Nói đến nghề giáo, người ta thường dùng nhiều mỹ từ, nhưng tâm thức của người Việt từ xưa đến nay là cụm “tôn sư trọng đạo”. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”; “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... để thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc học, vị thế của người thầy.
Trong thời đại số 4.0, trải qua đại dịch Covid–19, với 22 năm công tác trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp, tôi chiêm nghiệm mối quan hệ thầy – trò giờ đây đã khác trước. Trước hết, đó là sự lệ thuộc về mặt tri thức.
Đối với các cấp bậc như đại học và sau đại học, vai trò của người thầy là sự gợi mở, hướng dẫn để học trò tự tìm đến cái đích của khoa học, kiến thức, mức độ tự học được đẩy lên cao. Còn ở cấp bậc dưới, sự phụ thuộc cao hơn, bởi liên quan đến việc người thầy truyền dạy kiến thức chuẩn chỉ trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, ở cấp trung học phổ thông cũng đang có sự chuyển dịch, để giảm bớt sự phụ thuộc.
Học trò hiện nay có internet, sách, báo, tài liệu tham khảo đa dạng, đồng nghĩa với có nhiều "người thầy" hơn. Vai trò “độc tôn” về mặt kiến thức của người thầy hiện nay không còn tồn tại, các thầy không đơn thuần là chỉ truyền dạy những kiến thức, người thầy phải dạy được cho học trò phương pháp tư duy, phải liên tục kết hợp giữa việc dạy và tự học, cập nhập những kiến thức mới, tức là người thầy phải học nhiều hơn, càng rõ ở những bậc học cao như thạc sĩ, tiến sĩ.
Tuy nhiên, sự bất lệ thuộc của sinh viên vào người thầy, vô tình tạo ra một áp lực lớn cho người thầy định vị bản thân và tạo ra giá trị. Từ đó gia tăng sự cạnh tranh và đào thải nghề nghiệp, mặc dù tình trạng thiếu giáo viên ở mọi cấp học vẫn là phổ biến! Nếu không đảm nhận tốt vai trò ở thời kỳ 4.0, nôm na là được nghề "chọn", họ có xu hướng tự bước ra khỏi hệ sinh thái học tập và giảng dạy. Sự khắt khe này trong khi thu nhập nghề nghiệp chưa thoả đáng trong nặt bằng chung xã hội thực là một nghịch lý. Tuy nhiên, tôi cho đây là áp lực lành mạnh. Không chỉ là câu chuyện học trò có quyền từ chối thầy, mà sâu xa là xã hội sẽ từ chối những người thầy đó. Quả thực, sự thay đổi lớn của nghề giáo trong định vị xã hội hiện nay chính ở chỗ này.
Sự bất lệ thuộc về mặt kiến thức cũng dẫn đến mối quan hệ của thầy trò thay đổi. Cụ thể, nó giản dị, bớt phân ngôi hơn (ngôi chủ động, bị động, cao, thấp, trên, dưới...). Dường như quan hệ thầy trò ngày càng đồng đẳng hơn. Đối với những sinh viên trưởng thành sớm, sau khi ra trường vài năm, các bạn có học vị, sau đó trở thành thầy cô giáo của những thế hệ mới, thậm chí chỉ hơn học sinh vài tuổi, cho nên sự đồng đẳng về mặt hình thức như thế này cũng là dễ hiểu.
Chính vì thế, nhìn sâu một chút, tôi thấy khoảng cách giữa thầy và trò là vấn đề tế nhị.
Có quan điểm cởi mở cho rằng, nên xóa nhòa khoảng cách thầy và trò! Điều này thực ra vẫn đang là một dấu chấm hỏi trong thực hành, liệu "xoá nhoà khoảng cách" có tốt hay không? Một số người khác lại cho rằng, thầy vẫn phải là thầy, phải giữ khoảng cách với học trò, để tạo ra áp lực lẫn nhau và duy trì một môi trường học tập có sự nỗ lực vượt thách thức, chứ không thể xuề xòa “cá mè một lứa”.
Tôi cho rằng xóa nhòa khoảng cách thầy - trò không hoàn toàn phù hợp vì học trò cần được tạo động lực trong việc học tập, đặc biệt là tự học. Cho nên, các em cần phải chịu áp lực từ thầy cô giáo, chứ không phải là các em tự nhiên đã tích cực học tập, nhất là ở cấp học thấp.
