NSƯT Kim Oanh: Vô duyên đã là gì, tôi mong vai ác nhất Việt Nam!

Bóng đá 2025-04-02 19:44:30 235

Giữa cái đẹp và nhân vật tôi chọn nhân vật

- Thông tin bộ phim "Đừng bắt em phải quên'' bị đột ngột dừng phát sóng khiến nhiều người bất ngờ,ƯTKimOanhVôduyênđãlàgìtôimongvaiácnhấtViệchelsea vs liverpool NSƯT Kim Oanh thì sao?

Oanh vẫn làm việc bình thường, vẫn đang đi quay những tập cuối cùng của bộ phim. Với những người làm nghề chuyên nghiệp thì việc dừng hay phát một bộ phim phụ thuộc vào nhà sản xuất. Họ sẽ có chiến lược của họ, Và chẳng ai làm phim xong để vứt đi. Oanh nghĩ phim sẽ được phát sóng trong dịp phù hợp.

- Khá lâu mới quay lại phim ảnh, ‘Đừng bắt em phải quên’ có gì hấp dẫn để chị nhận lời?

Thực ra Oanh quay trở lại phim ảnh trong trường hợp rất éo le. Đúng là nguyên tắc của Oanh là phải đọc kịch bản mới nhận lời diễn. Đây là bộ phim đặc biệt bởi Oanh chưa hề đọc kịch bản đã nhận lời quay.

{ keywords}
NSƯT Kim Oanh và nghệ sĩ Quách Thu Phương trong Đừng bắt em phải quên.

Đạo diễn Vũ Minh Trí trước đây đã từng mời Oanh đóng phim 'Chạy trốn thanh xuân'. Oanh đã nhận lời rồi nhưng đến lúc quay Ban Văn nghệ VTV nơi Oanh công tác có việc nên không thể sắp xếp được, đành thất hẹn với anh Trí. Đến lần này anh Trí lại mời tiếp, Oanh cảm thấy đã đến lúc cần làm mình thoả mãn với đời sống của một nhân vật mới nên đã nhận lời với anh Trí vì lần trước “bùng sô” (cười).

Khi Oanh nhận lời, khi phim đã quay được 1 thời gian nhưng bạn diễn nhân vật của Oanh bị ốm. Tối hôm trước 18h Oanh Nhận lời làm nhân vật Linh thì sáng hôm sau 8h đã phải quay một cảnh. Oanh chỉ còn kịp nhấc máy gọi điện cho chị biên kịch hỏi về nhân vật của mình. Oanh hỏi nhân vật có ác không vì Oanh đang thích diễn một nhân vật ác nhất Việt Nam (cười), Nhưng chị bảo ác thì ít mà vô duyên thì nhiều, một doanh nhân có tiền nhưng hồn nhiên tới độ vô duyên. Oanh thấy cũng được vì nhân vật vô duyên cũng hiếm trên truyền hình. Oanh nhận lời diễn mà phá vỡ mọi nguyên tắc của mình.

Oanh bắt đầu lên mạng tìm trang phục, vì là doanh nhân có tiền nên Oanh muốn tìm trang phục già hơn Oanh ngoài đời. Bởi quần áo thường ngày của Oanh toàn kiểu rất teen, nên với nhân vật này Oanh bắt đầu phải xây dựng hình tượng khác đi. May nhờ Hồng Diễm giới thiệu, 12h Oanh mới tìm được cửa hàng quần áo trên mạng phù hợp, Oanh nhắn tin cho chủ shop mượn và cô bé đã đồng ý cho người mang quần áo tới nơi Oanh quay lúc 8h sáng dù trước đó Oanh với em không hề quen biết.

{ keywords}
NSƯT Kim Oanh chia sẻ, giữa cái đẹp và nhân vật tôi chọn nhân vật chị luôn chọn nhân vật.

