Zhao đã đưa Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa mà mình đồng sáng lập năm 2017 – từ công ty kém tiếng đến một trong những đối thủ đáng gờm nhất trong không gian tiền số. Đáng chú ý, dù thực tế phải ngồi tù, do chỉ nhận một tội danh là vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng Mỹ (BSA), CZ được xem là phạm tội lần đầu. Từ đó, ông đạt thỏa thuận với chính quyền để từ chức CEO mà không từ bỏ lợi ích trong công ty hoặc bị đóng băng tài sản.
"Thông thường, tài sản cá nhân không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm có thể vẫn không bị ảnh hưởng",Braden Perry, cựu luật sư xét xử cấp cao của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai cho biết.
Trường hợp của Zhao khác hoàn toàn so với Sam Bankman-Fried, cựu CEO kiêm nhà sáng lập sàn giao dịch FTX. Bankman-Fried chứng kiến tài sản giảm về mo sau khi đế chế tiền số của mình sụp đổ và phá sản năm 2022.
Binance không chiếm đoạt tài sản của khách hàng hay phá sản nên rất khó có khả năng tài sản của CZ giảm xuống 0 như Bankman-Fried.
Ngoài ra, bản án của ông cũng nhẹ hơn nhiều so với đối thủ một thời. Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù do các tội liên quan đến hoạt động của FTX. Sàn FTX cũng đối mặt với cáo buộc gian lận và lạm dụng tiền của khách hàng.
Các chuyên gia nhận định tài sản ròng của CZ thậm chí có thể tăng cùng với biến động giá của tiền mã hóa, góp phần khiến giao dịch trên sàn Binance thêm sôi động. “CZ sẽ là một trong những tù nhân giàu nhất thế giới”, Yesha Yadav, Giáo sư Luật kiêm Phó trưởng khoa Đại học Vanderbilt nhận xét.
Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tính đến ngày 8/3/2024, Zhao sở hữu tài sản ròng khoảng 33 tỷ USD. Bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg còn ước tính tài sản ròng của Zhao là 42,9 tỷ USD.
Binance hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, xử lý khoảng 18,1 nghìn tỷ USD giao dịch năm 2023, theo dữ liệu từ CCData.
Khoảng 80% - tương đương 14,4 nghìn tỷ USD - trong số đó đến từ các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, trong khi 3,7 nghìn tỷ USD còn lại đến từ giao dịch giao ngay. Giao dịch phái sinh là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Binance.
Trước đây, Zhao tiết lộ bản thân đầu tư vào Bitcoin và token BNB riêng của Binance nhưng không nêu chi tiết. Binance Coin hay BNB đã tăng giá 83% trong năm nay.
Gần đây, Mỹ chấp thuận quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin giao ngay, dẫn đến làn sóng quan tâm mới đối với thị trường tiền mã hóa và kích hoạt làn sóng đầu tư mới, chắc chắn có lợi cho Binance. Những diễn biến này góp phần vào sự phát triển của Binance và sự giàu có của Zhao.
(Theo CNBC)
" alt=""/>CEO sàn giao dịch tiền mã hóa Binance Changpeng Zhao vẫn ‘giầu sụ’ dù đi tùCác ngành có điểm đầu vào cao nhất của trường - ở mức 26 là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trong đó, điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành tăng tới 10,95 điểm so với năm ngoái, ngành Công nghệ thông tin tăng 10 điểm.
Một số ngành khác cũng tăng tương đối nhiều như Tài chính - Ngân hàng (tăng 10,05 điểm), Kinh doanh quốc tế (tăng 9,9 điểm), Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử (tăng 9,5 điểm),Thiết kế đồ hoạ (tăng 9,1 điểm),...
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2021 như sau:
Trước đó, trường này cũng đưa ra mức điểm sàn tương đối cao. Ngành Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Trung Quốc là 2 ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất - 26 điểm. Sau đó là ngành Công nghệ thông tin với mức điểm sàn 25 điểm.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Nếu như năm 2020, điểm chuẩn đại học ‘bùng nổ’ khiến nhiều thí sinh ngỡ ngàng thì năm nay, điểm chuẩn nhiều ngành tiếp tục xác lập kỷ lục mới. Có những ngành mà điểm chuẩn đã tăng đến 9 - 11 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không hiếm.
