Nhận định, soi kèo Malkiya vs Al
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà -
Tin sao Việt 8/4: H’Hen Niê mặc nội y sexy hết cỡ sau khi đổi kiểu tócSau khi thay đổi kiểu tóc mới, H’ Hen Niê khiến khán giả vô cùng lạ lẫm. Mới đây, cô lại đăng tải hình ảnh gợi cảm cùng dòng trạng thái: “Mái tóc này chỉ hợp với những góc chụp như vậy đúng không cả nhà?”. Sau khoảnh khắc bị lộ bụng mỡ trên Running Man phiên bản Việt, Trấn Thành quyết tâm hít đất từ sáng sớm nhưng bị vợ chụp được khoảnh khắc đang ngủ. Hari Won hài hước viết: “Ổng hít đất có một hiệp mà đi ăn quá trời và bây giờ thì ngủ”. Thanh Duy sung sướng khoe được uống cà phê miễn phí, nam ca sĩ chia sẻ: “Hôm nay ra quán cà phê gần nhà mua cà phê đi làm như thường lệ, nhưng chị chủ quán không lấy tiền và bảo tặng anh Duy vì sắp hết hợp đồng mặt bằng, phải chuyển chỗ”. Quang Trung tung bộ ảnh mới với mái tóc xoăn tít đánh dấu tuổi 25, anh tâm sự: “Ai rồi cũng đến lúc già đi, vẻ đẹp bên ngoài có chăm bẵm đến mấy cũng đến lúc phai mờ, nên Trung luôn giữ cho mình một tinh thần đẹp, lối sống đẹp và nhân cách đẹp. Chỉ khi những thứ đó đẹp thì bạn mới thật sự đẹp, vĩnh cửu”. Hoàng Yến Chibi chia sẻ hình ảnh vất vả khi quay phim, cô hóm hỉnh viết: “Lúc này vết thương mới được ba ngày, còn chưa khô lại mà dầm dưới bùn từ 3 giờ sáng đến 2 giờ chiều nên tự khóc tự vào vai được luôn không cần cảm xúc”. Liêu Hà Trinh tung bộ ảnh lung linh và dòng trạng thái: “Khi có người không thích mình, bạn phải càng vui vẻ, hạnh phúc. Có như vậy mới cân bằng lại được năng lượng tiêu cực và và xây dựng chuẩn mực của bình an”. Cô không quan tâm những người chửi mình là đùi to, già nua xấu xí mà liền đáp trả: “Thân quen gì nhau đâu mà thích”. Khả Như chia sẻ hình ảnh đang đi làm cùng với Thanh Duy và viết: “Hạnh phúc là khi được làm việc với người mình thương và ê kíp mình yêu”. Tiến Luật khoe ảnh tươi cười ngoài sân bóng và hài hước viết: “Ăn cắp là xấu lắm à nha, ai ăn cắp body tôi thì lấy luôn đi nhé đừng trả lại, mặc đồ đá banh hơi bó nhưng tướng tôi ổn lắm rồi”. Hồ Việt Trung chia sẻ: “Thích nhất là cảm giác bị nhìn lén, lúc đó mình không đề phòng gì cả và mình đẹp nhất”. Siêu mẫu Thanh Hằng khoe ảnh tươi cười rạng rỡ và làm thơ: “Đời không thể mãi như tờ giấy trắng, giọt sương nào thiếu nắng mà long lanh”. Cao Thái Sơn bật mí sắp ra mắt sản phẩm mới: “Đã đến lúc quay trở lại với âm nhạc trong mùa hè này rồi, mong cho mọi thứ trở lại hừng hực và đầy năng lượng”. Minh Hằng khoe dáng bên bờ biển và hóm hỉnh viết: "Từ ngày chăm chỉ tập gym trở lại là tự tin đi biển liền", cô còn bông đùa: “Em hồn nhiên rồi em sẽ thành tiên”. Minh Tuyền
Tiến Luật: Tôi và Trang giận nhau, Trấn Thành đến hòa giải lúc 3h sáng
Nam diễn viên hài tiết lộ anh và Thu Trang thường xuyên bị mâu thuẫn, giận hờn. Một lần xảy ra chiến tranh lạnh, anh phải nhờ đến quân sư Trấn Thành giảng hòa.
"> -
- Thông tin đưa ra sáng 25/4 khiến Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)Lê Kim Long vui mừng vì thêm động lực thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH)trong các trường ĐH được đánh giá "trì trệ" lâu nay... Tại hội thảo hoạt động khoa học và công nghệ trong trường ĐH - phó Giám đốcQuỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia Đỗ Phương Lan cho biết, từ năm2014 nguồn vốn hoạt động của quỹ được nhà nước đảm bảo ít nhất 500 tỷ mỗi năm (tăng300 tỷ so với những năm trước).
Theo bà Lan, nguồn vốn hoạt động của quỹ sẽ tạo điều kiện xây dựng môi trườngnghiên cứu thuận lợi, có tính liên tục và kế thừa nhằm thúc đẩy hoạt động NCKHtrong các trường ĐH và viện nghiên cứu. Đồng thời, phát triển năng lực nghiêncứu của các nhà khoa học trẻ, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lựcnghiên cứu ở trình độ quốc tế; nuôi dưỡng tài năng nghiên cứu, góp phần đào tạonhân lực khoa học và công nghệ...