- Nhân vật chị thủ vai là doanh nhân giàu có nhưng kiểu tóc rất lạc mốt, nhìn vào khán giả đã cảm thấy ‘ức chế’ vì xấu quá. Đạo diễn buộc chị phải làm kiểu tóc này?

Oanh là người duy mỹ, nên kiểu tóc ngoài đời tất nhiên đẹp hơn trên phim vì lúc nào Oanh cũng thích trẻ trung. Nhưng tới quay đạo diễn và quay phim thấy bị trẻ quá, yêu cầu đổi. Với Oanh, làm mình trẻ hay già đi là chuyện quá bình thường. Nen mọi người khuyên nên làm xoăn cho già, Oanh cũng gật đầu thử nhưng khi lên hình Oanh thấy không ưng, đẹp nhưng giống nhiều người quá mà Oanh luôn thích nhân vật của mình phải không giống ai.

Oanh xin đạo diễn cho làm kiểu tóc kiểu vểnh hết ra ngoài như khán giả thấy trong vài tập đầu của phim đó. Oanh rất thích kiểu tóc này, khi sấy xong Oanh cứ tung tăng thích thú ở trường quay nhưng đạo diễn và cả ekip cứ nhìn Oanh, kiểu rất yên lặng khó hiểu. Đạo diễn sau đó gọi Oanh ra một góc bảo: “Kiểu này xấu Oanh ạ, em sẽ bị xấu đấy”. Oanh bảo không sao hết, giữa cái đẹp và nhân vật, Oanh chọn nhân vật.

- Muốn nhân vật của mình xấu, lại ác nhất Việt Nam, chị có nghĩ rằng mình là một diễn viên đặc biệt?

Oanh muốn làm kiểu tóc này để khán giả có cảm giác như nó chọc vào mắt và suy nghĩ của mọi người (cười lớn). Vì để tạo ra nhân vật vừa vô duyên vừa xấu, gây ức chế cho mọi người không phải là điều dễ dàng. Thực ra bất kể diễn viên nào cũng thích đẹp nhưng Oanh lại cần sống với nhân vật. Oanh chỉ hơi tiếc là đến đoạn kịch bản cao trào Oanh lại chuyển sang kiểu tóc nền nã với ý đồ đen tối của nhân vật, vì với bộ phim dài như vậy thì nhân vật cũng cần phải thay đổi, nên Oanh đành dù rất tiếc.

Thực ra Oanh luôn tự nghĩ mình khác biệt chứ không phải đặc biệt. Oanh khác biệt trong cả quan niệm sống và suy nghĩ sáng tạo khi làm nghề. Nếu như bạn theo dõi dòng chảy các nhân vật mà Oanh từng đóng bạn có thể tìm ra ngay lập tức Oanh không giống ai từ trong cách tạo hình nhân vật.

Ví dụ trong phim Máy bay ký sự, tất cả mọi người đang rất bình thường thì Oanh lúc nào cũng đội một cái nơ rất to trên đầu. Hay phim Ma làng nhân vật của Oanh là một nhân vật cô gái nhà nghèo. Thường người ta hay búi tóc, rẽ tóc, buộc cao... nhưng riêng Oanh chia đôi mái tóc, cuộn xoăn tròn rồi vắt chéo sang 2 bên cực kỳ lôi thôi.

Hay như phim Chiều ngang qua phố cũ, nhân vật của Oanh tên Hoa nên Oanh trao đổi với đạo diễn là mình sẽ mặc 30 chiếc váy hoa và nếu có thể đạo diễn nên khống chế người khác trong phim mặc đồ hoa (cười).

Tất nhiên có người thấy đẹp, có người thấy xấu nhưng đó là một kiểu riêng biệt không giống ai, và đấy cũng là phong cách làm nghề của Oanh. Chưa có một tạo hình nhân vật nào Oanh sáng tạo mà không khác biệt..

