当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo phạt góc U23 Thái Lan vs U23 Singapore, 19h00 ngày 09/05 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Báo VietNamNet nhận được thông tin các trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội)… ra thông báo cho học sinh nghỉ học để trung tâm y tế dự phòng phun thuốc diệt muỗi vào ngày thứ 6 (25/8).
Không ít phụ huynh cho rằng thời điểm phun thuốc diệt muỗi như vậy là không phù hợp. Anh Nguyễn Xuân Phú có con học ở một trường mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đặt câu hỏi: "Tại sao trung tâm y tế quận không phun thuốc muỗi vào 2 ngày nghỉ cuối tuần, mà lại phun vào ngày thứ 6 và cho học sinh nghỉ học? Các con nghỉ học làm xáo trộn lịch sinh hoạt, với những gia đình công chức như gia đình tôi, cả hai vợ chồng phải đi làm, chẳng biết gửi con đi đâu".
![]() |
Trường mầm non Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng) cho học sinh nghỉ học để phục vụ việc phun thuốc diệt muỗi ngày 25/8 |
Nhiều phụ huynh bày tỏ: Trạm y tế các quận, phường ở Hà Nội có thể tạo điều kiện cho các trường học được phun thuốc diệt muỗi vào 2 ngày nghỉ cuối tuần thay vì phải cho học sinh nghỉ học để phun thuốc diệt muỗi. Việc này đã làm xáo trộn lịch sinh hoạt của hàng nghìn hộ gia đình vì con cái phải nghỉ học, không có người trông.
Sáng ngày 25/8, theo ghi nhận của phóng viên thì các trường học như Trường Tiểu học Tây Sơn, Trường Mầm non Lê Đại Hành… đều ra thông báo cho học sinh nghỉ học để phun thuốc diệt muỗi.
Nhưng ngược lại, một số trường vẫn học bình thường như Trường Mầm non Hoa Phượng (194 Bà Triệu) vì nhà trường đã phun thuốc diệt muỗi từ ngày 11/8.
Trường Mầm non Vân Hồ (phố Vân Hồ 3) vẫn cho học sinh đi học bình thường, chỉ đề nghị phụ huynh đón con sớm 30 phút để nhà trường chuẩn bị cho nhân viên y tế đến phun thốc vào 17h cùng ngày.
Bà Hải Ngọc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vân Hồ cho biết: "Nhà trường cũng nhận được thông báo cho học sinh nghỉ học vào ngày thứ 6 (25/8), nhưng qua trao đổi với trạm y tế, nhà trường được tạo điều kiện cho học sinh đi học bình thường, phụ huynh chỉ cần đón con sớm hơn 30 phút. Quan điểm của nhà trường là tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đi học, lịch sinh hoạt của từng gia đình không bị xáo trộn vì việc phun thuốc diệt muỗi"...
Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, cho biết: “Sau khi trao đổi trực tiếp với trạm y tế thì 108 trường trên địa bàn quận sẽ nghỉ học vào ngày thứ 6 (25/8) để phun thuốc muỗi. Lịch phun thuốc được sắp xếp như vậy vì liên quan đến nhân lực vật lực”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thông tin: Việc lập kế hoạch phun thuốc diệt muỗi do UBND các quận, huyện chủ động lên lịch, Sở Y tế chỉ chịu trách nhiệm về hướng dẫn kỹ thuật, cấp phát thuốc chứ không lên lịch phun cụ thể vào ngày nào.
Tính đến ngày 24/8, Hà Nội có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước với gần 20 nghìn ca mắc và 7 ca tử vong. Trong đó 14/30 quận, huyện của Hà Nội đang có mức báo động đỏ về sốt xuất huyết với gần 600 ổ dịch.
Chiều ngày 24/8, chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Tháng 9 tới, có hơn 1,8 triệu học sinh, sinh viên nhập học. Vấn đề đáng lo ngại là học sinh đến trường đi qua các ổ dịch, nơi trọ của sinh viên không bảo đảm vệ sinh… Từ những đánh giá như vậy, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh đến 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chống dịch thời gian tới, trong đó tập trung phun thuốc triệt để, tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền người dân diệt bọ gậy, tích cực vệ sinh môi trường, đặc biệt là không để thêm một học sinh nào bị sốt xuất huyết.