Nếu muốn tạo áp lực học tập, thầy không phải lúc nào cũng xuề xoà, dễ tính, có đôi khi cần tỏ ra bí hiểm, “áp chế” để học trò phải nể, hoặc học trò cần cảm giác ngại nếu không đạt kết quả mong muốn của cả thầy và trò. Từ đó sự lười biếng của học trò mới có thể bị phá đi, tình trạng tự mãn, tự bằng lòng với thực tại và một vài yếu tố tiêu cực dẫn đến tình trạng học trò không thích học, không chủ động học phần nào được giải quyết!
Qua một thời gian dài, tôi chiêm nghiệm khoảng cách giữa thầy và trò phải tinh tế. Nhiều giáo viên vẫn loay hoay định vị bản thân là gần gũi đến đâu thì đủ, hay có nên gần gũi với sinh viên hay không. Theo tôi, đây cũng là một trong những vấn đề của thời đại cần phải bàn luận, làm sao để có thể định vị được mối quan hệ thầy trò, khoảng cách giữa thầy trò phải nên như nào.
Với thời lượng ít ỏi những buổi lên lớp, ngoài kiến thức chuyên môn, tôi luôn cố gắng chia sẻ với học trò của mình những kỹ năng ứng xử, tình huống giao tiếp. Học sinh - sinh viên hiện đại đang đứng ở ngã ba đường, họ mong muốn chinh phục những thử thách, được thể hiện mình, nhưng họ thường loay hoay về cách làm, không biết phải làm thế nào hoặc dễ làm sai. Vậy nên, người thầy hãy là người chỉ dẫn, để các em tìm ra cho được con đường đi phù hợp nhất.
Nhiều sinh viên tha thiết hỏi tôi bí quyết để nói tốt, để thành công trước công chúng, tôi chỉ nói rất giản dị: Các em hãy đọc nhiều hơn! Đọc những thứ kích thích chúng ta có một suy nghĩ lâu dài, nhận thức được đủ trách nhiệm với chính mình và xã hội, khi cơ hội sống và cống hiến không bị giới hạn, từ đó chúng ta mới có thể hội nhập và trở thành một công dân toàn cầu.
MC Lê Anh
Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Trên công trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận nỗ lực, trách nhiệm, cố gắng và những kết quả đạt được của các bộ, ngành, cơ quan, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu và đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trong triển khai các dự án.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo tiến độ thi công đường điện 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát... tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và đường dây 500 kV mạch 3, theo đúng tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, vượt nắng, thắng mưa, làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên Tết", bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật các dự án, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà động viên cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường đường dây 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Dự kiến sau khi đi thị sát hiện trường, Phó Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan về việc triển khai 2 dự án trọng điểm nói trên để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc và xử lý các đề xuất, kiến nghị.
Quyết liệt triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Với đường dây 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, Phó Thủ tướng đã kiểm tra tiến độ thi công tại vị trí 345 thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và vị trí 175 thuộc xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; tặng quà, động viên, thăm hỏi cán bộ, công nhân, người lao động tham gia dự án.
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 514 km nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) với tổng vốn đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD). Các dự án này đều khởi công tháng 10/2023 và tháng 1/2024.
Đường dây này được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành vào tháng 6/2024, để tăng cung ứng điện cho miền Bắc, tránh tình trạng thiếu điện cục bộ như thời điểm đầu hè năm 2023.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà của Thủ tướng Chính phủ và động viên cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Trước đó, trong hai ngày 27-28/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra công trường và chủ trì cuộc họp trực tuyến với 9 địa phương có dự án đi qua (Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
Ngay sau cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và các Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, miền Trung đã chủ động, khẩn trương triển khai ngay các nội dung công việc theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác thi công được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến; nhiều khó khăn, vướng mắc cũng đã được các đơn vị phối hợp giải quyết; các đơn vị thi công cũng thực hiện đúng cam kết với Thủ tướng.
Phó Thủ tướng kiểm tra thực địa thi công dự án 500 kV Quảng Trạch-Quỳnh Lưu. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Theo báo cáo của EVNNPT, đến nay, tổng cộng đã thực hiện bàn giao mặt bằng được 1.114/1.180 (94%) vị trí móng cột. Từ ngày 28/01/2024 đến hết ngày 16/02/2024 đã hoàn thành đúc móng thêm 38 vị trí, triển khai thi công thêm 421 vị trí móng; bàn giao thêm 733 vị trí móng cột.
Tiến độ triển khai các dự án thành phần đường dây 500 kV mạch 3.
