Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT chiều 9/8 cho hay tại hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 bậc học mầm non diễn ra ở Nha Trang, Bộ trưởng GD-ĐT đã "đặc biệt lưu ý đến việc rà soát, bổ sung các quy định về hướng dẫn an toàn cho trẻ, trong đó có quy định cụ thể về dịch vụ đưa đón học sinh đến trường".Ông Nhạ được trích lời cho rằng nhiều trường đã làm việc này rồi nhưng trên thực tế chưa thật chặt chẽ. Do đó, tới đây sẽ phải rà soát, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cháu, không để xảy ra những vụ việc đau lòng tương tự như tại trường Gateway.
Chẳng hạn, nhà trường phải có quy trình đưa đón, tham quan dã ngoại, trong đó đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, người đưa đón; kết nối gia đình, nhà trường để có đầy đủ thông tin, không có lỗ hổng trong quá trình đưa đón.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/09/18/sau-vu-gateway-bo-truong-giao-duc-yeu-cau-cac-truong-siet-chat-quy-trinh-dua-don.jpg) |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu siết chặt quy trình dịch vụ đưa đón học sinh. |
Một thông tin được nhắc lại là Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an để nghiên cứu hướng dẫn khuyến khích sử dụng, áp dụng một số quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến đảm bảo an toàn cho trẻ. Cùng với đó là hướng dẫn dấu hiệu nhận biết, các vị trí biển báo bến đón trả học sinh đối với dịch vụ hoạt động đưa đón học sinh.
Trước đó, một ngày trước khi xảy ra vụ việc họcsinh trường Gateway tử vong, ngày 5/8, Bộ đã có Công văn gửi các sở GD-ĐT về việc về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đầu năm học mới.
Đề nghị Hà Nội thanh tra các trường có yếu tố quốc tế trước 30/8
Trong một diễn biến khác vào sáng 8/8, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã công bố kết luận thanh tra việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Sở GD-ĐT Hà Nội (kết luận hồi tháng 7). Việc thanh tra này thực hiện theo một quyết định vào giữa tháng 3 - với nội dung về "quản lý hoạt động liên kết đào tạo; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Sở GD-ĐT Hà Nội".
Thông tin nêu Đoàn Thanh tra Bộ đã thanh tra tại Sở GD-ĐT Hà Nội, 1 trường THCS, 1 trường THPT, 3 phòng GD-ĐT, 3 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trường trung cấp, 4 trường đại học/học viện có hoạt động liên kết đào tạo và cấp phát văn bằng chứng chỉ trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, còn làm việc với 2 trường đại học để xác minh thông tin. Tuy nhiên, Thanh tra không cung cấp tên các trường cũng như trung tâm.
Kết quả thanh tra cho thấy, Sở GD-ĐT Hà Nội chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý hoạt động liên kết đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Do công tác quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn có nhiều thiếu sót, sai phạm. Công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Sở, các phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục chưa chặt chẽ, tiềm ẩn phát sinh phức tạp.
Trong kết luận thanh tra công bố với Sở GD-ĐT Hà Nội cũng chỉ ra việc Sở này chưa kịp thời tham mưu với UBND TP Hà Nội về một số công tác quản lý; cũng như chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra và phát hiện xử lý một số thiếu sót, sai phạm trong hoạt động liên kết đào tạo và quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ của các đơn vị trên địa bàn.
Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra những cơ sở giáo dục mang danh quốc tế trên địa bàn. Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra gửi về Bộ trước ngày 30/8.
