gặp đầu tiên nên diễn ra. Chúng tôi đã đợi khoảng hai tháng sau khi chúng tôi gặp nhau, mặc dù trong kí ức của tôi, cảm giác như chúng tôi đã ở bên nhau từ rất lâu rồi. Có thể bởi vì tôi quá háo hức, hoặc bởi vì khi ngày trọng đại đó cuối cùng cũng đến, tôi cảm giác như tôi đã yêu Doug được nhiều năm rồi.
Sáng hôm đó tôi thức dậy với cảm giác vô cùng phấn khích, nhưng cũng lo lắng trong lòng. Cho đến thời điểm đó, tôi chỉ được biết gương mặt xinh xắn của Cole và Ella qua những tấm ảnh của Doug, biết được tính cách dễ gần của chúng qua những câu chuyện anh ấy kể, rằng chúng là những người quan trọng nhất đối với anh ấy. Bây giờ, khi được gặp hai thanh niên trẻ tuyệt vời này, đó là một dịp quan trọng.
Trên đường từ văn phòng ở LA về nhà, tôi mua một hộp bánh quy và thắt một dải ruy băng sặc sỡ thành một chiếc nơ xung quanh. Tôi cởi bỏ bộ vest, mặc quần jean và áo khoác Chuck Taylors, hít thở sâu vài lần rồi bắt xe đến nhà Doug. Trên đường đi, tôi cố tưởng tượng xem vài phút đầu tiên sẽ diễn ra như thế nào. Tôi tưởng tượng ra vài tình huống và cố gắng nghĩ ra những điều hoàn hảo để nói. Hộp bánh quy đang được đặt cạnh tôi trên ghế, một nhân chứng thầm lặng cho buổi tập dượt của tôi. Bọn trẻ sẽ nghĩ hộp bánh quy thật tuyệt hay thật kì quặc? Có lẽ dải ruy băng quá sặc sỡ.
Dải ruy băng đúng là quá sặc sỡ. Nhưng Cole và Ella chào đón tôi rất nồng nhiệt. Chúng cũng muốn gặp tôi. Chúng tôi nói chuyện trong vài phút, sau đó cùng nhau lên xe của Doug để đi ăn tối. Doug và tôi đã quyết định rằng bọn trẻ nên chọn địa điểm ăn để mọi thứ được thoải mái nhất có thể. Chúng đã chọn một nơi mà chúng thích từ khi còn nhỏ - một tiệm hải sản ngoài đường cao tốc dọc bờ biển Thái Bình Dương có tên là Reel Inn. Mất khoảng một giờ đồng hồ để đến đó, nhờ đó chúng tôi có thời gian để làm quen với nhau trên xe. Cole, hóa ra, là một người đam mê âm nhạc, và cậu ấy rất háo hức muốn chia sẻ với tôi vài điều mà cậu mới khám phá.
“Gần đây cháu bắt đầu nghe nhạc của Roy Ayers,” cậu ấy nói. “Cô biết ông ấy không?”
Tôi hát để trả lời: “Ai ai cũng yêu ánh mặt trời, ánh mặt trời, hãy đắm mình vào ánh mặt trời…”
“Cô có biết ông ấy!” “Tất nhiên là cô biết!”
Chúng tôi bật bài hát đó lên, và sau đó là một vài bài khác nữa. Bốn người chúng tôi hát cùng nhau, để cửa sổ xe mở toang trong lúc đang tiến về phía bờ biển để ăn tối.
Reel Inn là một nơi giản dị và khiêm nhường. Cảm giác thật sự thoải mái khi đến đây. Chúng tôi cầm khay xếp hàng đợi ở quầy, thực đơn các món cá tươi được viết trên một tấm bảng đen treo trên tường. Nhân viên thu ngân đưa số cho chúng tôi, giống như ở những cửa hàng bán thức ăn, và khi đã có đồ ăn, chúng tôi mang khay của mình ra chỗ bàn ăn ngoài trời nhìn thẳng ra biển, lúc mặt trời bắt đầu lặn. Khi chúng tôi ăn xong, Cole và Ella nói rằng chúng sẽ đến trường của Cole để xem triển lãm nghệ thuật, nơi một vài tác phẩm của bạn bè chúng được trưng bày. Chúng muốn biết liệu chúng tôi có muốn tham gia cùng không.
“Tất nhiên là có!” tôi nói, như thể đây là một điều hoàn toàn bình thường. Nghe có vẻ hay ho đối với tôi. Sau đó Doug thì thầm với tôi, “Chắc là chúng phải thích em lắm. Chúng chưa mời anh tham gia việc gì bao giờ cả”. Chúng tôi đến trường cùng nhau, và Ella - một họa sĩ tài năng - đã giảng giải cho chúng tôi trong suốt buổi triển lãm một cách rất thành thạo. Nhiều bạn bè của chúng cũng ở đó, chúng tôi rất vui khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng các học sinh và phụ huynh. Doug sau đó nói đùa rằng tôi đã hoàn toàn đắm chìm vào cuộc sống của họ đêm hôm đó, nhưng tôi nghĩ nói chính xác hơn thì tôi đã bị mắc câu, Cole và Ella đã kéo tôi vào.
Vào cuối tháng 3 năm 2014, tôi đã lên kế hoạch cho hai chuyến đi. Một là đến Mexico, nơi tôi đang phối hợp với các quan chức cấp cao trong cuộc chiến chống lại các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia và những kẻ buôn người. Chuyến đi còn lại là đến Ý, nơi Doug và tôi đang mong chờ được tận hưởng một chuyến nghỉ dưỡng lãng mạn. Nhưng lộ trình cho hai chuyến đi này hoàn toàn khác biệt. Khi ở nhà, Doug và tôi thức đến tận khuya để xem tranh ảnh, sách hướng dẫn và lên kế hoạch cho hành trình đến Florence. Khi ở văn phòng, tôi tiến hành tổng hợp lại và dẫn đầu một phái đoàn lưỡng đảng gồm tổng chưởng lý các tiểu bang cùng tôi đến thành phố Mexico.