Oanh điên cũng điên theo cách của mình, cái tôi diễn viên của Oanh rất bé, chỉ có cái tôi nhân vật rất cao nên khi vào vai nào đó Oanh đều rất nghiêm túc trao đổi và thuyết phục đạo diễn để nhân vật thật khác thường.

{ keywords}
Chuyên trị những vai đáng ghét trên màn ảnh nhưng NSƯT Kim Oanh bảo chị muốn có một vai ác nhất Việt Nam nữa. 

Muốn nhân vật càng bị ghét càng tốt

- Trước vai Linh của chị, trên truyền hình cũng có những nhân vật tiểu tam đáng ghét và thành công, chị có bị áp lực bởi mô típ tiểu tam trên truyền hình đang dần nhàm?

Oanh luôn trân trọng sự sáng tạo cá nhân, Oanh tự tin là mình có thể dụ dỗ được khán giả. Oanh muốn khán giả ghét Oanh tới đâu, yêu Oanh tới nhường nào, Oanh cũng có thể làm được việc đấy (cười lớn). Ví như trong phim Cầu vồng tình yêu, nhân vật của Oanh trong kịch bản ban đầu là một nhân vật khó tính, khó ưa, nhưng Oanh lại xây dựng cho nhân vật này khó tính một cách đáng yêu và rất thành công trong việc đó. Nói như vậy để bạn thấy rằng, đáng yêu hay đáng ghét là do diễn viên và đạo diễn quyết định.

Trước Oanh có nhiều nhân vật tiểu tam diễn thành công nhưng Oanh luôn luôn nghĩ rằng mỗi người có một cách xây dựng hình tượng khác nhau. Oanh chưa bao giờ sáng tạo để cố vượt qua ai đó mà luôn sáng tạo để vượt qua chính mình.

Oanh chưa bao giờ cố gắng diễn hay hơn người khác mà chỉ cố gắng làm hay hơn mình của trước đó. Oanh khá tự tin trong công việc sáng tạo biểu diễn của mình nên không đem mình ra để so với mọi người mà thường chỉ hay so với chính mình thôi.

Nghe có vẻ như là Oanh đang tham gia chương trình vượt qua chính mình ấy nhỉ nhưng thực sự nếu làm nghề đủ lâu thì sẽ biết rằng vượt qua chính mình thật sự khó. Đối với Oanh, chỉ cần tìm được điểm yếu của người khác có thể vượt qua được họ. Nhưng tìm được điểm yếu của mình sẽ là rất khó bởi vì ai cũng có cái tôi to đùng (cười lớn).

- Nhưng có những ý kiến nhận xét rằng Kim Oanh đóng kịch quá hay làm quá nhân vật lên?

Khi Oanh đọc kịch bản nếu nhân vật của mình đáng ghét thì Oanh sẽ cố gắng đẩy nó lên vô cùng đáng ghét, cực kỳ đáng ghét chứ còn ghét nhờ nhờ là Oanh thất bại rồi. Và bạn thử nghĩ xem, khán giả muốn yêu một nhân vật yếu đuối trong phim thì phải có một nhân vật đáng ghét như Oanh chứ. Và nếu Oanh chỉ đáng ghét nhờ nhờ các bạn cũng chỉ yêu nhân vật yếu đuối kia nhờ nhờ thôi. Còn nếu Oanh đáng ghét cực độ các bạn mới yêu thương nhân vật yếu đuối kia cực độ được. Phải không?

Trong cuộc sống này, mỗi người có một gu thẩm mỹ và thẩm thấu nghệ thuật khác nhau. Người ta gọi là “tầng lớp thị hiếu khán giả”, vì có người thích xem phim trầm ngâm, có những người thích kiểu sôi nổi hài hước nhưng hiếm những người thích cái ác mà nhân vật của Oanh lại là nhân vật vô duyên và ác. Nên Oanh xác định 100% bị khán giả ghét rồi, Oanh còn kỳ vọng nhân vật của Oanh đáng ghét và ác nhất Việt Nam cơ mà.

