- Paulo Dybala, được gọi là Messi mới, đang chờ đợi Real Madrid đưa khỏi Juventus. Trong khi đó, HLV Zidane đau đầu vì tam tấu Bale - Benzema - Ronaldo.

MU đón tin cực vui, Barca trả lương khủng cho Messi" />

Tin chuyển nhượng 7

Bóng đá 2025-04-27 12:46:47 3

 - Paulo Dybala,ểnnhượ24h.comcom được gọi là Messi mới, đang chờ đợi Real Madrid đưa khỏi Juventus. Trong khi đó, HLV Zidane đau đầu vì tam tấu Bale - Benzema - Ronaldo.

MU đón tin cực vui, Barca trả lương khủng cho Messi
本文地址:http://play.tour-time.com/html/22d899829.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs NAC Breda, 23h45 ngày 24/4: Những kẻ khốn khổ

Các vệ tinh tự lái Siwei Gaojing-2 03 và Gaojing-2 04 phóng lên không gian. Ảnh: CGTN">

Trung Quốc phóng vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới

megia.jpg
Mạnh A Tường và 3 người con trai thiểu năng

Thế nhưng, Mạnh A Tường không thích ai trong số đó, bà chỉ cảm mến anh họ mình. Bố mẹ bà cũng rất hài lòng về người anh họ này. Những cuộc hôn nhân cận huyết là điều rất bình thường ở những năm 1930. Vì vậy, ở tuổi 14 bà đã lấy chồng.

Không lâu sau khi kết hôn, Mạnh A Tường sinh được cậu con trai cả là Lạc Kiến Thuỵ. Cậu bé từ lúc mới sinh đã ít khóc nhưng vợ chồng bà coi đó là dấu hiệu thông minh. Khi con trai lớn lên, hai vợ chồng mới phát hiện ra có điều gì đó không ổn. Đứa trẻ không chạy nhảy nói chuyện như bạn bè cùng trang lứa.

Mặc dù cậu bé được chạy chữa khắp nơi nhưng vô ích. Lúc 6-7 tuổi cậu bé vẫn chưa biết những kỹ năng sống cơ bản nào, luôn ngồi một mình trong sân, trông rất đáng thương.

Người thân khuyên Mạnh A Tường sinh thêm đứa con để anh em nương tựa vào nhau. Sau đó, đứa con trai thứ hai của bà chào đời. Đáng buồn thay, cậu con trai thứ 2 cũng giống như anh cả.

Nhìn 2 đứa con, vợ chồng bà khóc lóc không biết bao nhiêu lần. Áp lực cuộc sống cũng dần tăng lên khi phải chăm sóc 2 đứa con bị thiểu năng.

Vợ chồng bà vẫn hy vọng sẽ sinh được đứa con bình thường. Kết quả là bà sinh thêm 2 đứa con trai và 3 cô con gái.

Điều khiến họ đau lòng là trí tuệ của cậu con trai thứ 3 vẫn có vấn đề, chỉ có cậu con trai thứ 4 là bình thường nhưng vóc dáng lại thấp bé hơn những đứa trẻ khác.

Điều duy nhất khiến vợ chồng Mạnh A Tường vui mừng là cả 3 cô con gái đều bình thường, sau này sẽ không lo lắng về việc kết hôn.

Vợ chồng Mạnh A Tường ra sức làm lụng để nuôi 7 người con. Khi các cô con gái lớn dần, họ giúp đỡ bố mẹ nhiều nhưng rồi cũng lần lượt đi lấy chồng. 

Sống sót trong khó khăn

Vào những năm 1970, vợ chồng Mạnh A Tường đã gần 50 tuổi, sức khỏe kém dần nhưng vẫn vất vả nuôi 4 đứa con. 

Từ một người không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, giờ đây bà không dám nghỉ ngơi ngày nào. Bà sợ rằng nếu có chuyện gì xảy ra, không biết các con phải sống như thế nào.

Lúc bà 70 tuổi, cô con gái lớn nhất không may mất sớm khiến bà rất đau buồn. Cũng vào thời điểm này, chồng bà qua đời do một tai nạn.