Tội phạm xuyên quốc gia tại Mexico đã - và đang - là một mối đe dọa lớn, và California là mục tiêu chính. Tháng 3 năm đó, văn phòng của tôi đã công bố một bản báo cáo, rằng 70% nguồn cung cấp methamphetamine1 của Hoa Kỳ là từ cảng hải quan San Diego ở biên giới phía nam của California. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến các cách thức khiến hoạt động buôn bán ma túy tại Mexico ngày càng lớn mạnh tại Hoa Kỳ khi các băng đảng thành lập liên minh với các băng nhóm trên đường phố và trong các nhà tù ở California.
Những thách thức đặt ra cho cơ quan thực thi pháp luật của California - và những nơi khác - là rất quan trọng. Tôi muốn gặp các quan chức Mexico để cùng lên kế hoạch triệt phá các băng nhóm buôn ma túy.
Chúng tôi đã ở Mexico ba ngày - bốn vị tổng chưởng lý tiểu bang khác và tôi - và đã đưa ra được kế hoạch hành động cụ thể. Chúng tôi đã kí thư ý hướng (là một văn bản diễn tả ý định của người kí tên trong bức thư để đi đến một hợp đồng chính thức, đặc biệt trong sắp xếp công việc kinh doanh hoặc thanh toán thương mại với Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Quốc gia Mexico để thiết lập nỗ lực thực thi việc chống rửa tiền. Chính việc rửa tiền đã châm ngòi cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia. Bằng cách tiến hành thỏa thuận liên lạc và hợp tác với Mexico, chúng tôi hi vọng sẽ cải thiện khả năng điều tra và triệt phá nguồn tiền này.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2014, tôi trở về căn hộ ở San Francisco, cảm giác như chuyến đi đã thành công thực sự. Nhưng khi tôi về đến nhà thì trời đã tối và bây giờ tôi gặp phải một vấn đề nhỏ: chuyến đi của tôi với Doug bắt đầu vào sáng sớm hôm sau, và tôi không có thời gian để soạn đồ.
Ngay sau khi tôi về đến căn hộ của mình, Doug nhắn tin nói rằng anh ấy đang trên đường từ sân bay đến. Khi anh ấy đến căn hộ, tôi đang điên cuồng lục tìm đồ đạc. Tôi không thể tìm thấy chiếc quần đen và tôi đang cực kì tức giận.
Tất nhiên, điều đó thật nực cười, nhưng đó là một trong những khoảnh khắc mà tôi phải tập trung làm hai việc một lúc.
Tôi nghĩ nhiều phụ nữ cũng như một vài nam giới đang làm việc đều hiểu quá rõ. Cũng giống như mẹ tôi, tôi đã nuôi dưỡng ý niệm rằng mọi thứ tôi làm phải thật hoàn hảo, nhưng đôi khi tôi có cảm giác điều đó không chuẩn xác. Tôi không đủ khả năng để suy xét hết mọi thứ. Đây là một trong những khoảnh khắc đó. Tôi có hàng trăm thứ phải lo sau chuyến đi đến Mexico cộng thêm hàng trăm thứ khác khi nghĩ về lượng công việc mà tôi đã bỏ lỡ khi đi vắng. Trong khi đó, tôi đang cố gắng chuyển hướng suy nghĩ sang chuyến nghỉ dưỡng với người yêu - nhưng số đồ đạc cần soạn và những việc cần phải làm đang chiếm hết tâm trí tôi. Tôi không ngừng quở trách bản thân vì đã cố gắng làm quá nhiều thứ, lúc nào cũng lo lắng rằng mình làm chưa đủ, và tất cả sự căng thẳng này dồn nén lại thành cuộc tìm kiếm chiếc quần đen.
Và tôi vẫn chưa tìm thấy nó. Tủ quần áo của tôi quá lộn xộn.
Kết quả là tôi mệt lả người đi, và khi Doug đến, dường như anh ấy cũng không ổn lắm. Anh ấy hành động khá kì lạ - có chút không tự nhiên, có chút yên lặng.
“Chúng ta mua đồ ăn mang về thay vì đi ăn ngoài được không anh?” tôi hỏi anh ấy. “Em chưa chuẩn bị kĩ lắm nên em cần thời gian soạn đồ.”
“Tất nhiên là được,” anh ấy nói. “Mua ở quán món Thái mà chúng ta thích nhé?”
“Được đấy,” tôi trả lời. Tôi lục tung ngăn kéo nhà bếp và lấy ra một tờ thực đơn nhàu nát. “Mua món pad Thái nhé?”
Doug quay sang tôi. “Anh muốn sống cùng em đến cuối đời”
Thật ngọt ngào, nhưng anh ấy vẫn luôn ngọt ngào như thế. Sự thật, tôi hoàn toàn không nhận ra sự nghiêm túc đằng sau câu nói của anh ấy. Tôi thậm chí còn không ngẩng mặt lên nhìn. Tâm trí tôi vẫn đang hướng về chiếc quần đen.
“Tuyệt lắm, anh yêu,” tôi nói, xoa xoa cánh tay anh khi đang xem qua thực đơn. “Chúng ta nên ăn pad Thái gà hay tôm nhỉ?”
“Không, anh muốn sống cùng em đến cuối đời,” anh ấy nói lại lần nữa. Khi tôi nhìn lên, anh ấy đang quỳ một chân xuống. Anh ấy đã lên một kế hoạch công phu để cầu hôn tôi trước Ponte Vecchio ở Florence. Nhưng khi đã có chiếc nhẫn, anh ấy không muốn chờ lâu hơn nữa. Anh ấy không thể giữ bí mật được.
