Những sáng kiến mới trong việc liên kết vì lợi ích chung giữa di sản và các ngành công nghiệp sáng tạo cũng như cộng đồng doanh nghiệp được đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Sáng tạo di sản tương lai - Kinh nghiệm hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa”.Phát lộ nhiều dấu tích quý giá tại di tích lăng Đồng Khánh
Chiêm ngưỡng ngôi chùa sẽ tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
Thiên thạch Mặt Trăng đã về tới Chùa Tam Chúc
Văn phòng UNESCO Hà Nội, ĐH Sydney (Australia) và Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam (Hội đồng Di sản Quốc gia) vừa tổ chức tọa đàm “Sáng tạo di sản tương lai - Kinh nghiệm hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa”.
Vào tháng 1/2018, UNESCO đã khởi động một mạng lưới truyền thông và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu di sản và quản lý tổ chức nhằm kết nối và xúc tiến các cuộc thảo luận, nghiên cứu sâu rộng hơn về đóng góp mà ngành văn hóa có thể mang lại cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước. Ngay sau đó, cuộc tọa đàm bàn tròn đầu tiên đã được tổ chức nhằm thảo luận về cách tiếp cận dựa trên quyền trong quản lý các di sản thế giới.
|
TS. Jane Gavan, ĐH Sydney (Australia), trình bày những kết quả của dự án “Sáng tạo sản xuất năm 2018” của UNESCO Việt Nam. |
Trên cơ sở đó, tại tọa đàm lần này các chuyên gia, đại diện các đơn vị công nghiệp, các nghệ sĩ và nhà thiết kế đã phân tích ý nghĩa thực sự của khái niệm di sản, vốn được biết đến như một giá trị cốt yếu của Việt Nam, đối với các cộng đồng khác nhau. Trong đó, điển hình là những sáng kiến mới trong việc liên kết vì lợi ích chung giữa di sản và các ngành công nghiệp sáng tạo cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Theo TS. Jane Gavan ĐH Sydney (Australia), những gì ta đang thấy hôm nay sẽ là di sản cho tương lai, chính vì vậy phải tìm cách phát huy tiềm năng của các sáng tạo nói chung nhằm phát triển kinh tế.
“Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là xây dựng các hoạt động hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa, thử nghiệm để chia sẻ thành công các sản phẩm làm được trong quá trình này”, TS. Jane Gavan nói.
TS. Jane Gavan mong muốn cả cộng đồng, từ các nghệ sĩ, các nhà thiết kế, đại diện các ngành công nghiệp, truyền thông cùng vào cuộc chứ không thực hiện một cách đơn lẻ. Bên cạnh đó, chứng minh tiềm năng liên kết cộng đồng sáng tạo để tạo ra các câu chuyện có sức lay động.
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng, chủ đề sức mạnh mềm văn hóa là môt trong những vấn đề rất thú vị hiện nay tại Việt Nam.
“Chúng tôi nhận thấy Việt Nam là một đất nước nhiều di sản văn hóa. Nhưng có một thách thức đặt ra là rất nhiều du khách đến đây đã hơi chút thất vọng bởi sản phẩm du lịch văn hóa nói chung không có nhiều tính mới hoặc tính sáng tạo trong đó. Chính vì thế, hơn lúc nào hết Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa phát triển trong một giai đoạn mới.
Do vậy, sức mạnh và nguồn lực văn hóa cần phải được sáng tạo và chuyển hóa thành những quyền lực mềm. Với dự án đưa ra của UNESCO, chúng tôi đặt những ưu tiên và kỳ vọng đạt được tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới trong nhìn nhận văn hóa dưới góc độ những người tạo ra di sản trong tương lai”, Ông Michael Crof nhấn mạnh.
Tình Lê
" alt=""/>Sáng tạo di sản tương lai
Khi sếp yêu cầu "Add friend"
Linh (25 tuổi, Hà Nội) được xem là tín đồ của Facebook bởi cô nàng thường xuyên post ảnh, status mọi lúc mọi nơi, bằng máy tính hay điện thoại... Công ty của Linh chủ yếu là các anh chị lớn tuổi nên rất ít người "chơi phây", có người lập Facebook nhưng để mốc meo, cả tháng chẳng thèm vào update lấy một lần. Bởi thế, Linh khá thoải mái trong việc ăn nói, phàn nàn về chuyện công ty khi có gì không vừa lòng, bởi khi cô post lên, đa phần đều có bạn bè ủng hộ. Linh cũng không ngần ngại nói xấu sếp bất cứ lúc nào cô không vừa lòng vì Linh biết, sếp không dùng Facebook và càng không biết tài khoản của cô.
|
Linh là tín đồ cuồng "Phây", cứ rảnh rang là cô lại vào Facebook post ảnh, post status và đôi khi là cả những lời nói xấu sếp - (Ảnh minh họa). |
Mọi chuyện bắt đầu khiến Linh rối tung cả lên khi sếp bắt đầu chuyển hướng quan tâm đến mạng xã hội. Theo lý giải của sếp thì đợt vừa rồi có tham gia khóa học về marketing trực tuyến, phát hiện ra mạng xã hội quả thực có nhiều ưu điểm. Vì thế, sếp quyết định bắt tất cả các nhân viên trong công ty lập Facebook và thường xuyên vào cập nhật, những ai có tài khoản rồi thì chia sẻ để mọi người kết bạn.
