
Tiến sĩ Mark Pierpoint, Chủ tịch bộ phận Ứng dụng và giải pháp mạng, Keysight Technologies.Các cơ hội do viễn cảnh “con người và vạn vật được kết nối” mang lại cho chúng ta cũng chính là các cơ hội của giới tội phạm mạng. Tội phạm mạng tìm cách thực hiện các cuộc tấn công ngày càng tinh vi hơn, với mục đích làm gián đoạn hoạt động hay đe dọa tống tiền doanh nghiệp, tổ chức.
Việc các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ có thể thực hiện cam kết về kết nối rộng khắp, liền mạch và đáng tin cậy mang lại những lợi ích to lớn, nhưng đây là con dao 2 lưỡi. “Mặt tối của khả năng kết nối rộng khắp là khả năng bị tấn công tăng lên nhanh chóng. Nhiều người dùng và nhiều thiết bị hơn cùng truy cập tạo ra số lượng gần như vô hạn các điểm xâm nhập tiềm tàng”, chuyên gia Keysight nêu.
Vì thế, các lỗ hổng an ninh bảo mật nghiêm trọng có thể xuất hiện trong mạng thông tin liên lạc, các hệ thống quốc phòng, các dự án IoT công nghiệp, ô tô được kết nối... Rủi ro tăng lên khi nhiều công nghệ mới như các mạng ảo hóa, API mở, yêu cầu bắt buộc về khả năng tương tác được đưa vào ứng dụng.
Với dữ liệu, các cá nhân, công ty và chính phủ đang tạo ra lượng khổng lồ dữ liệu có giá trị cao. Mặc dù hình phạt đổi với hành vi tiết lộ thông tin cá nhân đã được quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng tỷ lệ lộ lọt thông tin vẫn không suy giảm.
Bảo vệ con người và vạn vật thế nào khi kết nối?
Chuyên gia Keysight cho hay, đảm bảo để vạn vật có thể vận hành hiệu quả và an toàn hơn là mục tiêu hướng tới, vì thế thước đo cuối cùng cho thành công là duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi và đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
Chuyên gia Keysight đưa ra 2 khuyến nghị tổng quát có tính chiến lược và 2 khuyến nghị cụ thể mang tính chiến thuật giúp các doanh nghiệp đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả và an toàn, đó lần lượt là: khả năng chống chịu và mức độ chuẩn bị sẵn sàng của tổ chức, khả năng hiển thị giám sát bảo mật và kiểm toán năng lực bảo mật.
 |
Thế giới tương lai ngày càng kết nối của chúng ta đòi hỏi các chiến thuật bảo mật mới. (Ảnh minh họa: Internet) |
Cụ thể, tư duy và hành động đúng là 2 yếu tố thành công quan trọng trong quá trình phát triển khả năng chống chịu. Cụ thể, tư duy cần thực tế và thực dụng: hãy giả định doanh nghiệp đã, đang và sẽ bị tấn công. Hơn nữa, lời khuyên cho đơn vị là tiêu chuẩn hóa cách tiếp cận "ứng phó kịp thời". Các kế hoạch hành động cần giúp đẩy nhanh tiến độ phát hiện, đánh giá, khắc phục và phục hồi. Học hỏi và điều chỉnh thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì được vị trí dẫn đầu.
Nền tảng của khả năng chống chịu là sự chuẩn bị. Chúng ta có thể áp dụng một framework cơ bản quen thuộc: con người, sản phẩm, quy trình và công cụ. Tất nhiên, con người trong tổ chức cần được đào tạo và chuẩn bị sẵn sàng. Ngoài các khóa đào tạo, các cuộc thi về bảo mật dựa theo kinh nghiệm của quân đội có thể giúp các buổi thực hành không bị trở nên dễ đoán và nhàm chán.
Về sản phẩm, tỷ lệ lỗi bảo mật do lỗi cấu hình tiếp tục duy trì ở mức 90% - nhưng các hoạt động đo kiểm có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ này. Đội ngũ nhân sự được đào tạo, quy trình được cải tiến quy trình và công cụ được tự động hóa sẽ nâng cao tốc độ phát hiện và phản ứng, kể cả trong bối cảnh rủi ro và phơi nhiễm tăng cao.
