Có thể kể đến hậu vệ phải Văn Thanh, Xuân Mạnh, đặc biệt là trường hợp của Tuấn Anh – một cái tên mà chiến lược gia người Hàn Quốc đặc biệt yêu thích, và chưa có dịp làm việc chung nhiều khi tiền vệ người Thái Bình chấn thương ở một đợt tập trung tại U23 Việt Nam.
![]() |
Tuấn Anh đang trở lại sau chấn thương... |
Danh sách các học trò cũ trở lại sau chấn thương, cùng với tuyển Việt Nam đã được xây dựng rất tốt trong thời gian qua đang khiến nhiều người nghĩ HLV Park Hang Seo giờ chỉ còn mỗi việc mang quân đi đánh trận mà thôi.
2. Đúng rằng, nhìn vào danh sách các cầu thủ mà chiến lược gia người Hàn Quốc đang nắm trong tay thực sự không có gì phải lo khi phần đông đã khẳng định được tài năng, bản lĩnh của mình dưới thời HLV Park Hang Seo.
Tuy nhiên, đấy chỉ là bề nổi mà thôi, bởi cứ nhìn 3 cầu thủ kể trên quay trở lại sau chấn thương thì thấy khi rất khó nói họ đã chơi tốt nhất có thể trong khả năng của mình.
Tuấn Anh chẳng hạn, tiền vệ người Thái Bình vẫn hạn chế tranh chấp tay đôi cũng như không dám cầm bóng quá lâu dẫn tới ít hẳn đi các đường chuyền sắc như trước đây.
Hay Văn Thanh cũng khó nói, bởi thực tế dù có 1 bàn thắng nhưng số phút thực chiến sau khi trở lại từ chấn thương đến giờ cũng không phải nhiều, nói cách khác cần thời gian để thẩm định thêm.
![]() |
nhưng để HLV Park Hang Seo tin tưởng, e cần thời gian. Và với các trường hợp khác như Văn Thanh, Xuân Mạnh cũng thế... |
3. Những sự trở lại thực sự chưa an lòng, và phong độ của các cựu binh khác như Công Phượng, Đình Trọng, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng... lúc này không phải quá tốt như sự kỳ vọng từ người hâm mộ trong màu áo CLB.
Đương nhiên, khi trở về khoác áo tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của chiến lược gia người Hàn Quốc rất có thể sớm tìm lại được phong độ khi HLV Park Hang Seo biết phát huy tất cả tiềm lực của tất cả, nhưng đây cũng lại là câu chuyện 50-50 mà thôi.
Không ai chắc chắn Công Phượng có thể ghi bàn trở lại cho tuyển Việt Nam sau một thời gian chẳng phải ngắn chỉ ngồi dự bị, và chơi dưới sức rất nhiều so với khi đá ở V-League cả.
Đó là một ví dụ rất điển hình để ông Park buộc phải tính rất... sâu dành cho các tân binh ở đợt tập trung tới đây tại tuyển Việt Nam, bởi rất có thể nhóm các cầu thủ mới này sẽ mang đến một luồng sinh khí có tính cạnh tranh cao dành cho các cựu binh đang bất ổn về phong độ.
Nói như thế không có nghĩa ông Park sẽ sử dụng một đội hình mới toanh ở King’s Cup tới đây, nhưng sẽ rất cần thiết nếu giải đấu ở Thái Lan chiến lược gia người Hàn Quốc coi như một thử thách mang tính khảo nghiệm dành cho người mới để lấy đó như một đáp án cho tương lai, mà cụ thể hơn là vòng loại World Cup bắt đầu vào tháng 9/2019...
Chơi một ván bài mạo hiểm ở giải đấu giao hữu chắc cũng chẳng mất gì đâu ông Park!
Mai Anh
" alt=""/>Tuyển Việt Nam đấu Thái Lan, King’s Cup: Mạo hiểm thôi, thầy Park!Ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc NXB Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, đây là bộ SGK xã hội hoá đầu tiên, hiện thực hoá và khẳng định chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
Điều đặc biệt là tất cả các bản mẫu của bộ SGK do NXB ĐH Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (thuộc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đề xuất thẩm định đều được các Hội đồng thông qua ở cả 2 vòng với tỉ lệ phiếu cao nhất và không có bản mẫu SGK nào bị loại.
![]() |
Bộ SGK “Cánh Diều” là bộ sách duy nhất hiện nay có đầy đủ SGK dành cho tất cả các môn học (Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể chất 1) và hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm 1) của lớp 1 theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo ông Cường, với tư tưởng cốt lõi thống nhất, xuyên suốt “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”, bộ sách sẽ giúp cho học sinh có điều kiện tốt hơn để phát triển năng lực và phẩm chất theo các yêu cầu cần đạt của chương trình.
![]() |
Một điểm đặc biệt nữa là bộ sách này quy tụ hầu hết các chuyên gia của Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó có Tổng Chủ biên và hầu hết thành viên Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Chủ biên, tác giả chương trình các môn học và hoạt động giáo dục.
