Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề như vậy, cùng với các vấn đề khác của giáo dục tại cuộc làm việc với Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vào tuần qua.
Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn |
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề này, bà Phạm Thị Yến, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu họcThành công B (Hà Nội) cho biết, bản thân là người làm quản lý cơ sở giáo dục trong nhiều năm, bà cảm thấy rất bất ngờ khi theo dõi thông tin các vụ việc gần đây - có liên quan tới hành xử của hiệu trưởng.
"Đó là những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng cách xử lý của những người làm giáo dục, những người quản lý giáo dục lại không tốt dẫn đến hậu quả xấu và đau lòng"- bà Yến nói.
Để tạo môi trường dân chủ trong trường học thì người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng.
"Họ cần phải tạo ra bầu không khí dân chủ, thẳng thắn, dám đối diện với sự thật, những ý kiến phản biện vì đó sẽ là những ý kiến giúp họ soi lại mình, điều chỉnh lại mình để làm tốt hơn công việc được giao".
Theo bà Yến, khi hiệu trưởng tạo cơ hội cho giáo viên nói lên chính kiến của mình, các thầy cô sẽ có cơ hội sống thật với bản thân mình. Và khi đó, thầy cô sẽ là người tạo cơ hội để học sinh sống thật với chính các em, để các em tỏ bày chính kiến. Môi trường dân chủ phải là một thể thống nhất, từ trên xuống.
Ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh cho rằng, dân chủ trong trường học không thể để cho có hình thức:
"Cứ nói là tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh nói ra chính kiến nhưng thực chất không tôn trọng ý kiến đó, không lắng nghe tiếp thu ý kiến đó thì dân chủ thế nào?".
Ông Đạt đề xuất cần phải có một quy chế rõ ràng để thực hiện dân chủ trong trường học, để tạo cơ hội để giáo viên, học sinh dám nói lên tiếng nói của mình và tiếng nói ấy thực sự được tôn trọng.
"Hiệu trưởng phải nói rõ năm nay sẽ làm những việc gì, quan điểm về giáo dục ra sao, việc xử lý tài chính cũng phải được minh bạch… Cuối năm, cán bộ giáo viên trong trường có thể bỏ phiếu tín nhiệm xem hiệu trưởng đã làm đúng các cam kết trong năm qua hay chưa" -ông Đạt đề xuất.
Cần cuộc cải cách "từ dưới lên"
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, Khoa học giáo dục Hà Nội cũng đồng tình rằng, để thực hiện dân chủ trong trường học thì trước hết, cán bộ quản lý, người lãnh đạo cơ sở giáo dục phải có ý thức, và dám vận dụng dân chủ trong trường học trong công tác quản lý. "Những người lãnh đạo thiếu năng lực, thiếu đạo đức thường sợ dân chủ"- ông Lâm nói.
Dân chủ trong trường học không chỉ là tạo ra sự giải phóng, cởi mở, để cán bộ, giáo viên dám nói lên tiếng nói của mình mà còn là phương pháp giáo dục quan trọng, tạo nên nhân cách cho học trò.
Tuy nhiên, để tạo được môi trường dân chủ cũng cần phải có sự dũng cảm từ chính cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục.
|
Dẫu vậy, ông Lâm cho rằng, sự e dè của giáo viên là chính đáng.
Để thực sự phát huy dân chủ thì các đoàn thể như công đoàn, chi bộ Đảng cơ sở cần phát huy tối đa vai trò lãnh đạo, tổ chức. "Tiếng nói dân chủ mà chỉ lẻ tẻ một hai giáo viên thì không bao giờ được" - ông Lâm nói.
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Quốc Vương, nghiên cứu sinh về lịch sử giáo dục tại Nhật Bản cho rằng, sự sợ sệt, e ngại của giáo viên khi nói lên sự thật trong môi trường giáo dục hiện nay là một thực tế.
"Tâm lý e ngại, sợ sệt cấp trên, đồng nghiệp, sợ cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng tồn tại trong một thời gian dài và đè nặng hàng ngày làm cho giáo viên sợ nói ra những điều mà “ai cũng biết cả nhưng không ai nói” - ông Vương nói.
"Nhiều người dám nói ra vì sự thôi thúc nội tâm và sau đó trả giá đắt đã khiến cho giáo viên thường chọn im lặng hoặc an phận".
