Soi kèo góc Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánh
- - Giải thưởng trị giá 50 ngàn USD sẽ được trao cho các công trình nghiên cứu khoa học thuộc 5 lĩnh vực, trong đó có cải cách giáo dục và đào tạo.
Chiều 1/12, Bộ GD-ĐT đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Bảo Sơn đồng thời phát động Giải thưởng Bảo Sơn năm 2016-2017.
Giải thưởng Bảo Sơn là giải thưởng trao tặng cho cá nhân người Việt Nam là tác giả, nhóm tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học thuộc 5 lĩnh vực: Cải cách giáo dục và đào tạo; Xóa đói, giảm nghèo; Phát triển kinh tế bền vững; Y - dược học, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Văn học.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (trái) và lãnh đạo Tập đoàn Bảo Sơn ký thỏa thuận hợp tác và phát động giải thưởng Bảo Sơn. Ảnh: MOET. Các công trình phải được ứng dụng có hiệu quả, đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu phải được thể hiện thông qua một trong các hình thức như: bài báo công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE hoặc các giải pháp công nghệ, tư vấn chính sách có tính sáng tạo cao; sách do một nhà xuất bản có uy tín ấn hành hoặc các chứng nhận khác có thẩm quyền khác.
Theo thể lệ xét tặng giải thưởng Bảo Sơn năm 2016-2017, đối tượng tham gia Giải thưởng là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.
Các công trình nghiên cứu khoa học đã đạt các giải thưởng trong hệ thống giải thưởng khoa học - công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ và giải thưởng của các Hiệp hội Trung ương sẽ không được đăng ký tham dự Giải thưởng Bảo Sơn.
Mỗi lĩnh vực xét tặng giải thưởng sẽ được trao 1 giải dành cho Công trình xuất sắc nhất và có điểm số cao nhất. Mức tiền thưởng của năm 2016-2017, mỗi giải có giá trị 50.000 USD.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ GD&ĐT rất phấn khởi khi Tập đoàn Bảo Sơn hợp tác với Bộ trong việc trao giải thưởng cho các nhà khoa học, đồng thời hợp tác một số hoạt động về giáo dục và đào tạo.
Lê Văn
" alt="Giải thưởng 50 ngàn USD cho nghiên cứu cải cách giáo dục" /> - - "Tôi đã phải rời đất nước vì những mục tiêu của cuộc đời mình. Trongcuộc hành trình khắp toàn cầu, tôi đã sống ở 40 quốc gia và nói một sốthứ tiếng".
Trong phần tiếp theo, GS Carlos Alberto Torres chia sẻ những quan sát của mình về câu chuyện di cư chất xám và ý niệm về công dân toàn cầu
Play" alt="Du học không trở về có phải chảy máu chất xám?" /> - Là một trong những tuyến đường trọng yếu, nằm ở khu vực sát trung tâm thủ đô, gần nhiều dự án giao thông lớn nên đường Lê Văn Lương được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn là nơi xây dựng các dự án lớn.
Trong các tuyến đường lớn của Hà Nội, đường Lê Văn Lương được quy hoạch rộng rãi, giao thông thuận tiện khi tiếp giáp với nhiều đường lớn: Nguyễn Chí Thanh, Láng, Khuất Duy Tiến… từ đây dễ dàng di chuyển tới các công trình lớn của thành phố như: tòa nhà Keangnam, Grand Plaza, Siêu thị BigC, Khu đô thị cao cấp Hoàng Đạo Thúy… Đây cũng là tuyến đường huyết mạch và tấp nập bậc nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Tuyến đường Lê Văn Lương được nhiều chủ đầu tư quan tâm Không những vậy, trên tuyến đường này cũng tập trung rất nhiều trung tâm văn phòng, văn phòng đại diện của các ngân hàng, tập đoàn tài chính, trụ sở Bộ ngành, bệnh viện, hệ thống các trường từ mầm non đến đại học hàng đầu như: Trường Mầm non Họa My, tiểu học Quốc tế Brendon, trường THPT Nhân Chính, trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, trường ĐH Phòng cháy & chữa cháy, trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn,…
Bởi thế, không có gì quá khó hiểu khi đây là tuyến đường được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn là nơi xây dựng các dự án lớn.
Được xây dựng trên khu đất rộng gần 1,2 ha, Việt Đức Complex tọa lạc ở vị trí trung tâm - 39 Lê Văn Lương.