Đáng chú ý, EVNNPT, các nhà thầu đã tích cực, chủ động liên hệ, làm việc với chính quyền tất cả các tỉnh, huyện và một số xã để phát huy, tận dụng nguồn lực tại chỗ nhằm thực hiện công tác "4 tại chỗ" theo chỉ đạo của Thủ tướng, bao gồm cung cấp vật liệu tại chỗ, nhân công tại chỗ, máy móc thi công tại chỗ, đơn vị thi công và lực lượng đền bù thi công tại chỗ. Như tại vị trí 345, Phó Thủ tướng được các đơn vị báo cáo là có 45 lao động người địa phương tham gia thi công.
Công tác thi công đường dây 500 kV mạch 3 được triển khai đồng loạt trên toàn tuyến. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay với dự án là thủ tục chuyển đổi đất rừng, đường tạm phục vụ thi công của từng dự án thành phần; công tác thi công có những khó khăn về huy động máy móc thiết bị…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt tại vị trí nút giao với Quốc lộ 46B. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt nỗ lực bù lại thời gian bị chậm
Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại vị trí nút giao với Quốc lộ 46B; tặng quà, động viên, thăm hỏi cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường.
Cùng với đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn Diễn Châu -Bãi Vọt là dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
Trước đó, trong Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu tập trung nguồn lực, tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" bảo đảm hoàn thành 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo theo đúng tiến độ yêu cầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Dự án Diễn Châu - Bãi Vọt có chiều dài 49,3 km đi qua 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, là dự án BOT với tổng mức đầu tư 13.339 tỷ đồng, thời gian thi công dự kiến 3 năm, hoàn thành tháng 5/2024, thời gian thu phí và vận hành khai thác 16 năm 6 tháng.
Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; giá trị sản lượng của các nhà thầu là 6.157/8.595 tỷ đồng, tương đương 72% giá trị hợp đồng.
Đến nay, dự án Diễn Châu - Bãi Vọt đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm tiến độ và chỉ đạo đôn đốc nhà đầu tư, và các đơn vị thi công tập trung mọi nguồn lực, thi công "3 ca 4 kíp" để bù lại thời gian đầu của dự án (khoảng 18/36 tháng) chưa thi công do doanh nghiệp dự án vướng thủ tục ký hợp đồng tín dụng.
Do đó, năm 2023, các nhà thầu thi công có chuyển biến, đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên tiến độ một số hạng mục chưa đáp ứng được yêu cầu.
Với các kiến nghị của nhà đầu tư và địa phương liên quan tới việc đầu tư ngay nhánh trái hầm Thần Vũ (giai đoạn 1 hiện nay chỉ xây dựng nhánh phải, còn nhánh trái dự kiến đầu tư sau) và xây dựng thêm các nút giao để mở ra không gian phát triển mới, phát huy tối đa hiệu quả dự án, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đề nghị các chủ thể nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán hiệu quả tổng thể và báo cáo cụ thể hơn tại cuộc họp sau khi thị sát hiện trường.
(Nguồn: Báo Chính phủ)" alt=""/>Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ 2 dự án hạ tầng trọng điểmNgày 9/11, Công ty Anphabe phối hợp với Công ty Nghiên cứu Thị trường Intage Việt Nam và các đơn vị đã công bố bảng xếp hạng 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022. Đây là năm thứ 9 Anphabe khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Năm 2022, quy mô của cuộc khảo sát được mở rộng hơn để đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam. 57.939 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc đã tham gia bình chọn theo nhiều tiêu chí trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2022, với 515 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề.
Đại diện Anphabe cho biết, kết quả bình chọn là thước đo quan trọng để các doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình dưới góc độ một nơi làm việc trong mắt nhân viên và nhân tài mục tiêu. Kết hợp với việc bình chọn, khảo sát cũng như tiên phong nghiên cứu sâu những xu hướng nguồn nhân lực và môi trường làm việc quan trọng, trở thành nguồn thông tin được cộng đồng lãnh đạo và nhân sự mong chờ hàng năm.
MobiFone hiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có môi trường làm việc đáng mơ ước. Là 1 trong 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam, MobiFone từng lọt Top 20 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2014, Top 10 công ty CNTT hàng đầu Việt Nam năm 2020, doanh nghiệp này hiện trả mức lương trung bình các vị trí kỹ sư CNTT, lập trình viên lên tới 40 triệu đồng/tháng.
Hiện nay mức đóng góp ngân sách của nhân viên MobiFone khá cao so với các doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. MobiFone cũng là một trong những doanh nghiệp có năng suất lao động cao nhất hiện nay, mức năng suất mà rất ít doanh nghiệp đạt được.
Quỳnh Anh
" alt=""/>MobiFone vào Top 50 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn 2022