Thanh Hùng
![Những câu hỏi bỏ ngỏ vụ học sinh trường Gateway tử vong trên xe đưa đón](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/07/13/bo-giao-duc-se-quy-dinh-cu-the-hon-cac-tieu-chi-voi-dich-vu-dua-don-hoc-sinh.jpg?w=145&h=101)
Những câu hỏi bỏ ngỏ vụ học sinh trường Gateway tử vong trên xe đưa đón
- Nhiều câu hỏi về trách nhiệm tổ chức, từng cá nhân cũng như quy trình vận hành các khâu của Trường Gateway còn bỏ ngỏ, khiến nhiều người đặt ra những ngờ vực về vụ án bé 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón
" alt=""/>Sau vụ Gateway, Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu các trường siết chặt quy trình đưa đón
LTS:Sáng 19-8, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng". Vietnamnet xin gửi đến độc giả chân dung những cá nhân đã góp phần làm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Ông Sầm Vă Bình quê ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Góp mặt tại chương trình giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 19/8, ông Bình chia sẻ bản thân cảm thấy rất vui khi được gặp gỡ nhiều tấm gương điển hình ở khắp mọi miền đất nước.
“Ai cũng có sự phấn đấu, nỗ lực riêng của cá nhân nhưng điểm chung là đều dựa trên những điều, tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/19/19/nguoi-dan-ong-duoc-thu-tuong-tang-bang-khen-vi-day-cong-phat-trien-chu-thai-1.JPG) |
Sầm Văn Bình (xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) được Thủ tướng tặng bằng khen. Ảnh: Thanh Hùng. |
Tốt nghiệp Trường ĐH Hàng Hải năm 1987, nhưng không tìm kiếm được một công việc phù hợp ông Bình trở về quê ở bản Yên Luốm, xã Châu Quang.
Ngày đó, sinh sống tại bản làng, tiếp xúc với nhiều văn tự cổ của người Thái nhưng ông không biết đọc, biết viết chữ của chính dân tộc mình, cộng thêm chứng kiến thực tế tình trạng chữ Thái hầu như bị lãng quên và không ai để ý. Những điều đó đã thôi thúc ông Bình bắt đầu sưu tầm, tìm hiểu về phong tục tập quán của dân tộc mình.
“Từ những năm 2005 trở về trước, chữ Thái hầu như đã bị lãng quên, mặc dầu nó là nét văn hoá số một của người Thái, đầy ắp những tinh hoa văn hoá mang đậm bản sắc của dân tộc Thái, nhưng chưa có ai khai thác.
Khi đó, trong bản, người dân vẫn có những tài liệu về những chữ cái này nhưng không ai đọc được. Từ đó chúng tôi mới cùng nhau xây dựng nên câu lạc bộ nghiên cứu, xây dựng nên những bộ tài liệu và hoàn thành cuốn từ điển gần đây được xuất bản”.
Dần dần ông Bình trở thành “linh hồn” của câu lạc bộ này.
“Càng tìm hiểu càng thấy có nhiều nét đẹp, nhiều giá trị. Trong thời kỳ hội nhập, nếu không tìm hiểu và gìn giữ thì những nét đẹp ấy có thể biến mất hoặc biến tướng sang những dạng khác ảnh hưởng về giá trị văn hóa, tâm linh”.
Dày công sưu tầm những văn bản chữ Thái cổ, hơn 20 năm qua, từ những chữ cái đầu tiên, đến nay đã có những cuốn từ điển đến 14.000 từ.
“Một trong những thành công của tôi là đã soạn gần như hoàn chỉnh bộ sách hướng dẫn học chữ Thái hệ Lai Tay, gồm 2 tập trong vòng 4 năm. Tập 1 dày 108 trang, với 21 bài học có hệ thống rất khoa học từ giản đơn đến phức tạp, giống như những cái bậc đi lên rẫy trên núi, học viên cứ từng bước, kiên trì nhẫn nại mà leo lên. Tập 2 với 20 bài được nâng cao, đảm bảo cho học viên có thể không chỉ đọc thông, viết thạo, mà còn nhớ rất lâu, có thể truyền dạy lại cho người khác được”, ông Bình kể.
Song song và tiếp theo 2 cuốn sách được coi như giáo trình này, ông Bình còn hoàn chỉnh được 5 cuốn sách khác, với nhiều gợi mở và giàu chất tư liệu gốc cho giới nghiên cứu chữ Thái trong vùng và trên cả nước, như: “Hệ chữ Lai - xứ Mường Ham”; “Hệ chữ Lai - xứ Thanh Hoá”; “Hệ chữ Lai - xứ Mường Mùn”; “Hệ chữ Lai - xứ Mường Muỗi”; “Hệ chữ Lai Pao”; “Lịch sử hình thành và phát triển Mường Ham” (viết chung với Thái Tâm).