Việt Đức Complex - Dự án “hot” trên đường Lê Văn Lương Là dự án cuối cùng trên đường Lê Văn Lương, Việt Đức Complex sở hữu 4 mặt thông thoáng với 4 đường 2 làn ôtô đi vào, dẫn thẳng ra Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Ngụy Như Kon Tum và Nguyễn Tuân.
Lợi thế liền kề công viên hồ điều hòa Nhân Chính rộng 13ha, cho góc nhìn rộng lớn, giúp các cư dân tại đây hưởng trọn sự mát lành đến từ thiên nhiên. Đặc biệt, Việt Đức Complex sở hữu 3 tầng hầm rộng lớn, 8 căn hộ/sàn tạo không gian sinh hoạt chung thoáng đãng.
Tòa nhà được bố trí hệ thống thang máy cao tốc, hiện đại, trung bình hai căn hộ sẽ chung một thang máy giúp cư dân dễ dàng lưu thông nội bộ. Các căn hộ của Việt Đức Complex được thiết kế hiện đại, tinh tế với lô gia có diện tích lớn, đảm bảo cho việc chiếu sáng tự nhiên, không gian thông thoáng và tiết kiệm năng lượng tối đa cho căn hộ.
Diện tích các căn hộ đa dạng theo tầng, theo loại hình và được thiết kế khép kín, có từ 2 – 3 phòng ngủ, phòng khách liên thông trực tiếp với tiền sảnh, liền kề phòng ăn và bếp tạo ra không gian sống mở, có sự linh hoạt.
Được đánh giá là một trong những dự án “hot” trên thị trường BĐS phía Tây và Tây Nam Hà Nội, Việt Đức Complex mang tới cho cư dân nhịp sống sôi động, hiện đại. Đây cũng là cơ hội đầu tư sinh lời lâu dài trong tương lai.
Để biết thêm chi tiết, liên hệ:
Hotline: 094.831.6688
Email:[email protected]
Website: http://vietduccomplex.net.vn
Lệ Thanh
" alt="Dự án ‘hot’ trên đường Lê Văn Lương" /> - - Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa thông báo về kết quả của đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018. Cả 4 thí sinh đều giành được huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng.
4 chàng trai của đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 đều giành được huy chương. Kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2018 lần thứ 50 tổ chức tại Cộng hòa Séc và Cộng hòa Solovakia với sự tham dự của 304 thí sinh đến từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cả 4 thí sinh của Việt Nam dự thi đều đoạt được huy chương, gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cụ thể, huy chương Vàng thuộc về em Phạm Đức Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Huy chương Bạc thuộc về em Nguyễn Văn Chí Nguyên (học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và em Hoàng Thanh Tùng (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tỉnh Nam Định).
Huy chương Đồng thuộc về em Phan Nhật Duật (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An).
Duy trì kết quả 100% thí sinh dự thi đoạt huy chương với tỷ lệ huy chương vàng và huy chương bạc cao, thành tích của đội tuyển tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 tiếp tục khẳng định hướng đi đúng của ngành giáo dục trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đồng thời khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT cùng cố gắng, nỗ lực của các học sinh, các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua.
Bộ GD-ĐT sẽ đón và chúc mừng thành tích của đoàn dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2018 tại sân bay quốc tế Nội Bài vào lúc 6h30 ngày 30/7.
Thanh Hùng
Việt Nam giành 2 HC Vàng, 2 HC Bạc Olympic Vật lý quốc tế năm 2018
Đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2018 đã đoạt 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
" alt="Việt Nam giành 1 huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế năm 2018" /> Ảnh minh họa: Thanh Hùng. Trao đổi với VietNamNet, TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho hay thực tế việc xếp hạng đại học đã được thế giới làm từ lâu nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh tương đối giữa các cơ sở giáo dục đại học, giúp các đối tượng khác nhau ra các quyết định nhất định.
Mỗi một bảng xếp hạng sẽ có mục đích khác nhau. “Thường các bảng xếp hạng xuất phát từ mục đích gì thì sẽ quyết định kết quả tương ứng”.
Cũng theo ông Phương, vì thế, mỗi một đối tượng, hoàn cảnh sẽ có những cách nhìn nhận những bảng xếp hạng khác nhau. “Ví dụ, có thể học sinh muốn có, nhưng các trường thì chưa hẳn. Bởi khi kết quả xếp hạng lệch đi khỏi ý tưởng của trường thì điều đó không hẳn là hay”.
TS Phương chia sẻ, việc đưa ra các bảng xếp hạng thường vấp phải câu chuyện “nhằm mục đích gì và sử dụng dữ liệu nào”. “Một điểm vướng nữa ở Việt Nam là khi một kết quả đưa ra mà không phù hợp với ý định của một đối tượng nào đấy thì ngay lập tức bị chê, cho rằng là sai”.