Phạm Trần
" alt="Học sinh Hà Nội đồng loạt nghỉ học để phun thuốc diệt muỗi"/>Bài toán khiến phụ huynh không biết cô giáo chấm đúng hay sai
Trần Quang Đức tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, chuyên ngành Hán Nôm. Anh từng đoạt giải nhất trong cuộc thi Hán ngữ toàn quốc, và đã giành được học bổng toàn phần tại Đại học Bắc Kinh. Tốt nghiệp đại học ra trường, vốn kiến thức chữ Hán của anh càng được bổ sung lấp đầy. Cuốn sách "Ngàn năm áo mũ" được xuất bản, ghi nhận một sự làm việc hết mình, sự nghiên cứu say mê chữ Hán của anh. Bởi, phải có một kiến thức sâu mới có thể nghiên cứu được vốn tư liệu đồ sộ để viết nên cuốn sách.
![]() |
Trần Quang Đức trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách "Ngàn năm áo mũ". |
"Ngàn năm áo mũ" là một công trình nghiên cứu sâu rộng về trang phục Việt trong ngót nghét 1.000 năm từ thời Lý (1009) đến thời Nguyễn (1945) về trang phục cung đình và trang phục dân gian của người Việt. Cuốn sách dày 400 trang, bao gồm những ghi chép tỉ mỉ, cùng đầy đủ những hình ảnh minh họa.
Trang phục của người Việt trong cả 1.000 năm phong kiến được miêu tả lại một cách đầy đủ, tỉ mỉ, chi tiết. Vì trang phục người Việt thay đổi theo từng triều đại, nên các chương, các phần của cuốn sách cũng được chia ra theo từng triều đại khác nhau. Mỗi triều đại, tác giả lại chia ra làm 2 phần lớn: trang phục thường dân và trang phục cung đình. Trang phục cung đình lại được chia ra nhiều mảng nhỏ: Trang phục hoàng đế (lễ phục, triều phục, thường phục, quân phục); trang phục bá quan; trang phục hậu cung; trang phục quân đội… Không chỉ đưa ra đầy đủ hình dáng, hoa văn, màu sắc, tác giả còn miêu tả tỉ mỉ các phụ kiện đi kèm như hoa cài mũ, đai lưng, chi tiết của hài…
Có hai tư tưởng chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn, đặt định quy chế trang phục cung đình của triều đình Việt Nam là tư tưởng Đế vương và quan niệm Hoa Di. Quan niệm coi văn minh Trung Hoa là thước đo tiến bộ, nên trang phục cung đình Việt Nam các đời vẫn được đặt định theo chuẩn mực của các quy chế Trung Hoa cổ điển, ngoại trừ hai triều đại Nguyên, Thanh. Nhưng, tư tưởng đế vương, ngang hàng với thiên tử Trung Hoa của vua quan người Việt lại được thể hiện rất rõ qua lễ phục của triều đình. Chẳng hạn như, ngay từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, trong các dịp đại lễ, nhà vua đều mặc áo Cổn, đội mũ Miện, tương tự Hoàng đế Trung Quốc. Theo quy chế đó, Long Cổn còn gọi là Cổn phục, hoặc gọi tắt là Cổn, là lễ phục của đế vương và vương công đại thần. Như Phạm Đình Hổ ghi nhận, một bộ Cổn Miện dành cho đế vương mũ Miện phải có 12 lưu, lưu có 12 ngọc, Cổn phục thêu 12 chương. Trong đó, chương là các dạng hoa văn thêu trên lễ phục, tượng trưng cho trời đất, vạn vật. Các vị vua nước Việt luôn sử dụng mũ Miện 12 lưu, áo Cổn 12 chương, khác với vua Triều Tiên chỉ dùng mũ 9 lưu, áo 9 chương theo quy chế dành cho vương công, đại thần. "Bất kể quan niệm của người phương Bắc cho rằng, trời chỉ có một thiên tử, thiên hạ chỉ có một hoàng đế, song không ít thủ lĩnh nước Việt mỗi khi giành được độc lập, giành quyền làm chủ cõi đất phương Nam đều xưng đế".
