Báo công nghệ đưa tin chiến tranh: Nỗ lực sống sót trong cuộc chiến Nga – Ukraine
Vera Chernysh là CEO kiêm biên tập viên của ba ấn phẩm công nghệ và tin tức kinh doanh lớn nhất ở Ukraine: MC.today,áocôngnghệđưatinchiếntranhNỗlựcsốngsóttrongcuộcchiếnNga–kq c2 ITC.UA và Highload. Dù là công dân Bồ Đào Nha, Chernysh đến từ Odessa, Ukraine và chứng kiến cảnh quê hương của cô thay đổi đáng kể kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2. Chernysh và chồng, Timur Vorona - người cùng điều hành và quản lý các trang tin, quyết định chuyển đổi, từ đưa tin về xu hướng công nghệ mới nhất sang đưa tin về chiến sự.
Chernysh và Vorona không sống tại Ukraine song phần lớn nhân viên và phóng viên của họ đều ở đây.
Nhà của một nhà báo đổ nát sau khi bị rocket tấn công |
“Ngày 24/2, tôi thức dậy và xem được tin tức về cuộc chiến. Tôi nằm trên giường 3 tiếng chỉ để xem video tên lửa và theo dõi mọi người trong nhóm chat về những gì đang diễn ra. Và rồi, tôi nhận ra cần đứng dậy và mạnh mẽ hơn trong tình huống này. Vì vậy, tôi tập hợp cả nhóm. Trong một cuộc gọi qua Zoom, tôi nhìn thấy xe tăng đi ngang qua cửa sổ một trong những nhân viên vào sáng sớm”.
Cũng trong cuộc họp ấy, Chernysh nói với cả nhóm rằng, đầu tiên và quan trọng nhất, họ là nhà báo. Họ kể lại các câu chuyện và đưa tin chính xác đến mọi người nhanh nhất có thể.
Từ trang tin công nghệ đến tin tức chiến trường
Ba ấn phẩm của Chernysh có 70% nhân viên nữ và tổng cộng 40 nhà báo, thường tập trung vào công nghệ mới nổi và tin tức kinh doanh tại Ukraine với khoảng 4 triệu độc giả mỗi tháng. Sau khi chuyển sang đưa tin chiến sự và thông tin liên quan, độc giả của họ tăng mạnh lên gần nửa triệu độc giả mỗi ngày.
Thay vì đưa tin về sự kiện công nghệ của Apple vào ngày 10/3, các nhà báo bắt đầu viết về cách tạo ra những nơi trú ẩn tạm thời trong các căn hộ, cách thoát ra ngoài an toàn nếu có nổ pháo kích và làm thế nào để giữ sức khỏe nếu có một vụ nổ hóa chất. Họ còn viết bài để trợ giúp những người đã di cư và cần làm gì nếu là người tị nạn.
Hai nhân viên của Chernysh làm việc dưới các hầm trú ẩn |
Một số nhân viên của Chernysh làm việc, đưa tin từ các hầm trú bom được trang bị Wi-Fi khắp Ukraine. Một trong những biên tập viên game nay là một phần của lực lượng Phòng thủ lãnh thổ Ukraine. Anh thức dậy từ 6 giờ sáng và làm công việc bán thời gian với tư cách một nhân viên lực lượng. Sau bữa trưa, anh quay lại làm một nhà báo.
Các phóng viên công nghệ khác đã tị nạn an toàn tại các nước lân cận. Sau đó, họ tiếp tục công việc đưa tin và viết bài cho MC.Today, ITC.UA và Highload.
Chỉ vài ngày trước khi chuyển hướng các tờ báo, công ty của Chernysh cũng như các hãng truyền thông khác trở thành mục tiêu của tấn công mạng. “Ban đầu, chúng tôi không biết làm gì. Họ cố làm sập website của chúng tôi nhưng chúng tôi có một đội hỗ trợ khá tốt, chịu trách nhiệm bảo mật. Họ đã điều chỉnh để website không bị gián đoạn quá lâu. Tôi nghĩ các cuộc tấn công diễn ra trong khoảng 5 ngày đầu và sau đó, mọi thứ ổn định”, Chernysh nói.
Ngay sau khi bị tấn công mạng, các chuyên gia công nghệ thông tin đã củng cố các giao thức như tạm dừng đăng ký trên website, phòng trường hợp kẻ tấn công chiếm được quyền khi đăng ký tài khoản. Từ khi xung đột xảy ra, tấn công mạng không chỉ nhằm vào báo chí Ukraine mà còn cả các tổ chức, website chính phủ, viễn thông, quân sự, tài chính.
Trong tương lai gần, các trang tin công nghệ có thể chưa thể quay trở lại công việc ban đầu của họ. Chernysh và nhóm của mình vẫn cố gắng đưa tin nhanh nhất và chính xác nhất về cuộc xung đột, giúp người dân Ukraine được an toàn.
“Ước mơ của tôi là chúng tôi sớm được dừng đưa tin chiến sự và quay lại kể những câu chuyện về những người Ukraine tuyệt vời gây dựng kinh doanh. Chúng tôi cần mọi người giúp sống sót để duy trì hoạt động báo chí vì Ukraine”.
Ngay khi cuộc chiến bắt đầu, doanh thu quảng cáo của các ấn phẩm đều bị dừng lại. Trận chiến vô hình mà Chernysh và các đồng nghiệp đang phải đối mặt, bên cạnh xe tăng, bom đạn và tên lửa, chính là làm sao để có kinh phí hoạt động. Chernysh đã lập một quỹ để huy động vốn hỗ trợ các công ty truyền thông trong thời gian này.
Du Lam (Theo VentureBeat)
Ukraine bắt đầu chuyển dữ liệu nhạy cảm ra nước ngoài
Một số cơ sở dữ liệu chính phủ Ukraine đang đặt trên máy chủ đám mây tại Ba Lan. Các quan chức nước này cũng đang đàm phán thỏa thuận tương tự với Pháp, Estonia và vài nước khác.
(责任编辑:Bóng đá)
- Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- Cơ hội để trở thành MC của VTV
- 'Anh Tây' rành tiếng Việt 'bóc trần' chiêu bẫy giá của sạp trái cây vỉa hè
- Garage hạnh phúc tập 20: Sơn Ca đau lòng khi thấy ông bán hàng rong
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
- Đấu trí tập 50: Hiếu mobile làm công an trở tay không kịp
- Chị em không tiếc tiền chơi hoa, mua hàng trăm chiếc bình
- Đề xuất vốn đường vành đai tây Cần Thơ tăng gần 2.800 tỷ đồng
- Soi kèo phạt góc Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1
- Em Bùi Hoài Nam bị ung thư xương tiếp tục được bạn đọc giúp đỡ
- Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc
- Xếp hạng tỷ lệ ly hôn trên thế giới: Bất ngờ vị trí của Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1: Hòa là đủ
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 19/6: Nóng bỏng Euro 2020
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng
- Hàng trăm người sập bẫy mua 'bùa yêu' của 3 đối tượng ở Hà Nam
- Lê Dương Bảo Lâm tặng mẹ nhẫn kim cương trên sóng truyền hình
- Thay con 'dằn mặt' bạn
- Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
- Không cho cháu thừa kế, cụ bà qua đời để lại 5,4 triệu USD cho người chăm sóc