Theo ông Phương, cho đến nay, dù đã có những bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam song không có gì đảm bảo rằng cách làm và số liệu được dùng là chính xác.
“Cách đây 5 năm, có một nhóm cũng công bố bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam, nhưng sau đó cũng dừng lại.
Rồi đến bảng xếp hạng theo hình thức gắn sao (star rating) áp dụng cho các trường đại học của Việt Nam - UPM. UPM có đặc điểm là trường nào có mong muốn tham gia và phải đóng góp kinh phí thì mới xếp hạng, ngược lại sẽ không có tên. Sau gần 3 năm, hiện cũng mới khoảng 30-40 trường tham gia.
Mới đây, bảng xếp hạng VNUR công bố xếp thứ tự các trường đại học, theo hướng khá quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam. Bảng xếp hạng này theo một cách làm khác, tuyệt đối không dính đến các trường mà chỉ căn cứ thông tin do các trường cung cấp chính thức, công khai trên website.
Việc này cũng có khách quan nhất định là số liệu từ các trường đưa ra. Tuy nhiên, lại vướng vào câu hỏi là mục đích gì và liệu nguồn dữ liệu có đúng và đủ. Như vậy, điểm hạn chế là thông tin do chính chủ cung cấp nhưng chính xác hay không thì không kiểm soát được”.
Ông Phương lấy dẫn chứng, có 2 trường đại học được xếp hạng khá cao trong danh sách 100 trường của VNUR , tuy nhiên, “cả 2 trường này đều dính vào những vụ tai tiếng trong những năm gần đây về mua bán bài báo, thuê đội ngũ từ nước ngoài viết báo",...
Nhấn mạnh mỗi bảng xếp hạng có tiêu chuẩn riêng cho từng yếu tố đánh giá, ông Phương cho rằng, không thể đánh đồng các bảng khác nhau, hoặc coi bảng nào đó là đại diện cho chất lượng tổng thể của các trường. Do đó, ông Phương cho rằng, thời điểm này không nhất thiết phải có một bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam.
“Trước đây, có những thông tin rất đơn giản nhưng ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có được, hoặc mất nhiều thời gian để liên hệ. Nhưng giờ đây, việc tra cứu thông tin dễ dàng và hầu hết bản thân các trường đại học cũng có ý thức công khai các số liệu”, ông Phương nói.
PGS.TS Nguyễn Viết Thái, giảng viên Trường ĐH Thương mại, cho rằng đến nay vẫn khó có một bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam đủ uy tín, bởi khó có nền dữ liệu tổng thể khách quan, chính xác.
“Mới đây, có một bảng xếp hạng các trường đại học trong nước được công bố, về cơ bản cũng đã tiếp cận theo các tiêu chí của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phương pháp đánh giá và chất lượng nguồn thông tin, số liệu được thu thập để xét các tiêu chí đó có đảm bảo”.
Thậm chí, theo ông Thái, kể cả khi nguồn dữ liệu lấy trên website của các trường cũng chưa chắc đã cập nhật một cách chính xác, thậm chí có nhiều sai sót.
Ông Thái lấy ví dụ ở một bảng xếp hạng mới đây, khi ĐH Quốc gia Hà Nội có gần 60.000 sinh viên, nhưng con số mà bảng xếp hạng lấy vào chưa đến 50.000 em. “Như vậy, rõ ràng các tiêu chí tính trên đầu sinh viên sẽ được tính cao hẳn so với thực tế. Hay như số lượng giảng viên, có thể thực tế rất ít nhưng các trường khai báo “vống” vì tính cả số hợp đồng. Khi không thể kiểm soát được con số giảng viên cơ hữu của các trường thì không ngoại trừ khả năng một giảng viên được tính đăng ký cho mấy trường. Còn nếu chỉ điểm mặt có tên nhưng thực tế không phục vụ giảng dạy cho trường đó thì xếp hạng gần như cũng chẳng có ý nghĩa.
Đó là chưa kể đến việc thực hiện đánh giá số lượng trích dẫn, bài báo quốc tế của một trường đại học”, ông Thái nói - “Nếu chỉ dựa vào công bố thông tin trên website của các trường thì thực sự không ổn, bởi câu chuyện là con số đó có đúng hay không”.Để có được xếp hạng các trường đại học Việt Nam, theo ông Thái, cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc tốt và phải liên thông, cập nhật được với dữ liệu của các trường. “Cũng giống như hệ thống tuyển sinh đại học, khi soos học sinh thực tế nhập học bao nhiêu sẽ hiện lên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT và các trường không thể báo cáo sai”.