- Ác quá hay bị ghét lây ở ngoài đời, vì thế cơ hội được mời đi sự kiện và kiếm cát sê từ đó cũng ít đi, chị không thích tiền hay sao lựa chọn cách sống ''đặc biệt" thế?

Oanh rất thích tiền nhưng không thèm tiền. Ngày xưa khi làm chương trình Gặp nhau cuối tuần rất hot để đi chạy sô nhưng sau khi mọi người biết tới Kim Oanh trong Sóng ở đáy sông, Những ngọn nến trong đêm, nhiều người rủ Oanh đi chạy show diễn hài, ngày đó diễn hài kiếm tiền rất tốt, điển hình anh Xuân Hinh, Xuân Bắc, Chí Trung, chị Hương Tươi nhưng Oanh lại từ chối. Chương trình Gặp nhau cuối tuần Oanh cũng chủ động xin không diễn, bởi tuần nào cũng lên hình Oanh sợ không ai mời đóng phim.

Sau này trong TP.HCM có mời Oanh tham gia chương trình Cặp đôi hoàn hảo, nhiều người chúc sau chương trình kiếm được nhiều sô mà Oanh cũng chỉ cười. Và Oanh luôn luôn nói với mọi người là Oanh không chạy sô, không có sự ảnh hường từ dư luận nào có thể tác động đến việc kiếm tiền của Oanh cả.

Tiếp đó còn rộ lên việc các ngôi sao kiếm tiền từ việc quảng cáo trên facebook, khoảng những năm 2013 Oanh cũng được rất nhiều đơn vị mời quảng cáo như xà phòng giặt với mức 500USD (khoảng 12 triệu đồng)/1 status quảng cáo và đến nay số tiền còn cao hơn nhưng Oanh cũng từ chối. Oanh chỉ quảng cáo giúp bạn bè thân thiết của Oanh chứ không phải vì tiền.

Nguyên tắc sống của Oanh là như vậy nên Oanh chẳng có gì ngại cả nếu không kiếm được tiền từ những nguồn đó. Mình giúp người khác lúc này, sẽ có người giúp mình lúc khác, chằng đi đâu mà thiệt. Đúng không? (Cười lớn)

Tình Lê

'Đừng bắt em phải quên' bị dừng chiếu trên VTV chưa rõ lý do

'Đừng bắt em phải quên' bị dừng chiếu trên VTV chưa rõ lý do

Bộ phim gia đình với sự tham gia diễn xuất của Kim Oanh, Hoàng Hải, Quách Thu Phương đột ngột ngưng chiếu khi mới lên sóng được 9 tập. 

本文地址:http://play.tour-time.com/html/196a999447.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm

Nếu bạn là một người thường xuyên để ý thì sẽ thấy được rằng trong vài tháng trở lại đây, đã có nhiều công ty cùng đồng loạt thêm những thay đổi vào chính sách quyền riêng tư của mình. Từ Google tới Slack, nhiều công ty đang âm thầm cập nhật các chính sách, chỉnh sửa mẫu hợp đồng, tung ra các công cụ dữ liệu cá nhân mới để chuẩn bị cho đợt thay đổi lớn trong bối cảnh pháp lí. Và khi mà các chính sách được thay đổi, khi những cuộc chiến hợp đồng được đưa ra dư luận, những cơ quan luật pháp và người dùng sẽ đồng thời bị ảnh hưởng.

Đạo luật mới này có tên là Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu (GDPR), và nó đã sẵn sàng để tái định hình lại những vùng lộn xộn nhất của mạng Internet. Và dưới đây là những gì mà bạn cần biết về sự thay đổi này.

