TheoExpress, các cơn đau tim thường xuất hiện bất ngờ, đó là một phần lý do khiến dạng bệnh này trở thành một trong những tình trạng nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện cả tháng trước khi sự cố xảy ra. Bệnh nhân nữ hay cảm thấy mệt mỏi bất thường, rối loạn giấc ngủ và khó thở.
Triệu chứng của cơn đau tim phản ánh tình trạng tim thiếu máu và oxy giàu chất dinh dưỡng. Đầu tiên, người bệnh bị đau ngực, tương tự như chuột rút cơ chân khi vận động.
Bởi vì tim có nhiệm vụ bơm máu cho khắp các cơ quan nên khi tim có vấn đề, toàn bộ cơ thể sẽ thiếu oxy. Điều đó dẫn đến một loạt các biểu hiện, có thể khác nhau ở nam giới và phụ nữ.
Cuộc khảo sát được công bố trên tạp chí Circulationthu thập thông tin từ hơn 500 phụ nữ đã trải qua cơn đau tim để so sánh các triệu chứng của họ.
Khoảng 95% nhận thấy những thay đổi bất thường trên cơ thể 1 tháng trước khi bộc phát cơn đau tim. Họ thường mệt mỏi và giấc ngủ bị xáo trộn. Ít phụ nữ trải qua cơn đau ngực khi đau tim hơn so với nam giới. Thay vào đó, họ thường thấy khó thở hơn.
Harvard Health đã tổng kết danh sách triệu chứng của phụ nữ trước khi đau tim: Mệt mỏi bất thường (71%), rối loạn giấc ngủ (48%), khó thở (42%), khó tiêu (39%), lo lắng (36%), tim đập nhanh (27%), tay yếu (25%), tư duy, trí nhớ bị ảnh hưởng (24%), thị giác thay đổi (23%), chán ăn (22%), tay ngứa ran (22%)…
Một trong những lý do khiến nam giới và nữ giới gặp các triệu chứng đau tim khác nhau do đàn ông có nhiều khả năng tích tụ mảng bám trong các động mạch lớn cung cấp máu cho tim.
Trong khi đó, phụ nữ có xu hướng bị tích tụ mảng bám trong các động mạch nhỏ hơn của tim.
Giới chuyên môn đánh giá, các yếu tố nguy cơ chính dẫn tới đau tim có khả năng điều chỉnh được.
Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan khuyến cáo: “Các yếu tố có thể sửa đổi bao gồm thói quen và lựa chọn cá nhân như hút thuốc lá, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Ngoài ra, các tác động cần cải thiện bao gồm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, căng thẳng”.
Anh Lê Minh Tài năm nay 42 tuổi, làm nghề chạy xe ôm công nghệ, bị tai nạn gãy chân, điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ).
Trước đó, mỗi ngày, anh chạy xe từ Nhơn Trạch, Đồng Nai sang TP.HCM để bắt khách, khoảng 22 giờ mới trở về.
Tai nạn xảy ra vào một đêm đầu tháng 4, sau một ngày làm việc cật lực, anh không nhìn rõ con đường nên tự ngã, chân đập vào con lươn trên đường.
![]() |
Người tài xế nghèo đã vay đủ tiền mổ đợt 1, nhưng sắp tới anh vẫn còn phải mổ 2 đợt nữa, và phải nghỉ thời gian dài chờ bình phục. |
“Bình thường khoảng 22 giờ là tôi nghỉ không bắt khách nữa, nhưng hôm ấy có khách bắt xe muộn nên ráng chạy. Nghĩ là có thêm chút tiền cải thiện bữa ăn cho 2 bà cháu ở nhà, không ngờ lại xảy ra chuyện như vậy”, anh Tài ngậm ngùi.
Anh bị gãy 2 xương cẳng chân trái. Đưa vào bệnh viện Lê Văn Thịnh, bác sĩ nói cần phải phẫu thuật gấp, nhưng chi phí dự kiến lên tới 50 triệu đồng. Ban đầu anh từ chối, vì vét sạch túi cũng chỉ có vài trăm nghìn đồng vừa kiếm được trong ngày. Tiền chạy xe trước đó chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt và tiền học của con gái.
Thế nhưng nghe giọng nghèn nghẹn của mẹ già 80 tuổi và tiếng hỏi han non nớt của con gái, cùng với sự động viên của các bác sĩ, anh mới cắn răng tìm cách vay mượn để chạy chữa.
Ở bệnh viện, ai cũng xót xa cho cảnh neo đơn của anh. Từ ngày nhập viện, mẹ thì già yếu, không thể đi xa, con gái đang học lớp 9, muốn nghỉ học để vào bệnh viện chăm sóc nhưng anh không đồng ý.
“Con bé đang học dở lớp 9, nếu giờ nghỉ học cả tháng trời để chăm tôi thì khác nào con phải nghỉ học luôn. Tôi phải động viên mãi, rồi có hàng xóm thương cho hoàn cảnh mà đi chăm giúp, con bé mới chịu nghe cô ạ. Cứ cuối tuần là con không học thêm gì cả, nhất định đòi xuống chăm cha”, người cha 10 năm cứng rắn bất chợt đỏ hoe đôi mắt.