Ông Thái cho rằng, nếu không giải quyết được vấn đề này, việc xếp hạng lại khiến các trường sa vào cuộc chạy đua tốn kém và vô bổ, chỉ làm giàu cho các tổ chức xếp hạng.
Bài 2: Cần xếp hạng ĐH vì uy tín và “cuộc chiến” tuyển sinh
“Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào đáng tin cậy”
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Kỹ thuật Sydney (Úc), việc các trường đại học nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có thứ hạng tương đối thấp là thường tình." alt="Loay hoay xếp hạng đại học Việt Nam" />- Cách đây ít giờ, NASA đã thử nghiệm thành công phi thuyền Cassini với hành trình bay giữa Sao Thổ và hành tinh của nó, để chúc mừng sự kiện này, Google đã đổi doogle trên trang chủ.
Phi thuyền cassini Cassini–Huygens là một phi vụ tàu không gian robot hợp tác bởi NASA/ESA/ASI với nhiệm vụ nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh tự nhiên của nó.
Con tàu này gồm hai module chính: tàu quỹ đạo Cassini do NASA thiết kế và chế tạo, đặt tên theo nhà thiên văn người Italia-Pháp Giovanni Domenico Cassini, và Huygens do ESA phát triển, được đặt tên theo nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Hà Lan Christiaan Huygens.
Phi thuyền Cassini bay giữa Sao Thổ (Ảnh minh họa)
Cassini–Huygens đã được phóng lên vào ngày 15/10/1997, và sau một chuyến hành trình liên hành tinh dài 17 năm, nó đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ vào ngày 1/7/2004.
Vào ngày 25/12/2004, tàu thám hiểm Huygens đã được tách ra từ Cassini ở lúc 02:00 UTC. Nó đến được Mặt Trăng Titan vào ngày 14/1/2005, khi nó rơi dần vào bầu khí quyển của Titan, chạm xuống bề mặt của vệ tinh này, sau đó nó gửi những thông tin khoa học trở lại Trái Đất bằng điều khiển từ xa (telemetry).
Video: Phi thuyền Cassini bay giữa Sao Thổ
Play" alt="Phi thuyền Cassini hoàn thành sứ mệnh lịch sử" />
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs AEK Larnaca, 23h30 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
- ·Vào nhà nghỉ bắt chồng ngoại tình, vợ ngỡ ngàng danh tính kẻ thứ ba
- ·Bảo Anh chính thức công khai ảnh con gái đầu lòng
- ·Lý do loài mèo không góp mặt trong danh sách 12 con giáp ở Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Getafe vs Sevilla, 20h00 ngày 1/2: Khó tin cửa trên
- ·Anh Thư gợi cảm, đọ dáng Thanh Hằng, Hương Giang trên sàn diễn
- ·Thời tiết diễn biến phức tạp, Đà Nẵng tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 17/10
- ·Sao Việt 9/5/2024: Ngọc Trinh khoe eo thon, Quốc Trường than phải sửa điện
- ·Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- ·Bị cô giáo phạt học sinh nhảy sành điệu như vũ công
Hình ảnh thầy giáo Nguyễn Đức Phong "khoá tay", đẩy nữ đồng nghiệp ra khỏi lớp từng gây xôn xao dư luận. Ảnh cắt từ clip Theo đó, ông Thức bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo do có vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động điều hành, quản lý của trường, để xảy ra vụ việc tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến ngành giáo dục.
Trước đó, vào tháng 10/2022, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nữ giáo viên bị một giáo viên nam “khóa tay", đuổi ra khỏi phòng học trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh, gây bức xúc dư luận.
Sự việc sau đó được xác định xảy ra trong tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm một lớp khối 10 Trường THPT Hai Bà Trưng vào sáng 22/10.
Thời điểm xảy ra sự việc, trong phòng học có nhiều học sinh và 3 giáo viên, gồm thầy Nguyễn Đức Phong- giáo viên dạy Thể dục (người đẩy nữ giáo viên ra ngoài), cô Hồ Thị Tâm – giáo viên dạy Văn (người bị đẩy ra ngoài) và giáo viên chủ nhiệm tên D.
Cô giáo Hồ Thị Tâm, dù không phải trong tiết dạy của mình, đã yêu cầu học sinh nhận xét về tiết học của cô trước đó, đòi làm rõ em nào yêu cầu đổi giáo viên. Cô Tâm cũng đã dùng điện thoại quay từng học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Đức Phong đã yêu cầu cô Tâm ra ngoài và sau đó "khóa tay", đẩy cô ra khỏi lớp trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh.