Chứng kiến cảnh người thân lần lượt qua đời, bà hạ quyết tâm chỉ cần còn sống ngày nào sẽ không để con mình phải chết đói.

megia3.jpg
Bà dạy con cách tự nấu ăn nếu chẳng may mình qua đời

Cậu con trai thứ 4 thấy mẹ vất vả đã đề nghị ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập, gia đình cũng bớt đi một miệng ăn. Cậu con trai này tên là Lạc Kiến Cửu, dù trưởng thành nhưng cao chưa tới 1m6, nặng 40kg.

Năm 2010, Mạnh A Tường đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe ngày càng sa sút, tưởng chừng như sắp không qua khỏi. Bà thường tự hỏi bản thân, nếu mình qua đời, 3 đứa con trai thiểu năng sẽ sống ra sao?

Bà sợ nếu gửi những đứa con không bình thường của mình đến trung tâm bảo trợ sẽ chỉ gây phiền phức cho người khác nên quyết định tự mình chăm sóc. Nghĩ đi nghĩ lại, bà cảm thấy tốt nhất nên tiết kiệm thực phẩm để dành cho con sau khi mình qua đời.

Cuối đời vẫn không ngừng lo lắng cho con

Ở tuổi ngoài 80, Mạnh A Tường vẫn ngày ngày làm lụng và để dành đồ ăn cho con. Để bảo quản gạo không bị hỏng, bà để nguyên thóc chưa xay. Ngoài ra, bà sống rất đạm bạc, mỗi ngày chỉ ăn 1-2 bát cơm, phần còn lại để dành.

Hai cô con gái xót mẹ nên thường mang đồ ăn tới cho bà. Hàng xóm cũng thường xuyên cho bà nhiều thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu chỉ có thực phẩm làm sao 3 đứa con của bà có thể sống sót. Bà suy nghĩ rất lâu cuối cùng dạy 3 đứa con kỹ năng sống, ít nhất là phải biết nấu ăn.

Trong 3 đứa con thiểu năng, đứa con trai thứ 2 – Lạc Kiến Tả là người ít ngốc nhất nên bà chọn cậu để dạy nấu ăn.

Lạc Kiến Tả mất rất nhiều thời gian mới học được những việc đơn giản như rửa rau, thái rau chứ chưa nói đến việc nhóm lửa nấu ăn. Bà kiên nhẫn dạy đi dạy lại cho con mình tới khi con học được.

Sau khi học nấu ăn, bà tiếp tục lo lắng con sẽ không biết nấu ăn khi nào, dù sao thì những đứa trẻ ngốc không biết xem thời gian.

Vì vậy, bà dạy con trai nấu ăn bằng cách nhìn Mặt trời. Cậu sẽ làm bữa sáng khi Mặt trời ló dạng, làm bữa tối khi Mặt trời lặn và đi ngủ. Lạc Kiến Tả nấu ít nhất 2 bữa/ngày để cả nhà không bị chết đói.

Ngoài nấu ăn, Mạnh A Tường còn dạy con trai thứ 2 một số kỹ năng sống như giặt quần áo, làm công việc đồng áng đơn giản, v.v. Bà hy vọng cậu có thể học được nhiều hơn.

Những năm cuối đời, Mạnh A Tường đã để dành được gần nghìn cân lúa, một ít ngô, vài con gà và một con bò ở nhà. Lạc Kiến Tả cũng có thể hoàn thành những việc nhà đơn giản, chăm sóc anh em mình một cách cơ bản.

Bằng cách này, bà cuối cùng cũng có thể cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng về những gì sẽ xảy ra với các con sau khi mình qua đời.

megia1.jpg
Sau khi bà qua đời, chỉ còn 3 người con nương tựa nhau mà sống

Năm 2016, Mạnh A Tường đổ bệnh. Người con thứ 4 đi làm bên ngoài vội vã về nhà để tiễn mẹ lần cuối.