Ngoài ra, trang phục còn gián tiếp thể hiện sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng, mỹ thuật của một thời đại. Nhà Lý là triều đại thịnh trị, bởi vậy trang phục cung đình trong thời kỳ này cũng hết sức cầu kỳ, sang trọng: "Riêng với trang phục của bá quan, Văn hiến thông khảo cho biết mũ Phốc Đầu, ủng, hốt, hài đỏ, đai vàng, đai sừng tê của đoàn sứ thần nhà Lý, thứ nào cũng được dát vàng; phục sức Ngư Đại đều được sử dụng ở các nước đồng văn cùng thời, nhưng Ngư Đại vàng của Đại Việt được miêu tả là rất dài và lớn...".
Còn như trang phục nhà Nguyễn, khảo cứu nhận định: "Đặt trong nhãn quan phong kiến đương thời, triều đình nhà Nguyễn bất luận thế nào cũng đã sở hữu một nền văn hiến áo mão có bề dày truyền thống và những cách tân đặc sắc, tự tin sánh ngang với các quốc gia Nho giáo như Trung Quốc, Triều Tiên, khiến Khâm sứ nhà Thanh là Lao Sùng Quang công nhận: Gần gũi Trung Hạ, tôn sùng Nho giáo, yêu chuộng thi thư, cùng được coi là đất thanh danh văn vật, ắt phải nói đến hai nước Triều Tiên và Việt Nam...".
Trong khi đó, trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm "quần không đáy" là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.
Sinh năm 1985 nhưng Trần Quang Đức có cái vẻ già dặn, nghiêm túc của một người làm công tác nghiên cứu. Trong phần tọa đàm với độc giả, anh trả lời đầy đủ, cặn kẽ những thắc mắc của những người có mặt. Buổi ra mắt có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, kiến trúc sư... và những người trẻ đam mê, thích thú với cuốn sách.
Nói về công việc làm sách, Trần Quang Đức cho biết, trong tất cả các cuốn sử, có ít cuốn sách ghi chép riêng về trang phục. Thế nên, anh đã phải bỏ nhiều công tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn. Thời Lý, Trần hầu như còn rất ít các hiện vật. Anh phải tìm từ những ghi chép trong các cuốn sách, cộng với cả một quá trình tìm tòi, xem xét các hiện vật, rồi vào các đình chùa nghiên cứu, khảo thí, từ đó anh mới đúc kết, và rút ra diện mạo của trang phục. "Sử liệu có đến đâu tôi làm đến đó chứ không hề suy diễn" - Đó là một khẳng định chắc chắn của Trần Quang Đức. Ví dụ như khi "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại việc các quan trong triều vào chầu đi chân đất, nhưng đến thời Lý thì lại đi hia. Đó là một đặc điểm khác nhau giữa hai triều đại. Trần Quang Đức căn cứ vào có khi chỉ những chi tiết nhỏ như vậy, cộng với việc tìm tòi, so sánh từ nhiều nguồn tư liệu đồng đại. Thấy khớp với nhau, anh mới đưa ra kết luận, đánh giá. Hay trong các sử sách cũ có ghi chép lại về việc các sứ thần đi sứ, đều có ghi lại cách ăn mặc, đó cũng là một chi tiết để anh đưa ra so sánh. Cũng như thời phong kiến rất coi trọng các trang phục, vì trang phục là lễ nhạc, khi vào chầu, nhìn cách ăn mặc của các quan trong triều là có thể phân biệt được các cấp bậc quan trong triều.
Khi tìm hiểu về trang phục dân gian, có khi chỉ từ những ý tứ như "Tục truyền thượng cổ dân ta/ Đàn ông búi tó đàn bà vấn khăn" cũng được anh coi đó là một duyên cớ để đi tìm đặc điểm trang phục dân gian người Việt.
Nếu xem số tài liệu Trần Quang Đức tham khảo để viết được 400 trang sách, ta thấy anh đã phải sử dụng tới 230 cuốn sách tham khảo, cả những bức tranh có cách đây 600 năm, hay những bức tranh của người Nhật vẽ người Việt Nam cách nay 400 năm, cùng nhiều chuyến đi điền dã khắp các đình chùa, lăng tẩm.