Trao đổi với VietNamNet thời điểm xảy ra vụ việc, ông Ngô Đức Thức – Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, cho rằng, hành vi của thầy Phong với cô Tâm “đã làm hoen ố hình ảnh ngành giáo dục địa phương, hình ảnh nhà trường”.
Ông Thức cũng cho biết, sẽ họp, làm rõ và xem xét, xử lý trách nhiệm của những người liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, sự việc chỉ có “hồi kết” sau khi Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế vào cuộc.
Cụ thể, ngày 2/11, căn cứ vào kết luận của Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Hai Bà Trưng đã tiến hành cuộc họp, xem xét kỷ luật những người liên quan.
Tại cuộc họp, thầy giáo Nguyễn Đức Phong – người từng liên quan đến việc khoá tay, đẩy nữ đồng nghiệp ra khỏi lớp, bị xác định có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, được Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất mức kỷ luật khiển trách.
Được biết, trong quá trình làm việc với Thanh tra Sở GD-ĐT, ông Ngô Đức Thức đã có đơn gửi cấp trên xin nghỉ việc.
“Sau xử lý kỷ luật, lãnh đạo Sở đã trình Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xin chủ trương, xem xét giải quyết đơn của ông Thức; đồng thời đề nghị điều động một hiệu trưởng từ đơn vị trường học khác đến thay ông Ngô Đức Thức.
Cùng với kiện toàn nhân sự, Sở cũng sẽ có các biện pháp chấm dứt những hạn chế ở ngôi trường vốn có bề dày truyền thống này, đảm bảo quyền lợi học tập tốt nhất cho học sinh và củng cố niềm tin của phụ huynh”, ông Nguyễn Tân chia sẻ.
" alt="Hiệu trưởng từng khẳng định cấp dưới 'làm hoen ố ngành giáo dục' bị kỷ luật" />Ảnh minh họa: Sohu Sáu năm rồi, tôi chưa tái hôn mà chồng cũ cũng vẫn một mình. Vì chúng tôi có người quen chung, nếu anh lấy vợ cớ gì tôi lại không biết? Hôm nọ tình cờ thế nào mà tôi gặp anh ở quán cà phê. Hai đứa ngồi trò chuyện một lát, tôi buột miệng hỏi anh sao đã 6 năm rồi anh chưa lấy vợ. Phụ nữ giỏi chịu cô đơn chứ đàn ông một mình từng ấy năm thật hiếm lạ.
Anh cúi đầu mân mê cốc cà phê một lát rồi ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt tôi nói rành rọt 4 chữ không thể tin nổi: “Anh vẫn chờ em”. Anh bảo trừ khi tôi tái hôn, nếu không anh vẫn sẽ chờ vì vẫn còn hy vọng quay lại. Tôi ngơ ngác.
Lúc trước gia cảnh chúng tôi khác biệt nhiều, bố mẹ tôi rất phản đối cuộc hôn nhân này. Lý do cũng bởi anh nghèo, gia đình lại nặng gánh. Khi tôi cương quyết lấy anh, ông bà gần như từ mặt con gái.
Cưới xong tôi mang bầu một cặp sinh đôi, nghỉ việc ở nhà. Mọi thứ dựa dẫm hoàn toàn vào chồng. Vừa lo cho vợ con vừa gửi tiền về cho bố mẹ dưới quê, lương chồng tôi thì thấp, cố gắng làm thêm đến mấy cũng không đủ trang trải. Nhiều lúc tôi bật khóc vì thấy quá khổ sở, thiếu thốn.
Ngày tôi sinh con, mẹ đẻ vẫn còn giận nên chỉ đến nhìn ba mẹ con tôi một lát rồi về. Bà không giúp đỡ gì cả. Cho đến khi hai đứa con của tôi lên 6 tháng cùng ốm nhập viện, hỏi tiền chồng để đóng viện phí thì anh rút ra vài tờ tiền lẻ, đếm mãi cũng chẳng đủ 100 nghìn. Lúc ấy tôi đã khóc rất nhiều và quyết định ly hôn.
Tôi quay về với bố mẹ đẻ, xin lỗi ông bà. Bố mẹ cưu mang 3 mẹ con tôi từ ấy. Khi các con được 2 tuổi thì tôi đi làm lại. Nhờ có bố mẹ giúp đỡ cả về công sức và vật chất, 3 mẹ con tôi mới có được cuộc sống yên ổn, đầy đủ như hiện tại.
