您现在的位置是:NEWS > Thể thao
VN lên tiếng với TQ về 3 nhà máy điện hạt nhân sát biên giới
NEWS2025-02-06 06:31:25【Thể thao】7人已围观
简介Trung Quốc vừa đưa vào vận hành các tổ máy (lò phản ứng) đầu tiên thuộc ba nhà máy điện hạt nhân gầnket qua cup c1ket qua cup c1、、
Trung Quốc vừa đưa vào vận hành các tổ máy (lò phản ứng) đầu tiên thuộc ba nhà máy điện hạt nhân gần biên giới; gồm Phòng Thành (Fangchengjang) ở Quảng Tây với công suất mỗi lò 1000 MW,êntiếngvớiTQvềnhàmáyđiệnhạtnhânsátbiêngiớket qua cup c1 Trường Giang (Yangjang) thuộc Quảng Đông với 600 MW và Sương Giang (Changjang) trên đảo Hải Nam với 650 MW.
Gần nhất là nhà máy Phòng Thành chỉ cách Móng Cái, Quảng Ninh 50 km, cách Hà Nội dưới 500 km và nhà máy Sương Giang cách đảo Bạch Long Vĩ hơn 100km.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Trước thông tin 3 nhà máy điện hạt nhân nói trên của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam nhất bắt đầu đi vào hoạt động, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã lên tiếng.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc, nhà máy đang hoạt động (màu xanh lá cây), đang xây dựng (xanh lam) và trong kế hoạch (đỏ). Nguồn: world-nuclear.org. |
Ông Lê Hải Bình phát biểu: Việc các nước xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân cần phải đảm bảo tuân thủ công ước an toàn hạt nhân cùng các quy định liên quan của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông tuyên bố: “Các nước cần bảo đảm không để ảnh hưởng an toàn và môi trường các nước láng giềng…”
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Việt Nam sẽ đề nghị phía Trung Quốc sớm cùng với Việt Nam xây dựng cơ chế trao đổi, thông tin thường xuyên về các dự án điện hạt nhân này".
Minh Trần
很赞哦!(4)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội phải đi khám tâm lý
- Cách vẽ lông mày dày đẹp, tự nhiên
- Indonesia thử nghiệm thanh toán bằng đồng rupiah kỹ thuật số trong năm 2024
- Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?
- Hành trình đến vương miện của tân Miss Grand international 2022
- Nhân viên Google sống trong xe tải, tiết kiệm 90% tiền lương
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới
- Xem người Nga tập thái cực quyền điều trị Covid
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al
Ông Eric Broussard, Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon nhấn mạnh, TMĐT bán lẻ toàn cầu đang ngày càng mở ra nhiều cơ hội, và là một phong trào mới cho các nhà bán hàng từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thưa ông xu hướng phát triển của Thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu sẽ tác động ra sao đến các quốc gia tham gia vào chuỗi bán hàng xuyên biên giới?
Theo tôi hiện đang có hai xu hướng chính. Thứ nhất là sự chuyển dịch từ mô hình offline sang online. Xu hướng này đã diễn ra trong 20-30 năm trở lại đây nhưng đang ngày càng tăng tốc. Trong tương lai, những ưu thế của mua hàng online mang đến cho khách hàng như sự tiện lợi, đa dạng chọn lựa và giá cả hợp lý sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng chuyển dịch qua online này. Mặt khác, tỷ trọng TMĐT so với tổng dung lượng bán lẻ toàn cầu còn khiêm tốn, cho thấy còn rất nhiều dư địa để các nhà bán hàng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận nguồn khách hàng mới trên toàn cầu.