![]() |
Tài xế nghèo bị tai nạn gãy chân, mẹ già khóc mờ mắt, con gái đòi bỏ học |
![]() |
Anh thương con gái từ nhỏ đã thiệt thòi vì không có mẹ ở bên, nên bằng mọi giá chỉ muốn con được học hành đến nơi đến chốn. |
Anh Tài được hàng xóm nhận xét là người chịu thương chịu khó, hiếu kính với mẹ, lại thương con gái sớm phải chịu thiệt thòi. Khoảng 10 năm trước, vợ chồng anh ly hôn vì cuộc sống có nhiều bất đồng, anh nhận nuôi con gái nhỏ dại khi ấy mới 5 tuổi. Anh vừa làm cha, vừa làm mẹ, dù khó khăn đến mấy cũng chưa từng có ý định gửi con gái về nhà vợ cũ.
“Mình khổ nhưng nếu cố thêm một chút mà nuôi được con thì đáng lắm. Giờ con bé ngoan và hiếu thảo như vậy thì còn mong gì hơn đâu cô”. Nằm trên giường bệnh, anh Tài vẫn không khỏi lo cho con gái. Rôi anh đau lòng nghĩ đến người mẹ ở nhà, mấy ngày này bà đã khóc mờ cả đôi mắt.
Nhà vốn chẳng có gì, khi bất ngờ xảy ra chuyện không may, anh em, hàng xóm cũng gom góp được chút ít, còn lại, anh nhờ người vay mượn mới đủ tiền để mổ. Nhưng sắp tới, anh vẫn còn phải trải qua 2 đợt mổ, chi phí dự kiến cũng phải 30 triệu đồng, chưa kể chi phí sinh hoạt trong khi chờ cái chân anh lành lặn hoàn toàn. Khoản này, anh đã hỏi vay mượn nhiều nơi mà chưa được. Nhưng anh không muốn bỏ cuộc, bởi mẹ già và con gái còn phải dựa vào anh những ngày tháng sau này.
Thông qua Báo VietNamNet, anh Tài khẩn cầu các nhà hảo tâm giúp đỡ để gia đình anh có thể vượt qua cơn túng quẫn này.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Bệnh nhân T. vào viện lúc 22h42 ngày 7/9. Tại đây, chị T. được chẩn đoán thai con so đủ tháng chuyển dạ. Đến 0h45 ngày 8/9, sản phụ T. đẻ thường bé gái nặng 2,9kg. Khoảng 4h40 ngày 9/9, sản phụ tỉnh, đau bụng, ra máu âm đạo, đau rát vết khâu cắt tầng sinh môn...
Đến 5h cùng ngày, sản phụ tỉnh nhưng khó thở, máu âm đạo ra ít, cầu bàng quang dương tính, được chẩn đoán: Suy hô hấp/hậu sản thường ngày thứ 2/theo dõi sốc phản vệ.
Ngay sau đó, các y bác sĩ đã tiến hành các bước xử lý, đồng thời mời trực lãnh đạo và bác sĩ Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu hội chẩn.
Khoảng 10 phút sau, chị T. tỉnh, vã mồ hôi, co cứng người, mạch nhanh nhỏ. Sau đó, bệnh nhân hôn mê, kích thích vật vã, tình trạng diễn biến không thuận lợi...
Đến 5h30 cùng ngày, chị T. tiếp tục hôn mê, ngừng thở, ngừng tim. Khoảng 2 tiếng đồng hồ được hồi sức cấp cứu, nhịp tim đập trở lại, bệnh nhân tự thở được nhưng không đều.
Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã mời hội chẩn toàn viện thống nhất chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn hô hấp do sốc phản vệ độ IV, xử lý tiếp tục hồi sức, chuyển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã cử ê-kíp chuyển viện gồm 3 bác sĩ, 3 điều dưỡng.
Đến 18h ngày 9/9, bệnh nhân T. đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trước đó, gia đình sản phụ T. đã đăng tải lên mạng xã hội phản ánh việc ngày 8/9, chị T. sinh 1 bé gái nặng 2,9kg tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk.
Đến khoảng 4h ngày 9/9, chị T. lên cơn đau nên người nhà đi tìm y tá đến xem xét tình hình và được tiêm 1 liều thuốc kháng sinh. Khoảng 30 phút sau, chị T. lên cơn co giật và được bác sĩ trưởng khoa sản vào cấp cứu hồi sức. Quá trình hồi sức khoảng 2 giờ, tim của chị T. đã đập trở lại và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên...
Người nhà sản phụ cho rằng, vì phát hiện muộn của bác sĩ Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk nên dẫn đến tình trạng trên.
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk, đây là một sự cố y khoa không ai mong muốn. Sau khi tiêm thuốc, sản phụ có dấu hiệu sốc phản vệ, đơn vị cũng đã xử lý, cấp cứu hết khả năng.
Những ngày qua, trung tâm cũng liên tục thăm hỏi, động viên gia đình, chăm sóc cho cháu bé. Đối với việc gia đình sản phụ có những bức xúc trong lúc đau buồn, trung tâm y tế không có ý kiến gì, chỉ biết chia sẻ, động viên.
Chí Kiên