Tôi nhìn anh ấy, lúc này đang quỳ một gối xuống, rồi tôi bật khóc. Tôi phải nhắc các bạn rằng đây không phải những giọt nước mắt e thẹn như phim Hollywood đang chảy dài trên đôi gò má lấp lánh đâu. Không, tôi đang nói tới việc tôi đã khịt mũi và càu nhàu với lớp mascara làm nhòe hết mặt. Doug với lấy tay tôi, tôi nín thở và mỉm cười đáp lại. Sau đó, anh ấy hỏi cưới tôi, và tôi đã hét lên một tiếng “Vâng!”.
Doug và tôi kết hôn vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 8 năm 2014, trong một buổi lễ thân mật với những người mà chúng tôi yêu thương. Maya cử hành hôn lễ; Meena đọc trích dẫn từ tác phẩm của Maya Angelou. Để phù hợp với gốc gác Ấn Độ và Do Thái của chúng tôi, tôi đặt một vòng hoa quanh cổ Doug, anh ấy dậm chân lên một chiếc ly. Và nghi lễ đã xong.
Cole, Ella và tôi đồng tình rằng chúng tôi không thích dùng từ “mẹ kế”. Thay vào đó, chúng gọi tôi là “Momala”.
Một trong những thói quen ưa thích của tôi là ăn tối cùng gia đình vào Chủ nhật. Đây là một thói quen của tôi khi đính hôn với Doug. Khi tôi và anh ấy mới bắt đầu hẹn hò, anh ấy là một ông bố đơn thân cùng chia sẻ quyền nuôi con với Kerstin. Bữa tối gia đình thường là đồ ăn Trung Quốc mua về và ăn bằng nĩa nhựa, những thứ mà bọn trẻ lén lút mang vào phòng. Tôi đã thay đổi điều đó. Bây giờ mọi người đều phải hiểu rằng bữa tối gia đình vào Chủ nhật là bắt buộc, rằng chúng tôi sẽ cùng nhau ngồi quanh bàn, có thể mời thêm người thân và bạn bè, còn tôi sẽ nấu một bữa ăn để chúng tôi cùng nhau thưởng thức. Điều này thực sự quan trọng đối với tôi.
Mọi người nhanh chóng quen với việc này và đảm nhận vai trò của mình. Cole dọn bàn, chọn nhạc và vào vai đầu bếp chuyên nghiệp. Ella chế biến món guacamole1 ngon như ở nhà hàng cùng các món tráng miệng tinh tế, gồm có bánh tart trái cây tươi đẹp mắt. Trong quá trình làm, con bé đã gấp bột rất khéo léo rồi phủ lên trên bằng kem tươi tự làm. Doug mua một cặp kính bảo hộ khi cắt hành tây, anh ấy đeo cặp kính phô trương đó vào khi băm hành - và để tôi nói cho bạn biết, một người đàn ông đeo kính bảo hộ khi cắt hành tây trông cực kì cuốn hút đấy.
Tôi nấu món chính - có thể là thịt lợn hầm đậm vị, hoặc mì Ý sốt bò bằm, hoặc cơm biryani của Ấn Độ, hoặc gà với pho mát feta, vỏ chanh, và lá oregano tươi ở vườn. Thông thường, tôi sẽ bắt đầu lên kế hoạch nấu ăn vào thứ Bảy và đôi khi là từ thứ Sáu. Nếu đang đi trên đường, tôi sẽ nhanh chóng nghĩ đến việc kết hợp mọi thứ lại - thành món gì đó đơn giản hơn, chẳng hạn như bánh taco cá. Không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra như kế hoạch: đôi khi bột bánh pizza không nở, nước sốt không đặc lại hoặc chúng tôi thiếu thành phần chính và tôi phải ứng biến. Không sao cả. Bữa tối gia đình vào Chủ nhật là một điều lớn lao hơn cả bữa ăn.
Khi ăn tối xong, bọn trẻ sẽ rửa chén. Tôi đã từng kể cho chúng nghe câu chuyện về chú Freddy. Vì sống trong một căn hộ nhỏ dưới tầng hầm ở Harlem với một căn bếp nhỏ, chú Freddy sẽ rửa từng cái chén hoặc từng dụng cụ nấu nướng mà chú ấy sử dụng ngay sau khi dùng xong. Và theo thời gian, bọn trẻ đã biến “Chú Freddy” thành một động từ. Khi dọn dẹp, bọn trẻ hứa sẽ “Chú Freddy” mọi thứ. Và chúng làm khá tốt!
Tôi biết rằng không phải ai cũng thích nấu ăn, nhưng đối với tôi, đó là điều quan trọng. Và chừng nào tôi còn làm bữa tối cho gia đình vào Chủ nhật, chừng đó tôi biết mình còn đang kiểm soát cuộc sống của mình - làm điều gì đó quan trọng cho những người tôi yêu thương, để chúng tôi có thể san sẻ khoảng thời gian quý báu đó cùng nhau.
Theo cuốn sách Sự thật ta nắm giữ
Hồi ký đặc biệt của Phó Tổng thống Mỹ
'Sự thật ta nắm giữ' - cuốn sách truyền cảm hứng và gửi gắm tới độc giả nhiều thông điệp về sự nỗ lực và tinh thần hành động vì một cộng đồng, xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.
" alt="Chân dung người đàn ông đằng sau Phó Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ" /> ...[详细] -
Lòng đố kỵ với người bạn cũ thành đạt
Tối 14/6/2018, khi đang đi giao hàng, vợ chồng tài xế xe tải Tạ Trung Hoa nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ giáo viên, thông báo con trai họ - Tạ Điêu - đã thiệt mạng vì đánh nhau.