Thứ hai, sự toàn cầu hóa của các doanh nghiệp đang là một xu hướng rất đáng chú ý. Theo cách truyền thống, nếu có một ý tưởng hay sản phẩm tốt ở Việt Nam và muốn bán ở thị trường quốc tế, bạn phải trao quyền kiểm soát sản phẩm, giá cả và chiến lược sản phẩm cho các bên trung gian. Tuy nhiên, trên sân chơi thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ đều có thể chủ động xây dựng thương hiệu toàn cầu của riêng họ bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi các bên như Amazon. Trên Amazon, có thể tìm thấy nhiều sản phẩm thậm chí còn chưa được bày bán tại các cửa hàng trực tiếp. Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ từ khách hàng trên khắp thế giới, các nhà bán hàng cần đầu tư vào phát triển sản phẩm, năng lực sản xuất, và quản lý chuỗi cung ứng nhằm nắm bắt cơ hội bán hàng toàn cầu. Các nhà sản xuất hay chủ thương hiệu đều có cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu ngang nhau. Không chỉ xuất khẩu hàng hóa, mà còn là xây dựng và xuất khẩu thương hiệu toàn cầu. Những tác động mà TMĐT xuyên biên giới mang lại, thực sự tạo điều kiện và chuyển đổi hoạt động xuất khẩu theo cách mà mỗi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều có thể xuất khẩu sản phẩm và xây dựng thương hiệu toàn cầu.
Góc nhìn của ông về sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam như thế nào thưa ông?
TMĐT bán lẻ toàn cầu đang ngày càng mở ra nhiều cơ hội, và là một phong trào mới cho các nhà bán hàng từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt mức tương đương 91% GDP của Việt Nam trong năm 2022. Đây là một điều đáng kinh ngạc, khi thế giới đang chuyển dịch từ xuất khẩu truyền thống sang TMĐT toàn cầu, hay từ xuất khẩu bán sỉ B2B sang xuất khẩu bán lẻ B2C, nơi chủ thương hiệu kiểm soát trực tiếp sản phẩm, chiến lược lựa chọn danh mục sản phẩm, chiến lược giá cũng như nhiều khía cạnh khác. Tôi cho rằng thế mạnh của Việt Nam là kinh nghiệm và năng lực được bồi đắp qua nhiều năm của các doanh nghiệp đã và đang phục vụ khách hàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là một trung tâm sản xuất mới nổi của châu Á và thế giới. Cùng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam cho thấy tiềm năng tăng trưởng tích cực trên lĩnh vực xuất khẩu TMĐT B2C.
Tôi nhìn thấy sự hứng khởi, nhiệt huyết và năng lượng từ các nhà bán hàng ở Việt Nam. Trong chuyến thăm lần này tới Việt Nam, tôi cũng cảm nhận được sự năng động và bền bỉ của TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam. Tôi tin rằng bất chấp các thách thức, TMĐT xuyên biên giới sẽ vẫn tiếp tục phát triển và trở thành động lực phát triển mới cho Việt Nam.
Tôi cũng có dịp đến thăm nhà máy SUNHOUSE, một nhà sản xuất đã làm rất tốt việc xây dựng thương hiệu trong nước với đa dạng dải sản phẩm, và đang chuyển mình nhằm xây dựng các dòng sản phẩm phục vụ khách hàng toàn cầu. SUNHOUSE hay các nhà bán hàng khác là những ví dụ về sự đổi mới, tạo ra các sản phẩm mới và nắm bắt cơ hội xuất khẩu. Vì vậy, tôi cho rằng với thế mạnh xuất khẩu, chuyển đổi sang xuất khẩu bán lẻ B2C là cơ hội và nguồn lực mà Việt Nam nên nắm bắt.
Vì sao Amazon muốn tăng tốc đưa Việt Nam trở thành mắt xích mới nổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Thứ nhất, chiến lược của chúng tôi là luôn hướng tới khách hàng bằng cách mang đến nhiều sự lựa chọn sản phẩm nhất cho họ. Càng nhiều lựa chọn, khách hàng càng có nhiều sự cân nhắc, và từ đó, họ càng được hưởng nhiều lợi ích hơn. Việt Nam sẽ góp phần mang đến sự lựa chọn đa dạng hơn cho hàng trăm triệu khách hàng của Amazon trên toàn cầu.