Theo TheVerge, Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu là bộ luật đã được Liên minh Châu Âu thông qua vào năm 2016, nó sẽ là thứ quy định cách mà các công ty quản lý và chia sẻ dữ liệu cá nhân. Theo lý thuyết, GDPR sẽ chỉ có tác dụng trên công nhân của các nước thuộc EU, tuy nhiên, Internet có tính chất toàn cầu, điều này có nghĩa là hầu như mọi dịch vụ trực tuyến sẽ đều bị ảnh hưởng và quy định này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể cho người dùng tại Mỹ khi các công ty nhảy vào cuộc chiến tranh giành để thích nghi.

Phần lớn của GDPR được xây dựng dựa trên các biện pháp bảo mật trước đây của EU như Hướng dẫn Bảo vệ Dữ liệu và Tường chắn Riêng tư, nhưng GDPR sẽ đóng vai trò mở rộng các biện pháp trên theo hai hướng đi lớn. Thứ nhất, GDPR sẽ thiết lập một mức cao chưa từng có trong việc thu nhập dữ liệu cá nhân. Theo mặc định, các công ty chỉ có thể thu thập dữ liệu của công dân EU chỉ khi có được sự đồng thuận từ đối tượng thu thập. Người dùng cũng sẽ cần một phương thức để thu hồi quyền thu thập dữ liệu trên, đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu có những dữ liệu được thu thập để có thể xác nhận sự tuân thủ của các công ty. Những thay đổi mới này mạnh hơn bất kì những gì chúng ta có ở hiện tại và nó còn sẽ được mở rộng tính áp đặt lên cả những công ty bên ngoài EU. Đối với ngành công nghiệp mà trước giờ gần như không bị hạn chế gì trong việc thu thập và chia sẻ dữ liệu thì đây sẽ chính là cú hích khiến những chúng ta phải viết lại các quy tắc cho quảng cáo nhắm hướng đối tượng.

Thứ hai, các hình phạt áp đặt bởi GDPR sẽ đủ nặng để cả ngành công nghiệp này phải chú ý. Mức phạt tối đa cho mỗi vi phạm được xác định tương đương với 4% doanh thu toàn cầu của cả công ty đó hoặc là 20 triệu USD (tùy theo mức giá trị nào là lớn hơn). Con số này cao hơn nhiều so với con số do Hướng dẫn Bảo vệ Dữ liệu đề ra và nó sẽ là lời nhắc về tính nghiêm túc của EU trong việc giữ bảo mật dữ liệu. Tuy rằng những công ty lớn như Google hay Facebook có thể chịu được mức phạt trên song nó hoàn toàn có đủ khả năng để nhấn chìm bất kì công ty nào nhỏ hơn. Mức phạt đáng chú ý này chính là động lực giúp các công ty đưa ra các thay đổi cho chính sách về quyền riêng tư của mình.

Và điều quan trọng nhất là khoảng thời gian cho tới lúc bộ luật này có hiệu lực không còn dài, GDPR sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/5 năm nay. Các công ty sẽ chỉ có hai lựa chọn: một là nhanh tay thay đổi, hai là "ăn" khoản phạt cao kỷ lục.

Điểm thay đổi dễ nhìn thấy nhất chính là các thay đổi trong Điều khoản Dịch vụ và các cảnh báo về quyền khi sử dụng. Nhờ vào những thay đổi đến từ GDPR, các công ty sẽ phải yêu cầu sự cho phép thu thập dữ liệu thường xuyên hơn. Cụ thể là người dùng sẽ nhận được nhiều đoạn văn bản yêu cầu cung cấp quyền thu thập dữ liệu nhiều hơn, đồng thời những nội dung của đoạn thông báo xin quyền cũng sẽ được trình bày rõ ràng hơn trước kia.

