当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Gent vs Club Brugge, 23h30 ngày 20/4: Đánh chiếm ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Independiente Rivadavia vs CA Aldosivi, 07h15 ngày 22/4: Khó cho khách
![]() |
Làng sinh viên Hacinco đang bị chính chủ đầu tư “chiếm dụng”. Ảnh: Như Ý. Làng sinh viên Hacinco đang bị chính chủ đầu tư “chiếm dụng”. Ảnh: Như Ý. |
Nhà hàng, quán bar “đá” sinh viên
Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội) là mô hình nhà ở sinh viên đầu tiên trên địa bàn Hà Nội do Cty Xây dựng số 2 (Handico 2) làm chủ đầu tư. Có mặt tại đây dễ thấy tấm biển làng sinh viên lọt thỏm trong vô số những tấm biển quảng cáo đủ sắc màu như: 8X Café, Galaxy...
Tại cổng số 1, mặt đường Ngụy Như Kon Tum được tận dụng làm quán cà phê, cửa hàng thuốc, nhà hàng ăn. Mặt sau, phía cổng hướng ra đường Lê Văn Thiêm cũng thành nhà trẻ, các công ty thuê làm văn phòng. Trong khuôn viên làng sinh viên, nhà hàng, quán bar, dịch vụ đủ kiểu mọc lên như nấm. Được biết, để thuê nhà trong khu này, nhiều sinh viên phải làm hồ sơ vất vả. Hiện, có hàng nghìn sinh viên muốn thuê nhưng lượng phòng có hạn.
Chị Ngô Thị Thủy, sinh viên sống trong Làng sinh viên Hacinco chia sẻ: “Tôi thấy khu nhà ở sinh viên bây giờ bị thương mại hóa nhiều quá. Trong khi ký túc xá thiếu nhà sinh hoạt, thư viện, nhưng văn phòng, quán mọc lên dưới chân toà nhà”.
Ông Đinh Đại Cồ, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh nhà Làng sinh viên Hacinco cho biết: Hiện tại có 3.450 sinh viên đang cư trú tại đây. Mức giá thuê phòng dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.
Theo ông Cồ, 6 căn hộ tại nhà A có thiết kế cũ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tức là căn hộ lên đến 150 m2, cho 24 người ở nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh gây bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, Ban quản lý Làng sinh viên Hacinco cho một số công ty thuê lại làm văn phòng.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Làng sinh viên Hacinco được xây dựng bằng chính nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. “Cho thuê văn phòng, làm nhà hàng... đều sai so với mục tiêu ban đầu làm nhà ở sinh viên. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thu hồi được vốn, doanh nghiệp khó khăn nên họ phải tự xoay xở cắt xén chỗ ở sinh viên để làm dịch vụ”, vị này nói.
Tốn tiền xây rồi để ế
Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) có sức chứa hơn 10.000 chỗ ở được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015 với 3 khối nhà lại thưa thớt, vắng đến kinh ngạc. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa...
Theo quy định, một phòng có 8 người ở với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Sau 8 tháng đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người (tương đương 5% công suất khu nhà).
Ông Lê Phúc Lợi, Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Khu nhà này không hút khách do giao thông không thuận lợi. Tính tới thời điểm này, mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp”.
Cũng theo ông Lợi, Ban Quản lý đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường đại học: Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa… Có như vậy mới hy vọng thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây.