Trong giai đoạn cuối đời, bà luôn dặn dò con trai út: “Hãy chăm sóc tốt cho các anh của con. Các anh có thể sống sót hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con”.

Vào tháng 7/2016, Mạnh A Tường 92 tuổi qua đời. Cậu con trai thứ 4 thay mẹ chăm sóc các anh.

Trên thực tế, cho dù Mạnh A Tường không chuẩn bị nhiều đồ ăn cho con mình, các con của bà cũng không lo chết đói. Chính quyền địa phương đã xin trợ cấp cho gia đình bà.

Không lâu sau cái chết của người mẹ, cậu con trai cả cũng qua đời vì bạo bệnh. Hiện tại, còn 3 anh em nương tựa nhau mà sống qua ngày.

Câu chuyện của Mạnh A Tường khiến nhiều người xót xa. Đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đáng lẽ bà và các con có thể nhờ xã hội giúp đỡ nhưng bà chỉ chọn con đường tự lực cánh sinh.

Dù tuổi đã rất cao nhưng bà vẫn muốn con mình tự sống sót thay vì dựa dẫm vào người khác. Tình yêu của người mẹ như bà thật quá cao thượng.

Con trai nghe vợ chiếm sổ đỏ, mẹ già 80 tuổi xót xa đâm đơn kiện

Con trai nghe vợ chiếm sổ đỏ, mẹ già 80 tuổi xót xa đâm đơn kiện

Trong ngôi nhà lụp xụp, người mẹ 80 tuổi nhiều lần rơi nước mắt. Bà ước mình chưa từng có mảnh đất mặt đường để mẹ con không rơi vào cảnh đau lòng.">

Cụ bà 92 tuổi trước khi chết vẫn cố chuẩn bị thức ăn cho 3 người con thiểu năng

Tháng 1 năm ngoái, người đàn ông họ Yang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đang chơi ở nhà bạn thì hay tin căn nhà gỗ nhỏ phía ngoài sân bị cháy. Khi đó, mẹ, vợ và con trai của anh đều đang ở trong đó,SCMPđưa tin.

Yang lập tức lao vào lửa và cứu được cả nhà, nhưng anh bị bỏng nặng nhiều chỗ trên cơ thể.

Sau khi Yang được điều trị y tế, công ty bảo hiểm từ chối chi trả cho anh với lập luận rằng những vết thương là do anh tự gây ra chứ không phải vì tai nạn. Bảo hiểm này là do ông chủ mua cho Yang.

Không chấp nhận, Yang kiện công ty bảo hiểm ra tòa. Chi tiết về bản án đã được trang web của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đăng tải vào đầu tháng 5 và nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo đó, trong quá trình tố tụng, luật sư đại diện cho hai bên tranh luận về việc vết thương của anh có phải là do anh tự gây ra hay không.

Tòa án cho biết công ty bảo hiểm không đưa ra định nghĩa rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm về cách xử lý thương tích do hành động của một người gây ra, đặc biệt là khi Yang không hề tự làm hại bản thân.

Hơn nữa, tòa chỉ ra rằng lý do mà công ty đưa ra để từ chối bồi thường cho Yang đi ngược lại với những đạo lý tốt đẹp mà chính quyền ủng hộ.

Do đó, tòa án yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường cho Yang 580.000 nhân dân tệ (tương đương 80.000 USD).

Công ty sau đó đã nộp đơn kháng cáo nhưng tòa án cấp cao hơn vẫn giữ nguyên phán quyết.

"Lao vào lửa để cứu người thân là bản năng của mỗi người và cũng là nghĩa vụ xã hội được Bộ luật Dân sự quy định. Chúng tôi không thể đơn giản phân loại hành động này giống như việc tự làm hại bản thân hoặc tự sát", Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc cho biết trong bài đăng.

"Luật pháp không nên quá lạnh lùng, cũng cần có tình người ấm áp", bài đăng nói thêm.

Vụ việc nhanh chóng gây sốt trên mạng với đa số ý kiến chỉ trích công ty bảo hiểm.