Những vết dao đều rất sâu, có thể thấy hung thủ ra tay vô cùng tàn nhẫn. Tạ Trung Hoa không tin con trai ngoan của mình lại ẩu đả đến mức mất mạng.
Trước đó khoảng 18h ngày 14/6, Tạ Điêu, đang học năm thứ hai cao học tại Học viện Khoa học Trung Quốc, bước vào một nhà hàng gần trường. Điêu có hẹn với người bạn cùng lớp cấp ba tên Châu Khải Toàn, vừa từ Trùng Khánh đến chơi.
Khi hội ngộ, Điêu chụp ảnh Toàn và gửi vào nhóm chat của các thành viên trong ký túc xá cấp ba với lời nhắn: "Châu Khải Toàn đến Bắc Kinh rồi". Toàn đáp lại với một biểu tượng cảm xúc dễ thương, nhưng gương mặt ngồi đối diện lại không hề có nét vui tươi.
" alt="Lòng đố kỵ với người bạn cũ thành đạt" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Yokohama FC vs Vissel Kobe, 17h00 ngày 2/4: Khách hoan ca
Hư Vân - 02/04/2025 04:30 Nhật Bản ...[详细]
-
Vác đá lạnh xuyên đêm, anh công nhân phấn khởi kiếm được 400 ngàn đồng
Ở cuối khu nhà hải sản, 10 xưởng xay đá lạnh liên tục hoạt động. Tiếng máy xay đá lạnh kêu ỉnh ỏi, nghe ghê tai. Khoảng 150 nam công nhân ở khu vực này bắt đầu công việc từ 8 giờ 30 tối.
Người vác các cây đá từ trên xe tải xuống. Người chặt, người cho vào máy xay, người cho vào giỏ, người kéo đi giao cho khách ủ cá, tôm, cua… Cả đêm tiếp xúc với đá lạnh, nhưng hỏi ai cũng bảo: ‘Làm quen rồi, không thấy lạnh gì hết’. Anh Long, hiện 32 tuổi, quê Vĩnh Phúc làm công việc này đã hơn 5 năm. Nhiệm vụ của anh là đứng cạnh máy, hứng đá đã xay cho vào giỏ. Lúc rảnh, anh mang dao chặt nhỏ các cây đá ra, xếp lại cho gọn để người khác mang đi giao. Làm việc lâu năm nên chạm vào đá lạnh cả đêm anh vẫn thấy bình thường. ‘Khi mới làm việc này, tôi phải mất mấy tháng để thích nghi. Tháng đầu tiên, tôi liên tục bị cảm lạnh, sổ mũi. Sau đó, tôi tập thích nghi từ từ. Làm công việc này, chỉ cần có sức khỏe, thức đêm được’, anh Long nói và cho biết, mỗi ngày thu nhập của anh được 400-600 ngàn đồng. ‘Vất vả nhưng thu nhập cũng tốt’, anh Long cười hiền nói. Ở xưởng bên cạnh, anh Thanh, 36 tuổi, quê Cà Mau đang lom khom kéo từng giỏ đá xay đầy ắp đi giao cho khách ở khu nhà hải sản, mồ hôi nhễ nhại. Nghỉ tay một lúc, anh cho biết, đã làm công việc này được hơn một năm. Trước đây, anh Thanh bán trái cây bằng xe đẩy. Mỗi ngày, anh dậy sớm vào chợ Bình Điền lấy ổi, chôm chôm, xoài, nhãn, dưa hấu… đi bán. Mua hàng xong thì trời vừa sáng. Ăn vội cái bánh mì, uống ly cà phê là anh rong ruổi khắp đường phố rao bán. Hôm thời tiết thuận lợi, khách mua nhiều anh còn bán hết số hàng. Có hôm, bán không được, hàng bị hỏng anh lỗ vốn. ‘Đi bán trái cây, mình tự làm tự ăn, không ai la mắng hay đi vào khuôn khổ nào, nhưng bấp bênh và phải dầm mưa dãi nắng, vất vả lắm. Có khi lỗ vốn, tôi phải vay chỗ này, bù chỗ kia’, anh Thanh tâm sự. Sau đó, được bạn giới thiệu, anh bán xe đi làm công nhân vác đá đêm. Những ngày đầu, không quen việc, anh liên tục bị cảm lạnh và vấp ngã vì kéo nặng giữa đường trơn, gập ghềnh. ‘Mấy hôm trời mưa, đường trơn, nước mưa hòa với nước đá, lạnh lắm. Kéo cả giỏ đá, nặng gần 1 tạ, đi không khéo rất dễ bị ngã. Mang đôi ủng rồi, nhưng tôi phải bấm chân để có thêm ma sát’, anh Thanh tâm sự. Anh Thanh cũng cho biết, hiện anh đã quen với công việc. Điều đặc biệt, dù làm việc vất vả, nhưng thu nhập từ công việc khá tốt. ‘Trước đây đi bán trái cây, ngày nào tôi cũng lo không bán được hàng, rồi bị lỗ phải đi vay để làm vốn. Từ hôm làm việc này, mệt chân tay một chút nhưng tôi thấy thoải mái’, anh Thanh nói, tay bê giỏ đá xay đầy đắp cho lên xe kéo đi.