Thứ hai, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò là một trung tâm sản xuất mới nổi quan trọng tại châu Á và trên thế giới, với năng lực sản xuất và cung ứng đa dạng danh mục sản phẩm từ nội thất, điện tử, dệt may, hàng tiêu dùng. Amazon có sẵn hàng trăm triệu khách hàng trên toàn cầu, và Việt Nam có khả năng sản xuất đa dạng sản phẩm với chất lượng tuyệt vời, sáng tạo, cạnh tranh. Các sản phẩm như ống hút thân thiện môi trường, túi nhựa tái chế đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thị trường phát triển như Hoa Kỳ và trên toàn cầu.
Thứ ba, các nhà bán hàng Việt Nam có tinh thần kinh doanh mạnh mẽ. Lần đầu tiên tới Việt Nam, tôi đã rất ấn tượng với nguồn năng lượng, sự hứng khởi và quan tâm từ những nhà bán hàng Việt Nam. Điều này cho thấy sự sẵn sàng của họ để tham gia vào các cơ hội mới, ở quy mô lớn hơn và thâm nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Sự hợp tác thành công giữa Amazon và các nhà bán hàng trên toàn cầu mang đến cho hàng trăm triệu khách hàng với đa dạng lựa chọn sản phẩm, giá tốt và giao hàng tiện lợi. Các nhà bán hàng Việt Nam đã và đang tăng cường sự hiện diện của họ trên toàn cầu thông qua Amazon, và thành công trong việc chinh phục khách hàng quốc tế. Năm 2023, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB) Việt Nam bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, mang đến cho khách hàng trên khắp thế giới những sản phẩm Made-in-Vietnam độc đáo, từ hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nhà cửa, đồ nội thất, hạt điều hữu cơ đến đa dạng các sản phẩm có yếu tố bền vững.
Chúng tôi tin rằng Việt Nam, với sức mạnh sản xuất, tinh thần khởi nghiệp, và sự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng, có thể trở thành một chuỗi cung ứng quan trọng trong TMĐT toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn tạo động lực hỗ trợ Việt Nam trở thành một mắt xích mới nổi trong chuỗi cung ứng TMĐT toàn cầu.
Amazon đầu tư ra sao để thúc đẩy tốc độ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, và xây dựng thương hiệu toàn cầu cho nhà bán hàng Việt Nam?
Amazon nỗ lực phục vụ khách hàng và doanh nghiệp trên toàn thế giới, đóng góp vào nền kinh tế địa phương và tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với mỗi quốc gia. Chúng tôi liên tục giới thiệu các công cụ, chương trình và dịch vụ mới, cải tiến hơn, và mới đây là Trung tâm Đào tạo Amazon Day-1 đầu tiên tại Việt Nam nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp Việt còn bỡ ngỡ với Amazon có thể khám phá tất cả các dịch vụ và tính năng sẵn có, từ đó xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng toàn cầu.
Trên toàn cầu, Amazon đã đầu tư hàng tỷ USD vào con người, nguồn lực và dịch vụ để hỗ trợ doanh nhân và doanh nghiệp trong mọi giai đoạn trên hành trình khởi nghiệp, đảm bảo rằng ngay cả doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng có thể trực tiếp bán sản phẩm sang châu Âu, châu Mỹ từ Việt Nam. Amazon đã đầu tư xây dựng hơn 400 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới, và các nhà bán hàng Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng nguồn lực này. Với Dịch vụ Hoàn thiện Đơn hàng bởi Amazon (FBA), khi sản phẩm được đưa vào trung tâm xử lý đơn hàng, khách hàng Prime có thể đặt hàng và nhận hàng trong vòng 2 ngày hoặc thậm chí là chỉ trong ngày tiếp theo, hoàn toàn miễn phí, không quan trọng sản phẩm nào, từ nhà bán hàng quy mô ra sao hay từ quốc gia nào. Người bán hàng hoàn toàn có thể kiểm soát từ xa từ sản phẩm cần đăng bán, giá bán, chương trình khuyến mãi, đến xây dựng thương hiệu như thế nào và nhiều hơn thế nữa. Nếu không có các nguồn lực hỗ trợ như FBA, sẽ rất khó để một doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tiếp cận hàng trăm triệu khách hàng và vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, cũng như giao tiếp bằng ngoại ngữ tại các thị trường quốc tế như Hoa Kỳ.