"Tên công ty bảo hiểm này là gì? Tại sao không công khai cho mọi người cùng né?", "Công ty này thật vô liêm sỉ. Phải phạt thật nặng", nhiều dân mạng để lại bình luận bức xúc.

Theo Znews

Thoát chết sau vụ cháy, người vợ kể lại hơn 1 tiếng nhớ đời trong phòng tắm

Thoát chết sau vụ cháy, người vợ kể lại hơn 1 tiếng nhớ đời trong phòng tắm

"Bên ngoài cháy lớn, cháy đến cửa chính và cửa sổ nhà mình, bên trong khói đen đã tràn ngập nhà tắm. Chồng mình vẫn cố gắng bảo vợ thật bình tĩnh".">

Lao vào lửa cứu gia đình, người đàn ông được tòa đòi giúp 80.000 USD

Nhận định, soi kèo Zorya Luhansk vs Livyi Bereh Kyiv, 22h00 ngày 25/4: Chủ nhà sa sút

z5300688856102 f9561f149d451b925f06ff5559b179e3 1.jpg

“Thiền có cùng nghĩa với dhyan. Dhyan là toàn bộ nỗ lực của ý thức Ấn Độ, và có nghĩa là đơn độc, ở sâu bên trong bản thể đến mức thậm chí không có một ý nghĩ nào tồn tại”. Thiền không chỉ là sự hiểu biết lý thuyết. Thiền là thực hành, là sự chứng nghiệm trong từng hơi thở, từng bước đi, từng khoảnh khắc sống động của hiện tại. Thiền không phải là một đối tượng để phân tích, mà là một trạng thái để trải nghiệm.

Trong thiền, con người không tìm kiếm sự thông thái bên ngoài, mà là sự tỉnh thức từ bên trong. Chúng ta không theo đuổi tri thức, mà là sự hiểu biết sâu sắc về bản chất thực sự của mọi hiện tượng. Điều này phản ánh một phần quan trọng của lý thuyết thiền, đó là sự tự lực và khám phá nội tâm để đạt đến sự giác ngộ.

Osho không đi theo lối mòn của những cuốn sách thiền đã có. Thay vì tập trung vào kỹ thuật hay giáo lý, ông hướng người đọc đến bản chất của thiền là sự đơn độc sâu bên trong bản thể đến mức thậm chí không có một ý nghĩ nào tồn tại. Thiền có cùng nghĩa với dhyan, “dhyan nghĩa là đơn độc đến mức không có gì để hành thiền… Không đối tượng, chỉ một mình chủ thể tồn tại - ý thức không gợn một bóng mây, một bầu trời thanh khiết”.

Bởi vậy, thiền không thể trao qua giao tiếp bằng lời. Và thông qua chính cuốn sách này Osho cũng thể hiện sự bất lực của ông khi nói về… thiền. Con người dễ dàng nói những điều "có" nhưng lại chẳng thể diễn đạt được “tính không”.

Osho lựa chọn lối hành văn dẫn dắt vô cùng lôi cuốn để mô tả chủ đề khó diễn đạt thấu suốt và toàn bích này. Bằng biệt tài kể chuyện, thông qua những câu chuyện ngụ ngôn, những giai thoại và ví dụ thực tế, tác giả minh họa cho các quan điểm, luận giải của ông về thiền một cách độc đáo nhưng cũng gây nhiều tranh cãi, chứng tỏ Thiền luôn là một chủ đề được nhìn nhận dưới những chiều khác biệt, kể cả đối lập vượt qua khỏi ngôn từ.

Hương Hà

Cuốn sách 'Trái tim của Bụt' mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Cuốn sách 'Trái tim của Bụt' mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý rất ý nghĩa 'Trái tim của Bụt' với 2 phiên bản đặc biệt và phổ thông.">

Thiền của Osho hay câu chuyện không thể lý giải bằng lời

anh 1 chang trai co ten la.jpg
Chàng trai Cà Mau sở hữu cái tên lạ Nguyễn Nhớ Em

Nhớ Em cho biết: “Nguyễn Nhớ Em là tên thật trên giấy tờ của tôi. Hồi nhỏ, tôi có trách cha đặt tên kỳ cục, cũng có ý muốn thay đổi tên. Lớn lên, tôi hiểu được ý nghĩa của cái tên Nhớ Em nên tập cách yêu nó”.