Người dùng cũng có nhiều khả năng hơn trong việc tải về toàn bộ dữ liệu mà công ty đã thu thập về bản thân mình. Và không phải chỉ sau khi GDPR, đã có các công ty bắt đầu triển khai lựa chọn này ở thời điểm hiện tại. Các dịnh vụ cũ như Google Takeout hay những dịch vụ nhỏ hơn như Slack cũng đang bắt đầu đưa ra những lựa chọn tương tự để đáp ứng yêu cầu về tính di động của dữ liệu yêu cầu bởi GDPR. Điều này sẽ mang lại tác dụng theo hai cách chính: nó cho phép bạn kiểm tra những gì các công ty đang thu thập về bạn, đồng thời nó cũng sẽ giảm bớt sự thống trị của các nền tảng bằng các cho phép người dùng di chuyển dữ liệu giữa các mạng lưới. Với yêu cầu về tính di động của dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể xuất dữ liệu tin nhắn từ Facebook sang Ello hoặc ngược lại.

Nhưng những thay đổi lớn nhất sẽ lại nằm ở phía "hậu trường". GDPR cũng có những quy tắc quy định cách các công ty chia sẻ dữ liệu đã thu thập, điều này có nghĩa là các công ty sẽ phái tìm ra cách mới để thực hiện các thống kế, đăng nhập và trên hết là tạo ra nội dung quảng cáo. Thông thường, một trang web sẽ thể dễ dàng bắt tay với 20 đối tác về quảng cáo hướng đối tượng mà người dùng, những người có dữ liệu bị chia sẻ mà chẳng hề hay biết. Nhưng GDPR đã thêm một vài yêu cầu phức tạp khác trong việc tham gia sử dụng dữ liệu người dùng từ nguồn khác, điều này sẽ làm tăng tính minh bạch hơn về những gì công ty đang làm với dữ liệu của bạn. Do đó danh sách đối tác phải được công khai, và các hợp đồng giữa các bên phải được làm lại sao cho phù hợp với chuẩn của GDPR. Những thay đổi này sẽ chấm dứt tình trạng lộn xộn và tính tự do trong việc chia sẻ dữ liệu của người dùng.

Việc thay đổi điều khoản trên hợp đồng không chỉ đơn giản như việc thêm vào đó một vài hội thoại "Tôi đồng ý". Sẽ có những vấn đề rất khó giải quyết, kiểu như liệu các nhà cung cấp nội dung có được giữ lại quyền điều khiển dữ liệu khách hàng của mình không, hay liệu các mạng lưới quảng cáo lớn như Google có thể tự cung cấp quyền cho các bên phát hành nội dung hay không. Khi phóng viên trang tin The Verge nói chuyện với Shannon Yavorsky, một luật sư tại Venable đang theo sát về những yêu cầu của GDPR, Yavorsly kể rằng các khách hàng của cô còn bị bối rối bởi việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu dữ liệu bị rò rỉ bởi một trong số các đối tác thuộc mạng lưới. Cô nói: "Tôi đã được hỏi về những tiêu chuẩn của thị trường rất nhiều lần. Nhưng chúng tôi không biết, chưa từng có hình phạt nào được đưa ra để giúp chúng tôi hiểu được cách thức nó thi hành". Và cho tới hiện tại thì vẫn chẳng có phương án giải quyết nào cho các vấn đề này, và những bất đồng cơ bản sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian trước ngày GDPR chính thức có hiệu lực.

Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kì câu trả lời chính thức nào cho câu hỏi trên. Chúng ta đều biết những gì phải tuân thủ, song lại không hiểu được cách thức thi hành, những phản ứng và mức độ quyết liệt của các cơ quan quản lí. Và điều chúng ta cần ghi nhớ đó chính là cái giá của việc rò rỉ, chia sẻ dữ liệu trong mạng lưới. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ dần trở nên đắt đỏ hơn, các trang web sẽ dần giảm bớt số lượng đối tác. Với những dự đoán trên, chúng ta có thể tạm coi đó là chiến thắng dành cho người sử dụng Internet phổ thông trong cuộc chiến giành lại quyền riêng tư. Khi bộ luật GDPR này có hiệu lực, những công ty nhỏ chính là đối tượng sẽ bị tác động nặng nề nhất, song nó cũng có thể là lý do để tạo ra khoảng cách về quyền lợi giữa những công khi lớn như Google và Facebook với những công ty nhỏ ngay cả khi quy mô của dữ liệu không còn lớn như trước.