Chỉ tính riêng bộ SGK của lớp 1 – bộ SGK “Cánh Diều” có 6/8 chuyên gia là Tổng Chủ biên, Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng Chủ biên, Chủ biên ở các môn.
![]() |
Cụ thể, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình phổ thông mới làm Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên cho SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách này.
5 Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng chủ biên cho SGK các môn của bộ sách này gồm: GS Đỗ Đức Thái (môn Toán), PGS.TS Mai Sỹ Tuấn (môn Tự nhiên và Xã hội), TS Đặng Ngọc Quang (môn Giáo dục Thể chất), ThS Lê Anh Tuấn (môn Âm nhạc) và ThS Nguyễn Thị Đông (môn Mỹ thuật).
Đồng thời có nhiều tác giả Chương trình môn học và các tác giả khác tham gia biên soạn.
Bộ SGK của lớp 1 – bộ SGK “Cánh Diều” có 6/8 chuyên gia là Tổng Chủ biên, Chủ biên chương trình môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới làm Tổng Chủ biên, Chủ biên ở các môn. Trong đó có GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Đỗ Đức Thái, PGS Mai Sỹ Tuấn,... Ảnh: Thanh Hùng |
Với môn Tiếng Việt lớp 1, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên môn này cho biết sẽ tập trung phát triển những năng lực đặc thù cho học sinh mà chủ yếu là năng lực ngôn ngữ và phát triển 4 kỹ năng gồm đọc, viết, nói, nghe. Ngoài ra cũng chú trọng phát triển những năng lực chung như tự học, tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
"Nếu nhìn vào sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh diều thì sẽ thấy sự kế thừa SGK hiện hành nhiều, do đó tin chắc rằng các thầy cô đang dạy lớp 1 hiện nay khi sử dụng bộ sách có thể dạy được ngay. Thậm chí rất ít cần tập huấn bởi tính kế thừa", GS Thuyết nói.
![]() |
Theo ông Thuyết, điểm phát triển của SGK Tiếng Việt lớp 1 "Cánh diều" là chủ trương dạy theo nhóm nét chữ cho học sinh dễ học. “Khác với chương trình hiện hành ngay từ đầu đã dạy những chữ quá khó, ví dụ, chữ e, chữ b,... Chương trình mới sẽ dạy theo nét chữ. Bắt đầu chữ a, c từ những nét cong hở, rồi đến o, ô, ơ, d, đ,... có nét cong kín, GS Thuyết nói.
"Điểm mới thứ hai là ngay từ đầu, chúng tôi đã tận dụng những chữ mà học sinh đã học được để tạo nên những bài đọc từ 6-7 tiếng đến 20 tiếng và cuối học kỳ 1 là 30 tiếng.
Điểm mới thứ ba là có những bài chính tả ngay từ những tuần thứ 27 và học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua kể chuyện.
Đặc biệt, ở phần luyện tập tổng hợp vào 9 tuần cuối cùng, mỗi tuần sẽ thiết kế có 2 tiết tự đọc để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc, hình thành nếp đọc sách và năng lực tự học của học sinh. Ở phần luyện tập tổng hợp, mỗi tuần cũng được dành 1 tiết gọi là góc sáng tạo để học sinh có thể vận dụng những điều đã học được vào làm những sản phẩm như bưu thiếp, sưu tầm những hình ảnh về thiên nhiên..."
Về việc tạo hứng thú cho học sinh, ông Thuyết dẫn chứng, ngay từ những giờ đầu tiên học sinh đã phải tập đọc nhưng sách được thiết kế kết hợp chữ với hình để các em dễ tiếp thu, tránh tâm lý “sợ”.
GS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên chương trình môn Toán mới, Tổng chủ biên sách giáo khoa Toán "Cánh diều". Ảnh: Thanh Hùng |
GS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên môn Toán bộ sách Cánh diều thì tự tin cho rằng: “Chúng tôi viết ra chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới nên chúng tôi hiểu rõ “đứa con ấy” có cái gì và những chỗ nào cần phải xử lý để đảm bảo tinh thần đó”.
SGK Toán 1 của bộ “Cánh diều” hiện thực điều này khi từng bài học được thiết kế giúp người giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học tập một cách sáng sủa và theo tiến trình sư phạm và năng lực nhận thức của học sinh.
“Chúng tôi muốn mở toang cánh cửa của nhà trường ra để cuộc sống tràn vào trong các nhà trường để học sinh không phải chỉ học số 1,2,3... mà quan trọng là những điều đó biến thành năng lực để có thể giải quyết được những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống”.
Thanh Hùng
- Thông tin NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM trong việc biên soạn SGK khiến dư luận đặt ra vấn đề việc lựa chọn sách tới đây có khách quan?
" alt=""/>Bộ SGK có nhiều tác giả là Chủ biên môn học của Chương trình phổ thông mới