Những hỗ trợ này tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với các nhà bán hàng tại các thị trường khác, mang đến nhiều sự lựa chọn và giá trị cho khách hàng. Tất cả tạo nên bệ phóng, thúc đẩy “bánh đà” làm hài lòng khách hàng, giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công, và mở khoá cho nhiều cơ hội khác trong tương lai.
Cảm ơn ông!
">Việt Nam có tiềm năng trở thành chuỗi cung ứng mới nổi của TMĐT toàn cầu
Chú chó Idena cũng có mặt trong ảnh tốt nghiệp Các sinh viên theo học ngành Công tác xã hội ở ĐH Cadiz (Tây Ban Nha) đều muốn tôn vinh một gương mặt quen thuộc đã cùng họ có mặt trong các giờ học.
Chú chó tên Idena này đã có mặt trong rất nhiều giờ học cùng chủ và ngày tốt nghiệp nó cũng được nhà trường vinh danh như chủ của mình.
Được biết Idena là chú chó dẫn đường cho chủ nhân là một nam sinh viên mù đi lại trong trường. Trong bức ảnh kỷ niệm ngày ra trường, Idena cũng có mặt trong bộ đồng phục dành cho cử nhân. Trong một bức ảnh khác chụp tập thể lớp, Idena đứng cạnh chủ nhân của mình là Diaz Benitez – người phải đeo kính râm.
Những bức ảnh được đăng tải trên các trang mạng xã hội và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực.
- Nguyễn Thảo (Theo WWW)
Chủ và chó cưng cùng nhận bằng tốt nghiệp đại học
Bên cạnh đó, hành vi này còn có dấu hiệu vi phạm các quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Bộ quy tắc Ứng xử trên mạng xã hội, ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT gồm "chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy" và "có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo"; khoản 4 Điều 8 Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL: “Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng…".
Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức xử phạt được quy định gồm phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng, có thể bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Trước đây, Angela Phương Trinh từng bị phạt hành chính về hành vi cung cấp thông tin trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật việc chữa trị Covid-19 bằng giun đất. Nếu tiếp tục bị xử lý, luật sư Trần Bá Học cho biết người đẹp này sẽ bị xem xét tình tiết tăng nặng tái phạm, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn.
Trước đó, VietNamNetphản ánh vụ việc diễn viên Angela Phương Trinh gây tranh cãi vì loạt phát ngôn liên quan đến vụ việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "khổ hạnh đầu đà".
Cụ thể, các nội dung được đăng tải dưới hình thức bài viết và video có giọng điệu gay gắt, ngôn từ nặng nề, mang tính kích động và mục đích quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức.
Angela Phương Trinh liên tục gọi những quan điểm trái ngược là "truyền thông bẩn", những người có quan điểm, hành vi trái ngược là "giặc", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo". Trong một bài viết, Angela Phương Trinh còn chỉ trích một tôn giáo khác.
Loan Lê
Sở TT&TT TPHCM sẽ xác minh vụ 'Angela Phương Trinh phát ngôn ngông cuồng'
Đại diện Sở TT&TT TPHCM cho biết sẽ xác minh vụ diễn viên Angela Phương Trinh phát ngôn sốc gây xôn xao dư luận.">Luật sư lên tiếng về những phát ngôn ngông cuồng của Angela Phương Trinh
Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- - Bài viết của Nguyễn Siêu (sinh năm 1995) hiện là sinh viên năm 3 ngành Truyền thông và Điện ảnh ĐH Vassar, New York (Mỹ) bàn về cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ và người đẹp Phạm Hương gây sốt khi đưa những nhận định khác với suy nghĩ của số đông.
Trong bài viết “Thói “cuồng” Hoa hậu của người Việt Nam - hay khi “tinh thần dân tộc” chỉ là một cái mác quá rẻ” của mình, Nguyễn Siêu đưa ra lý lẽ cho rằng thắng thua ở một cuộc thi Hoa hậu như thế này không quyết định điều gì liên quan đến thể diện dân tộc. Tính chất và quy mô tổ chức, thì Hoa hậu Hoàn vũ cũng chỉ là một cuộc thi tư nhân, chẳng khác gì cuộc thi Next Top Model.