Sau cuộc gặp với chồng cũ, đêm ấy về tôi thức trắng suy nghĩ. Không ngờ anh vẫn luôn chờ đợi mình. Mấy năm qua tôi cũng có yêu đương nhưng đều không thật lòng muốn tiến đến hôn nhân với ai. Tôi nhận ra một điều là tôi vẫn còn tình cảm với chồng cũ, đồng thời cũng không ai yêu tôi được nhiều như anh. Một điều quan trọng nữa, anh là bố ruột của các con tôi.
Tôi đã biết lòng mình rồi, tôi thật sự muốn quay lại với anh. Dè dặt thưa chuyện với bố mẹ, ông bà không phản đối gay gắt như trước nữa nhưng yêu cầu chồng cũ phải mua được nhà mới đồng ý cho chúng tôi đoàn tụ.
Hiện tại anh cũng cố gắng thu nhập tăng lên phần nào nhưng để mua được nhà thì vẫn còn xa. Tôi không dám trái lời bố mẹ một lần nữa. Tôi đã khiến bố mẹ thất vọng một lần rồi. Chúng tôi lại lâm vào bế tắc. Xin hỏi mọi người trong hoàn cảnh này chúng tôi phải làm thế nào?
Lúc trước cũng vì tiền bạc, vật chất mà chúng tôi rời xa nhau. Bây giờ lẽ nào vẫn vì lý do ấy mà chúng tôi không thể tái hợp? Vì sao chúng tôi lại khổ thế này, rõ ràng có tình cảm với nhau nhưng cuối cùng cứ mãi trắc trở không thể hạnh phúc?
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt="Hỏi chồng cũ sao chưa lấy vợ, anh nói 4 từ khiến tôi thức trắng đêm" />Ảnh minh họa: China Daily Sau thông báo cải cách kỳ thi cấp 3, một số trường cấp 2 danh tiếng ở Bắc Kinh đã mời các giáo viên giỏi về làm cố vấn học tập. Theo đó, những người này sẽ chuẩn bị giáo án và tăng độ khó của các môn học.
Học sinh sẽ được giao nhiều bài tập hơn để đáp ứng yêu cầu khắt khe của kỳ thi, đặc biệt là môn Thể dục. Trước đó, đầu tháng 9, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành Thông tư khuyến khích các trường tổ chức ít nhất 2 giờ học Thể dục mỗi ngày cho học sinh.
Mục đích Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành thông tư này không chỉ để phòng ngừa và kiểm soát cận thị học đường, mà còn hướng tới nền giáo dục toàn diện, phát triển thể chất, tránh việc học thuộc lòng và rập khuôn.
Chia sẻ thêm về lý do cải cách kỳ thi cấp 3, Giám đốc Ủy ban Giáo dục TP Bắc Kinh, cho biết hệ thống thi cử hiện nay phụ thuộc nhiều vào việc học thuộc lòng. Do đó, giáo viên có ít thời gian dành cho các phương pháp giảng dạy thực nghiệm cũng như các hoạt động ngoại khóa.
Việc thay đổi điểm số và hình thức đánh giá kỳ thi cấp 3 là cách để Trung Quốc giảm tải tình trạng học thuộc lòng, tập trung vào ứng dụng thực tế.
Đồng tình với cải cách, một cô giáo dạy Hóa tại trường THCS ở TP Bắc Kinh cho rằng, việc ghi nhớ nhiều sẽ làm hỏng khả năng tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh. Do đó, việc thay đổi cách tính điểm kỳ thi vào cấp 3 buộc học sinh và giáo viên phải tập trung cao độ vào học tập cũng như giảng dạy.
Hiện tại, Trung Quốc đang trong quá trình cải cách nền giáo dụchướng đến sự phát triển toàn diện cho người học. Việc thay đổi này, thể hiện rõ nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2023 của đất nước tỷ dân.
Nhiều chuyên gia đánh giá đề thi đại học năm nay tại Trung Quốc: “Đi sâu cải cách nội dung thi, thay đổi phương pháp giáo dục cơ bản để phục vụ việc tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Đồng thời, khuyến khích học sinh trau dồi tư tưởng và khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải chú trọng đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, bồi đắp khát vọng, hướng dẫn người học dũng cảm đổi mới, tư duy và hành động, vươn lên trong thời đại mới, quyết tâm tiến về phía trước”.
Những năm qua, Bộ Giáo dục Trung Quốc có nhiều biện pháp nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng cho học sinh đang phải đối mặt. Nỗ lực này mang lại trải nghiệm giáo dục toàn diện và cân bằng hơn cho học sinh nước này.