Những năm gần đây, mỗi khi xuất hiện một nhiệm kỳ Bộ trưởng Giáo dục mới, trên báo chí lại có "tâm thư của thầy cô gửi Bộ trưởng".
Ông Vương nhìn nhận việc các giáo viên vì bức xúc, bất an mà viết tâm thư gửi cho Bộ trưởng cho thấy nhận thức về cơ hội thay đổi “từ dưới lên” chưa thật sự sâu sắc.
Theo ông, thay đổi giáo dục, bao gồm cả 2 phương thức, cải cách trên xuống và cải cách từ dưới lên. Ngoài những chính sách theo hướng "từ trên xuống", đổi mới giáo dục chỉ thành công khi sự thay đổi trong giáo dục - bao gồm cả vấn đề dân chủ - được tạo ra bởi chính các giáo viên, học sinh và các trường học.
"Hoàn cảnh Việt Nam có nhiều điểm khác với thế giới gây ra sự bất lợi cho người giáo viên muốn cải cách nhưng muốn có sự thay đổi tốt đẹp thì người giáo viên phải hành động và sáng tạo"- ông Vương nói. "Phụ huynh, học sinh cần ủng hộ và trợ giúp các giáo viên như thế".
Tổ chức diễn đàn về dân chủ trong trường học vào tháng 3 Tại cuộc làm việc hôm 21/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT chuẩn bị tổ chức diễn đàn trao đổi về vấn đề dân chủ trong môi trường giáo dục với sự phối hợp của Ban Dân vận trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng và diễn đàn sẽ được tổ chức trong tháng 3 tới. |
Marketer: Nhiều thách thức, nhưng cũng nhiều tưởng thưởng
Ông Võ Văn Dung, giáo viên thỉnh giảng Viện ISB, cho biết: “Theo VietnamWorks, Marketing luôn nằm trong top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Theo số liệu của Trung tâm Dự báo năng lực quốc gia, từ nay đến năm 2025, mỗi năm Việt Nam cần hơn 21.000 marketer, chỉ tính riêng TP.HCM trong năm 2020, con số đó là hơn 10.000”.
Với kinh nghiệm 15 năm trong ngành, từng phụ trách lãnh vực Marketing của nhiều doanh nghiệp lớn như Generali Việt Nam, Manulife Việt Nam; AIA Việt Nam, Pepsico, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, ông Dung cho rằng, đây là một công việc đầy thách thức, đòi hỏi hy sinh nhiều nhưng luôn được tưởng thưởng xứng đáng.
“Học Marketing ra sẽ làm gì? Đó có thể là người phụ trách xây dựng thương hiệu, là chuyên viên quan hệ công chúng (PR - Public Relations); là chuyên gia quảng cáo; nhân viên tiếp thị kỹ thuật số; người tổ chức sự kiện… Khó có thể liệt kê hết, nhưng đó là những đầu việc cơ bản nhất”, ông Dung giải thích.
Theo ông Dung, cũng như nhiều ngành nghề khác, Marketing tùy thuộc vào năng lực của từng người. Với những ai đam mê, hứng thú và nhiều năng lượng sáng tạo, thì đây là niềm đam mê thú vị. Ngược lại, đây cũng có thể là một loại công việc nặng nhọc, nhiều áp lực.
Đặc thù của Marketer là phải chịu được áp lực công việc cao do thường, không chỉ thuần túy làm một công việc trong cùng thời điểm. Marketer phải luôn sáng tạo, bởi thị trường và nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi. Họ cũng là những người ứng biến giỏi để thích nghi với sự thay đổi liên tục đó, và phải chấp nhận làm việc ngoài giờ hoặc cuối tuần.
Ông Dung nhấn mạnh: “Áp lực nhiều. Bận rộn nhiều. Nhưng, sự tưởng thưởng của nghề là không giới hạn. Một sinh viên mới ra trường có thể có mức lương 5 đến 10 triệu VND/tháng. Sau 3 đến 5 năm, nếu làm tốt, lương sẽ tăng từ 20 đến 40 triệu. Sau 6 đến 8 năm chăm chỉ, tiến bộ, lương sẽ là 60 đến 80 triệu. Như tôi hoặc nhiều anh chị khác, sau 10, 15 năm, lên đến cấp lãnh đạo thì mức lương có khi lên đến 150 - 200 triệu. Ngoài ra, có rất nhiều cơ hội thăng tiến và chọn lựa để thay đổi công việc, dù tôi không khuyến khích bạn nhảy việc liên tục”.
