Nhận định, soi kèo Atlas vs Club Necaxa, 10h10 ngày 19/2: Khó cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Twente, 00h45 ngày 21/2: Ngậm ngùi dừng bước -
Tình báo Anh lần đầu đánh giá về tên lửa "không thể đánh chặn" của Nga Tình báo Anh lần đầu đánh giá về tên lửa "không thể đánh chặn" của NgaMinh Phương
(Dân trí) - Theo tình báo Anh, tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik của Nga có 36 đầu đạn con, có tầm hoạt động lên tới 5.000km.
(Ảnh minh họa: Moldova News).
Trang tin Defense Newscuối tuần qua dẫn báo cáo của Cơ quan Tình báo Anh cho biết, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik của Nga là một biến thể của tên lửa chiến lược Rubezh RS-26 được thử nghiệm lần đầu vào năm 2011.
Oreshnik được cho là có tầm bắn 3.000-5000km. Trong vụ tập kích nhà máy công nghiệp quân sự Ukraine ở thành phố Dnipro hôm 21/11, tên lửa này đã bay được quãng đường 800km. Điều này cho thấy độ chính xác cao của tên lửa.
Tên lửa có 6 đầu đạn lớn chia thành 36 đầu đạn con, cho phép nó tấn công đồng thời nhiều mục tiêu.
Theo tình báo Anh, Nga có thể đã bắt đầu quá trình phát triển Oreshnik từ trước khi chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 2019.
Việc Nga sử dụng hệ thống tên lửa thử nghiệm này chống lại Ukraine gần như chắc chắn nhằm đưa ra thông điệp chiến lược sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, tình báo Anh cho rằng, Nga chỉ có sẵn một số tên lửa Oreshnik và hiện chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt. Chi phí sản xuất Oreshnik rất có thể đắt hơn nhiều so với các tên lửa khác mà Nga đang sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Valentina Matviyenko hôm qua nhấn mạnh, phương Tây chắc chắn đã nhận được thông điệp từ vụ phóng Oreshnik cùng các tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Tổng thống Putin, Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến. Tên lửa này có tốc độ gấp 10 lần âm thanh, khiến nó gần như không thể đánh chặn.
Ông nói thêm, Oreshnik có khả năng mang nhiều đầu đạn, bao gồm cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có thể nhắm mục tiêu vào những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke.
Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Theo Defense News"> -
Nga dội hỏa lực suốt ngày đêm, quân Ukraine căng mình cầm cự ở Kursk Nga dội hỏa lực suốt ngày đêm, quân Ukraine căng mình cầm cự ở KurskThành Đạt
(Dân trí) - Các cuộc giao tranh khốc liệt tiếp tục diễn ra ở tỉnh Kursk của Nga khi quân đội Kiev nỗ lực cầm cự trước đà tiến công của lực lượng Moscow.
Các cuộc giao tranh giữa lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn trên các mặt trận (Ảnh: Getty).
Lực lượng vũ trang Ukraine ngày 3/12 tuyên bố, các binh lính thuộc Trung đoàn 8 thuộc Lực lượng tác chiến đặc biệt của Lực lượng vũ trang Ukraine đã tập kích các vị trí của quân đội Nga trong đêm tại tỉnh Kursk. Cuộc tập kích đã gây ra thương vong cho lính Nga ở khu vực này.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Ukraine đã mất hơn 300 quân trong các cuộc giao tranh ở Kursk trong ngày 3/12. Nga tuyên bố chiến dịch phá hủy các đơn vị của Ukraine ở khu vực này vẫn tiếp diễn.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã đánh bại quân nhân Ukraine gần Alexandriya, Viktorovka, Kurilovka, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Martynovka, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novoivanovka, Plekhovo, Sverdlikovo và Yuzhny.
Các cuộc không kích của máy bay tác chiến chiến thuật và hỏa lực pháo binh của Nga đã tấn công vào quân nhân và thiết bị của đối phương ở các vùng Kursk và Sumy.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, kể từ khi giao tranh bắt đầu nổ ra ở Kursk từ đầu tháng 8, Ukraine đã mất hơn 37.655 quân, 228 xe tăng, 165 xe chiến đấu bộ binh, 123 xe bọc thép chở quân, 1.223 xe chiến đấu bọc thép, 1.079 phương tiện, 308 khẩu pháo, 40 bệ phóng pháo phóng loạt, bao gồm 11 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, cùng hàng loạt thiết bị quân sự khác.
Các blogger quân sự cho biết lực lượng Nga đang tiến về phía đông bắc Sudzha, nơi Ukraine đã giành quyền kiểm soát ngay từ đầu chiến dịch đột kích vào Kursk. Ngoài ra, giao tranh cũng nổ ra ở phía đông nam Korenevo.
Các quan chức quân sự Ukraine cho biết các cuộc tấn công của Nga vào các vị trí của Ukraine ở Kursk diễn ra suốt ngày đêm.
Bản đồ khu vực biên giới Nga - Ukraine (Ảnh: Economist).
Ukraine mở chiến dịch tấn công Kursk từ đầu tháng 8 với mục tiêu buộc Nga chuyển hướng nguồn lực khỏi chiến tuyến miền Đông Ukraine, cải thiện vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai với Nga.