Bài viết của nam sinh này ngay lập tức nhận được những luồng ý kiến khác nhau trên mạng xã hội Facebook.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Nguyễn Siêu hiện là sinh viên năm ba ngành Truyền thông và Điện ảnh tại ĐH Vassar, New York. (Ảnh: Facebook nhân vật)
Chưa bao giờ truyền thông và cộng đồng mạng Việt Nam lại quan tâm nhiều tới một cuộc thi sắc đẹp như thế. Đâu đâu cũng thấy ủng hộ, kêu gọi, bình chọn cho Phạm Hương, với sự lặp lại của những cụm từ như “tinh thần dân tộc” hoặc “tự hào Việt Nam.” Còn mình chỉ thấy tất cả thật nực cười. Nực cười vì bây giờ khái niệm “tinh thần dân tộc” trở nên rẻ tiền như thế. Nực cười vì một đất nước kinh tế - giáo dục còn chưa ra đâu vào đâu, mà cái thứ người ta quan tâm nhất lại là cô Hoa hậu ấy hôm nay mặc váy gì.
1. Người Việt Nam đã mơ về chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ hay Hoa hậu Thế giới từ lâu lắm rồi; mỗi năm lại cập nhật xem đại diện lần này vào top mấy, có đạt kỉ lục gì không, cứ như đây là một cuộc thi khách quan mang tính toàn cầu, do một nhà cầm quyền tối thượng đứng ra tổ chức. Người ta có bao giờ nghĩ đến việc những cuộc thi thế này là sản phẩm của những tập đoàn tư nhân, cũng đều do con người đứng ra đặt quy định, chấm điểm và trao giải? Hoa hậu Hoàn vũ từng là của NBC và Donald Trump, giờ là của WME/IMG, không phải một Chúa Trời quyền lực nào có quyền quyết định xem đất nước nào đẹp hơn đất nước nào, con người nào đẹp hơn con người nào. Và đã là do những tập đoàn tư nhân tổ chức, do con người đứng sau, thì Hoa hậu cũng chỉ là một cuộc thi mang tính chủ quan. Định nghĩa trên Wikipedia của Miss Universe là “one of the most publicized beauty contests in the world” – một trong những cuộc thi được “quảng bá” rộng nhất, chứ không phải “lớn” nhất, càng không phải QUAN TRỌNG nhất. Ấy thế mà buồn cười, người ta cứ nghĩ có được chiếc vương miện ấy là trở thành bá chủ thế giới luôn rồi.
Phạm Hương áp đảo về mặt truyền thông trong hơn 3 tuần thi Hoa hậu Hoàn vũ. (Ảnh: VietNamNet) 2. Và vì Hoa hậu Hoàn vũ chỉ là sản phẩm của những công ty, tập đoàn tư nhân như WME/IMG, thì về cơ bản, nó cũng chỉ là một trò chơi không hơn không kém, chỉ là một reality show giống như Next Top Model với những tiêu chí khác mà thôi. Tại sao ư?
- Nếu ai theo dõi kĩ, thì sẽ thấy Miss Universe là một công cụ hoàn hảo để quảng cáo sản phẩm thương mại. Phần thi swimsuit một phần để phô hình thể, để thi thố, một phần là để quảng cáo cho thương hiệu swimsuit Yamamay và thương hiệu giày Chinese Laundry. Không tin? Hãy lên website Miss Universe để thấy tên những thương hiệu này tràn ngập caption album ảnh. Cuộc thi nhằm “tôn vinh vẻ đẹp,” hay chỉ dùng họ để làm mẫu quảng cáo? Khác gì Next Top Model, một chương trình đặt product placement làm trung tâm?