Nhiều ý kiến tham luận, trong đó có cả ý kiến của các kiến trúc sư, nhà nghiên cứu tựu trung lại đều đánh giá cao công trình nghiên cứu nghiêm túc của Trần Quang Đức.
Ngồi cạnh tôi hôm ấy là một bà mẹ trẻ. Chị nói chị tận bên Ngọc Lâm. Thằng cu lớn nhà chị năm nay học lớp 4, bắt đầu học môn sử, chị muốn cháu đến nghe để hiểu biết thêm về lịch sử từ những hình ảnh trực quan sinh động. Có lẽ chỉ là một buổi nói chuyện đơn thuần thì khó có thể thu hút được những độc giả nhí như thế.
Ngoài sự nghiên cứu nghiêm túc, ở Trần Quang Đức còn có sự đam mê và dấn thân. Nếu không có sự dấn thân thì không thể nào hoàn thành được cuốn sách trong khoảng thời gian 3 năm như vậy. Trần Quang Đức đã một mình rong ruổi, với máy quay, máy chụp khắp các đình, đền, chùa Việt Nam từ Nam Định, Bắc Ninh, rồi Huế… cũng như các bảo tàng trong nước, rồi Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Theo anh cho biết, về phần khảo cứu trang phục thời Lý Trần, giai đoạn xa hơn thời Nguyễn, vì có ít tư liệu, nên anh vẫn có nhiều điểm chưa ưng, và cũng sẽ chờ đợi tiếp vào những hiện vật sau này khai thác thêm.
Khi được hỏi về trang phục được dùng trong các phim cổ trang của Việt Nam, Trần Quang Đức cho biết: "Trang phục Việt có những cái bất biến, nổi bật như nhuộm răng đen và đi chân đất. Các đoàn làm phim muốn có những trang phục thật thuần Việt, nhưng lại mâu thuẫn, họ muốn thuần Việt, nhưng lại muốn người Việt phải đẹp và phải văn minh. Chính vì thế mà nhiều phim Việt, trang phục được hầu như chưa đúng".
"Ngàn năm áo mũ" ghi nhận sự làm việc và dấn thân của chàng trai trẻ Trần Quang Đức. Nhà nghiên cứu Trịnh Bách nhận xét: "Có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hóa, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam". Sách sau khi phát hành lần đầu đã nhanh chóng được tái bản lần 2 và nhận được sự đón chào nồng nhiệt của các bạn trẻ. Điều đó cũng có thể nói rằng, các bạn trẻ vẫn rất say mê môn lịch sử, quan trọng là cách tiếp cận như thế nào của người làm sử. Và cách làm như "Ngàn năm áo mũ" cần phát huy
(Theo Công An Nhân Dân)" alt="Chàng trai 'đi suốt ngàn năm'"/>Nhận định, soi kèo Doncaster vs Crystal Palace, 2h45 ngày 11/2: Thắng dễ
Mỗi vụ, nông dân huyện Tam Nông canh tác trên dưới 30 ngàn ha lúa, hàng ngàn ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày cùng nhiều vườn cây ăn trái các loại... Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, toàn huyện đã lắp đặt 6 Trạm giám sát côn trùng thông minh; đa số nông dân đều ứng dụng công nghệ số vào sản xuất như: hệ thống tưới tiết kiệm nước; sạ lúa giống, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái...
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình hiện có tổng diện tích canh tác lúa từ 150 - 200ha/vụ. Ông Chung Văn Liệu - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình cho biết, từ khi có Trạm giám sát côn trùng thông minh và thiết bị bay không người lái đã đem lại hiệu quả rất cao và ít tốn chi phí sản xuất của bà con nông dân.
Trong lĩnh vực du lịch, du khách khi đến huyện Tam Nông chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh kết nối internet thì có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin về các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các di tích lịch sử... trên địa bàn huyện.