Anh Hữu, hiện 45 tuổi là chủ của một xưởng đá xay đã hoạt động được hơn 15 năm cho biết, mỗi đêm, xưởng của anh xay khoảng 4000 cây đá giao cho sạp hải sản để ủ cá, tôm, nghêu… nhằm giữ được độ tươi. Hiện xưởng anh Hữu có 8 công nhân, làm việc từ 8 giờ 30 phút tối hôm nay đến 9 giờ sáng hôm sau. Các ngày thường, anh sẽ trả mỗi công nhân 400 ngàn đồng/ngày. Còn các ngày lễ tết, số cây đá tăng lên thì công nhân sẽ được hưởng thêm thù lao, trung bình khoảng 500-600 ngàn đồng/người. Theo anh Hữu, các công nhân làm đá lạnh đòi hỏi phải có sức khỏe, chịu thức đêm và làm việc vui vẻ, hòa đồng, chịu khó.
Quán cơm chay 0 đồng đắt khách giữa trưa nắng Sài Gòn
Giữa trưa, được trao một hộp cơm, các cụ ông cụ bà miệng cười tươi, dùng hai tay nhận.
" alt="Vác đá lạnh xuyên đêm, anh công nhân phấn khởi kiếm được 400 ngàn đồng" /> ...[详细] -
Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'
Tôi hợp làm nhà thơ, họa sĩ hơn Chủ tịch Hội
- Đắc cử vị trí chủ tịch Hội, ông có bất ngờ?
Cách đây một năm, tôi chưa từng nghĩ sẽ được đắc cử vị trí này. Khi biết Đại hội này mong muốn, đòi hỏi gì ở người đại diện cũng như nắm bắt ý chí của các hội viên, tôi nghĩ rằng hội viên sẽ chọn người có thể đồng hành cùng họ thực thi những yêu cầu ấy.
Tất nhiên, tôi vẫn bất ngờ. Có lẽ, tôi hợp là một nhà thơ, họa sĩ và người chơi nhạc dân tộc hơn là người đứng đầu một hội vô cùng phức tạp. Song khi đã bước đến vị trí mà các hội viên tin tưởng, tôi không còn con đường nào khác ngoài tiến lên phía trước.
Sự chuyển giao cần thiết và đúng chủ trương. So với các Đại hội trước, sự chuyển giao ở Đại hội Khóa X là ngoạn mục hơn cả! Lần đầu tiên, chúng tôi đưa vào BCH những gương mặt – dù đã có tuổi đời nhất định nhưng vẫn rất trẻ trong nền văn học. Điều đó tạo ra sự đợi chờ cho các nhà văn và bạn đọc.
- Ông có thể nói cụ thể hơn các thách thức?
Chúng tôi đang bước vào nhiệm kỳ mà văn học bị các phương tiện giải trí – truyền thông khác lấn át. Tuy nhiên, tôi có niềm tin lớn vào các thành viên trong BCH. Cảm hứng cho người đọc và người viết là tiền đề để tạo ra tác phẩm tốt. Nếu đánh mất cảm hứng, chúng ta sẽ không thể sáng tác tác phẩm hay cũng như tạo ra đời sống của văn học. Nhà văn, tác phẩm và bạn đọc phải đồng hành, chỉ cần 1 trong 3 thiếu hụt, nền văn học khó khăn ngay!
Việc nhà thơ làm quản lý cũng vậy. Chúng tôi làm quản lý lẫn nhau, khác các cán bộ quản lý hành chính. Khó khăn tất yếu có, như sự “lơ mơ” các con số, nhưng chúng tôi có người giúp việc chứ không tự làm tất cả.
Nhiệm kỳ trước có những thành tựu lẫn hạn chế. Chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi tiểu thuyết, mạnh dạn trao giải cho các tác phẩm xuất sắc. 5 năm qua cũng là thời gian chúng tôi kết nạp nhiều nhà văn trẻ nhất – những chủ nhân tương lai của văn đàn, bất chấp những thắc mắc. Khiếm khuyết trong khâu tổ chức giải thưởng, kết nạp hội viên là có nhưng sẽ khắc phục dần.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong Đại hội BCH Hội nhà văn VN Khóa X. - Việc tuyên bố đặt niềm tin vào BCH “chắc chắn thành công'' của ông liệu có quá tự tin?
Bản chất của tôi, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Lương Ngọc An, Bích Ngân… là đổi mới. Những nhân tố đổi mới cộng vào nhau ít nhất sẽ làm tốt hơn, giảm bớt những thiếu sót nhiệm kỳ trước. Mục đích lớn của Hội là làm mới, trẻ hóa văn học Việt Nam, đưa văn học trong nước ra thế giới.
- BCH từ 6 người lên 11 người, có gì khó khăn, thưa ông?
(Cười)Chúng tôi có nhiều người hơn để chia sẻ lẫn nhau. Song gắn kết 11 người dĩ nhiên khó hơn 6 người. Trách nhiệm ấy thuộc về tôi. Họ được chọn ra từ phiếu tín nhiệm của đại biểu toàn quốc. Nhà văn thông thường rất vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn ra người đại diện cho mình, họ sẽ rất khó tính đấy! Cá nhân tôi nhìn thấy ở họ những gương mặt khả ái, những đồng sự từng làm việc với nhau.
- Ở vai trò Chủ tịch, ông làm sao để dung hòa nhiều cá tính mạnh, khác nhau của các hội viên?
Tôi sẽ tìm ra con đường chung cho tất cả cá tính của mọi người, giống như một cánh đồng màu mỡ có ngô, khoai, lúa và nhiều hoa màu khác vậy! Dĩ nhiên, cá tính của mỗi nhà văn phải hướng đến sự thiện lành, giúp con người san sẻ bớt khổ đau, bất công và mang đến họ giấc mơ. Mỗi nhà văn sẽ có phương cách riêng, đó cũng là đặc tính của văn học. Khi chúng ta đã chọn được “con đường lớn”, cá tính của các nhà văn lại là điều hay để mang đến phong cách riêng biệt trong sáng tạo nghệ thuật.
Kết nạp thành viên hội còn lỏng lẻo là một sai lầm đáng yêu
- Vấn đề kinh phí duy trì Hội thì thế nào, thưa ông?