- Đặc điểm của những reality show như Next Top Model là khai thác những câu chuyện đời tư dễ gây mủi lòng, ví như concept “vịt hoá thiên nga” mà VNTM áp dụng suốt mấy mùa không chán. Năm nay, Miss Australia – top 10 - nhận được sự chú ý của truyền thông (tới cả Daily Mail) vì đã từng là một người tị nạn, cùng câu chuyện vượt khó hoà nhập với đất nước mới. Đến vòng ứng xử Top 5, câu hỏi dành cho Miss France cũng về chính trải nghiệm của cô với vụ nổ bom Paris ngay tháng trước. Kể cả vẻ đẹp có “bình thường,” nhưng câu chuyện thú vị, thì vẫn có thể tằng tằng đi tiếp. Nghe giống Next Top Model chứ?
- Một reality show thì không thể thiếu yếu tố gây sốc. Màn trao nhầm vương miện năm nay đã cũ rồi, chỉ là sự học đòi của chung kết Australia’s Next Top Model năm 2010 mà thôi.
Về cơ bản, cũng chỉ là giải trí. Thế mà ở cái đất này, giải trí nhảy lên trước cả công việc, cả những lĩnh vực như chính trị, khoa học, giáo dục. Giống như, chưa làm việc mà đã muốn nghỉ ngơi vậy đó. Cuộc thi này chung quy cũng chỉ là một công cụ nữa của sự thương mại hoá, của chủ nghĩa tư bản. Ấy thế mà mấy nhà yêu nước sao tung hô nhiều ghê!
3. Điều duy nhất mình nhớ trong chương trình tiếng Anh phổ thông là một bài đọc trong sách Tiếng Anh 6, nói về tại sao những cuộc thi Hoa hậu rất anti-feminist, đi ngược với bình đẳng giới. Vì sao ư? Vì cái mác của nó là “tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ,” nhưng thực tế thì dùng cơ thể phụ nữ, phô trương ra trước màn ảnh để thoả mãn con mắt đàn ông. Đêm nay, chính MC Steve Harvey khi giới thiệu phần thi swimsuit đã nói, đại khái “Đây là phần thi mà đàn ông rất mong chờ.” Camera lướt từ dưới lên trên, sao cho từng mảng da thịt và đường cong phô ra hết sức có thể (xem “the male gaze”). Phần thi trang phục dân tộc thì gần hết là để lộ da thịt, có khác nào Victoria’s Secrets Fashion Show đâu. “Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ” hay là phô diễn cơ thể cho những ánh mắt tà dâm? Nực cười.
Từ đầu, chính khái niệm “cuộc thi sắc đẹp” đã có vấn đề. Ai quyết định người này đẹp hơn người khác? Ai quyết định vẻ đẹp hoang dại kiểu Nam Mỹ đẹp hơn vẻ đẹp kín đáo kiểu Á Đông? Ban giám khảo các cuộc thi Hoa hậu, vốn mang định kiến sẵn trong “thẩm mĩ” của họ, sẽ chấm điểm từng cô Hoa hậu một như một món đồ. Lúc đầu, khi người ta ca tụng Phạm Hương là mang vẻ đẹp “Tây Tây,” mình đã thấy buồn cười. Hoa hậu của một nền văn hoá lại đại diện cho vẻ đẹp của một nền văn hoá khác. Tất cả chỉ để đi thi một cuộc thi rẻ tiền. Đây là tại sao văn hoá Việt Nam ngày càng hao mòn, vì người ta đã không biết chuộng bản sắc dân tộc, lại còn sính ngoại, hám những cái “Tây Tây” như thế.
Một đất nước quá bị ám ảnh bởi vẻ ngoài! Những cuộc thi thế này sẽ dễ làm cho người ta tự ti về ngoại hình, dẫn đến mong muốn sửa mặt, sửa mũi, sửa cằm. Rồi còn đâu những thứ tự nhiên? Rồi còn ai thèm quan tâm tới cái gọi là NHÂN CÁCH hay TRÍ TUỆ? Thử hỏi xem ở Việt Nam có bao nhiêu kẻ chụp ảnh lên mạng xã hội thì lung linh, nhưng bên ngoài lối sống chẳng ra gì? Thử cho vốn kiến thức của HHVN 2014 Nguyễn Cao K. D. đi trả lời mấy câu hỏi tối nay, xem em ấy mấp máy được bao nhiêu câu?