Du khách Lê Thanh Hằng ngụ Quận 7, TP Hồ Chí Minh nhiều lần đến Vườn sinh thái Hoàng Hảo phấn khởi, bày tỏ: “Khi cầm điện thoại check code sẽ hiện lên trang Facebook của Vườn sinh thái, giúp tôi cập nhật những dịch vụ tốt nhất hoặc khi thanh toán tiền bằng cách quét mã code, rất tiện dụng vì không cần phải thanh toán tiền mặt”.
Tại Trạm y tế xã An Long, huyện Tam Nông, thời gian qua, khi ứng dụng chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế đã tạo sự hài lòng cho người dân. Ông Nguyễn Văn Son ngụ xã An Long, bị bệnh cao huyết áp, khi đến khám bệnh tại Trạm y tế xã, ông sử dụng điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng hẹn ngày, giờ để khám bệnh.
Ông Nguyễn Văn Son bộc bạch: “Bây giờ sử dụng điện thoại di động, làm theo hướng dẫn, hẹn đúng giờ tôi ra gặp bác sĩ khám, sau đó lãnh thuốc về, không còn chờ đợi như trước đây. Công nghệ số bây giờ quá hay”.
Bác sĩ CKI Mai Phú Cường - Trưởng Trạm y tế xã An Long, cho biết: “Người dân chỉ cần mang thẻ căn cước công dân đến cơ sở khám bệnh và khám bệnh đặt lịch qua App. Điều này hết sức tiện lợi, góp phần vào công tác chuyển đổi số của ngành y tế ngày càng tốt hơn”.
Đến nay, 12 Trạm y tế xã, thị trấn và Trung tâm y tế huyện đều được trang bị máy quét mã vạch căn cước công dân gắn chip để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, ngành y tế từ huyện đến cơ sở tổ chức cài đặt hẹn ngày, giờ trên App điện thoại thông minh phục vụ công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân... rất tiện lợi. Từ đó, góp phần thực hiện tốt tiêu chí 14.3 trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.
Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ CKII Trần Hữu Trí - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, cho biết: “Chúng tôi sẽ trang bị thêm những máy quét mã QR của căn cước công dân cho các khoa, phòng và các Trạm y tế để khi người dân đến khám bệnh, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn thực hiện nhanh hơn. Chỉ cần quét mã thẻ, các bác sĩ sẽ khám ngay. Người bệnh được khám bệnh nhanh, thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây”.
Đến nay, toàn huyện Tam Nông có 12 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 Tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Toàn huyện có trên 88,65% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế điện tử; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến 100% cơ quan hành chính, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước...
Ông Phùng Công Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện, cho biết: “Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng từ huyện đến xã, thị trấn và từng khóm, ấp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, ứng dụng chuyển đổi số vào cuộc sống, lao động và sản xuất...”.
Trần Trọng Trung (Báo Đồng Tháp)
" alt="Hiệu quả công tác chuyển đổi số ở huyện Tam Nông Đồng Tháp"/>Theo QQ, tháng 6/2020, Trịnh Diễm Lệ mắc bệnh về tâm lý và chứng biếng ăn, sụt cân nghiêm trọng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt để điều trị. Năm 2022, nữ diễn viên cũng phải nhập viện vì vấn đề thể chất. Tháng 3 năm nay, Trịnh Diễm Lệ vui mừng thông báo cô đã tìm được công việc mới nhưng hiện tại sức khỏe không ổn định để làm việc.
![]() ![]() |
Trịnh Diễm Lệ sức khỏe xuống dốc vì bệnh tâm lý và chứng biếng ăn. |
Trịnh Diễm Lệ sinh năm 1972 tại Việt Nam, năm 1988 cô tham gia cuộc thi do TVB tổ chức và bước chân vào giới giải trí Hong Kong với vai trò người mẫu. Từ năm 1991, cô chuyển sang đóng phim.
Trịnh Diễm Lệ có khuôn mặt khả ái, tài năng diễn xuất tốt, từng được TVB lăng xê tham gia các bộ phim như Nhà có hỉ sự, Đại Đường danh bổ, Hiệp khách hành(đóng cùng Lương Triều Vỹ). Tuy nhiên, sau đó, cô lựa chọn tham gia các bộ phim 18+ để nhanh nổi tiếng hơn. Có thời điểm, danh tiếng của cô nổi như cồn, sánh ngang với Thư Kỳ, Chung Lệ Đề, Khâu Thục Trinh... và được gọi là "biểu tượng gợi cảm của Hong Kong", "nữ hoàng phim nóng", "ngôi sao phim 18+ có gương mặt đẹp nhất"...
