Ưu: thao tác trên các nút tính năng thuận tiện và dễ dàng.
Khuyết: Bề mặt dễ trầy, dính dấu tay.
Hình thức bên ngoài của thiết bị trình chiếu đa phương tiện Targus AMP09AP (sử dụng sóng không dây 2,4GHz) toát lên vẻ sang trọng với phía trên là màu đen bóng loáng và toàn bộ phần dưới là những đường vân màu xám nổi bật.
Một thiết bị trình chiếu không dây khác của Targus là AMP13AP cũng sử dụng sóng không dây 2,4GHz, có kiểu dáng và chức năng tương tự như AMP09AP nhưng không hỗ trợ chức năng chuột không dây và nút tăng/giảm âm lượng.
Ở mặt trên của thiết bị có nút gạt chuyển đổi giữa chế độ trình chiếu và chuột không dây. Khi ở chế độ trình chiếu với PowerPoint, bạn có thể sử dụng nút chuyển màn hình thành màu đen, nút bắt đầu/tạm dừng slide, joystick để lướt trang và đèn chiếu laser. Hai bên hông là nút bật/tắt nguồn, nút khóa phím, nút điều chỉnh âm lượng tăng/giảm.
" alt=""/>Thiết bị trình chiếu không lo hết pinMột số yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng màn hình gồm: độ sâu màu (độ chuẩn xác của màu sắc được tái tạo trên màn hình), góc nhìn (màu sắc có bị biến đổi khi nhìn từ các góc khác nhau hay không) và khả năng xử lý chuyển động trong các pha hành động ở tốc độ cao.
Plasma và LCD
Plasma là công nghệ xuất hiện trước và nắm giữ vị thế độc tôn trong việc sản xuất HDTV, trước khi có sự xuất hiện và soán ngôi của công nghệ LCD. So với LCD, Plasma có một số ưu điểm, bên cạnh những nhược điểm khiến nó ngày càng thất thế trước công nghệ đối thủ.
Hạn chế lớn nhất của công nghệ Plasma là ở mức độ tiêu thụ điện năng. Những chiếc HDTV Plasma nhìn chung tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với TV LCD, khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn mỗi tháng sẽ bị đội lên một khoản.
Những chiếc TV Plasma đời cũ cũng gặp phải vấn đề với hiện tượng burn-in (cháy hình), tạo ra các "bóng ma". Đó là khi xuất hiện một số hình ảnh bị "chết" trên màn hình sau một thời gian sử dụng, tạo cảm giác có những bóng ma lờ mờ hiển thị ở phía sau các hình ảnh đang hiển thị thực tế trên màn hình. Tuy nhiên, hiện tượng này đã được cải thiện rõ rệt ở những dòng TV Plasma đời mới.
Bên cạnh đó, vẫn có những lý do khiến nhiều người lựa chọn TV Plasma, thay vì LCD, đặc biệt là những người đề cao chất lượng hình ảnh. Màn hình Plasma xử lý các cảnh tối tốt hơn, qua đó tạo độ sâu màu cao hơn, đồng thời có góc nhìn rộng hơn so với LCD. TV Plasma cũng hiển thị những hình ảnh chuyển động nhanh mượt mà hơn so với LCD. Phải đến một vài năm trở lại đây, khi xuất hiện công nghệ đèn nền LED backlighting, đồng thời tốc độ làm tươi màu được tăng lên, thì LCD mới có thể cạnh tranh được với Plasma ở những khoản này.
LCD (Liquid Crystal Display) - màn hình tinh thể lỏng
Màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.
Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được chia thành 2 loại chính là LCD ma trận thụ động (DSTN LCD - Dual Scan Twisted Nematic) và LCD ma trận chủ động (TFT LCD - Thin Film Transistor). Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại này là cách thức điều khiển mỗi điểm ảnh (pixel).
" alt=""/>Những khái niệm cơ bản về LCD và PlasmaBước tiếp theo của bạn chỉ là dành ra 10 phút, tự làm cho mình một chiếc kính 3D thật hữu dụng!
Chuẩn bị:
- Một cặp kính nhựa rẻ tiền (bạn có thể ra các hàng kính để mua hoặc lấy những chiếc kính miễn phí đi kèm các mòn hàng). Lưu ý: mua kính có thể tháo rời được mắt.
- Một tấm giấy bóng kính cứng lớn.
- Hai bút dạ màu (loại bút không cồn không thể xoa được).
" alt=""/>Tự làm kính 3D tại nhà với chi phí thấp