Bà Duterte (trái) và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay (Ảnh: Reuters).
"Hội đồng An ninh Philippines sẽ xác minh lời đe dọa ám sát được cho là của Phó Tổng thống Sara Duterte đối với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr", Cố vấn an ninh quốc gia nước này, ông Eduardo Ano nêu rõ.
Đội ngũ an ninh bảo vệ Tổng thống Marcos Jr. trong tình trạng cảnh giác cao sau khi Phó tổng thống Duterte, tại một cuộc họp báo sáng sớm 23/11, cho biết bà đã chỉ thị cho một kẻ chuyên ám sát rằng nếu bà bị giết, người đó phải lấy mạng ông Marcos và đệ nhất phu nhân.
Cố vấn Ano cho biết chính phủ đánh giá mọi mối đe dọa đối với tổng thống là "nghiêm trọng", cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng thực thi pháp luật và tình báo để điều tra mối đe dọa và những kẻ có thể thực hiện.
"Bất kỳ và tất cả các mối đe dọa đối với tính mạng của tổng thống đều được xác thực và được coi là vấn đề an ninh quốc gia", ông Ano nhấn mạnh.
Đáp lại lời đe dọa của bà Duterte, các cơ quan an ninh Philippines đang tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Philippines. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Philippines là Rommel Francisco Marbil đã ra lệnh mở cuộc điều tra ngay lập tức. Ông nhấn mạnh bất cứ mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp nào đến tính mạng tổng thống đều phải được giải quyết ở mức độ khẩn cấp cao nhất.
Phó tổng thống Duterte là con gái cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Bà từ chức và rời khỏi nội các Tổng thống Marcos Jr vào tháng 6 khi vẫn nắm giữ vị trí phó tổng thống. Tại Philippines, phó tổng thống được bầu riêng với tổng thống và không có nhiệm vụ chính thức. Một số phó tổng thống tham gia nội các, vài người khác lại tham gia hoạt động xã hội.
Bà Duterte và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay do những khác biệt về chính sách, bao gồm chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
Cả hai đều phủ nhận hành vi sai trái và không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc của mình.
" alt=""/>Phó Tổng thống Philippines bố trí người ám sát Tổng thốngTheo đó, trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, CSGT sẽ giải thích ngắn gọn, rõ ràng cho người vi phạm thấy rõ hành vi vi phạm của mình và biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật để tự giác chấp hành.
Nếu người vi phạm không chấp hành thì CSGT tạm giữ giấy tờ hoặc phương tiện, mời người chứng kiến ký vào biên bản tạm giữ, sau đó mời người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc hướng dẫn khiếu nại theo quy định của pháp luật.
(Ảnh minh họa: Trần Thanh).
Trong trường hợp xe cơ giới dừng, đỗ gây ùn tắc giao thông, thông tư quy định CSGT sẽ yêu cầu lái xe xuất trình các giấy tờ có liên quan để kiểm tra, đưa xe ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, lập biên bản vi phạm hành chính nếu lái xe dừng đỗ sai quy định hoặc không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông.
Trường hợp lái xe đóng cửa bỏ đi hoặc không có mặt tại đó, CSGT sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi lại hình ảnh, báo cáo chỉ huy đơn vị có biện pháp đưa xe đó ra khỏi khu vực ùn tắc giao thông, mời người chứng kiến, dán niêm phong tại các vị trí cần thiết của xe và lập biên bản theo quy định; đồng thời, tổ chức lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, giải tỏa ùn tắc giao thông.
Đặc biệt, với những tình huống như: Người lái xe bỏ chạy; người vi phạm xúi giục lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ; người vi phạm lăng mạ, đe dọa, cản trở, xô đẩy người thi hành công vụ; người vi phạm yêu cầu được xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát; ghi hình, ghi âm lại hoạt động của CSGT đang thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống lực lượng CSGT; người lái xe điều khiển xe đâm vào người thi hành công vụ... Thông tư quy định Cảnh sát chỉ huy điều khiển giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 73 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các quy định của Bộ Công an về công tác nghiệp vụ.
Theo Điều 73 Luật Trật tự, ATGT đường bộ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi vi phạm và phòng vệ chính đáng; được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
" alt=""/>CSGT được làm gì khi tài xế bỏ chạy, đe dọa người thi hành công vụ?"Chủ trương đấu giá đất là đúng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, nhiều đối tượng lợi dụng cơ hội để thổi giá đất lên cao. Nhà nước sẽ có công cụ và chính sách nào để kiểm soát việc đẩy giá đất ảo lên quá cao, nhưng vẫn tiếp tục áp dụng hình thức đấu giá để đảm bảo hài hòa lợi ích, tăng thu cho ngân sách nhà nước?", ông Hiếu đặt vấn đề.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên cũng đề nghị giải đáp thắc mắc về cơ chế để chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất đáp ứng như cầu của người dân.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (Ảnh: Anh Thơ).
Trả lời việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nói đã có kiến nghị Chính phủ, các địa phương chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tính khả thi, cứng rắn.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị địa phương thực hiện nghiêm quy định của Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, Luật Đất đai; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị tại các khu vực có đất đấu giá.
"Các địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất để làm cơ sở tính giá khởi điểm. Thực tế đã xảy ra tình trạng những khu đất đầu tư đồng bộ về hạ tầng nhưng địa phương vẫn lấy giá đất khi chưa đầu tư để làm giá khởi điểm, khiến nhiều đối tượng muốn trúng đấu giá để bán lại kiếm lời", ông Duy nói..
Ngoài ra, theo ông Duy, cần có chính sách đảm bảo nguồn cung về đất ở, nhà ở phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân và phù hợp với nhu cầu chi trả.
Khi cung - cầu không gặp nhau, đương nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao, theo lời Bộ trưởng.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị quy chế đấu giá đất có thể phải rút ngắn thời gian nộp đủ tiền trúng đấu giá, công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc để hạn chế việc lợi dụng đấu giá trục lợi.
Đi liền với những giải pháp đó, ông Duy đề nghị tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất.
"Tôi tin rằng nếu thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng đấu giá đất như ở vùng ven Hà Nội thời gian qua", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bày tỏ.
Khu vực 19 lô đất được đấu giá ở huyện Hoài Đức, Hà Nội với giá cao bất thường gây xôn xao dư luận (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Giải đáp thêm thắc mắc về cơ chế chuyển đổi đất nông nghiệp thành các khu đất đấu giá, góp phần tạo thêm nhiều nguồn quỹ đất, ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng "đừng nên lo ngại quá".
Ông Chính dẫn Luật Đất đai năm 2024 có những quy định "rất mới và mở". Nếu theo Luật Đất đai năm 2013, người dân có nhu cầu đất ở phải tham gia đấu giá thì tại Điều 124 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
"Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá trong các trường hợp như giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; giao đất ở cho cá nhân là giáo viên, nhân viên y tế đang công tác tại các xã biên giới, hải đảo; giao đất ở cho cá nhân thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở...", ông Chính dẫn chứng.
" alt=""/>Bộ trưởng nêu giải pháp chặn trục lợi trong đấu giá đất