Từ năm 2009-2012 quỹ đã tài trợ cho các lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản trong cáclĩnh vực KHTN, KHXH; Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ do doanh nghiệp thựchiện...
Kết quả hoạt động trong 4 năm được bà Lan cho hay đã giải ngân được 664 tỷ/ 800 tỷcho các chương trình: Nghiên cứu cơ bản - KHTN với kinh phí 407 tỷ, chiếm 61%;Nghiên cứu cơ bản - KHXH 58 tỷ, chiếm 9%; Hoạt động hỗ trợ NCKH 15 tỷ, chiếm 2%.Kinh phí còn lại chi hợp tác sản phẩm (16 tỷ); Nhiệm vụ đột xuất phát sinh (65tỷ) và nhiệm vụ phát triển công nghệ 103 tỷ.
Dù nguồn kinh phí tăng đem lại tín hiệu vui cho NCKH nhưng GS Phạm Duy Hiển (ViệnNăng lượng Nguyên tử Việt Nam) cảnh báo hàng loạt điểm yếu trong công bố quốc tếcủa Việt Nam so với khu vực.
Cụ thể theo GS Hiển, công bố quốc tế của các ĐH Việt Nam chỉ đóng góp 55% vềsố lượng so với 92% ở Thái Lan (năm 2008). Có đến hơn 55% công bố quốc tế có địachỉ Việt Nam chủ yếu do người nước ngoài thực hiện. Ít công bố thuộc các ngànhvà môn có tác động nhiều đến quốc tế dân sinh, ngược lại các công bố về lýthuyết thường chiếm đa số...
Vẫn theo GS Hiển, nghiên cứu về XHNV vừa ít vừa thiếu nhiều môn. Năm 2011 chỉcó 48 bài về XHNV/ tổng số 1.400 bài có địa chỉ Việt Nam. Trong đó, số bài docác tổ chức quốc tế và nước ngoài chiếm 27 bài, các ĐH trong nước có 17 bài,Viện Hàn lâm KHXH 2 bài và 2 bài thuộc các viện khác.
"Do đó, cần xem lại chính sách KHCN giai đoạn 2011-2015 tập trung vào haiViện Hàn lâm mà xem nhẹ các trường ĐH" - lời GS Hiển. Cần xác nhận lại mục tiêucơ bản của NCKH. Cách quản lý đề tài NCKH hiện nay mang nặng tính hành chính,quan liêu, xin cho. Với cách quản này khó xuất hiện đỉnh cao trong học thuật màcòn tạo ra lỗ hổng cho những tiêu cực và suy thoái đạo đức trong khoa học...
"Song song với việc xây dựng các ĐH đa ngành và phát triển nghiên cứu đangành, cần xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc phát triển liên tục thànhtruyền thống ở các trường ĐH" - GS Hiển đề xuất.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Bộ đang đề xuất có một số biên chế nghiên cứu khoa học trong cáctrường ĐH. Hình thành một số trung tâm NCKH kết nối với các doanh nghiệp thựchiện chuyển giao kết quả nghiên cứu. Tạo điều kiện hỗ trợ cho tất cả các hoạtđộng nghiên cứu
Ông Tùng cũng cho biết, tới đây sẽ có quy định xác định phân chia lợi nhuậncủa tác giả nghiên cứu trong trường ĐH. Khi kết quả được chuyển giao tác giảđược hưởng thu nhập có thể sống được...
- Nguyễn Hiền
-
Bộ Giáo dục đã bỏ quên một nhà giáo mỹ thuật lớn?Thiểu nữ bên hoa huệ. Tác giả: Tô Ngọc Vân
Tháng tư về, con đường Tô Ngọc Vân và cả làng Quảng Bá như ướp trong mùi hương nhẹ nhàng và sắc trắng tinh khiết của loa kèn. Người yêu hội hoa nhìn hoa lại nhớ đến bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của cố hoạ sĩ.
Còn các thế hệ trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam thì không chỉ ngậm ngùi thương tiếc một tài năng ra đi quá sớm mà còn day dứt khôn nguôi về một mong mỏi ấp ủ bấy lâu mà với họ còn chưa hoàn thành là chưa trọn vẹn nghĩa tình với người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Đó là đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo, liệt sỹ, họa sỹ Tô Ngọc Vân.
Bộ GD&ĐT bỏ quên một nhà giáo lớn?
Năm 2012, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu này cho họa sỹ Tô Ngọc Vân. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.
Người ký công văn là PGS, NGND. Họa sỹ Lê Anh Vân lúc đó là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Nay dù đã về hưu nhưng trong lòng ông vẫn canh cánh một nhiệm vụ mà mình vẫn chưa hoàn thành. Ông nói: “Thầy Tô Ngọc Vân là một người đáng kính trọng, hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là Nhà giáo Nhân dân, không có gì để bàn cãi. Chúng ta làm được việc này là rất tốt vì tôn vinh một người có đóng góp như thế và đã hi sinh rồi sẽ thể hiện được sự quan tâm, đánh giá công bằng của Nhà nước”.
PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân, là một trong số 21 sinh viên khóa Kháng chiến do Hiệu trưởng Tô Ngọc Vân trực tiếp giảng dạy cũng cho rằng: “Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân tặng cho những nhà giáo có công với sự nghiệp giáo dục thì thầy Tô Ngọc Vân là một trong những người đứng hàng đầu. Nếu thầy của chúng tôi được truy tặng thì là một việc hoàn toàn xứng đáng. ”
HS Tô Ngọc Vân - thầy của mọi người thầy
Không chỉ là một danh họa nổi tiếng với những tác phẩm như “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hà Nội vùng đứng lên”…thầy giáo Tô Ngọc Vân còn có công đào tạo nhiều thế hệ họa sỹ từ Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Tên tuổi của các học trò của ông đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam cận hiện đại – đương đại như Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Quang Phòng, Phan Thông, Mai Văn Hiến, Dương Bích Liên, Phan Kế An…(Trường Mỹ thuật Đông Dương); Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Mai Long, Lê Lam, Đào Đức, Ngọc Linh, Ngô Mạnh Lân…(khóa Kháng chiến, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam).
“Thầy Tô Ngọc Vân là thầy của mọi người thầy, ai cũng biết vậy. Là một hoạ sỹ tài danh rồi là hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Ở trong kháng chiến khó khăn gian khổ là thế, ông cùng với gia đình đã không tiếc tiền của và vàng bạc bỏ ra để tạo điều kiện mở trường và duy trì việc dạy học” – PGS. NGND. Họa sỹ Lê Anh Vân nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết.
Họa sỹ Tô Ngọc Vân (ngồi thứ 5, hàng dưới, từ trái sang) cùng các giảng viên và sinh viên Trường Mỹ thuật Kháng chiến, tại Việt Bắc
Trường công nhưng tiền nhà nuôi sinh viên. Họa sỹ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, lúc còn sống thường hay kể lại những kỷ niệm về những năm tháng gian khó theo học thầy Tô Ngọc Vân ở chiến khu Việt Bắc khi bà mới chỉ 15 tuổi. Không chỉ được thầy Tô dạy dỗ mà bà còn được gia đình Thầy chăm sóc như con cái trong nhà. Họa sỹ Vũ Giáng Hương bùi ngùi nhớ lại những bữa cơm chiến khu mà thầy Tô Ngọc Vân đã nhường cho cô những bát cơm đong đầy nghĩa tình.
Những năm tháng ấy, thầy Tô Ngọc Vân là thủ lĩnh tinh thần, niềm cảm hứng của các sinh viên trong việc học tập nghệ thuật. Trong thành công trong bước đường sự nghiệp của mình, PGS, NSND. Họa sỹ Ngô Mạnh Lân cũng không bao giờ quên những tháng ngày học tập ở chiến khu Việt Bắc khi ông mới 16 tuổi. Ông kể: “Đó là những bài học đầu tiên, những kiến thức cơ bản đầu tiên về mỹ thuật, về tạo hình mà thầy Tô Ngọc Vân đã tận tụy truyền dạy cho chúng tôi. Những bước cơ bản đó cực kỳ quan trọng, nó đem lại sự thành công sau này cho sự nghiệp sáng tác của chúng tôi”.
“Cách giảng dạy của thầy rất cập nhật làm sao đào tạo các anh em hoạ sĩ có khả năng phục vụ công tác kháng chiến, phục vụ chính sách Đảng và Chính phủ và tập trung vẽ tranh về đời sống sinh hoạt của quân và dân trong đời sống kháng chiến” – họa sỹ Ngô Mạnh Lân chia sẻ.
Truy tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, sự tri ân cần thiết
Những học trò của thầy Tô Ngọc Vân sau này hầu hết đều trở thành những tên tuổi nổi tiếng, những Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân… có nhiều đóng góp cho sự nghiệp mỹ thuật nước nhà. Họ đã được người thầy ấy truyền nhiệt huyết, đam mê và tư tưởng nghệ thuật vì nhân dân, vì cuộc sống mà đã trở thành những tác nhân nghệ thuật, đẩy lịch sử nghệ thuật tiến tới với một cấp số nhân về mỹ thuật Việt Nam.
Đề nghị truy tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho thầy giáo Tô Ngọc Vân hoàn toàn không xuất phát từ phía gia đình họa sỹ, mà đến từ tấm lòng tha thiết của các thế hệ học trò của thầy giáo Tô Ngọc Vân.
“Chúng tôi - thế hệ sau nghĩ rằng nếu chúng tôi làm được điều này cho một người thầy lớn như thế thì đó là một điều đáng quý và nó tác động rất nhiều đến các thế hệ sau – những thế hệ luôn cần phải biết sống có trước có sau, sống nghĩa tình” - Họa sỹ Lê Anh Vân bày tỏ./.
(Theo VOV)">