Hiện, ngoài 3 khối nhà đã đưa vào sử dụng, những khu nhà ở sinh viên khác (Pháp Vân, Tứ Hiệp) đã xây xong phần thô 2 khối nhà thì hết vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mối lo ngại công tác bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, để giảm tải áp lực về nhu cầu vốn cho dự án, cơ quan này đã kiến nghị chuyển đổi hạng mục nhà A3 thuộc Pháp Vân, Tứ Hiệp từ nhà ở sinh viên sang loại hình nhà xã hội để bán cho người khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Nếu áp dụng phương án này sẽ thu hồi được khoảng 110 tỷ đồng để thanh toán cho đơn vị thi công và đầu tư cho các hạng mục còn lại. Theo Sở Xây dựng, khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang căn hộ để bán sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Với 2 khối nhà xây dựng dở dang nếu ngân sách tiếp tục bỏ vốn nhưng khi hoàn thành không ai vào ở thì rất lãng phí. Chúng tôi đề xuất chuyển sang nhà ở xã hội để phục vụ cho người nghèo đô thị đang thiếu và cần thiết không khác gì nhà ở sinh viên (người nghèo đô thị, sinh viên, công nhân đều nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở được Bộ Xây dựng quan tâm - PV). Đồng thời, nhà nước sẽ thu hồi được vốn đang đọng tại dự án”, ông Dũng nói.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020, TP Hà Nội phải hoàn thành đầu tư xây dựng 1,34 triệu m2 sàn nhà ở học sinh, sinh viên, đến nay đã đầu tư được 360 nghìn m2 sàn và cần tiếp tục đầu tư 980 nghìn m2 sàn. |
TheoTiền phong
>>Nhà ở sinh viên hơn 1.000 tỷ: Giá rẻ, vì sao vắng vẻ?
" alt="Nghịch lý nhà ở sinh viên"/>
XEM CLIP:
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, bắt đầu từ ngày 17/6 sẽ tổ chức chấm thi các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022. Thời gian hoàn thành công tác chấm thi dự kiến vào ngày 28/6. Việc công bố điểm bài thi các môn của thí sinh chậm nhất vào ngày 30/6.
Toàn thành phố thành lập một ban chấm thi (trong đó có ban chấm thi trắc nghiệm khách quan và các ban chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn), một ban Làm phách.
Địa điểm đặt ban chấm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật chất. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận tại ban chấm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng quy chế thi.
Cán bộ chấm thi sẽ có khoảng 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Các phòng GD-ĐT, các trường THPT phải cử đúng thành phần và số lượng giáo viên tham gia chấm thi theo yêu cầu của sở. Ngoài ra, tại mỗi ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo quyết định.
Theo TTXVN
Sau 2 ngày thi, các thí sinh của Hà Nội đa phần ra về với tâm trạng thoải mái vì đề thi "dễ hơn em tưởng". Trước đó, nhiều phụ huynh và sĩ tử bước vào kỳ thi đầy áp lực sau 2 năm học nhiều xáo trộn vì Covid-19.
" alt="Camera giám sát liên tục trong phòng chấm thi lớp 10 của Hà Nội"/>Camera giám sát liên tục trong phòng chấm thi lớp 10 của Hà Nội
Nhận định, soi kèo Burnley vs Sheffield United, 23h30 ngày 21/4: Thăng hạng sớm
Đây là bài thi quan trọng có tính quyết định với các thí sinh có nguyện vọng vào lớp chuyên Toán do điểm được nhân hệ số 2.
VietNamNet cập nhật hướng dẫn giải đề thi toán chuyên vòng 2 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Lời giải câu III (2 cách)
Cách 1:
![]() |
![]() |
Câu III (cách 2):
![]() |
![]() |
![]() |
Nguồn: Thầy giáo Nguyễn Trung Kiên- Nguyễn Tiến Lâm - Cao Văn Dũng - Nguyễn Minh Thành - Phan Phương Đức- Nguyễn Văn Linh- Mẫn Bá Tuấn
Sáng 16/6, các thí sinh dự thi lớp 10 chuyên Toán của Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên làm bài thi Toán vòng 2 (Toán chuyên) trong thời gian 150 phút.
" alt="Đáp án đề thi môn Toán vòng 2 vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên 2021"/>Đáp án đề thi môn Toán vòng 2 vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên 2021
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại Trung tâm Hành chính công thành phố Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chuyển đổi số mạnh mẽ cả khu vực công và tư
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đang rà soát lại việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; những việc đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn, những mục tiêu có khả năng đạt được thì cần tăng tốc, những gì chưa đạt được thì phải có giải pháp đột phá.
Mặt khác, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng chính phủ số, đạt hiệu quả nổi trội; việc tổ chức Hội nghị tại đây nhằm hoan nghênh, động viên và học tập Đà Nẵng.