Tuy nhiên, sau 4 tháng, Ukraine dường như vẫn không đạt được mục tiêu này. Việc Ukraine dồn một phần không nhỏ lực lượng và vũ khí đến Kursk không buộc Nga chuyển hướng nguồn lực, thậm chí còn thúc đẩy Moscow tiến nhanh hơn ở mặt trận Donbass phía đông Ukraine.
Moscow đang tiến công ở miền Đông Ukraine nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra. Nga cũng giành lại 40% số lãnh thổ mà Ukraine kiểm soát ở Kursk.
Một binh lính Ukraine đang tham chiến ở tỉnh biên giới Kursk của Nga ngày 2/12 chia sẻ với đài BBC rằng "tình hình ngày càng xấu đi". Những tin nhắn mà BBC nhận được từ binh sĩ Ukraine qua Telegram cho thấy "một bức tranh ảm đạm về một trận chiến mà họ không hiểu rõ và lo sợ mình có thể thua".
"Họ nói về điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu ngủ kinh niên do Nga ném bom liên tục, bao gồm cả việc sử dụng bom lượn nặng 3.000kg đáng sợ. Họ cũng đang rút lui", BBC cho hay.
Tuy nhiên, binh lính Ukraine đã nhận được mệnh lệnh cầm cự, tiếp tục kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk của Nga cho đến khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào cuối tháng 1 năm sau.
"Nhiệm vụ chính mà chúng tôi phải đối mặt là nắm giữ lãnh thổ tối đa cho đến khi Trump nhậm chức và bắt đầu các cuộc đàm phán. Để sau này đổi lấy thứ gì đó", một người lính Ukraine cho biết.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã bắt đầu triển khai hàng nghìn binh lính Triều Tiên đến Kursk để hỗ trợ đẩy lùi quân Ukraine. Bình Nhưỡng từ chối bình luận, nhưng khẳng định đang thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối tác chiến lược với Moscow.
Theo Pravda, Tass, BBC"> -
Bang Georgia bỏ phiếu sớm bầu tổng thống Mỹ Bang Georgia bỏ phiếu sớm bầu tổng thống MỹMinh Phương
(Dân trí) - Bang Georgia ngày 15/10 đã bắt đầu bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống. Đây là một trong số 7 bang chiến trường có thể quyết định cục diện bầu cử.
Bang Georgia ngày 15/10 đã bắt đầu bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống. Đây là một trong số 7 bang chiến trường có thể quyết định cục diện bầu cử (Ảnh: Getty).
Bầu cử sớm ở Georgia sẽ diễn ra từ ngày 15/10 đến 1/11. Theo ghi nhận của Atlanta Journal, tuy chưa hết ngày bỏ phiếu đầu tiên, nhưng Georgia đã có lượng cử tri bỏ phiếu trực tiếp cao kỷ lục, hơn 200.000 người.
Tháng trước, cử tri ở 3 bang gồm Virginia, Minnesota và South Dakota đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc bầu cử tổng thống.
Sau Georgia, bang North Carolina cũng bỏ phiếu sớm kéo dài từ 17/10 đến 2/11.
Dù ứng viên Cộng hòa Donald Trump thường xuyên hoài nghi về việc bỏ phiếu sớm trước đây, nhưng Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã chấp nhận khái niệm này trong năm nay như một cách quan trọng để thu thập phiếu bầu trước vì thời tiết và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử ngày 5/11.
Đảng Dân chủ đã tận dụng các lựa chọn bỏ phiếu sớm trong các cuộc bầu cử gần đây, thu về hàng triệu phiếu bầu trong quá trình này.
Theo thống kê, 3 tuần trước ngày bầu cử, hơn 5 triệu cử tri ở Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm. Con số này tương đương 3% tổng số phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2020. Virginia là bang bỏ phiếu sớm đầu tiên với hơn 708.000 phiếu.
Theo dữ liệu từ Catalist, đảng Dân chủ dẫn trước đảng Cộng hòa về tổng số phiếu bầu trước bầu cử ở các bang quan trọng là Pennsylvania và North Carolina.
Bảy bang được coi là bang chiến trường trong bầu cử tổng thống Mỹ gồm: Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Nevada, Arizona, Georgia, and North Carolina.
Chỉ có 4 trong số 7 bang quan trọng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đăng ký cử tri theo đảng: Arizona, Nevada, North Carolina và Pennsylvania.
Theo Hiến pháp, công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên trong các kỳ bầu cử luôn có một bộ phận lớn người dân không muốn đi bỏ phiếu, do không quan tâm tới chính trị hay đơn giản là không thích các ứng cử viên.
Trên thực tế bầu cử tổng thống ở Mỹ được tiến hành song song với bầu cử quốc hội để chọn ra các nghị sĩ Hạ viện, Thượng viện.
Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống mà họ dùng phiếu phổ thông để quyết định đến lá phiếu của các đại cử tri trong bang. Các đại cử tri này sau đó mới bầu ra tổng thống dựa trên kết quả phổ thông đầu phiếu tại bang mà cử tri đó đại diện.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng bang mà trên lá phiếu của cử tri sẽ còn có những câu hỏi khác như bầu Thống đốc bang, bầu cơ quan lập pháp và các chức vụ dân cử của bang hay trưng cầu dân ý về một số vấn đề được đưa ra.
Theo Hill">