Thuở nhỏ, cái tên lạ của Nhớ Em trở thành chủ đề đùa vui của bạn học. Anh chàng điển trai nên thường bị nữ sinh khác ghé vào lớp, gọi to: “Cô ơi, cô cho em gặp anh Nhớ Em”. Cô giáo tưởng thật, quay vào gọi: “Cô mời Nhớ Em ra có bạn gặp kìa”.

“Thực ra, tôi không gặp nhiều rắc rối với cái tên Nhớ Em. Tôi thấy chủ yếu là mọi người cảm thấy mắc cười khi nghe ai đó gọi thôi. 

Bởi vậy, những lần thầy cô điểm danh đọc tên tôi là cả lớp im phăng phắc. Mọi người đổ dồn sự tập trung, chờ xem ai là người trả lời. 

Biết nhiều ánh mắt đang dõi tìm, tôi chọn im lặng, không điểm danh”, Nhớ Em kể lại.

Sau những lần như thế, Nhớ Em thường lẳng lặng tìm thầy cô để thưa chuyện: “Cô ơi, em là Nhớ Em. Em có đi học nhưng khi cô gọi, em không dám trả lời”. Thầy cô cảm thông, chẳng ai làm khó cậu học trò nhỏ.

Nhớ Em đem chuyện ở lớp về nhà trách hờn thì cha cậu chỉ nở nụ cười hiền hậu. Cậu từng nghi ngờ cha đặt tên Nhớ Em là để ghi nhớ cô gái nào đó. 

anh 4 chang trai co ten la.jpg
Nhớ Em bắt đầu yêu thích cái tên độc lạ khi hiểu ý nghĩa phía sau

Thế nhưng, cha của cậu giải thích, ông từng đi lính, gắn bó với chiến trường, sinh tử bên đồng đội. Khi chiến tranh kết thúc, đồng đội vốn xem nhau như ruột thịt rơi vào cảnh kẻ còn người mất. 

Để tưởng nhớ khoảng thời gian đặc biệt đó, ông đặt tên 2 con trai là Nhớ Anh và Nhớ Em.

Bí mật của Nhớ Em

Chàng trai Cà Mau tâm sự, bản thân “tím” (người đồng tính) từ lúc nhỏ. Cậu thích chơi với con gái, thích làm công chúa của mẹ.

Tuy nhiên, cuộc sống ở quê không đủ cởi mở để Nhớ Em nhận ra giới tính thật của mình. Cậu tự lừa dối bản thân, cũng tập yêu và rung động trước các bạn gái.

anh 6 chang trai co ten la.jpg
Nhớ Em không ngại công khai giới tính thật

Mối tình đầu của Nhớ Em kéo dài 3 năm với một cô gái dễ thương. Tình yêu tuổi học trò trong sáng, cậu và bạn gái hồn nhiên nắm tay, ôm eo phía sau khi cùng đi xe đạp.

Năm lớp 10, cậu còn viết thư tình gửi cho một vài bạn gái. Thế nhưng, đến lớp 12, cậu nhận ra mình có tình cảm đặc biệt đối với thầy giáo điển trai. Cậu không nghĩ đó là tình yêu đồng giới mà chỉ cho rằng, mình đang ngưỡng mộ, yêu thương thầy.

Lên TP.HCM học đại học, Nhớ Em thoải mái bộc lộ giới tính thật và tìm cho mình một người yêu đúng nghĩa.

Sau 5 năm, mối tình sâu đậm tan vỡ. Nhớ Em không bi lụy, dồn tâm sức khởi nghiệp. Cậu cũng không còn ý định che giấu giới tính thật, nhiều lần nói bóng gió để cha mẹ hiểu.

Nhớ Em bộc bạch: “Con trai rất khó nói chuyện giới tính với cha. Bởi vậy, tôi không có cơ hội bày tỏ cùng cha.