4. Tinh thần dân tộc ư? Tinh thần dân tộc để vote cho Phạm Hương, rồi giả như Phạm Hương đoạt giải, Việt Nam sẽ được gì? Có người bảo sẽ làm rạng danh quê nhà – nói thật nhé, chẳng ai quan tâm mấy cuộc thi này đâu, trừ người Việt Nam với Philippines ra. Vì đơn giản nó chỉ là một dạng reality show thôi mà. Rồi người ta bảo Phạm Hương được giải thì sẽ phát triển du lịch, cứ như là chỉ cần sức của một người thì tiền ào ào đổ vào Việt Nam vậy đó. Nhìn xem có ai đi du lịch Venezuela không?
Tinh thần dân tộc? Hay chỉ là một cái mác mĩ miều cho thói tôn thờ Hoa hậu ở cái đất này! Tinh một chút cũng nhận ra Phạm Hương chạy PR ở Việt Nam rất bài bản nhé – đầu tiên tung ra thiết kế cái mấn, rồi sau đó dần tung ra hai bộ áo dài, rồi dần dần là Dạ cổ hoài lang, rồi trang phục dạ hội. Bài bản quá! Phạm Hương đi thi đoạt giải là phụ thôi, chứ những cái Phạm Hương cần có đã có hết rồi. Ai cũng thấy Phạm Hương mỗi ngày trên News Feed. Tiền catse của Phạm Hương chắc một đêm nhảy lên trời. Mà lãnh địa của chị là Việt Nam chứ đâu phải thế giới, thế nên tất nhiên chị đã thành công. Tất cả tinh thần dân tộc cuối cùng chỉ rót vào túi tiền của một người mà thôi. Đúng là ở Việt Nam, Hoa hậu cũng là một nghề. Lại nói lạc sang người khác, nhưng chẳng biết em K.D. làm được gì với “cương vị” Hoa hậu trong một năm vừa rồi, cơ mà chạy sự kiện thì “nghề” quá rồi.
Và cũng thật buồn cười, ngày thi Bán kết Hoa hậu Hoàn vũ trùng với ngày xét xử vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước, thế mà hôm ấy, ai ai cũng chỉ nói về cái dáng “Mình Xà” của Phạm Hương. Cứ thế này thì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc sắc đẹp nhanh thôi, còn cái sắc đẹp ấy có mài ra thành lẽ phải, thành văn minh, thành kiến thức, văn hoá sống được hay không,
Tôi thách.
Văn Chung
">Du học sinh Mỹ đả kích 'thói cuồng' hoa hậu của người Việt
Học sinh Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm. Ảnh: Nhà trường cung cấp Phía nhà trường cho rằng đây là món quà yêu thương mà những “trái tim” nhà trường trao gửi đồng bào miền Bắc bị bão lũ để khắc phục phần nào thiệt hại sau thiên tai và tái thiết cuộc sống.
Trước đó, hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm đã kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” tham gia ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra bằng những tình cảm, sự sẻ chia cả về tinh thần lẫn vật chất. Việc này góp phần hỗ trợ đồng bào các địa phương ở miền Bắc sớm khắc phục, ổn định cuộc sống sau những tổn thất, mất mát cả về người và tài sản do bão số 3 gây ra.
Nhằm chia sẻ với nhiều địa phương miền Bắc chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 3, nhiều trường học tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phát động kêu gọi ủng hộ người dân.
Đặc biệt, thay vì tổ chức Trung thu như mọi năm, năm nay, nhiều trường học đã phát động các chương trình như “đập heo đất”, “vầng trăng sẻ chia - trao yêu thương đến các bạn thiếu nhi vùng bão lũ”… để quyên góp kinh phí, gửi tiền hỗ trợ một số tỉnh miền Bắc.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Lê Thị Ly Na - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lợi (TP Huế) cho biết, toàn trường có hơn 1.400 học sinh và 71 cán bộ, giáo viên, nhân viên. “Trong ngày 16/9, chương trình phát động nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn của không chỉ cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường mà còn của phụ huynh. Buổi phát động của trường đã nhận được hơn 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được lãnh đạo trường gửi ủng hộ cho bà con thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, cô Na cho biết.
Tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP Huế), cô Hoàng Thị Thủy - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngày 16/9, trong giờ chào cờ sáng thứ Hai đầu tuần, nhà trường đã quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai. Trong buổi sáng phát động, các học sinh trong Liên đội Trường THCS Nguyễn Chí Diểu đã ủng hộ số tiền khá lớn, hơn 238 triệu đồng.
Tổng số tiền toàn trường ủng hộ được 271.044.000 đồng, trong đó cán bộ, giáo viên, nhân viên đóng góp 1 ngày lương với số tiền 30.281.000 đồng; các em học sinh trong Liên đội là 238.763.000 đồng và đóng góp từ quỹ tình nghĩa của Chi bộ nhà trường là 2 triệu đồng.
Một giáo sư miền Nam rút hết tiền dưỡng già, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 1 tỷ đồng
GS Lê Ngọc Thạch - giảng viên thỉnh giảng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM - ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt 1 tỷ đồng. Đây là số tiền được ông tích cóp từ lương và việc giảng dạy, viết sách.">Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng
- - Đêm Sân khấu hóa tác phẩm văn học lần thứ 3 do Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội tổ chức đã diễn ra sôi nổi vào tối ngày 15/11.
Đêm diễn này là thành quả của việc học văn theo phương pháp“Trả tác phẩm cho học sinh” đã được áp dụng 13 năm nay ở THPT Chuyên Ngoại ngữ. Phương pháp học văn mới mẻ, đòi hỏi sự sáng tạo, tự chủ cao của học sinh được khởi xướng bởi TS. Nguyễn Quang Trung – Tổ trưởng Tổ Xã hội của trường.
Với phương pháp học văn này, các em học sinh sẽ được hóa thân vào nhân vật trong các tác phẩm văn học ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: kịch, nhạc kịch, múa, ngâm thơ, hát… Chính các em học sinh sẽ là những Chí Phèo, Thị Nở, cô Tấm, Tnú… để tự cảm nhận, tự suy nghĩ về tâm lý nhân vật, về bối diễn biến câu chuyện và rộng hơn là bối cảnh đất nước.
Đêm 15/11 là đêm chung kết gồm 10 tiết mục đặc sắc được chọn ra từ nhiều tiết mục của tất cả các lớp khối 10, 11, 12.
Chia sẻ tại đêm diễn, TS. Nguyễn Quang Trung cho biết, phương pháp học văn hóa thân vào nhân vật áp dụng từ năm 2002 đã trở thành “thương hiệu học văn kiểu chuyên ngữ”. “Tôi rất vui về thành công của phương pháp này. Nhiều khi học sinh nói với tôi ‘Thầy ơi, chúng em yêu văn hơn’, và chúng tôi cũng yêu nghề hơn”.
“Tôi muốn nhắn nhủ với các em rằng mỗi em đều là một nguồn năng lực sáng tạo… Các em phải đam mê hơn nữa, sáng tạo hơn nữa để trở thành niềm tự hào của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ”.
Một số hình ảnh trong đêm diễn Học văn theo phương pháp “Trả tác phẩm cho học sinh”:
Học sinh lớp 10 đang diễn lại tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân
Tiết mục được đầu tư khá công phu
Truyện cổ tích Tấm Cám được các diễn viên không chuyện vào vai rất "ngọt"
Màn thử giày của Cám
Mỗi tác phẩm được các em lồng ghép diễn kịch, hát múa để tạo sự đa dạng
Bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng được chuyển thể thành kịch
Mỗi tác phẩm được các em dựng lại trong khoảng 15-20 phút nhưng vẫn đảm bảo truyền tải thông điệp của tác phẩm và mang lại cảm xúc cho người xem- Nguyễn Thảo
Xem học sinh chuyên ngữ học văn trên sân khấu