Về các khuyến nghị cụ thể, Tiến sĩ Mark Pierpoint cho hay, công cụ phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự đối với khả năng chống chịu và sự chuẩn bị chính là khả năng bảo vệ toàn diện được xác định từ khía cạnh định tính và định lượng; khả năng hiển thị bảo mật theo cả chiều dọc và chiều ngang, có thể tiếp cận tới những ngóc ngách xa xôi nhất và tối tăm nhất trong mạng; kiểm toán năng lực bảo mật - quá trình kiểm tra khả năng chịu tải cho mạng. “Đặc biệt, các giải pháp mới phải có khả năng tích hợp dễ dàng với các công cụ hiện có, lý tưởng nhất là chúng giúp đơn giản hóa các quy trình”, Tiến sĩ Mark Pierpoint nêu quan điểm.
Phân tích kỹ hơn những khuyến nghị cụ thể, Tiến sĩ Mark Pierpoint cho rằng: Nếu không biết dữ liệu nào đang truyền qua mạng, ứng dụng nào đang chạy và ai đang trao đổi, có nghĩa là đơn vị đang không hiểu rõ về mạng của mình. Các giải pháp hiển thị giám sát có thể hỗ trợ thực hiện việc này. Bởi lẽ, khả năng hiển thị giám sát có thể cung cấp mọi thông tin mà 1 kỹ sư bảo mật cần biết để phát hiện, tìm kiếm, đánh giá và ra quyết định.
Kiểm toán năng lực bảo mật gồm hoạt động đo kiểm khả năng chịu áp lực cho mạng bằng cách sử dụng mô phỏng đủ và đúng thực tế những điều kiện khắc nghiệt nhất mà mạng có thể phải đối mặt. Mô phỏng này cũng bao gồm các cuộc tấn công an toàn, tự định hướng.
Vận hành bảo mật hay “SecOps” là nỗ lực hợp tác giữa các nhóm vận hành và bảo mật CNTT. Trọng tâm của hoạt động là tích hợp các công cụ, quy trình và công nghệ để đáp ứng mục tiêu chung của cả 2 nhóm là đảm bảo an toàn cho tổ chức, giảm thiểu rủi ro và nâng cao tính nhanh nhạy linh hoạt.
Công cụ mô phỏng các mối đe dọa dành cho SecOps cho phép đơn vị chủ động tự xâm nhập/hack mạng - trước tin tặc. Ví dụ, các nền tảng mô phỏng vi phạm và tấn công như Threat Simulator của Keysight cho phép bạn mô phỏng các cuộc tấn công an toàn vào mạng đang vận hành của mình, xác định các lỗ hổng trong vùng bảo vệ và khắc phục các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trước khi kẻ tấn công có thể khai thác.
Thanh Hà
" alt="Hoạt động đo kiểm giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi bảo mật do lỗi cấu hình"/>
Hoạt động đo kiểm giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi bảo mật do lỗi cấu hình
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận hành xử của hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên có thể là cá biệt, nhưng cần phải đánh giá hiện tượng vi phạm dân chủ trong trường học có phổ biến hay không?Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề như vậy, cùng với các vấn đề khác của giáo dục tại cuộc làm việc với Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vào tuần qua.
 |
Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn
|
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề này, bà Phạm Thị Yến, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu họcThành công B (Hà Nội) cho biết, bản thân là người làm quản lý cơ sở giáo dục trong nhiều năm, bà cảm thấy rất bất ngờ khi theo dõi thông tin các vụ việc gần đây - có liên quan tới hành xử của hiệu trưởng.
"Đó là những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng cách xử lý của những người làm giáo dục, những người quản lý giáo dục lại không tốt dẫn đến hậu quả xấu và đau lòng"- bà Yến nói.
Để tạo môi trường dân chủ trong trường học thì người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng.
"Họ cần phải tạo ra bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, dám đối diện với sự thật, những ý kiến phản biện vì đó sẽ là những ý kiến giúp họ soi lại mình, điều chỉnh lại mình để làm tốt hơn công việc được giao".
Theo bà Yến, khi hiệu trưởng tạo cơ hội cho giáo viên nói lên chính kiến của mình, các thầy cô sẽ có cơ hội sống thật với bản thân mình. Và khi đó, thầy cô sẽ là người tạo cơ hội để học sinh sống thật với chính các em, để các em tỏ bày chính kiến. Môi trường dân chủ phải là một thể thống nhất, từ trên xuống.
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh cho rằng, dân chủ trong trường học không thể để cho có hình thức:
"Cứ nói là tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh nói ra chính kiến nhưng thực chất không tôn trọng ý kiến đó, không lắng nghe tiếp thu ý kiến đó thì dân chủ thế nào?".
Ông Đạt đề xuất cần phải có một quy chế rõ ràng để thực hiện dân chủ trong trường học, để tạo cơ hội để giáo viên, học sinh dám nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói ấy thực sự được tôn trọng.