Marketing của WSU BBUS tại Viện ISB: Đào tạo sự chuyên nghiệp
Một buổi thảo luận ngoài trời của SV chương trình Western Sydney tại Viện ISB - Ảnh: Tuyên Giang |
Hãy hình dung, ngay từ những ngày nhập môn, bạn sẽ cùng với 4 đến 5 bạn học khác trong lớp cùng thành lập một công ty. Công ty bạn sẽ cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường, với các hoạt động kinh doanh, các giải pháp Markerting. Bạn phải quyết định các thương vụ lớn. Phải quản lý rủi ro. Và sau 12 tuần, bạn sẽ dừng lại để so sánh với những công ty khác, xem thử mình thắng hay bại.
Đây là một trò chơi mô phỏng trực tuyến trong môn Chiến lược Makerting của WSU BBUS. Kết thúc, là việc nhóm của bạn phải thuyết trình về hoạt động của công ty bạn. Và mỗi sinh viên sẽ có một bài đúc kết chừng 1.000 từ để nhận diện bài học từ thành công hay thất bại của công ty bạn.
Cô Nguyễn Thúy Hằng - Giảng viên chương trình WSU BBUS cho biết, Marketing cũng như các chuyên ngành khác củaViện ISB đều bằng giảng dạy bằng Anh ngữ toàn bộ.
Giai đoạn 1, SV sẽ học hai môn cơ bản: Nguyên lý Marketing và Hành vi người tiêu dùng. Giai đoạn 2, SV sẽ có 12 môn học, gồm 6 môn nền tảng về nghề Marketing như kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng truyền thông, nghiên cứu sáng tạo và 6 môn chuyên sâu như Quản trị thương hiệu, Chiến lược Marketing… và kết thúc chương trình là Dự án Marketing. Thực tế, SV của chương trình đều xin được việc làm trước kỳ cuối. Và rất nhiều SV đã mang dự án của công ty giao về để thực hiện bài tập cuối cùng này.
Cô Hằng chia sẻ: “Kiến thức là đương nhiên. Nhưng bên cạnh kiến thức, chương trình rất chú trọng đến đào tạo kỹ năng và thái độ khoa học cho SV. Đây chính là những yếu tố mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Quá trình học, SV luôn được rèn luyện khả năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng phản biện… Triết lý cơ bản của chương trình là Học đi đôi với hành. Lý thuyết trên thế giới sẽ được giải thích bằng thị trường Việt Nam, ngược lại, thực tế sẽ được soi chiếu bằng các mô hình khoa học để SV có thể giải quyết những vấn đề từ thực tiễn muôn hình muôn vẻ sau này”.
“SV được thụ hưởng một môi trường đào tạo cởi mở. Quan trọng nhất là việc phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, phù hợp với sự thay đổi liên tục của xu hướng tiêu dùng, hành vi khách hàng. Nghe giảng bài chỉ là một phần. Thảo luận nhóm, thuyết trình cá nhân, thuyết trình nhóm, làm bài tập, chơi các games giả lập, đọc trước tài liệu, tự dựng video để trình chiếu… là những đầu việc chiếm gần hết thời gian của một SV. Rất vất vả, nhưng SV đều chung một nhận xét: bản thân thay đổi rất nhiều, tích cực hẳn lên” - cô Hằng nói thêm.
Chuyên ngành Marketing của WSU BBUS là một trong ba chuyên ngành học hoàn toàn tại Việt Nam với thời gian đào tạo là 3 năm. Bằng Cử nhân do ĐH Western Sydney cấp, có giá trị như nhau trên toàn cầu. Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Viện ISB (ĐH Kinh tế TP. HCM).
Tìm hiểu về chương trình tại https://isb.edu.vn.
Với những SV chưa sẵn sàng về tài chính, có thể tham khảo gói Trả góp - Vay học tập Education Finance cho chương trình WSU BBUS. Tìm hiều thêm tại http://tragop.taichinhduhoc.com.vn. |
Mỹ Ngọc
" alt=""/>Western Sydney BBUS: Makerting