Theo China Daily
Tranh cãi việc trường lục cặp, soát người học sinh trước khi vào lớpVới mục đích bảo vệ an toàn cho học sinh, một trường THCS - THPT ở Đắk Lắk đã cử người lục cặp, soát người học sinh vào mỗi buổi sáng, trước khi vào học." alt="Trung Quốc cải cách kỳ thi cấp 3 nhằm hạn chế việc học thuộc lòng" />- Chị Hồng bảo câu chuyện này làm ký ức thời học cấp 3 của chị sống dậy. Năm học lớp 11, chị từng bị cô giáo chủ nhiệm “đì”.
“Cô dạy môn Hóa. Buổi học đầu tiên, cô gọi tên từng học sinh trong lớp yêu cầu đứng dậy để nhận diện.
Đến tên tôi, thay vì cô hỏi vài câu như các bạn thì cô nhìn tôi rồi chế giễu: “Tên đẹp như vậy mà người thì ngược lại, trông cứ như Thị Nở”.
Các bạn trong lớp cười rộ lên, còn tôi thì sững người. Tôi “chết tên” Thị Nở luôn từ đấy.
Thông tư 32/2020 của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 1/11 đã bỏ quy định xử lý kỷ luật học sinh bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
Càng bị cô chú ý, tôi càng dúm lại, càng sợ môn Hóa, càng học kém… Học kém nhưng vì sợ giáp mặt cô nên không dám đi học thêm – rồi có vẻ càng bị cô chú ý. Tới năm lớp 12, cô không làm chủ nhiệm lớp tôi nữa, tôi mới bớt áp lực”.
Với những gì đã từng trải qua, chị Hồng nói chị hiểu cảm giác của một nữ sinh lớp 10 khi bị "nhắc khéo" chuyện mặc áo mỏng trước lớp hay bị bêu tên trước toàn trường.
Khi 'đòn tâm lý' mạnh hơn roi vọt
Nhà báo Trần Thu Hà cho biết, khi mới đọc tít “Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử vì uất ức với nhà trường”, chị thấy có vẻ giáo viên kém nghiệp vụ sư phạm, thiếu tinh tế khi phạt học sinh, còn vụ việc chỉ là rủi ro nghề nghiệp.
Nhưng, đọc thêm những dòng trạng thái và những bình luận có khả năng là của cô giáo chủ nhiệm sau khi học sinh của mình tự tử, ngất trong nhà vệ sinh, chị Hà nói "cảm thấy thấy ớn lạnh luôn”.
Như câu chuyện của em Y., theo chị Hà, cách em bị giáo viên và nhà trường kỷ luật chính là sử dụng đòn tâm lý.
“Có lẽ nhiều bạn trong này cũng đã từng nếm những ngón đòn tâm lý thời học trò rồi.
Đánh đập chẳng là gì so với đòn tâm lý. Hơn nữa, đánh vào tâm lý lại kín đáo, chả vi phạm quy định gì cả, không văng tục chửi bậy,... cũng không có bầm tím chảy máu, không có tổn thương để đi xác nhận thương tật, cũng không thể quay phim chụp hình được nhé..." - chị Hà chia sẻ cảm nghĩ.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP.HCM) cũng khẳng định việc bêu tên học sinh dưới cờ như trường hợp của em Y. là hình thức nhục mạ học sinh, vi phạm quyền trẻ em, chà đạp nhân phẩm người khác.
Cũng theo ông Phú, nếu những phát ngôn trên mạng xã hội đúng là của cô giáo chủ nhiệm thì cô giáo này đã vi phạm đạo đức rất nặng khi mà học trò đang điều trị tại bệnh viện, lại có những lời lẽ bóng gió, vô cảm.
“Cô giáo không xứng đáng làm giáo viên. Làm nghề giáo mà như cô này ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học trò” - ông Phú nhấn mạnh.
Nhiều năm làm việc trong ngành, thầy Phạm Đông Phương, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), nhận định rằng ở độ tuổi lớp 10,11, học sinh rất “khó bảo”.
“Ở độ tuổi này, hầu như các em đều rất ngang bướng. Khi dạy dỗ, thầy cô không phải lúc nào cũng ngon ngọt, có khi cũng la mắng nhưng học sinh sẽ không căm ghét mình khi chúng thấy đây là sự la rầy của người cha, người mẹ. Thầy cô cũng không được dùng lời lẽ không phù hợp trong nhà trường”.
Thầy Phương cũng không lạ gì những chiêu thức một số giáo viên sử dụng để ép học sinh đi học thêm.
