Trước tiên, hãy nghiên cứu văn hóa công ty để biết mức độ trang trọng mà các nhân viên thể hiện nơi công sở. Nếu bạn rà soát trang web và tài khoản mạng xã hội của công ty mà vẫn không xác định được quy định về trang phục, hãy hỏi thẳng đầu mối tuyển dụng của công ty. Nói đơn giản là bạn muốn biết quy tắc ăn mặc phù hợp cho cuộc phỏng vấn sắp tới.Bạn cũng nên xem xét vị trí và ngành làm việc. Ví dụ: nếu bạn đến phỏng vấn ở một công ty thuộc lĩnh vực tài chính hoặc luật, rõ ràng một bộ trang phục công sở nghiêm túc sẽ an toàn. Đối với các vị trí và văn phòng ít trang trọng hơn, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn với “business casual”.
Business casual là gì?
Dù không có một định nghĩa nhất định, business casual thường có nghĩa là ăn mặc chuyên nghiệp nhưng không quá trịnh trọng. Nó lịch sự hơn jeans và áo phông nhưng thoải mái hơn các bộ suit tham dự sự kiện. Nó gần như là trang phục “luôn đúng” ở các công ty và là sự lựa chọn thông minh khi đi phỏng vấn ở hầu hết các ngành.
Ví dụ business casual cho nữ
Áo đơn giản, chuyên nghiệp
- Áo sơ mi cài cúc, áo sơ mi đơn giản
- Áo khoác ngoài: cardigan, blazer xanh navy hoặc áo len (trừ mùa hè)
- Màu sắc trung tính, hoa văn đơn giản.
- Tránh những chiếc áo quá mỏng hoặc quá khổ, không vừa vặn, cổ áo quá trễ và vải dễ nhăn
- Váy dáng dài đơn giản kết hợp thắt lưng
Quần tây hoặc chân váy
- Quần tây màu hoặc váy bút chì (dài đến đầu gối hoặc dài hơn)
- Màu đen, xanh nước biển hoặc tối màu
- Chất liệu kaki hoặc quần cotton dáng đứng
- Sơ-vin khi mặc cùng sơ mi để có vẻ ngoài gọn gàng
Giầy kín mũi thoải mái
- Giầy kín mũi hoặc xăng-đan bệt, cao gót, đế thấp
- Màu đen, nâu
- Không nhăn nhúm, xước xát hoặc bẩn
- Tránh: xăng-đan nhiều dây, dép tông, các đôi cao gót siêu nâng chân, sneaker hoặc giày quá màu mè
Phụ kiện đơn giản
- Khuyên tai dạng vòng hoặc đinh tán đơn giản, vòng cổ thanh mảnh và 1 - 2 chiếc vòng tay đơn giản.
- Tránh vòng tay, vòng cổ và hoa tai có kích thước lớn, tạo âm thanh loảng xoảng hoặc gây rối mắt.
- Nếu bạn sơn móng tay, hãy chọn màu nhẹ nhàng, tông pastel
Ví dụ business casual cho nam
Áo sơ mi có cổ với tay dài
- Màu sắc tươi nhẹ, sơ vin
- Cà vạt họa tiết đơn giản hoặc chỉ một màu (không bắt buộc đeo tại nhiều công sở)
- Áo khoác ngoài xám, đen, hoặc xanh than (trừ mùa hè)
- Tránh mặc áo polo
Quần chinos hoặc quần dài
- Vải cotton, chinos hoặc kaki
- Màu trung tính như xám, đen, nâu và xanh nước biển (dễ kết hợp với nhiều màu áo)
- Một số nơi chấp nhận quần jean tối màu
Giày tối màu với tất cùng màu
- Giày da màu tối, được đánh bóng
- Giày lười màu nâu hoặc đen, giày buộc dây, Oxford hoặc giày bít mũi lịch sự để tôn lên trang phục của bạn
- Đảm bảo mang tất dài đến ngang bắp chân, phù hợp với màu quần của bạn
- Tránh đi tất thể thao
Điểm nhấn đơn giản
- Đồng hồ đeo tay cổ điển với dây đeo bằng kim loại hoặc da
- Tránh những đồ trang sức gây mất tập trung: hoa tai, vòng cổ hoặc vòng tay, nhẫn bản lớn nhiều màu.