GDPR cũng đồng thời chia cắt Liên minh châu Âu với phần còn lại của thế giới Internet. Từ trước tới giờ, hầu hết các công ty đều hướng tới một tập hợp các quy tắc bảo mật dành cho tất cả người dùng, đây chính là lí do tại sao nhiều người dùng Mỹ lại quan tâm đến các tính năng bảo mật và các điều khoản dịch vụ mới. Nhưng trong nhiều trường hợp, tạo ra một bộ quy tắc riêng cho người dân EU và phần còn lại của thế giới lại dễ dàng hơn, điều này có thể dẫn đến việc những người dùng tại châu Âu có thể được nhìn thấy một bộ mặt khác của Internet so với phần còn lại của thế giới.

Mặt khác, các hoạt động thu thập dữ liệu sẽ bớt đáng lo ngại hơn vào thời điểm này. Song, phần lớn mạng Internet hoạt động dựa vào cơ chế tự do chia sẻ dữ liệu người dùng, đặc biệt là ngành công nghiệp quảng cáo. Điều này cũng sẽ có những hậu quả về chính trị như Cục An ninh nội địa Mỹ có thể sử dụng chung cách thức mà họ đã sử dụng vào năm 2013 để theo dõi người dùng web, hay các công ty phục vụ chính trị như Cambridge Analytica có thể tiếp tục thu thập dữ liệu song chỉ khác là các hoạt động như vậy sẽ chỉ được chia sẻ thầm lặng trong một hội nhóm kín. Chúng ta đã vừa dành 15 năm để tìm ra các cách sinh lợi với số dữ liệu đó, với suy nghĩ rằng chúng sẽ mãi miễn phí. GDPR sẽ thay đổi điều đó, và tuy có thể mất đến vài năm để có thể phát huy tối đa sức mạnh, nó chắc chắn sẽ thay đổi mạng Internet mà chúng ta từng biết.

">

Bộ luật quyền riêng tư mới của châu Âu sẽ tái định hình mạng Internet như thế nào?

Nhận định, soi kèo Sochi vs Yenisey, 23h00 ngày 31/3: Cửa trên thắng thế

Ngày 22/3/2018, Cổng thông tin của Công an tỉnh Thanh Hóa đã công bố kết quả ban đầu xác minh thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Theo nội dung thông báo, vào khoảng 20 giờ, ngày 19/3/2018 trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh có liên quan đến đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa được đăng tải từ tài khoản facebook có nickname Sơn Thái, địa chỉ www.facebook.com/i00024999068919.

Sau khi phát hiện sự việc xảy ra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương tổ chức điều tra, xác minh, kiểm chứng nội dung thông tin và truy tìm đối tượng đăng tải thông tin. Kết quả bước đầu đã xác định trang Facebook Sơn Thái đăng thông tin và hình ảnh liên quan của chị Nguyễn Thị Trang, hiện công tác tại Phòng Biên tập, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa.

Quá trình làm việc với công an, chị Trang xác nhận các hình ảnh đăng tải trên facebook Sơn Thái là đúng hình ảnh của chị. Song chị Trang khẳng định đây là hành vi dựng chuyện, vu khống, xúc phạm nhân phẩm của chị, vì chị không hề quen biết và chưa bao giờ gặp gỡ, cũng như tiếp xúc với đồng chí Đỗ Trọng Hưng; chị chỉ được nghe tên đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng khẳng định không biết gì về chị Trang.

">

Thanh Hóa: Truy tìm đối tượng tung tin Phó Bí thư có “bồ nhí” trên Facebook

友情链接