Đặc biệt ông Bình còn nghiên cứu thành công 5 font chữ Thái để cài đặt vào máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong các nhóm Thái ở Nghệ An và được sử dụng cho chuyên mục “Bảo tồn vốn cổ” của Báo Nghệ An từ nhiều năm nay.
Ngoài mở lớp học tại các nơi, ông Bình còn mở lớp tại nhà cho khoảng 10 chị em tham gia học tập vào cuối tuần. Sau 10 năm, ông đã mở được hơn 10 lớp học trong huyện với hơn 400 người tham gia học tập.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/19/19/nguoi-dan-ong-duoc-thu-tuong-tang-bang-khen-vi-day-cong-phat-trien-chu-thai-5.JPG) |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao tặng bằng khen cho ông Sầm Văn Bình. |
Sự cố gắng của ông cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Qua 5 khoá học do ông giảng dạy, với hình thức sư phạm khá độc đáo, đến nay huyện Quỳ Hợp đã có trên 100 người biết đọc thông, viết thạo chữ Thái hệ Lai Tay, trong đó đến 75% là các em học sinh người dân tộc Thái với độ tuổi từ 15 đến 18. Hiện nay khoá học thứ 6 đang tiếp tục với 3 lớp học và trên 90 học viên có tuổi đời ít nhất là 13 và nhiều nhất là 45.
Qua học tập, nhiều người dân nhận thấy chữ Thái rất hay, hiểu được nhiều điều để phát huy những cái hay cái đẹp và bỏ đi những điều lạc hậu. Họ đi học để biết được chữ của chính dân tộc mình sau rồi bày lại cho con cháu.
“Nhiều người sau khi biết đọc và thông qua tài liệu biết tổ chức lễ nghi, cúng đơm trong bản, làng. Trước đây có thể họ biết tiếng nhưng không biết được những điểm về thể thức, văn hóa. Đấy là điều khiến tôi rất vui”, ông Bình nói.
“Việc lưu giữ và truyền dạy chữ Thái là mục tiêu chung trong bảo tồn và phát triển văn hóa của đất nước. Nhưng ở tầm bản mường và gia đình nó là một công việc của mỗi người trong đó có tôi, để hiểu những phong tục tập quán cái nào tốt đẹp thì lưu giữ lại”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/08/19/19/nguoi-dan-ong-duoc-thu-tuong-tang-bang-khen-vi-day-cong-phat-trien-chu-thai-4.JPG) |
Ảnh: Thanh Hùng |
Từ năm 2011 đến 2017, ông Bình đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh mang tên “Nghiên cứu, biên soạn tài liệu và tổ chức dạy, học chữ Thái hệ Lai Tay trên địa bàn Nghệ An”. Đây cũng là đề tài duy nhất trong tổng số 43 công trình được trao giải đặc biệt trong cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ Nghệ An năm 2017. Ông cũng được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2016.
Nói về dự định trong tương lai, ông Bình cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện các công việc mà mình đang làm, đặc biệt sẽ tuyên truyền nhiều hơn đến lớp trẻ. “Tôi sẽ chú trọng đến văn nghệ, văn học dân gian của người Thái. Tôi hy vọng những công việc đó sẽ góp phần làm cho văn hóa dân tộc Thái phát triển sinh động hơn, được nhiều người biết đến và không bị mai một đi, qua đó góp phần cho sự phát triển của cộng đồng cũng như quê hương đất nước”, ông Bình nói.
Thanh Hùng
![Tặng bằng khen cho học sinh cứu 3 em nhỏ thoát đuối nước](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/05/06/10/bo-gd-dt-tang-bang-khen-cho-hoc-sinh-dung-cam-cuu-3-em-nho-thoat-duoi-nuoc.jpg?w=145&h=101)
Tặng bằng khen cho học sinh cứu 3 em nhỏ thoát đuối nước
- Sáng 6/5, đại diện Bộ GD-ĐT đã trao tặng bằng khen cho em Vũ Văn Hùng (lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vì đã có hành động dũng cảm cứu 3 học sinh khác thoát khỏi đuối nước.