- Thắt lưng da gần giống với màu giày
- Túi xách da đơn giản, dáng chữ nhật hoặc vuông
Chuẩn bị kỹ càng
Hãy mặc thử trang phục hoàn chỉnh của bạn trước hôm phỏng vấn 1 ngày để đảm bảo mọi thứ đều vừa vặn, sạch sẽ và chuyên nghiệp. Hãy kiểm tra xem có nếp nhăn, vết bẩn, lỗ thủng hoặc lông thú cưng không. Chú ý chọn trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, mát mẻ - bạn sẽ không muốn mình rịn mồ hôi đầm đìa khi trả lời phỏng vấn đâu.
Điều cần tránh khi đi phỏng vấn
Bạn cần tránh mắc phải các lỗi sau khi đi phỏng vấn: Dép tông và các loại dép hở mũi, không có quai hậu; Giày dép nhiều màu; Áo ba lỗ hoặc áo sơ mi mỏng; Quần soóc; Đồ lót lộ ra ngoài; Váy quá ngắn; Áo sơ mi quá cộc; Nước hoa hoặc xịt toàn thân có mùi quá mạnh (trong phòng họp nhỏ, mùi mạnh có thể gây khó chịu hoặc làm mất tập trung).
Với những bí quyết trên, CareerBuilder tin rằng bạn sẽ có một ngoại hình lịch sự, sáng sủa và đầy chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt="Nên mặc gì khi phỏng vấn xin việc?"/>
Nên mặc gì khi phỏng vấn xin việc?
Điểm sàn Trường ĐH Luật TP.HCM cụ thể như sau: Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết năm 2021 sẽ đẩy mạnh đào tạo liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý), trong đó đặc biệt tập trung vào chương trình đào tạo liên thông từ ngành Quản trị kinh doanh và ngành Ngôn ngữ Anh sang ngành Luật.
Theo đó, sau khi đã học xong năm thứ 2 của ngành thứ nhất (ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Luật TP.HCM), nếu đạt học lực từ loại khá trở lên, sinh viên sẽ được đăng ký học liên thông sang ngành Luật.
Sau thời gian từ 5 năm đến 5,5 năm (tính từ năm 2021), nếu sinh viên hoàn thành cả 2 chương trình đào tạo sẽ được nhà trường xét tốt nghiệp và cấp 2 văn bằng cử nhân trình độ đại học hệ chính quy (trong đó có bằng cử nhân ngành Luật).
Về học phí Trường ĐH Luật TP.HCM năm học 2021-2022 với lớp đại trà (ngành Luật, ngành Luật Thương mại quốc tế, ngành Quản trị - Luật và ngành Quản trị kinh doanh): 18 triệu đồng/ sinh viên; Lớp đại trà ngành Anh văn pháp lý: 36 triệu đồng/ sinh viên; Lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh: 45 triệu đồng/sinh viên; Lớp chất lượng cao ngành Quản trị - Luật: 49,5 triệu đồng/sinh viên.
Mức này thấp hơn so với mức dự kiến trước đó. Tuy nhiên, theo nhà trường điều này nhằm chia sẻ với phụ huynh, sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Lê Huyền
Điểm chuẩn Trường ĐH Luật Hà Nội những năm gần đây
Luật Kinh tế xét theo tổ hợp C00 luôn là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Trường ĐH Luật Hà Nội trong những năm gần đây. Thậm chí, năm 2020, ngành này còn lấy tới 29 điểm.
" alt="Điểm sàn và học phí Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2021"/>
Điểm sàn và học phí Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2021