"Hiệu trưởng phải nói rõ năm nay sẽ làm những việc gì, quan điểm về giáo dục ra sao, việc xử lý tài chính cũng phải được minh bạch… Cuối năm, cán bộ giáo viên trong trường có thể bỏ phiếu tín nhiệm xem hiệu trưởng đã làm đúng các cam kết trong năm qua hay chưa" -ông Đạt đề xuất.
Cần cuộc cải cách "từ dưới lên"
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, Khoa học giáo dục Hà Nội cũng đồng tình rằng, để thực hiện dân chủ trong trường học thì trước hết, cán bộ quản lý, người lãnh đạo cơ sở giáo dục phải có ý thức, và dám vận dụng dân chủ trong trường học trong công tác quản lý. "Những người lãnh đạo thiếu năng lực, thiếu đạo đức thường sợ dân chủ"- ông Lâm nói.
Dân chủ trong trường học không chỉ là tạo ra sự giải phóng, cởi mở, để cán bộ, giáo viên dám nói lên tiếng nói của mình mà còn là phương pháp giáo dục quan trọng, tạo nên nhân cách cho học trò.
Tuy nhiên, để tạo được môi trường dân chủ cũng cần phải có sự dũng cảm từ chính cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục.
- "Cần thêm những Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chung tay với giáo dục"
- Cô chủ nhiệm dũng cảm ở trường Nam Trung Yên
- Cuộc gặp với cô hiệu phó vụ tai nạn trường Nam Trung Yên
|
Ông Lâm nhìn nhận, càng ở cấp học thấp thì tình trạng vi phạm dân chủ càng lớn. Song, thực tế là nhiều giáo viên vì quyền lợi trước mắt, không dám hy sinh quyền lợi của mình dẫn đến ngại va chạm, ngại đấu tranh.Dẫu vậy, ông Lâm cho rằng, sự e dè của giáo viên là chính đáng.
Để thực sự phát huy dân chủ thì các đoàn thể như công đoàn, chi bộ Đảng cơ sở cần phát huy tối đa vai trò lãnh đạo, tổ chức. "Tiếng nói dân chủ mà chỉ lẻ tẻ một hai giáo viên thì không bao giờ được" - ông Lâm nói.
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Quốc Vương, nghiên cứu sinh về lịch sử giáo dục tại Nhật Bản cho rằng, sự sợ sệt, e ngại của giáo viên khi nói lên sự thật trong môi trường giáo dục hiện nay là một thực tế.
"Tâm lý e ngại, sợ sệt cấp trên, đồng nghiệp, sợ cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng tồn tại trong một thời gian dài và đè nặng hàng ngày làm cho giáo viên sợ nói ra những điều mà “ai cũng biết cả nhưng không ai nói” - ông Vương nói.
"Nhiều người dám nói ra vì sự thôi thúc nội tâm và sau đó trả giá đắt đã khiến cho giáo viên thường chọn im lặng hoặc an phận".
Những năm gần đây, mỗi khi xuất hiện một nhiệm kỳ Bộ trưởng Giáo dục mới, trên báo chí lại có "tâm thư của thầy cô gửi Bộ trưởng".
Ông Vương nhìn nhận việc các giáo viên vì bức xúc, bất an mà viết tâm thư gửi cho Bộ trưởng cho thấy nhận thức về cơ hội thay đổi “từ dưới lên” chưa thật sự sâu sắc.
Theo ông, thay đổi giáo dục, bao gồm cả 2 phương thức, cải cách trên xuống và cải cách từ dưới lên. Ngoài những chính sách theo hướng "từ trên xuống", đổi mới giáo dục chỉ thành công khi sự thay đổi trong giáo dục - bao gồm cả vấn đề dân chủ - được tạo ra bởi chính các giáo viên, học sinh và các trường học.
"Hoàn cảnh Việt Nam có nhiều điểm khác với thế giới gây ra sự bất lợi cho người giáo viên muốn cải cách nhưng muốn có sự thay đổi tốt đẹp thì người giáo viên phải hành động và sáng tạo"- ông Vương nói. "Phụ huynh, học sinh cần ủng hộ và trợ giúp các giáo viên như thế".
Tổ chức diễn đàn về dân chủ trong trường học vào tháng 3 Tại cuộc làm việc hôm 21/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT chuẩn bị tổ chức diễn đàn trao đổi về vấn đề dân chủ trong môi trường giáo dục với sự phối hợp của Ban Dân vận trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng và diễn đàn sẽ được tổ chức trong tháng 3 tới. |
Lê Văn" alt="Từ vụ Nam Trung Yên đến vấn đề dân chủ trong trường học"/>
Từ vụ Nam Trung Yên đến vấn đề dân chủ trong trường học