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số đã trở thành xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược của nhiều quốc gia. Trong chuyển đổi số, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện, toàn dân nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể. Cả phía quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và phía đối tượng thụ hưởng, sử dụng dịch vụ công đều phải vận dụng chuyển đổi số đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc, chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả khu vực công và khu vực tư, từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến nông thôn, từ các cháu nhỏ đến các ông, các bà hay nói cách khác chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người".
Tư duy, hành động, thói quen của cơ quan hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính chuyển dần từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, giúp nâng cao hiệu quả và năng suất các hoạt động kinh tế, xã hội.
Từ phong trào, xu thế này đã xuất hiện nhiều bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, có những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong chuyển đổi số nói chung, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói riêng.
Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, còn có những tồn tại, hạn chế liên quan tới tư duy, nhận thức, hành động về chuyển đổi số, có nơi, có lúc chưa như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hạ tầng số chưa đồng bộ, có nơi, có lúc còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng, (mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn trình)…
Đồng thời, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến phải đối mặt, giải quyết những thách thức rất lớn như phải đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều, đòi hỏi ngày càng cao của hệ thống hành chính các cấp và người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình vận động, phát triển rất nhanh của các hoạt động kinh tế, xã hội; cần số hóa một lượng lớn thông tin giấy tờ; nguồn lực Nhà nước có hạn, do đó phải huy động nguồn lực xã hội, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp bằng tư duy, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo; phát triển sản phẩm công nghệ số Việt Nam trước hết phải phục vụ tốt nhu cầu của người Việt Nam, rồi vươn ra khu vực và thế giới…
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá đúng những kết quả đã đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nói chung, đặc biệt về triển khai dịch vụ công trực tuyến, những lợi ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp; chia sẻ những mô hình hay, cách làm hiệu quả để tham khảo, nhân rộng; nhìn nhận thẳng thắn những thách thức, tồn tại, bất cập, nhất là những điểm nghẽn; chỉ ra nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) và bài học kinh nghiệm; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Mục tiêu chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay.
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị.
Theo Hà Văn/Chinhphu.vn
Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
![]() |
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Nghệ An năm 2021. |
Theo đánh giá chung của Tổ Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai, đây là đề thi khá hay, hoàn toàn có thể hình thành một trục chủ đề xuyên suốt là “Bóng cả yêu thương”, độ phân hoá đạt yêu cầu, đáp ứng được mục đích của một kì thi tuyển sinh, phổ điểm có thể rơi vào mức 6 - 7.
Về nội dung từng phần, ở Câu 1 - Đọc hiểu văn bản, các câu hỏi ra đúng thứ tự mức tư duy. Hai câu hỏi nhận biết kiến thức Tiếng Việt và câu hỏi vận dụng nhẹ nhàng, mang tính khuyến khích học sinh. Câu hỏi thông hiểu chính là một nội dung quan trọng để phân hoá.
Ở Câu 2 - Nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận không xa lạ nhưng cách nêu vấn đề khá hay, có sự nối kết chặt chẽ với nội dung văn bản đọc hiểu ở phần trên, đáp ứng tốt yêu cầu tích hợp đọc - viết (tiếp
nhận văn bản - tạo lập văn bản), khơi gợi suy nghĩ, ý kiến từ những cảm xúc sâu sắc, tình cảm thiêng liêng dành cho cha mẹ.
Với độ tuổi của học sinh lớp 9, khi nhu cầu khẳng định bản thân đang dần hình thành, vấn đề nghị luận đã tạo ra “đất diễn” khá tốt để các em nói lên suy nghĩ riêng của mình. Đây cũng là câu hỏi
phục vụ cho yêu cầu phân hoá của đề thi.