Có lần, tôi nửa đùa nửa thật: “Sau này, con lấy chồng, không lấy vợ nha mẹ” thì nhận ngay ánh mắt ngỡ ngàng của mẹ.

Cũng như cha, mẹ tôi chưa có khái niệm về người đồng tính. Bà nghĩ lời nói của tôi theo hướng giới trẻ bây giờ lạ quá”.

Thời gian gần đây, Nhớ Em nghe người quen ở quê kể lại, cha của cậu khoe với xóm làng “năm sau, thằng Em cưới vợ”. Ông còn ra sức tìm người mai mối, tìm cô gái tốt cho con trai.

Vì vậy, Nhớ Em quyết định tham gia chương trình truyền hình Come out để một lần nói rõ giới tính của mình.

“Tôi không muốn cha mẹ nuôi thêm hy vọng, càng sợ làm khổ con gái nhà người ta”, Nhớ Em nói mục đích công khai giới tính. 

Sau khi chương trình phát sóng, Nhớ Em vẫn chưa nhận được cuộc gọi từ cha. Cậu đoán cha đã biết chuyện nhưng chưa thể trò chuyện cùng con trai.

Nhớ Em khẳng định: “Tôi chắc chắn cha đã có sự nghi ngờ về giới tính của con trai. Ông nhiều lần bóng gió và dùng phép thử với tôi.

Cha tôi sẽ không sốc khi biết tôi công khai bí mật giới tính. Ông rất mạnh mẽ”.

anh 2 chang trai co ten la.jpg
Mối tình đầu trở thành bạn thân của chàng trai Cà Mau

Việc công khai giới tính thứ ba của Nhớ Em được bạn bè đón nhận. Thế nhưng, cậu cũng nhận về không ít bình luận tiêu cực.

Khi chọn nói ra, Nhớ Em đã lường trước phản ứng của mọi người. Cậu lạc quan và thoải mái hơn trước đây. 

Hiện tại, mối tình đầu của cậu trở thành bạn gái thân thiết, có thể chia sẻ tâm tư mà không còn khoảng cách.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mang tên lạ Tô Yô Ta, người đàn ông Gia Lai phải 'trình' CMND lần đầu hẹn hò

Mang tên lạ Tô Yô Ta, người đàn ông Gia Lai phải 'trình' CMND lần đầu hẹn hò

Người đàn ông quê Gia Lai, đang sống tại TP.HCM bất ngờ nổi tiếng nhờ có tên lạ. Anh bật mí, lần đầu hẹn hò phải "trình" CMND với bạn gái.">

Chàng trai gặp rắc rối vì bố đặt tên lạ Nguyễn Nhớ Em, tiết lộ bí mật bản thân

z5879104179594_f61f42c5c221933f8b3b242a8ea7d9ad.jpg
Danh ca Elvis Phương.

Danh ca Elvis Phương bắt đầu đi hát từ năm 16 tuổi và nổi tiếng vào thập niên 70 khi tham gia ban nhạc Phượng Hoàng cùng Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang. Ở tuổi 79, ông vẫn diễn sung mãn, thể hiện rõ tinh thần âm nhạc thời kỳ đó.

Elvis Phương khuấy động Nhà hát Lớn với: Blue Suede Shoescủa Elvis Presley, Mal(Christophe),Yêu em, Huyền thoại người con gái và liên khúc Tôi muốn - Yêu người yêu đời - Thương nhau ngày mưa (Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang).

Ông kể lại đam mê hát từ năm 16 tuổi. Khi trúng tuyển tú tài, ông xin ba mẹ một tuần suy nghĩ. Ông say mê đi hát và quên việc phải lựa chọn, tới khi ba mẹ hỏi, ông chọn đi hát, liền bị cha tát 2 cái rồi đuổi khỏi nhà.

z5879104134937_be021aadaca89099418c74b5cdee717f.jpg
Elvis Phương từng bị ba đuổi khỏi nhà vì ham mê ca hát.

