
Sinh ra để tỏa sáng tập 3: Việt Hương 'nổi da gà' trước sự lột xác của Siu Black



相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Oxford United vs Leeds, 2h00 ngày 19/4: Chào Premier League -
Kết nối 5G toàn cầu sẽ đạt 3,6 tỷ vào năm 2025Thị trường smartphone 5G toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2020-2027
Nhờ vào sự đầu tư mở rộng vùng phủ sóng cũng như sự quảng bá mạnh mẽ từ 3 nhà mạng di động lớn của Trung Quốc bao gồm China Mobile, China Telecom và China Unicom mà hơn một nửa số điện thoại thông minh mới được bán ra ở thị trường Trung Quốc trong 3 tháng qua có hỗ trợ kết nối 5G. Dự kiến, 170 triệu điện thoại di động từ Trung Quốc sẽ được kết nối với mạng 5G vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1,54 tỷ chiếc trong năm 2020, giảm 15% so với năm 2019, do tác động từ đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Dự báo về kết nối 5G trên toàn thế giới đến năm 2025 (Nguồn: CCS Insight – 10/2020) Đánh giá về thị trường điện thoại 5G trên toàn cầu, bà Marina Koytcheva - Phó Chủ tịch của CCS Insight cho biết: “Thực tế cho thấy, nhu cầu tổng thể về điện thoại thông minh trên toàn thế giới giảm lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của 5G. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất để đưa điện thoại hỗ trợ 5G đến tay người tiêu dùng. Giá điện thoại thông minh tích hợp 5G mới nhất đã giảm nhanh chóng, với các thiết bị từ các thương hiệu nổi tiếng chỉ khoảng 299 bảng Anh hoặc 349 euro ở thị trường châu Âu. Chúng tôi kỳ vọng giá sẽ giảm hơn nữa trước khi kết thúc năm 2020”.
Hàn Quốc vẫn là thị trường hàng đầu về việc áp dụng 5G, với tỷ lệ kết nối 5G tại quốc gia này đạt 12% vào tháng 8 năm 2020 và khoảng 1/3 tổng lưu lượng dữ liệu di động hiện nay được truyền tải thông qua mạng 5G.
Ngược lại, ở các thị trường lớn như Tây Âu và Bắc Mỹ thì tỷ lệ áp dụng 5G không được như kỳ vọng do thiếu điện thoại iPhone hỗ trợ 5G, mặc dù các nhà khai thác di động ở đây đang cố gắng tiếp tục triển khai mạng 5G trong thời gian đại dịch. Sự ra mắt các mẫu iPhone mới hỗ trợ 5G trong thời gian qua sẽ tạo ra một động lực lớn cho việc áp dụng công nghệ này tại các thị trường mà Apple thường chiếm thị phần đáng kể.
Trong một nghiên cứu gần đây của CCS Insight khi thực hiện khảo sát hơn 2.000 người dùng điện thoại di động ở Anh và Mỹ. Kết quả cho thấy, trong số những người chưa sử dụng 5G thì có đến 44% số người được khảo sát ở Anh và 29% số người được khảo sát ở Mỹ cho biết họ không cần đến công nghệ mới nhất này. Đây là một kết quả đáng thất vọng khi con số này cao hơn so với kết quả khảo sát một năm về trước.
Nhận định về vấn đề này, ông Kester Mann - Giám đốc phụ trách về người tiêu dùng và kết nối tại CCS Insight cho rằng: “Trong ngắn hạn, khi giá cả thiết bị 5G phù hợp và sự đa dạng về mẫu mã sẽ giúp cho công nghệ 5G thu hút người tiêu dùng”. Nhưng ông Kester Mann cũng đưa ra cảnh báo rằng, kết quả khảo sát cho thấy ngành công nghiệp di động cần phải giải thích rõ hơn về những lợi ích lâu dài mà 5G mang lại. Khách hàng cần thêm sự trợ giúp để hiểu 5G có thể mang lại cho họ các lợi ích gì.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy có một thách thức khác đối với việc áp dụng kết nối 5G là sự hài lòng của người dùng đối với dịch vụ 4G hiện có vẫn còn cao. Đây là một trong những lý do tại sao chỉ có khoảng 1/5 số người được hỏi chưa đăng ký 5G cho biết họ sẽ sẵn sàng chi nhiều hơn để có được kết nối 5G.
Dự báo về lô hàng điện thoại di động hỗ trợ 5G trên toàn thế giới đến năm 2024 (Nguồn: CCS Insight – 10/2020) Nghiên cứu của CCS Insight cũng chỉ ra rằng, tốc độ tải xuống nhanh hơn là lý do hàng đầu có thể thuyết phục người dùng đăng ký dịch vụ 5G. Phát hiện này sẽ khuyến khích ngành công nghiệp di động lấy tốc độ làm trọng tâm trong các chiến dịch quảng cáo cho công nghệ 5G.
Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng không tích cực hưởng ứng 5G nhưng điện thoại mới mà họ sẽ mua trong tương lai ngày càng có nhiều khả năng được hỗ trợ 5G, với dự báo có khoảng 60% tổng số điện thoại được bán ra ở thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ vào năm 2021 sẽ được hỗ trợ kết nối 5G và con số này sẽ tăng lên 85% vào năm 2024.Xét trên phạm vi toàn cầu, dự báo sẽ có khoảng 260 triệu điện thoại di động 5G sẽ được bán vào năm 2020, và con số này sẽ tăng lên 630 triệu vào năm 2021. Nhưng điện thoại di động không phải là thiết bị duy nhất có thể kết nối với mạng 5G mà nhiều thiết bị khác cũng sẽ được kết nối 5G như máy tính bảng, máy tính xách tay và nhiều thiết bị khác nữa.
Tuy nhiên, việc sử dụng 5G trong công nghiệp để kết nối các thiết bị Internet vạn vật (IoT) đã bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dự báo cho thấy, kết nối thiết bị IoT sẽ chỉ chiếm khoảng 7% tổng số kết nối 5G trên toàn thế giới vào cuối năm 2025.
Phan Văn Hòa(theo Ccsinsight, Information-age)
Công nghệ 5G: Tương lai và sức mạnh thần kỳ của ngành viễn thông
5G sẽ cần thời gian một vài năm tới để phát triển. Tuy vậy, công nghệ này có thể sẽ là nền tảng chung để thúc đẩy thế giới phục hồi sau đại dịch và bước sang một trạng thái bình thường mới.
"> -
Hơn 1.000 tỷ đồng thực hiện giai đoạn 2 'di dân lịch sử' khỏi Kinh thành HuếDo nhiều yếu tố lịch sử, hàng chục năm qua có hàng ngàn hộ dân sống “treo” trên Thượng thành Huế Tại giai đoạn 2 của dự án, khoảng 1.710 hộ dân ở hộ thành hào và tuyến phòng lộ sẽ được di dời với tổng kinh phí 455 tỷ đồng. 210 hộ dân ở hồ Tịnh Tâm cũng di dời với tổng kinh phí dự kiến 80 tỷ đồng.
Trấn Bình Đài có 165 hộ phải trả lại mặt bằng với kinh phí khoảng 52 tỷ đồng. Khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh với 198 hộ dân di dời, kinh phí 139 tỷ đồng.
Ngoài ra, hơn 1.000 hộ dân sống ở khu vực đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế) cũng được kiểm kê để di dời và thu hồi đất với kinh phí 213 tỷ đồng.
Đối với khu vực hồ Học Hải và di tích Khâm Thiên Giám, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế cũng kiểm kê, kê khai nguồn đất sử dụng để lên kế hoạch di dời.
Các hộ dân sau khi di dời khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế sẽ được chính quyền bố trí đất tái định cư tại khu quy hoạch Hương Sơ để ổn định cuộc sống.
Người dân sống quanh khu vực hồ Tịnh Tâm. Ảnh: V.T Được biết, đến nay, hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ phục vụ cho người dân tái định cư đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tiếp nhận tại khu vực 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 (chỉ còn 2 hộ) và khu quy hoạch Hương Sơ giai đoạn 4 với tổng quỹ đất 2.873 lô.
Trong khi đó, khu vực 9 và 10 sẽ có tổng 1.040 lô, hiện chủ đầu tư đang thi công để bàn giao quỹ đất tái định cư.
Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP Huế cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng.
Đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng người, đúng đối tượng, đúng theo khung chính sách đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định, khung chính sách hiện hành, đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của người dân trong diện di dời, ổn định cuộc sống về lâu dài.
Trong giai đoạn 2, chính quyền TT-Huế sẽ tổ chức di dời hàng ngàn hộ dân khỏi các khu vực 1 Kinh thành Huế đến khu tái định cư. Ảnh: V.T Trong khi đó, ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế xác định, dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế” là dự án đặc biệt quan trọng và là một “cuộc di dân lịch sử”, tác động đến nhiều đối tượng dân cư.
"Đây là dự án quan trọng không chỉ của tỉnh mà của Trung ương nên hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo tiến độ dự án, gắn với chăm lo đời sống, sinh kế của người dân”, ông Lưu nhấn mạnh.
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Qua những biến thiên của thời gian, lịch sử, Thượng thành Huế dần trở nên hoang phế và trở thành nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình, vì nhiều lý do phải quần cư về đây.
Để trả lại hiện trạng, giá trị vốn có của di tích Kinh thành Huế, chính quyền tỉnh TT-Huế thực hiện dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế”, dự án chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, từ năm 2019-2021 di dời dân thuộc khu vực Thượng thành, các Eo bầu, hộ thành hào, tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022- 2025 sẽ di dời dân thuộc khu vực hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc...
Cuộc di dân mang tính “lịch sử” này đã rất nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Nhà nước và các bộ ngành liên quan quan tâm, hỗ trợ.
'Thần đèn' dùng gần 900 con lăn, di dời chánh điện nặng hơn 1.000 tấn ở HuếSau 2,5 tháng tiến hành khảo sát và chuẩn bị vật dụng, những ngày qua, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư cùng công nhân đã dịch chuyển thành công những mét đầu tiên của ngôi chánh điện Đại Hùng trong chùa Diệu Đế.">
-
Vắng bóng nhà giá rẻ TP.HCM khó kiểm soát chủ đầu tư dự án ‘lách luật’ huy động vốnSở Xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo gửi Công an TP.HCM về tình hình thị trường bất động sản (BĐS) thành phố trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai 31 dự án, tổng số 16.895 căn nhà. Trong đó có 7.114 căn thuộc phân khúc cao cấp; 9.618 căn phân khúc trung cấp và 163 căn nhà ở bình dân.
6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn TP.HCM có 12 dự án đủ điều kiện huy động vốn nhà ở hình thành trong tương lai, với tổng số 6.541 căn. Phân khúc cao cấp có 3.586 căn, còn lại thuộc phân khúc trung cấp. Nhà ở thuộc phân khúc bình dân chính thức vắng bóng trên thị trường.
6 tháng đầu năm 2021, không có sản phẩm nhà ở bình dân nào ở TP.HCM được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn. Theo Sở Xây dựng TP.HCM, nhìn chung nguồn cung về căn hộ trung và cao cấp tiếp tục phát triển nhưng vẫn thiếu nguồn cung về căn hộ bình dân, nhà ở xã hội.
Các sản phẩm cao cấp dự báo lượng giao dịch sẽ chững lại. Ở một số khu vực, giá bán BĐS có sự dao động nhẹ trong từng phân khúc. Riêng đất nền tại khu vực phía Đông thành phố, đặc biệt ở khu vực có hạ tầng hoàn thiện, nằm trong khu vực kết nối các tuyến đường giao thông thuận lợi, sẽ có xu hướng tăng giá.
Chủ đầu tư ‘lách luật’ để huy động vốn
Sở Xây dựng TP.HCM cho hay, thời gian qua, có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS có thể hình thành những điểm nóng, phức tạp. Nguyên nhân bởi hệ thống các quy định pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc ngăn chặn và đề xuất giải pháp xử lý những vi phạm.
Một số vi phạm thường xảy ra như: Một căn hộ bán cho nhiều người; dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán;
Các đơn vị môi giới BĐS, phát triển dự án, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh… không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về BĐS để ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng.
Dự án chung cư Kingsway Tower ngưng xây dựng, khách hàng mòn mỏi chờ nhà. Về tình trạng một căn hộ bán cho nhiều người, cuối tháng 1/2021, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Siêu Thành, chủ đầu tư dự án chung cư Nam An (tên thương mại là Kingsway Tower), P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân.
Trước đó, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Bảo Trinh để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH BĐS Nam Thị, chủ đầu tư chung cư La Bonita, P.25, Q.Bình Thạnh.
Đây là hai vụ việc mới nhất chủ đầu tư bị khách hàng tố cáo bán trùng căn hộ nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong khi chung cư La Bonita đã hoàn tất xây dựng thì tại chung cư Kingsway Tower, khách hàng vẫn chưa được nhận nhà vì dự án đang ngừng thi công.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè xác nhận trên địa bàn không có dự án tên La Partenza. Với thực trạng pháp lý chưa hoàn chỉnh nhưng chủ đầu tư đã cho đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua hứa bán…, gần đây có dự án chung cư La Partenza tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP.HCM do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh (thành viên của Công ty CP BĐS Khải Hoàn Land) làm chủ đầu tư.
Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2019, nhiều khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ tại dự án La Partenza bằng hình thức ký văn bản thoả thuận với Công ty CP BĐS Khải Minh Land, đơn vị phân phối dự án.
Tiến độ thanh toán được chia theo đợt và đến nay nhiều khách hàng đã đóng 30% giá trị căn hộ tại dự án này. Tuy nhiên, dự án la Partenza hiện vẫn chỉ là bãi đất trống, chưa có động thái xây dựng.
Trả lời PV VietNamNet, ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào có tên La Partenza.
Về dự án Cao ốc căn hộ tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè do Công ty TNHH Giao Hưởng Xanh làm chủ đầu tư, ông Võ Phan Lê Nguyễn cho hay, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 vào ngày 18/12/2020.
Tương tự, một dự án khác là dự án chung cư tại Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh được giới thiệu rầm rộ ra thị trường từ đầu năm 2020.
Cung ứng khoảng 2.000 sản phẩm, giá bán căn hộ tại dự án này dao động từ 36 – 38 triệu đồng/m2. Đây được xem là mức giá khá cao tại khu vực vùng ven này.
Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh BĐS trái luật như một căn hộ bán cho nhiều người hay dự án chưa hoàn chỉnh pháp lý đã huy động vốn bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ngành tăng cường công tác tuyên truyền, công khai thông tin pháp lý dự án.
Đồng thời, Sở Xây dựng kiến nghị Công an TP.HCM điều tra, xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các dự án BĐS, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các chủ đầu tư vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch BĐS.
Thanh tra phát hiện loạt sai phạm tại các dự án khu đô thị ở TP.HCM
Chủ đầu tư các dự án tự đền bù trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư và được giao đất; khởi công khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính…
">