Dưới đây là gợi ý đáp ándo Tổ Ngữ văn Hệ thống giáo dục Hocmai đưa ra:
Câu 1
a. Từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm là từ “nhưng”.
b. Từ láy được sử dụng trong câu văn: “xào xạc”.
c. Câu văn “Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh” vừa gợi những gian khó, vất vả trong cuộc đời cha mẹ vừa thể hiện tình yêu thương, sự chở che, bao bọc của cha mẹ với con cái trong hành trình dài rộng của cuộc đời.
d. Đây là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích:
- Gia đình là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người trong cuộc đời.
- Vì con, cha mẹ có thể chịu nhiều vất vả, gian khó.
- Sự thành công của mỗi con người luôn có hình bóng của cha mẹ.
- Mỗi người cần biết trân trọng những giây phút bên cha mẹ khi còn có thể.
Câu 2
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ.
b. Triển khai vấn đề
* Giải thích
Tính tự lập là khả năng tự thực hiện mọi việc, không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
* Bàn luận
Vai trò của tính tự lập:
- Tính tự lập giúp chúng ta thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Tính tự lập giúp chúng ta tự giác chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.
- Tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình, sớm xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển bản thân, không trở thành gánh nặng hay sự ràng buộc cho những người xung quanh.
* Mở rộng vấn đề
Tự lập khác với tự do, thích làm việc theo cảm xúc mà không suy nghĩ.
* Bài học nhận thức và hành động
- Cần vững tin vào bản thân và những điều mình tin tưởng, chủ động tự kiểm soát cuộc sống trong mọi việc: học tập, sinh hoạt,...
- Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân.
- Kiên cường vượt qua mọi khó khăn, tránh thụ động, ỷ lại trong cuộc sống.
Câu 3
1. Về hình thức
- Xác định đúng yêu cầu cần nghị luận.
- Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.
2. Về nội dung
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được thể hiện trong 9 câu thơ đầu trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b. Triển khai vấn đề
b.1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vị trí, nội dung đoạn thơ cần cảm nhận.
b.2. Thân bài
* Bốn câu thơ đầu nhà thơ Y Phương nói với con về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình
- Sử dụng cặp câu đăng đối trong các hình ảnh “chân phải” - “chân trái”, “cha” - “mẹ” và cách nói ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã tạo nên hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
- Y Phương đã tái hiện được một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và hạnh phúc tràn đầy. Từng bước đi chập chững, từng tiếng nói cười bi bô của con đều được cha mẹ nâng đón với một tình yêu vô bờ.
* Năm câu thơ sau nhà thơ Y Phương nói với con về cội nguồn sinh dưỡng thứ hai của mỗi con người là quê hương
- Con lớn lên trong cuộc sống cần cù, đoàn kết, lạc quan của con người quê hương
+ “Người đồng mình” chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một vùng đất. Ba tiếng “người đồng mình” cùng với cách nói trực tiếp “yêu lắm con ơi” đã thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả về con người quê hương giản dị mà gắn bó, đoàn kết.
+ Người đồng mình khéo léo trong cuộc sống lao động: Chiếc “lờ” vốn mộc mạc được đan tỉ mỉ, tài hoa, trau chuốt thành “nan hoa”.
+ Người đồng mình lạc quan trong cuộc sống sinh hoạt: Những căn nhà thô sơ được người đồng mình lấp đầy bằng cách “ken” thêm vào những “câu hát”. Cuộc sống trong thung tuy nghèo khó nhưng con người luôn vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của con người và rừng núi quê hương
+ “Rừng cho hoa”: Rừng núi thơ mộng đem đến niềm vui, nuôi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho con người.
+ “Con đường cho những tấm lòng”: Gợi vẻ đẹp tình nghĩa gắn bó giữa người với người, quê hương đã bồi đắp, chở che cho con người.
* Đánh giá: Bằng thể thơ tự do, hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang đậm lối tư duy của người miền núi cùng các biện pháp tu từ điệp ngữ, nhân hóa, Y Phương đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng, mong con hãy biết yêu, biết trân trọng gia đình, quê hương. Những tình cảm đó sẽ nâng bước con trên hành trình dài rộng của cuộc đời.
b.3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
PV
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tại Hà Nội năm 2021
" alt="Đáp án đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tỉnh Nghệ An năm 2021"/>