Bà Phạm Thị Kim Hồng (SN 1956,ồngmấtngườiphụnữbánvésốkhôngcótiềnchoconchạythậlịch bóng đá ngày mai ngụ tại Đồng Nai) chậm chạp bước từng bậc cầu thang, dẫn chúng tôi lên tầng 2, khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong phòng chạy thận, Hà Hoài Nam (SN 2010) đang được lọc máu nhân tạo. Gần một năm nay, em phải nghỉ học, sống nương vào máy chạy thận. Hoài Nam là cháu ngoại của bà Hồng. Cha mất từ khi em còn trong bụng mẹ, Nam chỉ có một người anh trai bị khuyết tật, không thể phụ đỡ bất cứ việc gì. Từ nhỏ, 2 anh em đã được bà ngoại chăm bẵm. Chia sẻ về bệnh tình của Nam, bà Hồng buồn thiu: “68 tuổi đầu tôi mới đi viện, nhưng là để chăm cháu mắc bệnh hiểm nghèo”. Cậu bé phát bệnh hồi cuối năm ngoái. Trong đợt điều trị viêm xương, bác sĩ phát hiện em bị suy thận mạn giai đoạn cuối nên chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để chạy thận nhân tạo. Chị Hà Thị Hạnh (SN 1983, mẹ của Nam) vốn chỉ học đến lớp 2, chữ nghĩa ít, lại có phần khờ khạo. Mọi chuyện đều phụ thuộc bà ngoại đã gần 70 tuổi. Hai người phụ nữ - một già nua, một chậm chạp – ngay cả chiếc điện thoại để liên lạc cũng chẳng biết dùng. Nhiều lần bà Hồng chật vật vì không thể thay con gái ký vào giấy cam kết điều trị. Khi đưa Nam nhập viện, nghe bác sĩ tư vấn đến phương pháp ghép thận, bà Hồng bần thần, chỉ biết ước. “Ghép thận cần nhiều tiền lắm. Mới chạy thận gần một năm mà chúng tôi đã đuối sức rồi, giờ ráng được tới đâu hay tới đó. Cũng tội mẹ nó, đẻ 2 đứa con mà bệnh cả hai”, bà giãi bày. Trước đây, bà Hồng và chị Hạnh đi bán vé số để kiếm tiền ăn uống cho gia đình và lo cho Nam đi học. Từ khi em bệnh, bà Hồng túc trực chăm sóc. Thu nhập giảm một nửa, mà chi phí lại tăng lên. Chính quyền địa phương đã xét cho Nam được hưởng bảo trợ xã hội như anh trai. Tuy nhiên, số tiền khoảng 800.000 đồng/tháng chỉ phụ đỡ được chút ít viện phí. Mà ngoài viện phí và mua thuốc khoảng 3,5 triệu đồng, thỉnh thoảng em lại nhập viện do thiếu máu, tốn kém thêm một khoản. Chị Hạnh đi bán vé số, dù tằn tiện đến mấy cũng không lo đủ tiền chữa bệnh cho con trai. Người thân chẳng khá giả, họa hoằn lắm mới giúp được vài trăm nghìn đồng. Tại bệnh viện, thỉnh thoảng Hoài Nam được phòng Công tác xã hội và các nhà từ thiện giúp đỡ, nhưng cũng không được là bao. Hiện tại họ đã cạn tiền. Một nhân viên bệnh viện là bạn đọc thân thiết của VietNamNet, biết được hoàn cảnh 2 bà cháu đang rơi vào ngặt nghèo nên đã liên hệ nhờ giúp đỡ. Mong rằng sẽ có nhiều bàn tay nhân ái nâng đỡ để Nam có điều kiện chữa trị căn bệnh hiểm nghèo.
|