“Có những giáo viên tìm cách ép học sinh học thêm theo kiểu cố tình cho đề khó, giảng học sinh không hiểu bài… để các em phải “tự giác” đi học thêm. Những giáo viên kiểu này thường bị đồng nghiệp và học sinh coi thường”.
Thế nhưng, cũng có giáo viên đàng hoàng thì bị hiểu lầm. Nhiều phụ huynh lắm tiền, bênh con nên khi học sinh bị giáo viên la rầy thì họ cũng căm ghét và nhận xét giáo viên theo chủ quan của mình. Với những trường hợp này, giáo viên phải đủ tỉnh táo để xử lý, tránh hiểu lầm.
Về trường hợp cụ thể của em Y, theo thầy Phương, dù thế nào thì cũng có lỗi của giáo viên, nhà trường.
“Học sinh phản kháng khi các em không tin, không nể phục cách dạy của mình. Với từng sự việc cụ thể, phải mời các em ra ngoài lớp nói chuyện riêng, gợi cho các em nói thật. Dù ngang bướng đến đâu, khi thấy mình yêu thương thật lòng, học sinh sẽ bộc bạch ra hết suy nghĩ”.
Ảnh minh họa: Thanh Tùng Còn ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM), cho rằng với thực trạng hiện nay, nhà trường không thể áp dụng các hình thức kỷ luật cứng nhắc như hàng chục năm qua nữa.
“Khi học sinh vi phạm quy định, nhà trường phải phối hợp với phụ huynh tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, tuyệt đối không nêu tên trước cờ” – ông Khả nói.
Áp lực của giáo viên
Nói về kỷ luật học đường và ứng xử với học sinh nói chung, không ít thầy cô cho rằng yêu thương, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
Một cô giáo dạy Vật lý có hơn 10 năm trong nghề ở Lạng Sơn chia sẻ, không ít học sinh cãi lại, mắng chửi hay thậm chí là đánh giáo viên.
"Trong khi đó, những hình thức kỷ luật học sinh mà ngành giáo dục cho phép giáo viên được làm như phê bình, khiển trách... thì nói thật, học sinh hư không coi ra gì đâu. Khuyên giải không được, mà phạt nặng thì sợ bị đưa lên mạng. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào nếu không “ngậm đắng nuốt cay”, mặc kệ học sinh?” - cô giáo này nói.
Còn cô Mai Hương (giáo viên dạy Sử ở Hà Nội) thì chia sẻ “Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Với học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi “dở dở ương ương”, thì một lời nói của giáo viên cũng có thể bị các em suy diễn theo chiều hướng khác. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh luôn sẵn sàng “tung hê” mọi hình ảnh, đoạn tin nhắn lên mạng nếu như con họ có vấn đề gì".
Vì vậy, ngoài chuyên môn, cô Hương cho rằng "Giáo viên ngày nay càng phải học cách tiết chế cảm xúc. Học sinh hư, nếu liệu chừng không nói được thì dù hành xử như vậy là tiêu cực, nhưng giáo viên đành mắt nhắm mắt mở cho qua, để khỏi “gây hại” cho chính bản thân mình”.
Ngân Anh – Lê Huyền
Bộ GD-ĐT lên tiếng vụ nữ sinh An Giang nghi tự tử vì uất ức
Liên quan đến vụ nữ sinh nghi tự tử, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT An Giang và Trường THPT Vĩnh Xương giải quyết sự việc một cách thấu đáo, đúng pháp luật và tổ chức động viên để học sinh trở lại học tập bình thường.
" alt="Vụ nữ sinh An Giang nghi tự tử: Khi 'đòn tâm lý' đáng sợ hơn roi vọt" />
- ·Soi kèo góc Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- ·Ngày con tôi cưới, chị giúp việc cũ tặng cả cây vàng làm chúng tôi ngỡ ngàng
- ·Du khách Canada 'cảm' đường phố nức mùi thơm Hà Nội
- ·Học sinh lớp 2 đột tử sau khi chạy 50m trong giờ Thể dục, gia đình kiện trường
- ·Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs UTA Arad, 22h00 ngày 31/1:
- ·Bảng giá đất mới tại TPHCM được áp dụng từ ngày mai
- ·Vai trò mới của Lan Khuê sau 10 năm hoạt động showbiz
- ·Danh sách hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2023, 3 nước châu Á đứng đầu
- ·Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Macarthur FC, 11h00 ngày 1/2: Củng cố ngôi đầu
- ·Con gái MC Quyền Linh trúng tuyển trường đại học nghệ thuật top 2 thế giới