Sở Xây dựng là đơn vị được UBND TP.HCM giao chủ trì, cập nhật cũng như phân nhóm các khó khăn của những dự án BĐS theo kiến nghị của HoREA.
Theo tổng hợp, những vướng mắc của 152 dự án BĐS được phân loại theo thẩm quyền giải quyết của 11 đơn vị, sở, ngành của Thành phố. Cụ thể như sau:
STT | ĐƠN VỊ | SỐ LƯỢNG DỰ ÁN |
1 | Sở Tài nguyên và Môi trường | 71 |
2 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | 28 |
3 | Sở Quy hoạch – Kiến trúc | 22 |
4 | Sở Xây dựng | 18 |
5 | Cục thuế TP.HCM | 3 |
6 | Sở Giao thông Vận tải | 2 |
7 | Sở Tài chính | 1 |
8 | Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính | 1 |
9 | UBND TP.Thủ Đức | 2 |
10 | UBND quận, huyện | 2 |
11 | Ban quản lý khu Nam | 2 |
Với nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng TP.HCM đã có 3 công văn đề nghị 10 sở, ngành liên quan khẩn trương có văn bản gửi chủ đầu tư về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.
Đồng thời, có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả xử lý để Sở Xây dựng báo cáo UBND Thành phố.
Theo ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng, tính đến 13/1/2023, đã có 6 đơn vị báo cáo tiến độ giải quyết.
Trong đó, Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và Sở Quy hoạch – Kiến trúc có báo cáo tiến độ nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện, không báo cáo theo đúng biểu mẫu.
Vào tháng 9/2022, Sở Xây dựng đề nghị hai đơn vị khẩn trương báo cáo theo biểu mẫu nhưng đến nay vẫn chưa nhận được báo cáo của hai đơn vị này.
Ngoài ra, có 5 đơn vị chưa có báo cáo tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các dự án BĐS thuộc thẩm quyền.
Những đơn vị này là: Sở Tài nguyên và Môi trường (71 dự án); Sở Kế hoạch và Đầu tư (28 dự án); Sở Tài chính (1 dự án); UBND huyện Nhà Bè (1 dự án); và UBND huyện Bình Chánh (1 dự án).
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, trường hợp các đơn vị báo cáo không đúng hạn hoặc báo cáo không đúng biểu mẫu, Sở sẽ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về việc thực hiện theo chỉ đạo của các đơn vị.
Theo tài liệu điều tra, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quý Sơn 2 đã khai khống 3 người không tham gia nấu ăn cho trẻ, nhưng nhà trường vẫn chi trả tiền lương đều đặn theo danh sách chi lương.
Vụ việc có dấu hiệu lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền trái phép kéo dài nhiều năm nay tại trường mầm non này, gây dư luận xấu tại địa phương thời gian qua.
Được biết, nhiều năm nay, số lượng các cô nấu ăn theo danh sách được Trường Mầm non Quý Sơn số 2 thuê và chi trả lương đều đặn mỗi tháng là 9 người.
Tuy danh sách số lượng các cô nấu ăn lĩnh lương là 9 người nhưng theo xác minh, chỉ có 6 cô đang làm việc tại đây, còn 3 cô dù có tên trong danh sách nhận lương nhưng họ chưa từng đến trường lao động như hồ sơ hợp đồng với nhà trường.
Bản chất ở đây có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tiền do phụ huynh đóng góp để nhà trường thuê nhân công nấu ăn cho trẻ theo quy định.
Chỉ riêng với 3 nhân sự nấu ăn diện hợp thức hóa hồ sơ nói trên, số tiền mà Trường Mầm non Quý Sơn số 2 bị thất thoát có thể đã lên đến hàng trăm triệu đồng do phải chi tiền lương cho 3 định suất trên giấy trong nhiều năm qua.
Căn cứ tài liệu thu thập, Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Ngạn đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, ra lệnh bắt khẩn cấp đối với bà Vũ Thị Hải Truyền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quý Sơn 2 để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bước đầu, Cơ quan Công xác định số tiền bà Truyền chiếm đoạt khoảng 300 triệu đồng.
" alt=""/>Bắt khẩn cấp hiệu trưởng mầm non ở Bắc GiangMột thành viên khác là N.N (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận truyền nước tại nhà cho khách. Người này nhận các trường hợp cần tiêm, truyền nước tại nhà gồm tiêm dưỡng thai, bổ não, chuyển phôi; bệnh nhân sốt virus, sốt xuất huyết; người mệt mỏi, suy nhược cơ thể; Ngộ độc, tiêu chảy mất nước; tụt huyết áp, đau đầu chóng mặt tiền đình…
Mức giá truyền dịch khá đa dạng (từ vài trăm đến 1 triệu đồng), được nhiều người dân ưa chuộng do tính nhanh chóng, tiện lợi. Vì vậy có nhiều người lạm dụng truyền dịch tại nhà khi bị ốm, người mệt mỏi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc làm này rất nguy hiểm.