Dù biết phụ lòng cha mẹ, tình yêu ca hát của Elvis Phương vẫn cháy bỏng suốt 63 năm. Trên sân khấu, ông hóm hỉnh: "Tôi gắn bó với nghề hát 63 năm và hứa với bà xã là sẽ hát tới năm 104 tuổi mới thôi". Sự phong độ và hóm hỉnh của ông nhận được nhiều tán thưởng từ khán giả.

Nhạc trẻ thập niên 70cũng đánh dấu sự trở lại ấn tượng của nữ ca sĩ Thái Thùy Linh. Lâu nay, cô vẫn đi hát nhưng “hơi lơ là” bởi bận rộn công việc thiện nguyện và hoạt động xã hội. Cô có nhiều cảm xúc khi trở lại “sân khấu chuyên nghiệp” kể từ sau dịch Covid-19. 

z5879104268775_50026cd367b5dd917461a999d66128ce.jpg
Ca sĩ Thái Thùy Linh.

Thái Thùy Linh đầy cảm xúc khi thể hiện hai ca khúc Dạ khúc cho tình nhân Hãy ngồi xuống đâycủa Lê Uyên Phương. Nhạc của Lê Uyên Phương và Nguyễn Quang đã "cứu rỗi" cô năm 2018, khi ra mắt album Như loài thú hoang. Hai người thầy giúp cô hiểu hơn, thấm hơn, không còn quá đau khổ vì những trắc trở, sóng gió trong đời. 

Đặc biệt, ca khúc Khi xưa ta bé(Bang Bang, lời Việt: Phạm Duy), với màn song ca của Thái Thùy Linh và Phương Anh cùng phần đệm keyboard của đạo diễn - nhạc sĩ Nguyễn Quang, làm khán phòng Nhà hát Lớn bùng nổ.

Trong đêm nhạc, những tuyệt phẩm thập niên 70 được biểu diễn bao gồm:Búp bê không tình yêu (nhạc ngoại, lời Việt: Vũ Xuân Hùng) và Một giấc mơ(Nguyễn Trung Cang) qua phần thể hiện của ca sĩ Ngân Thùy. Cô còn song ca cùng ông xã Nguyễn Tuấn Anh bài Tình khúc cho em (Lê Uyên Phương).

NSƯT Phương Anh cũng gửi tặng khán giả nhạc phẩm Hoang vắng (Quốc Dũng) và Bay đi cánh chim biển(Đức Huy) sau một thời gian dài ít xuất hiện.

10d04515569cf0c2a98d.jpg
Ca sĩ Ngọc Châm.

Khán giả được thưởng thức giọng nam ấm của Trần Tuấn Hòa với Em đã thấy mùa xuân chưa(Quốc Dũng) và Vũng lầy của chúng ta (Lê Uyên Phương). Nguyễn Đình Tuấn Dũng thể hiện sâu lắng Còn yêu em mãi (Nguyễn Trung Cang) và Mai(Quốc Dũng), trong khi Nguyễn Tuấn Anh mang đến Ai đưa em về(Nguyễn Ánh 9). Giọng ca của Đức Tùng, Lê Anh Chính và Hoàng Lương gửi tới khán giả sắc màu trẻ trung qua Đồng xanh(nhạc ngoại, lời Việt: Lê Hựu Hà) và Tôi thương (Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Nguyễn Ánh 9)...

Ca sĩ Ngọc Châm đầy cảm xúc khi thể hiện Đường xưa(Quốc Dũng) và song ca ngọt ngào cùng Tuấn Dũng trong Nếu xa nhau(Đức Huy).

Elvis Phương biểu diễn trên sân khấu Hà Nội:

Ảnh: BTC

Elvis Phương: 43 năm mặn nồng bên vợ kém tuổi, lần đầu hé lộ về 4 người conDanh ca Elvis Phương lần đầu tiết lộ với phóng viên Dân trí về chuyện con cái - điều mà trước nay ông luôn giấu kín trước truyền thông và công chúng.">

Danh ca Elvis Phương từng bị cha tát, đuổi khỏi nhà vì mê ca hát

友情链接