Tôi có quan hệ với không ít doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta có tạo được sự tin tưởng cho xã hội và người dân hay không? Kinh phí của Đảng và Nhà nước cho Hội đã hết sức, không thể đòi hỏi thêm được nữa. Song Hội cũng cần mở rộng hoạt động như dịch thuật, truyền bá văn học ra nước ngoài, thúc đẩy văn học trẻ và thiếu nhi…
Tuổi 63, tôi đã kết thúc sự sáng tạo của mình, không còn khả năng tạo ra đột phá nhưng còn bao nhiêu người trẻ đang và sẽ là nhân tố chính của nền văn học Việt Nam trong 10 – 20 năm nữa. Việc xã hội hóa là rất quan trọng! Tôi sẽ ra sức kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng cùng đồng hành với Hội để thực hiện các mục tiêu lớn.
- Ông nói cụ thể hơn về vấn đề phát triển văn học thiếu nhi?
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh Ban Văn học thiếu nhi, xin phép thành lập Quỹ Văn học thiếu nhi, đánh thức người trẻ lẫn cây bút lớn tuổi viết về thiếu nhi. Chúng ta có nhiều sách thiếu nhi tốt nhưng lại là sách dịch. Tôi muốn những đứa trẻ lớn lên trong nền văn hóa của chính chúng. Tôi đang cân nhắc việc đặt giải thưởng riêng cho Văn học thiếu nhi và Văn học trẻ đầu tay.
- Việc kết nạp thành viên của Hội đang có phần lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi khẳng định có sự lỏng lẻo như bạn nói, nhất là khi việc kết nạp đánh vào tình cảm của hội đồng. Việc kết nạp một ai đó mà xã hội và các đồng nghiệp chưa thấy thỏa đáng là một sai lầm đáng yêu. Tôi chưa bao giờ thấy các nhà văn muốn trở thành thành viên của Hội như vậy. Chúng tôi chắc chắn chọn lựa và giới thiệu cho xã hội những cây bút tốt nhất, đặc biệt là cây bút trẻ.
- Theo ông, làm sao để nâng cao chất lượng sáng tác và đời sống hội viên?
Sáng tác là thách thức lớn nhất của tự mỗi nhà văn, BCH không thể thò tay vào không gian riêng họ. Việc của chúng tôi là ứng xử công bằng với hội viên, đánh giá đúng mực tác phẩm và đánh thức tiềm năng kỳ diệu trong họ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã tạo ra "vùng riêng" cho Hội
- Sự kiện bán bản quyền tác phẩm của hơn 100 nhà văn trong 1 năm với giá vỏn vẹn 50 triệu từng gây bức xúc làng văn, ông có đề xuất gì?
Bản quyền tác phẩm thuộc về Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam – nơi ít người, thiếu kinh phí, chuyên môn chưa cao. Vừa qua, có một số trung tâm bản quyền kỹ thuật số đã đến làm việc với tôi. Chúng tôi đang cân nhắc rằng Hội có thể không cần một trung tâm bản quyền riêng mà sẽ liên kết với các trung tâm bản quyền đủ kỹ thuật, tiềm năng và hiểu biết pháp luật. Chúng tôi sẽ bảo vệ bằng được bản quyền tác phẩm của các hội viên.
- Có ý kiến cho rằng các nhà văn còn e sợ khi viết về vấn đề tiêu cực trong xã hội như chống tham nhũng, ông nghĩ sao?
Vẫn có những tác phẩm như bạn nói nhưng chưa kịp ra mắt trong thời gian này. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các cơ quan có liên quan để cùng thấu hiểu hơn rằng đó không phải là tác phẩm “vạch áo cho người xem lưng” mà là sự lý giải các vấn đề về tham nhũng, tội phạm, đạo đức con người đang xuống cấp… từ đó cảnh báo các nhà quản lý tốt hơn.
Nhà thơ Hữu Thỉnh tiếp tục cố vấn cho BCH. - Ông nhìn nhận thế nào về 20 năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội của nhà thơ Hữu Thỉnh?
Ông Hữu Thịnh đã tạo ra một “vùng riêng” của Hội trong 20 năm ấy theo cách riêng của mình. Điều ấy tuyệt vời nhưng cũng khó khăn để thay đổi những khía cạnh cố hữu. Chẳng hạn sắp tới, chúng tôi sẽ sâu sát với hội viên, cùng nhau chia sẻ khó khăn để tránh tạo sự khó thấu hiểu nhau, thậm chí phản cảm.
Trong gia đình tôi, khoảng cách thế hệ vẫn tồn tại, huống chi hội viên trên 65 tuổi chiếm hơn 70%. Thách thức của chúng tôi là tạo sự gắn kết để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung. Chúng tôi mời nhà thơ Hữu Thỉnh làm cố vấn vì biết đâu có những điều chúng tôi chưa nhìn thấy. Và chúng tôi giải quyết bằng phương cách, tinh thần của thế hệ mới.
- Vừa là Chủ tịch Hội Nhà văn lại kiêm Giám đốc NXB Hội Nhà văn, liệu đây có phải là gánh nặng của ông?
Tôi đang đảm nhiệm vị trí ấy tạm thời, chắc chắn sẽ có một tân giám đốc – Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn mới. Người ấy có thể là một ủy viên BCH hoặc một người có năng lực quản lý của ngành xuất bản.
- Việc sáng tác của ông sẽ thế nào?
Thực trạng ấy đe dọa mọi người chứ không chỉ tôi. Song tôi có bí quyết để sáng tạo! Sắp tới, tôi sẽ có cuộc triển lãm 60 bức tranh lớn, viết cuốn thứ 2 về Mem và Kya, ra 2 tập thơ mới và bắt tay viết kịch bản phim truyện Thành Cổ Loa. Tôi biết cách “phân thân” để làm việc nhưng dĩ nhiên sẽ không dễ dàng như trước.