Sốc phản vệ, tử vong sau truyền dịch
Ngày 29/8 vừa qua, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận bệnh nhân 31 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, vào cấp cứu trong tình trạng vật vã kích thích, không đo được huyết áp, mạch nhanh, SpO2 85%, kèm theo sốt (40 độ).
Bị sốt 2 ngày nay, bệnh nhân đã nhờ y tá về nhà truyền dịch và có tiêm thuốc vitamin tổng hợp. Ngay sau khi tiêm, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng trên và tình trạng xấu đi rất nhanh. Các bác sĩ đánh giá đây là một trường hợp sốc phản vệ nặng với tỷ lệ tử vong cao. Được tiêm bắp 1/2 ống Adrenaline, các thuốc chống dị ứng nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn tiếp tục diễn biến nặng dẫn đến, thở oxy liều cao, lọc máu... Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng người bệnh đã ổn định.
Trước đó tháng 7/2022, nữ bệnh nhân (28 tuổi, TP.HCM) cũng tử vong sau truyền dịch. Người này mệt, sốt, vào một phòng khám tại quận Bình Tân, được chẩn đoán sốt xuất huyết ngày thứ nhất, cho truyền dịch nhưng bất ngờ ngưng tim, ngưng thở.
Bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Thống Nhất, tối 3/7. PGS.TS Lê Đình Thanh - Giám đốc bệnh viện, cho biết, bệnh nhân đã tử vong trước khi vào viện, các bác sĩ cố gắng hồi sức nhưng người bệnh không qua khỏi.
Tháng 8/2020, một thanh niên (17 tuổi, ở Hà Nội) cũng vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốc, ngưng tim. Trước đó, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và truyền dịch tại nhà. Khi đến bệnh viện, người bệnh đã ngừng tim 30 phút do sốc khi truyền dịch tại nhà.
Các bác sĩ đã hồi sức tim cho bệnh nhân và đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, người bệnh tử vong 2 ngày sau đó do suy đa tạng.
Tự ý truyền dịch tại nhà hậu quả khó lường
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), cho biết, mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.
Nhiều người "cứ mệt" là truyền dịch và thông thường sẽ được tư vấn truyền nước biển, vitamin, đạm. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần truyền dịch và không phải ai cũng được phép thực hiện truyền dịch. “Hiện đã có quy định rất rõ về việc quy định các cơ sở, bác sĩ được phép truyền dịch. Chỉ có bác sĩ được cấp chứng chỉ bác sĩ gia đình mới được phép truyền dịch tại nhà", BS Hoàng thông tin.
Cũng theo bác sĩ trước khi truyền dịch cần phải khám tim, phổi, đo mạch... Với những người có vấn đề về tim mạch việc truyền dịch rất nguy hiểm, có thể xảy ra biến chứng suy tim, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, trước khi truyền dịch nên xét nghiệm công thức máu. Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Đối với những bệnh lý thông thường, người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất bằng đường ăn uống. Như vậy, không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh mà còn tránh được nguy cơ có thể gặp phải khi truyền dịch.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dịch truyền có khoảng 20 loại, có loại bổ sung chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, vitamin, đường, có loại bổ sung nước và chất điện giải dùng cho các trường hợp mất nước, mất máu Cuối cùng là dịch albumin với dung dịch đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dextran… cho các trường hợp cần bù nhanh albumin hoặc dịch tuần hoàn cơ thể.
Về cơ bản, mục đích truyền dịch là nuôi dưỡng, bù đắp các phần dịch thiếu hụt trong cơ thể, dù tốt nhưng không được lạm dụng và bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, thực hiện truyền dịch tại các cơ sở y tế có đủ phương tiện cấp cứu.
Nếu người dân tự ý truyền, tai biến nặng nhất có thể gặp phải là sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc bị nhiễm trùng máu, quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim.
Chỉ định truyền dịch chỉ áp dụng với bệnh nhân sốt cao, nôn trớ nhiều, mệt mỏi không thể bù nước, đạm, dinh dưỡng qua đường ăn uống. Khi truyền dịch, nhân viên y tế sẽ theo sát bệnh nhân để điều chỉnh tốc độ nếu cần và sớm phát hiện các biến chứng nếu có.
" alt=""/>Suýt chết sau truyền dịch tại nhà, nhiều người vẫn chủ quan