" alt=""/>Điểm chuẩn Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2021Giữa năm 2023, chợ Cái Rồng (huyện Vân Đồn) triển khai mô hình “Chợ 4.0”. Với ưu thế nhanh chóng, thuận lợi, chính xác của việc thanh toán không tiền mặt qua các ứng dụng internet banking, mô hình khi triển khai đã nhận được sự ủng hộ lớn của tiểu thương tại chợ cũng như người tiêu dùng. Đến nay, trên tổng số 364 hộ kinh doanh tại chợ, đã có trên 350 hộ sử dụng thanh toán không tiền mặt qua internet banking hoặc mã QR thanh toán do các ngân hàng cung cấp.
Buôn bán hàng gia dụng tại chợ Cái Rồng hơn 20 năm, chị Hồ Chị Hiên, phấn khởi chia sẻ: “Bây giờ hầu như mọi người đều thanh toán qua các ứng dụng ngân hàng số. Thường tâm lý mọi người ngại mang theo nhiều tiền mặt. Chỉ cần một chiếc điện thoại, có tài khoản ngân hàng, quẹt mã là có thể thanh toán hàng nhanh chóng, tiện lợi.
Để thuận lợi cho khách, tôi cũng chuẩn bị tới 3 mã quét QR của 3 tài khoản ngân hàng khác nhau. Mà bản thân mình lấy hàng cũng không cần phải lo vấn đề chuyển tiền hàng cho các đơn vị phân phối, cứ chuyển khoản là xong”.
Bắt đầu triển khai từ năm 2022, “Chợ 4.0”góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thương mại, tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, từ đó giúp hình thành thói quen, từng bước đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại các văn bản: Số 5517/UBND-XD6 (ngày 24/10/2022), số 3004/UBND-NC (ngày 26/10/2023) về việc triển khai mô hình Chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sở Công Thương cũng tích cực phối hợp với các địa phương triển khai nhân rộng mô hình “Chợ 4.0” trên địa bàn.
Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 13/13 địa phương trong tỉnh phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai mô hình “Chợ 4.0” - tại tất cả các chợ trung tâm. 100% các chợ trung tâm chấp nhận thanh toán các khoản phí và thực hiện thanh toán hóa đơn điện, nước thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Như tại chợ Trung tâm TP Móng Cái, Ban Quản lý chợ cũng đã đầu tư hệ thống wifi miễn phí để tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ đó thúc đẩy kinh doanh, mua sắm.
Đáp ứng xu thế tiêu dùng hiện tại, mô hình “Chợ 4.0” đang ngày càng được "bao phủ" diện rộng tại các chợ trên địa bàn tỉnh, trong đó không chỉ dừng lại ở các chợ trung tâm. Điển hình tại Hạ Long, địa phương triển khai đầu tiên trong toàn tỉnh, hiện mức độ triển khai mô hình “Chợ 4.0” đã đạt trên 80%.
Tuy vậy, hiện nay, tại một số các chợ vùng sâu, vùng xa, việc triển khai mô hình vẫn còn gặp khó, chủ yếu nằm ở nhóm đối tượng các hộ kinh doanh là người lớn tuổi, ít am hiểu về công nghệ, ít sử dụng điện thoại thông minh…; công tác trưng bày, sử dụng mã QR để thanh toán bị hạn chế, khó bố trí ở một số ngành hàng đặc thù như hàng rau củ quả, hàng tươi sống...
Năm 2024, ngành Công Thương tiếp tục đặt mục tiêu nhân rộng mô hình “Chợ 4.0” tới tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Phong, Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, cho biết: Sở tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến lợi ích của mô hình chợ không tiền mặt, qua đó nhằm thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng của các tiểu thương cũng như người mua. Đồng thời, cũng đề nghị các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các tiểu thương trong việc mở các tài khoản, đặt mã QR phục vụ việc thanh toán...
“Chợ 4.0” là một trong những giải pháp quan trọng trong chuyển đổi số đối với lĩnh vực thương mại, góp phần vào mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%.
Nguyễn Trang(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>'Chợ 4.0'