Thanh Tùng - Mỹ Niệm (ghi)
Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Hãy đặt cược lòng tin vào chúng tôi!
Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch mới của Hội nhà Văn Việt Nam nói sứ mệnh của BCH mới thật vinh quang, niềm hạnh phúc lớn lao nhưng trách nhiệm vô cùng nặng nề.
" alt="Nguyễn Quang Thiều: 'Nhà văn vui tính, lãng mạn nhưng khi chọn người đại diện họ khó tính đấy!'" /> ...[详细] -
Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?
Lái xe trên đường cao tốc có khó hơn đi đường phố hoặc đường quốc lộ, tỉnh lộ hay không? (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp) Dưới đây là bài viết của độc giả Vũ Văn Hùng (53 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về cho VietNamNet nêu quan điểm xung quanh vấn đề này:
Cá nhân tôi không dám phán xét việc đề xuất đưa nội dung lái xe ô tô trên đường cao tốc vào nội dung học lái xe là đúng hay sai, cần thiết hay không, bởi các cơ quan hữu quan chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, xin mạn phép đưa ra một vài góc nhìn.Tôi từng nhiều năm lái xe cho một số doanh nghiệp nhà nước, từ xe con, xe đưa đón cán bộ, thậm chí cả xe tải,… được đặt chân đến hầu hết các tỉnh của 3 miền đất nước.
Nếu chia các loại đường của Việt Nam chúng ta thành 3 loại chính là đường phố (trong đô thị, khu đông dân cư), đường trường (các loại quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…) và đường cao tốc thì đa số cánh lái xe chúng tôi cho rằng, chạy đường cao tốc là dễ nhất.
Lý do là đường cao khá đẹp, rộng rãi, ít giao lộ và không có xe máy (trừ một số tuyến được gọi là cao tốc nhưng vẫn cho xe máy chạy chung tôi không tiện nêu tên). Lái xe trên đường cao tốc thường chỉ cần chú ý đi đúng làn, đúng vận tốc cho phép và giữ đúng khoảng cách là đã đảm bảo an toàn đến trên 90% rồi.
Chưa kể, các xe ô tô con đời mới hiện nay rất hiện đại, có trang bị nhiều tính năng hỗ trợ người lái như cruise control, giữ làn đường, cảnh báo va chạm, bản đồ,… nên thực sự lái xe trên cao tốc rất nhàn.
Trong khi đó, đi đường trường như đường nông thôn, đường đèo dốc,... có tính phức tạp cao nhất, lái xe luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm, xung đột giao thông lớn, nhiều phương tiện cắt ngang, hay thậm chí cả động vật như bò, chó,… bất chợt chạy ra đường. Còn đi đường phố thì tất nhiên là rất mệt, nhất là khi phải nhích từng mét do tắc đường.
Vậy, lái xe ở cao tốc khó hay dễ?
Nói lái xe trên cao tốc nhàn nhất nhưng không có nghĩa là lái xe trên cao tốc là “dễ" nhất, bởi đường cao tốc được thiết kế đi với tốc độ rất cao, mọi sai lầm, bất cẩn có thể không có cơ hội sửa sai, thậm chí trả giá đắt bằng cả mạng sống. Do vậy đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý nhất định.
Tôi lấy ví dụ như đi trên cao tốc, nếu lái xe với tốc độ chậm thì nên sang làn bên phải, nhường làn bên trái ngoài cùng cho những xe có tốc độ cao hơn. Hay khi nhập làn vào cao tốc cần nhập vào từ làn ngoài cùng bên phải, rồi quan sát và tăng tốc dần,...
Quay trở lại với việc đề xuất bắt buộc người học lái ô tô phải được thực hành trên đường cao tốc trước khi cấp giấy phép lái xe, tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt giúp những học viên nắm được những kỹ năng cơ bản khi đi trên cao tốc. Tuy vậy, đề xuất này lại thiếu khả thi trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất, đường cao tốc với lưu lượng phương tiện lớn và tốc độ cao tuyệt đối không phải là "bãi thử" cho những tay tập lái còn chưa được cấp bằng. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Còn để các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe bỏ kinh phí để tự xây dựng một đoạn đường vài chục km theo chuẩn đường cao tốc chỉ để học viên tập lái là điều không thể.
Thứ hai, đi trên cao tốc tất nhiên phải trả thêm tiền, bao gồm tiền xăng xe, tiền phí đường bộ,... khi bổ sung thêm học phần này vào chương trình đào tạo lái xe sẽ cộng thêm không ít chi phí, tạo gánh nặng lớn lên học viên mà chưa biết hiệu quả đến đâu.
Hơn nữa, như tôi nói ở trên, với 3 loại đường chính thì đường trường có tính phức tạp cao, dễ xảy ra tai nạn nhất. Khi học lái xe, chúng ta đã được thực hành trên loại đường này thì việc thực hành trên loại đường “nhàn chân” hơn như cao tốc là không cần thiết.
Và thứ ba, khi học lái xe, học viên luôn được dạy các bài đi chậm rồi mới đến đi nhanh. Nếu đi chậm trong bãi tập hoặc các đoạn đường trường (dù là ít ỏi) còn chưa thạo, chưa xử lý tốt thì việc dạy ngay học viên đi với vận tốc trên dưới 100 km/h chẳng khác nào "chưa học bò đã lo học chạy".