Trịnh Diễm Lệ từng hai lần bị đồng nghiệp lợi dụng cảnh quay, sàm sỡ trên phim trường nhưng không thể phản kháng. Đó là khi cô quay bộ phim Con gái của bóng tối 2vàĐoạn tình Từ Hy. Do đó, sau này Trịnh Diễm Lệ chuyển sang Đài Loan đóng phim.
![]() ![]() |
Nữ diễn viên gốc Việt từng là ngôi sao nổi bật của dòng phim 18+ Hong Kong. |
Khi bước vào tuổi trung niên, Trịnh Diễm Lệ có cuộc sống vất vả, túng thiếu. Nữ diễn viên từng đi phục vụ tại quán ăn nhanh, mỗi ngày đứng 10 tiếng nhưng kiếm được số tiền ít ỏi. Hiện tại, sức khỏe của cô lại giảm sút khiến Trịnh Diễm Lệ lo lắng không đủ tiền trang trải sinh hoạt phí.
Theo Tiền Phong" alt="'Biểu tượng gợi cảm của Hong Kong' Trịnh Diễm Lệ bệnh nặng"/>Sự việc đau lòng xảy ra vào rạng sáng 20/11 tại huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng).
Người thân nạn nhân cho biết, khoảng 0h sáng 20/11, thầy Đ.X.T (cán bộ thuộc Trường THCS Đỗ Thúc Tịnh) đang ngủ thì kêu nóng nên vùng dậy ra trước hiên nhà. Một lúc sau không thấy thầy vào, gia đình ra tìm thì bàng hoàng thấy nạn nhân nằm bất động ở bờ ruộng cạnh nhà.
Người thân hô hoán cấp cứu tuy nhiên nạn nhân được xác định đã tử vong. Bên cạnh thi thể còn có một bình xăng loại 1,5 lít và bật lửa đã bị cháy vỏ.
![]() |
Trường THCS Đỗ Thúc Tịnh nơi thầy T. làm việc |
Trao đổi với VietNamNet, bà Phạm Hồ Quỳnh Trang, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hòa Vang xác nhận, đơn vị đã nhận được báo cáo từ Trường THCS Đỗ Thúc Tịnh về vụ việc.
Bà Trang cho hay, theo báo cáo từ cơ sở, thầy T. bị bệnh trầm cảm từ khoảng 10 năm nay. Vụ việc nhiều khả năng do bệnh lí của nạn nhân.
Bà Trang cũng cho biết thầy T. chỉ còn hơn 20 ngày nữa là nghỉ hưu. Trong công việc thầy hoàn toàn không có mâu thuẫn gì.
Thầy Thầy Cáp Phi Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Đỗ Thúc Tịnh cho biết, cách đây 7 năm, thầy T. bị mắc chứng bệnh trầm cảm, thần kinh không bình thường nên được cho nghỉ giảng dạy, chuyển ua phụ trách thư viện. Tuy nhiên sau đó do bệnh khá nặng, thầy được chuyển sang bộ phận chăm sóc cây cảnh trong trường.
Thầy Hà cho hay, dù không còn giảng dạy nhưng thầy T. vẫn được nhận chế độ lương bổng như giáo viên.
Ông Nguyễn Văn Quý, nguyên Phó phòng GD-ĐT Hòa Vang, Hiệu trưởng Trường THCS Đỗ Thúc Tịnh cho hay, lẽ ra thầy T. đã phải nghỉ việc từ 10 năm trước do có vấn đề sức khỏe và tâm lý nhưng được giữ lại vì hoàn cảnh gia đình.
Cơ quan chức năng cũng nhiều lần động viên thầy T. nghỉ hưu theo diện chính sách nhưng thầy T. vẫn muốn ở lại.
Thầy giáo trong lúc coi thi trong kỳ thi THPT Quốc gia đã bị đột quỵ tử vong.
" alt="Thầy giáo tự thiêu trong ngày 20/11"/>