" alt=""/>Người đàn ông được Thủ tướng tặng bằng khen vì dày công phát triển chữ Thái
Đó là những điểm mới theo dự thảo quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông.Theo đó, hội thi tổ chức trên nguyện vọng tự nguyện.
Ở mỗi bậc học, nội dung thi đều gồm 2 phần: trực tiếp tổ dạy tại 1 lớp học trong 1 tiết và báo cáo thuyết trình tối đa 30 phút.
Các tiết dạy học hay tổ chức hoạt động được thực hiện tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc, ở các lớp học có đầy đủ học sinh. Những hoạt động này không được thử trước; và chỉ báo trước tối đa 3 ngày trước thời gian thi.
Ở phần trình bày, giáo viên sẽ thuyết trình biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất về nghiệp vụ của mình (cách nuôi dạy trẻ ở mầm non, cách tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc phổ thông...) trong thời gian tối đa 30 phút. Biện pháp báo cáo phải chưa được báo cáo ở bất cứ đâu, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.
Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần. Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần. Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/03/16/mam-non-thanh-binh-1.JPG) |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Để tham gia cấp trường, giáo viên phải đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên (của năm liền kề năm tham gia hội thi) kèm theo một số quy định khác.
Để tham gia cấp huyện, giáo viên phải được công nhận dạy giỏi cấp trường 2 năm liên tục, trong đó năm thứ 2 là năm đăng ký tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Để tham gia cấp tỉnh, giáo viên phải được công nhận dạy giỏi cấp huyện 2 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (ở bậc mầm non). Còn tiêu chuẩn để dự cấp tỉnh ở bậc phổ thông là giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp huyện 2 lần liên tục, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên tiểu học, THCS) và cấp trường 2 lần trong 4 năm liền kề, trong đó lần thứ hai là năm đăng ký tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (đối với giáo viên THPT).
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/13/16/bo-giao-duc-lay-y-kien-ve-quy-dinh-cong-nhan-giao-vien-day-gioi.jpg) |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Giáo viên chủ nhiệm giỏi
Theo dự thảo, nội dung thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ bao gồm: thực hành một tiết tổ chức hoạt động trải nghiệm (tiết sinh hoạt lớp/ tiết hoạt động trải nghiệm hoặc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp).
Tiết thực hành tham gia hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh, không "thử" trước, được báo trước tối đa 3 ngày.
Ngoài ra, giáo viên cũng phải trình bày biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác giáo dục học sinh.
Kết quả để đánh giá, xếp loại thi đua cá nhân
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải có điểm kết luận tiết thi giảng hoặc tổ chức hoạt động giáo dục đạt loại giỏi; báo cáo được trên 50% Ban giám khảo đánh giá "Đạt".
Kết quả hội thi là minh chứng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân. Các tiết dạy sẽ được giáo viên dạy lại, báo cáo lại để chia sẻ với đồng nghiệp.
Như vậy kết quả chỉ để đánh giá, xếp loại cá nhân giáo viên là điểm mới so với các Thông tư trước đây.
Sẽ không còn việc UBND các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương có chính sách khuyến khích với tập thể có nhiều thành tích trong Hội thi hoặc xếp hạng các đoàn tham gia Hội thi các cấp huyện, tỉnh căn cứ vào điểm đạt được của các giáo viên dự thi.
Tham khảo đầy đủ dự thảo TẠI ĐÂY
Bộ GD-ĐT sẽ nhận ý kiến góp ý về dự thảo này đến hết ngày 10/11, gửi về Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, địa chỉ số 35 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội (Bà Cù Thị Thủy, email: [email protected]).
Thanh Hùng - Song Nguyên
" alt=""/>Bộ Giáo dục lấy ý kiến về quy định công nhận giáo viên dạy giỏi