Tại Việt Nam, Beemart được biết đến là startup đi theo thị trường “ít đụng hàng” đó là chuyên kinh doanh nguyên liệu, dụng cụ cho người yêu thích làm bánh.
Ngay từ khi ra đời năm 2015, Beemart đã tập trung vào kinh doanh online thông qua website và mạng xã hội bởi đây là thế mạnh của CEO sinh năm 1989 Tống Thị Ngọc Ánh cùng các cộng sự. Chỉ sau hơn 1 năm hoạt động, Beemart đã nhanh chóng bù lỗ và liên tiếp mở thêm 3 cửa hàng tại cả Hà Nội và TP.HCM, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng.
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển tại sự kiện về thương mại điện tử trên di động “Mobile Ecommerce Day” diễn ra cuối tháng 4 tại Hà Nội, CEO Beemart Tống Thị Ngọc Ánh chia sẻ: Beemart hiện đang vận hành bán hàng online và offline. Riêng bán hàng online có 3 kênh là qua website, mạng xã hội và các kênh bán hàng khác như Shopee, Sendo, Zalo…
Theo thống kê của Beemart, tỷ lệ bán hàng qua các kênh 64% là từ các cửa hàng (do đặc thù khách hàng muốn được đến tận nơi để trải nghiệm), 20% qua các website, 12% qua Facebook và các kênh bán hàng khác...
“Vì sao tỷ lệ bán hàng qua các cửa hàng lớn? Trước đây cửa hàng của Beemart không phải ở mặt đường, đồng thời Beemart cũng không phải là thương hiệu lớn. Tất cả các kênh bán hàng, quảng bá online khác đã “giúp sức” đẩy cho cửa hàng của chúng tôi phát triển”, Ngọc Ánh chia sẻ.
Cũng theo CEO này, năm đầu tiên khi khởi nghiệp với Beemart, doanh nghiệp mới chủ yếu tập trung vào bán hàng, chưa tập trung vào phân tích khách hàng.
Nhưng cách đây khoảng 1 năm, khi Beemart tập trung vào công việc này để hiểu khách hàng hơn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn thì nhận thấy việc sử dụng mobile để mua hàng đối với các kênh bán hàng rất lớn, chiếm đến 85%, còn lại qua máy tính để bàn chỉ 15%.
" alt=""/>CEO Beemart: 'Kênh mobile sẽ là cửa sống cho doanh nghiệp nhỏ'Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 609 sửa đổi, bổ sung Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 225).
Cũng theo Quyết định 609 của Thủ tướng Chính phủ, sửa đổi, bổ sung quy định nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai nội dung cải cách thủ tục hành chính (trừ nhiệm vụ tổ chức thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện có kết quả Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020); chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện phương pháp tính chi phí thực hiện thủ tục hành chính; chủ trì việc hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc cải cách thủ tục hành chính; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành Mạng thông tin hành chính điện tử Chính phủ và Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế và tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng bổ sung cơ quan thực hiện nhiệm vụ “tiếp tục tổ chức thực hiện có kết quả Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020”. Cụ thể, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện có kết quả Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
" alt=""/>Văn phòng Chính phủ chủ trì vận hành Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủNgành CNTT có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong quý I
Báo cáo từ mạng việc làm trực tuyến VietnamWorks cho thấy, nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung nhân lực đều tăng trưởng mạnh.
Theo số liệu chi tiết, nhu cầu tuyển dụng trong quý 1 năm nay tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó nguồn cung nhân lực tăng trưởng đến 38% so với quý 1/2016.
Quý 1 năm nay có 5 ngành nghề có mức tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu tuyển dụng, bao gồm ngành Điện – Điện tử (tăng 67%) – cấp quản lý điều hành (tăng 104%) – ngành Xây dựng (tăng 46%) – ngành Quảng cáo truyền thông (tăng 35%) và ngành Dịch vụ khách hàng (tăng 51%).
Về nguồn cung nhân lực, so với cùng kỳ năm ngoái, các ngành có người tìm việc ứng tuyển hồ sơ nhiều nhất nằm ở ngành nghề Giáo dục – Điện/Điện tử - cấp Quản lý điều hành – Kiến trúc/Thiết kế nội thất và Dịch vụ khách hàng.
" alt=""/>Nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT đang tăng mạnh