Vụ việc đã gây chú ý và phẫn nộ trong dư luận Ấn Độ. Nhiều người đã lên mạng xã hội để lên án điều kiện bảo lãnh của nam thiếu niên.
“Sự phẫn nộ ngày càng gia tăng sau vụ việc. Theo cảnh sát, thiếu niên mới 17 tuổi 8 tháng. Nhưng đây là tội ác nghiêm trọng”, ông Fadnavis chỉ ra những thay đổi trong năm 2015 đối với luật vị thành niên của Ấn Độ khi cho phép trẻ em trên 16 tuổi được xét xử như người trưởng thành nếu phạm phải tội ác nghiêm trọng.
“Đây là một quyết định đáng ngạc nhiên của Ủy ban Tư pháp Vị thành niên”, ông Fadnavis nhấn mạnh.
Cũng theo ông Fadnavis, cảnh sát thành phố Pune đang điều tra vụ việc, và yêu cầu Ủy ban Tư pháp Vị thành niên xem xét lại quyết định.
Ông Amitesh Kumar, cảnh sát trưởng thành phố Pune, cho hay bố của nam thiếu niên đã bị bắt trước cáo buộc cho phép con trai chưa đủ tuổi lái xe. Độ tuổi lái xe hợp pháp ở Ấn Độ là 18. Ngoài ra, 3 người phục vụ rượu cũng đã bị bắt. Ông cho biết, cảnh sát sẽ đảm bảo 2 nạn nhân trẻ tuổi thiệt mạng nhận được công lý, và buộc bị cáo nhận sự trừng phạt thích đáng.
Hôm 22/5, luật sư của bị cáo là Prashant Patil cho hay các điều khoản tại ngoại của thân chủ đã được sửa đổi. Theo đó, Ủy ban Tư pháp vị thành niên ra lệnh cho nam thiếu niên ở lại trung tâm giáo dưỡng đến ngày 5/6, và tiếp nhận tư vấn.
Trong khi đó, ông Suresh Koshta, bố của nữ nạn nhân 24 tuổi trong vụ tai nạn, đã lên tiếng yêu cầu các nhà chức trách có hành động cứng rắn hơn đối với nam thiếu niên. “Thật sai trái khi cho phép trẻ vị thành niên lái xe. Điều đầu tiên phải học là biết cách lái xe đã”, ông Koshta nhấn mạnh.
Một người bình luận khác đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những người leo núi bị ngã và cần được giải cứu. Tuy nhiên, tất cả những người mắc kẹt trên vách đá dựng đứng đều đội mũ bảo hiểm, đeo dây đai và thiết bị an toàn.
Công ty TNHH Phát triển Thể thao Ôn Châu Định Thành, đơn vị quản lý dịch vụ cung đường leo núi trên cho biết, họ đã đánh giá thấp số lượng người quan tâm tới việc leo núi.
Theo thông báo của công ty: "Do chúng tôi chưa đánh giá đúng về số lượng khách hàng sẽ đến cũng như thiếu các biện pháp kiểm soát giao thông hiệu quả như hệ thống đặt vé, thiếu sót trong quản lý tại chỗ nên khách hàng đã bị mắc kẹt trên tuyến đường leo núi".
Núi Yandang cách Thượng Hải khoảng 410km về phía nam, thuộc tỉnh Chiết Giang và cao 1.150m. Đây là một địa điểm nổi tiếng dành cho khách du lịch ở Trung Quốc.
Nhớ tới lời trêu đùa của một người bạn cho rằng có ai đó trong phòng đang cố tình hạ độc, nạn nhân đã đặt iPad trên bàn làm việc cá nhân để tìm bằng chứng. Sau đó, cô phát hiện một đồng nghiệp trong phòng đổ chất lạ giống bột vào trong chai nước, và nhanh chóng rời đi để không bị phát hiện.
Theo ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện trên WeChat, khi bị đối chất, nghi phạm thừa nhận đã cho chất độc vào nước của nạn nhân vì không muốn khi đồng nghiệp nghỉ thai sản, một mình phải gánh thêm nhiều việc.
Nạn nhân sau đó đã báo cảnh sát. Cơ quan chức năng Trung Quốc đang điều tra vụ việc vô cùng nghiêm túc. Nếu hành động của nghi phạm nhằm mục đích gây hại sẽ bị cấu thành tội gây thương tích, dù chất lạ mà cô ta thả vào nước của nạn nhân có gây hại hay không.
Sự việc đang làm rúng động mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho biết họ bị sốc trước giải pháp hạ độc đồng nghiệp để tránh phải làm thêm việc của nghi phạm. “Đầu độc ai đó chỉ vì không muốn họ nghỉ phép? Có phải cô ta đã xem quá nhiều phim cảnh sát rồi hay không?”, một bình luận trên WeChat viết.