Nên có nhiều tình huống lái xe trên đường cao tốc vào phần mềm mô phỏng lái xe Mặt khác, trong khi chương trình học lái xe mới đây đã có phần mô phỏng tình huống trên ca-bin rồi, nên chăng kết hợp các tình huống lái xe cơ bản trên cao tốc như nhập làn, chuyển làn, vượt xe,... trên các phần mềm này, vừa thiết thực lại vừa giúp học viên có thêm kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, lái xe là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, thậm chí những người được gọi là "tài già" như chúng tôi vẫn không thể nói rằng mình lái tốt và chủ quan được.
Do vậy, tôi nghĩ các trung tâm tổ chức bổ túc thêm cho học viên về kỹ năng đi trên cao tốc sau khi được cấp bằng sẽ là phù hợp hơn thay vì bắt buộc một cách khiên cưỡng, gây tốn kém mà hiệu quả không cao.
Độc giả Vũ Văn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Macarthur, 15h35 ngày 4/4: Lịch sử gọi tên
Hồng Quân - 03/04/2025 14:25 Úc ...[详细]
-
Các ông bố Trung Quốc mặc sườn xám để cổ vũ con thi đại học
Một cậu bé được bố thuê mặc sườn xám để mang lại may mắn cho chị gái. Mọi năm, các bà các mẹ hay diện sườn xám để cổ vũ con cháu, nhưng năm nay nhiều ông bố cũng tham gia vào đội cổ vũ này. Một loạt video quay cảnh các ông bố, thầy giáo, thậm chí cả các anh chị em của thí sinh mặc sườn xám tới trường thi. Hình ảnh đàn ông mặc sườn xám mang lại không khí vui vẻ, hài hước cho kỳ thi căng thẳng này.
Thông thường, sườn xám hay được mặc trong các buổi lễ hoặc sự kiện quan trọng để tượng trưng cho sự may mắn. “Chúng tôi hi vọng các sĩ tử sẽ thực hiện được ước mơ của các con trong kỳ thi này” - một người cha đến từ Dazhow, tỉnh Tứ Xuyên chia sẻ trong bộ trang phục sườn xám lụa in hoa.
Tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây cũng có một cậu em trai mặc sườn xám để cổ vũ chị gái mình trong ngày thi.
“Chiếc váy này lẽ ra dành cho bố nó nhưng ông ấy hơi ngại” - mẹ cậu bé chia sẻ.
Được biết, ông bố này đã trả cho con trai 10 tệ (35 nghìn đồng) để cậu bé thay mặt mình mặc sườn xám, nhằm mục đích mang may mắn đến cho con gái.
Một ông bố đến trường thi trong bộ sườn xám đỏ rực. Ở An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, một thầy hiệu trưởng cũng mặc sườn xám để thực hiện bài phát biểu động viên thí sinh. Trong bộ váy màu đỏ rực, thầy giáo nói với các học sinh của mình: “Tôi chưa bao giờ mặc quần áo dành cho phụ nữ, nhưng hôm nay tôi mặc nó vì các em! Tôi muốn chúc các em chiến thắng trong kỳ thi tới”.
Năm nay, Trung Quốc có số thí sinh kỷ lục đạt 11,93 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học (hay còn gọi là gaokao) - một kỳ thi quyết định tương lai của thanh niên nước này.
Kỳ thi đã diễn ra trong 2 ngày 7-8/6, ngoại trừ thành phố Thượng Hải vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vị hiệu trưởng mặc sườn xám để cổ vũ các học sinh của mình. Đăng Dương(Theo SCMP)
" alt="Các ông bố Trung Quốc mặc sườn xám để cổ vũ con thi đại học" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 2h00 ngày 3/4: Màu đỏ may mắn
Tìm hiểu về khoa học qua truyện tranh từ Singapore
Bộ sách 'World of Science - Làm bạn với khoa học'. World of Science - Làm bạn với khoa họcdành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, gồm 10 cuốn, mỗi cuốn bao hàm một chủ đề: Loài chim, thực vật và nấm, côn trùng, sinh vật thuỷ sinh, cơ thể người, động vật trên cạn, bò sát và lưỡng cư, kỳ quan thiên nhiên, cách vạn vật vận hành.
Mỗi chủ đề giải đáp cho những câu hỏi về thế giới xung quanh, được thể hiện dưới dạng các tình huống tương tác, hỏi đáp giữa các nhân vật truyện tranh như: Tại sao ta phải khám răng?, Tại sao nói "kì da ra đất"?, Tại sao ta lại bị chuột rút?...
Bộ sách cũng có nhiều chi tiết mang tính phiêu lưu của các nhân vật giả tưởng, các hình ảnh minh hoạ nhiều màu sắc, kích thích trí tưởng tượng.
Nội dung các tập sách được kết nối với giáo trình khoa học bậc tiểu học của Singapore và chương trình giảng dạy khoa học tiểu học được sử dụng ở hơn 160 quốc gia của Đại học Cambridge (Anh).
Sách 'Vòng đời' giúp thêm yêu thiên nhiên, khám phá khoa họcSách 'Vòng đời' (Zenbooks, NXB Dân trí) giúp mỗi cá nhân mở rộng vốn hiểu biết về khoa học, khơi gợi cảm hứng yêu và khám phá thiên nhiên." alt="Tìm hiểu về khoa học qua truyện tranh từ Singapore" />
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Brentford, 1h45 ngày 3/4: Không dễ cho chủ nhà
- Cuốn sách phù hợp với người trẻ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang
- Công nghệ gắn âm chậu rửa chén liền khối, không mối nối của Yoshimoto Global
- Sau tiếng gõ cửa đêm tân hôn, tôi sốc khi biết sự thật về chồng
- Nhận định, soi kèo Stal Mielec vs Cracovia Krakow, 23h00 ngày 4/4: Khó cho chủ nhà
- Tỷ phú chịu chi hết nấc, làm đám cưới 4 ngày, tổ chức tiệc ngoài kim tự tháp
- Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng