Chia sẻ về kinh nghiệm đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn, ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang cho hay, thời gian qua địa phương này đã đưa thành công 132 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
"Trong tháng 6 này, 40 nhà sáng tạo nội dung trên TikTok đã hội tụ tại Lục Ngạn (Bắc Giang) để livestream quảng bá, bán một số sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh như vải thiều, mỳ Chũ, tương La, bánh quế Ông Thọ, đông trùng hạ thảo... Buổi bán hàng livestream trên TikTok đã thu hút hàng triệu lượt xem”, ông Phong nói.
Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang, trong quá trình đưa nông sản lên sàn, khó khăn nhất của các địa phương là việc triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Đa số các đối tượng đào tạo là nông dân, trình độ CNTT hạn chế, do vậy bà con còn gặp nhiều khó khăn trong thao tác, triển khai ứng dụng CNTT vào thực tế.
Bài học kinh nghiệm của Bắc Giang trong giải quyết câu chuyện trên là phải phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ sản xuất nông nghiệp về các lợi ích khi tham gia sàn thương mại điện tử. Đồng thời, các địa phương cần tổ chức thường xuyên các diễn đàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng đăng bài, ảnh giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, kỹ năng chốt đơn, đóng gói, thiết kế mẫu mã sản phẩm...
Kinh nghiệm triển khai xã thí điểm nền tảng địa chỉ số
Nền tảng địa chỉ số quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Giá trị của địa chỉ số có thể thấy rất rõ trong một số lĩnh vực như kinh doanh thương mại, logistic...
Theo ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT), hiện đã có 21 tỉnh, thành phố nhận bàn giao toàn bộ dữ liệu địa chỉ số. Trong 23,3 triệu địa chỉ số cần bàn giao trên cả nước, đã có 7,1 triệu địa chỉ số được bàn giao.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai, ông Đỗ Như Lâm, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình cho hay, cách làm của địa phương này là chọn một xã thí điểm triển khai địa chỉ số để rút kinh nghiệm.
Theo ông Lâm, địa phương được lựa chọn thí điểm là xã Thụy Dân (huyện Thái Thụy) với quy mô hơn 1.500 địa chỉ số cần thông báo. Ở bước đầu tiên, Sở TT&TT Thái Bình đã làm việc với lãnh đạo xã, huyện để cùng lên phương án xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm.
Sau khi nhận nhiệm vụ, xã đã cho thành lập 9 tổ công tác với với mỗi tổ gồm từ 7-9 thành viên để đi triển khai địa chỉ số trên địa bàn. Từ thực tế hoạt động, mô hình này sau đó được tinh giản, rút gọn xuống còn 6 tổ với mỗi tổ gồm 2 người.
Cách làm của Thái Bình là đến từng nhà, gặp trực tiếp chủ hộ. Cán bộ triển khai sẽ mở ứng dụng để hiệu chỉnh tọa độ, thao tác ngay trên app, đồng thời thông báo, lập biên bản có chữ ký của chủ hộ. Tổ công tác cũng phát cho họ tờ rơi thông tin ngắn gọn về lợi ích của địa chỉ số. Với sự nỗ lực của các tổ công tác, sau 15 ngày, việc triển khai địa chỉ số tại xã Thụy Dân đã hoàn tất.
Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình cho rằng, khó khăn, vướng mắc hiện nay là các lực lượng tham gia triển khai tại địa bàn cũng có những hạn chế về công nghệ, chưa thành thạo việc sử dụng bản đồ, hiệu chỉnh tọa độ trên ứng dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng địa chỉ số hoạt động chưa ổn định, thi thoảng quá tải, tắc nghẽn, một số tính năng chưa hoàn thiện, thao tác còn phức tạp.
Đề xuất với Bộ TT&TT, ông Lâm mong muốn cần có cơ chế, nguồn lực để các địa phương căn cứ vào đó có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này.
Ưu tiên hỗ trợ hộ sản xuất tiềm năng lên sàn thương mại điện tử
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Chương trình hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những thành công ấn tượng, đáng ghi nhận. Hoạt động này đã góp phần vào việc đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên cả nước.
Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các Sở TT&TT, Bộ TT&TT sẽ xem xét, ban hành văn bản chỉ đạo, định hướng triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trong 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó, tập trung vào chất lượng thay vì phát triển số lượng như giai đoạn trước.
Cụ thể, các địa phương sẽ phối hợp với các sàn để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp giỏi, có khả năng và có tiềm năng lên sàn thương mại điện tử, từ đó ưu tiên hỗ trợ trước để tạo ra các kết quả tốt, tạo tác động lan tỏa.
Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo sàn Postmart thay đổi cách triển khai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bưu điện tỉnh và Sở TT&TT tại địa phương. Đây là đầu mối phối hợp với các Sở ban ngành liên quan để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ trước. Đồng thời, chỉ có Sở TT&TT và Bưu điện tỉnh mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả triển khai tại địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng đề nghị các Sở TT&TT chủ động nghiên cứu các giải pháp, cách thức hỗ trợ hộ nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, bối cảnh địa phương, từ đó chia sẻ kinh nghiệm nhằm nhân rộng trên cả nước.
Tại đây, bé được cấp cứu đặt nội khí quản, truyền dịch nhưng ngày càng tím hơn, da niêm nhợt nên tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay đến thời điểm này, bé vẫn đang được theo dõi tại Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Sức khỏe của bé có tiến triển nhẹ, tiên lượng dè dặt. Các bác sĩ đang tiến hành theo dõi cấp cứu tích cực.
Cũng theo báo cáo, loại vắc xin Infanrix hexa 0,5ml tiêm cho bé L.A.N. có hạn sử dụng đến ngày 28/2/2026, còn vắc xin Rotavin 2ml có hạn sử dụng đến ngày 23/1/2026.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế Bình Dương đã yêu cầu Trung tâm y tế thị xã Bến Cát chỉ đạo Trung tâm tiêm chủng niêm phong các lô vắc xin này để chờ kết luận của Hội đồng đánh giá phản ứng sau tiêm.
Bên cạnh đó, Sở yêu cầu tăng cường quản lý các mũi tiêm, đảm bảo an toàn công tác tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng vắc xin trên địa bàn.
Được biết, Trung tâm Tiêm chủng vắc xin TNT Bến Cát tự công bố đủ điều kiện từ ngày 8/12/2022 và được Sở Y tế Bình Dương thông báo trong danh sách các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
" alt=""/>Bé gái 2 tháng tuổi ở Bình Dương sốc phản vệ sau tiêm và uống vắc xinLòng đỏ trứng cũng chứa nhiều cholesterol, hàm lượng cao có thể không tốt cho bạn. Tuy nhiên, theo tổ chức Heart UK, cholesterol trong trứng không có ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol trong máu.
Giáo sư Spence khuyên những người có nguy cơ bị đột quỵ: "Khi không có lòng đỏ trứng, hãy sử dụng lòng trắng trứng hoặc các chất thay thế tương tự”.
Theo Express, các nghiên cứu trước đây đã phát hiện những người bị tiểu đường ăn một quả trứng mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh so với người chỉ ăn 1 quả trứng mỗi tuần hoặc không ăn.
Giáo sư Spence khuyến cáo, thậm chí 10g trứng mỗi ngày (một phần sáu quả trứng lớn) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở các đối tượng nguy cơ lên 54%.
Điều quan trọng cần lưu ý là những người không có nguy cơ bị đột quỵ có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày.
BMJ cũng khuyên bạn nên thực hiện các thay đổi chế độ ăn uống sau:
- Giảm ăn thịt đỏ, tập trung chủ yếu vào cá và thịt gà
- Dùng dầu ô liu, dầu hạt cải
- Chỉ ăn ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn nhiều rau, trái cây và các loại đậu
- Tránh thực phẩm chiên giòn và chất béo chuyển hóa
- Tránh đường và ngũ cốc tinh chế, hạn chế khoai tây.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng có một số khuyến nghị về lối sống để giảm nguy cơ đột quỵ. Đầu tiên, bạn không nên uống quá nhiều rượu vì đồ có cồn có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ, tăng lượng chất béo trong máu có thể làm xơ cứng động mạch.
CDC cũng khuyến cáo không nên hút thuốc lá. Khói thuốc dễ gây hại cho tim và mạch máu; nicotine có thể làm tăng huyết áp. Carbon monoxide từ khói thuốc làm giảm lượng oxy lưu thông trong máu.
Bạn cũng nên cắt giảm lượng muối, giữ ở mức 6g một ngày, tương đương 1 thìa nhỏ.