Cứ nghĩ sếp hứng lên thì nói vậy rồi quên ngay, ai dè hôm sau, Linh tá hỏa nhận được một message kết bạn từ một tài khoản khá lạ. Hỏi ra mới biết, đó là tài khoản Facebook của sếp, yêu cầu tất cả nhân viên confirm. Linh đành phải dùng kế trì hoãn, chưa chấp nhận lời mời kết bạn vội mà cứ để trạng thái treo rồi cuống cuồng lật lại status của mình để xóa vợi đi những câu động chạm đến sếp.
Khổ nỗi cô nàng cũng chẳng nhớ hết, mà suốt mấy năm nay cô post không biết bao nhiêu status... Linh chóng mặt tìm và xóa. Nhiều lúc nản quá, lại bị sếp hỏi sao chưa kết bạn với sếp, Linh chỉ muốn lập một tài khoản mới cho xong, nhưng cô hiểu rằng, tài khoản mới càng khiến mọi người nghi ngờ bởi bấy lâu nay cô là người mê Facebook nhất công ty, không thể có chuyện chưa có tài khoản trên "phây" được. Linh chỉ biết than trời kêu khổ vì đã trót lỡ nói xấu sếp trên Facbook.
Mất việc vì vài lời trên "Phây"
Chuyện bắt đầu từ khi cả phòng kế toán của Nga (32 tuổi, Hà Nội) rủ nhau lập Facebook. Hằng ngày, dù bận rộn nhưng không ai quên "nhiệm vụ cao cả" là vào "phây" để post một bức hình, một câu trạng thái hay đơn giản là để xem hôm nay thiện hạ "khoe" gì. Gần như mọi người trong công ty đều có Facebook của nhau, kể cả sếp. Mỗi khi ai đó đăng gì lên bức tường của mình, ngay lập tức các đồng nghiệp chiến hữu bao giờ cũng là người vào Like và comment đầu tiên.
Nếu chỉ có những chuyện buồn vui trong cuộc sống, công việc, những câu status bình thường, thể hiện các cung bậc tình cảm hỉ nộ ái ố thì có lẽ đã không thành vấn đề nghiêm trọng. Nhưng hôm đó, Nga bị sếp mắng tơi tả vì bản báo cáo tổng kết cuối năm trình lên các sếp trên Tổng công ty của Nga quá chân thực, kiểu có gì nói nấy. Sếp muốn cô "mô-đi-phê" một chút cô lại không nghe, cứ thích "vạch áo cho người xem lưng". Nhìn bản báo cáo của Nga, sếp nổi trận lôi đình, khỏi phải nói cơn giận trút xuống ghê gớm thế nào, Nga đành phải ngồi rà lại từ đầu để có một bản báo cáo theo ý sếp.
Vừa mệt, vừa mất thời gian lại không tán thành với cách làm của sếp, Nga xả stress bằng cách lên Facebook chia sẻ: "Làm ăn phải lấy chữ tín hàng đầu. Bắt nhân viên làm một bản báo cáo sai sự thật, thử hỏi kẻ làm sếp có xứng đáng không?. Haizzz". Khi post những dòng này, Nga đã cẩn thận chọn chế độ "Tùy chọn riêng tư" để loại sếp và những người liên quan ra khỏi danh sách những người đọc được trạng thái của cô. Thế nhưng, Nga đã quên mất sự hiện diện một người bạn của sếp trong danh sách bạn bè mình khi đăng tải status trong lúc tức giận.Sau những lời comment hỏi han, chia sẻ của bạn bè, Nga càng được dịp kể lể và không quên dành cho sếp những lời cay nghiệt không thương tiếc. Khỏi phải nói, người bạn của sếp khi thấy bạn mình bị lăng mạ đã rất tức giận. Anh ta copy và còn chụp màn hình phần trao đổi trên Facebook của Nga gửi cho bạn mình. Kết quả là, Nga bị sa thải sau khi sếp biết chuyện.
Các cụ có câu " Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Trong thời đại @, khi người người nhà nhà dùng mạng xã hội để bày tỏ cảm xúc, có lẽ phải thêm câu "Luyện tay bảy lần trước khi viết" cho đủ bộ. Hãy cẩn trọng trong từng status, từng câu văn trên Facebook, đừng để những lời nói vu vơ trên mạng ảo ảnh hưởng tới cuộc sống thật của bạn.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt=""/>Lên Face nói xấu sếp