您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Port Vale vs Wrexham, 02h45 ngày 13/11: Khó cho cửa trên
NEWS2025-02-12 12:19:25【Giải trí】3人已围观
简介 Hư Vân - 12/11/2024 04:35 Nhận định bóng đá g wc 2026wc 2026、、
很赞哦!(625)
相关文章
- Soi kèo góc Dortmund vs Stuttgart, 21h30 ngày 8/2
- Những điểm bất ổn trong phim Đừng nói khi yêu của Mạnh Trường
- Người phụ nữ 67 tuổi mê xe phân khối lớn: Trở thành chính mình, tận hưởng tự do
- Chính phủ chính thức đặt lộ trình 'khai tử' xe động cơ đốt trong ở Việt Nam
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2
- Người trẻ Hong Kong chọn nằm yên, ngừng cố gắng
- Hy hữu một con trâu 2 chủ giành giật và cách "xử án" chưa từng có
- Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách bản đặc biệt 'Đảo mộng mơ'
- Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
- Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruột
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
Hành trình khám phá Đà Nẵng của chiếc vali trắng được "nhân hóa", giống như một du khách đang kể lại cách mình nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của những người bạn tại sân bay quốc tế Đà Nẵng (DIA) . Đây là ý tưởng quảng bá mới của đơn vị, nhằm khắc họa sự thân thiện, hiếu khách và chuyên nghiệp là cốt lõi của dịch vụ đa dạng tại đây.
">
Sân bay Đà Nẵng quảng bá dịch vụ qua video 'hành trình vali'
Chiếc ba lô hình mèo trông giống y như thật với mũi và đệm chân màu hồng.
Tại Nhật Bản, người sử dụng mạng Twitter đang phát cuồng vì dòng ba lô sang trọng có hình dáng trông giống như những chú mèo ngoài đời thực.
Được chế tác bởi bà nội trợ người Nhật Miho Katsumi tới từ tỉnh Fukui, những chiếc túi được khâu bằng tay hình những chú mèo với lớp đệm chân màu hồng, đôi mắt to long lanh và chiếc đuôi đầy lông.
Katsumi đã tạo ra các bản sao giống thật của mèo Ba Tư, Munchkin và British Shorthair. Theo trang web chính thức của cô, những chiếc túi thường được làm bằng lông thú giả do Katsumi tự nhuộm.
Làm những chiếc túi này không phải là một công việc dễ dàng. Katsumi nói rằng cô mất một tuần để thiết kế từng chiếc túi và từ một đến ba tháng để hoàn thành nó.
“Có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả như ý”, Katsumi nói thêm.
Katsumi cho biết, một chiếc túi nhỏ thường được tạo thành từ 22 mảnh vải được khâu bằng tay. Những chiếc túi mèo lớn hơn, chẳng hạn bằng kích thước chiếc ba lô, thì cần tới 80 mảnh khác nhau.
Vào ngày 15/4, Katsumi đã đăng bốn bức ảnh lên Twitter chụp chiếc túi mèo được tạo dáng ở ngoài trời. Một trong những bức ảnh có cảnh con mèo ôm chặt một con cá đồ chơi.
“Hôm nay thời tiết tốt và tôi có thể chụp ở ngoài trời”, Katsumi viết. Đến nay, bài đăng đã được bình luận hơn 11.000 lần.
Nhiều bình luận nói rằng họ nghĩ chiếc túi là một con mèo thật, trong đó nhiều người bày tỏ mong muốn mua nó.
“Ai cũng nghĩ đây là một con mèo thật!”, một người dùng Twitter bình luận.
Những “chú mèo” của Katsumi tạo dáng trong một ngày nắng đẹp.
Tuy nhiên, những người yêu mèo muốn chạm tay vào sản phẩm độc đáo này của Katsumi sẽ phải chờ đợi. Cô đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng vào năm ngoái nên hiện tại sẽ không nhận đơn đặt hàng mới cho đến khi có thông báo.
“Tôi rất vui khi có nhiều người khen ngợi công việc của mình. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện các đơn hàng mà chúng tôi đã nhận vào năm ngoái. Cảm ơn sự thông cảm của các bạn!” - Miho viết trên Twitter vào ngày 17/4.
Đến nay, Katsumi đã bán được 70 sản phẩm. Mỗi chiếc ba lô mèo được bán lẻ với giá 140.000 yên Nhật (24,6 triệu đồng).
Katsumi tự nhận mình là một người yêu mèo. Ba lô không phải là thứ duy nhất mà Katsumi làm. Cô còn làm cả ví và mũ bảo hiểm cho mèo.
Ở Nhật Bản, mèo được coi là con vật có địa vị hoàng gia. Trong văn hóa dân gian Nhật Bản, mèo mang lại may mắn và sức mạnh.
Đăng Dương(Theo Insider)
">Ba lô mèo giống y như thật được săn lùng hơn hàng hiệu
Bảng xếp hạng Top 100 Clubs do DJ Magazine (còn gọi là DJ Mag) - tạp chí uy tín hàng đầu thế giới dành cho nhạc điện tử, các DJ và club tổ chức bình chọn. 1900 có tên trong danh sách này với thứ hạng 68 vào năm 2019 và 52 vào năm 2021.
Nhận xét về 1900, DJ Mag từng khen ngợi: "Giữ vững vị thế của một club xứng tầm thế giới khi từng lọt DJ Mag Top 100 Club vào 2019 và 2021, 1900 là điểm đến lý tưởng cho người yêu nhạc nói riêng và các khán giả yêu thích không khí sôi động nói chung. Dù phải đóng cửa trong thời gian dịch bệnh, 1900 đã có những phương án để hỗ trợ nhân viên và tiếp tục lan toả tình yêu âm nhạc qua những sự kiện trực tuyến. 1900 cũng tập trung hỗ trợ các nghệ sĩ Việt dù là mới nổi hay thuộc tầm ngôi sao qua các chuỗi sự kiện đa dạng về nội dung.”
Những người yêu thích 1900 có thể vote cho 1900 ngay từ bây giờ, được biết cổng bình chọn sẽ đóng vào ngày 11/5/2022.
Các bước để vote:
Bước 1: Click vào link https://vote.djmag.com/
Bước 2: Chọn ngôn ngữ English, chọn đăng nhập bằng tài khoản facebook hoặc gmail của bạn (1 trong 2)
Bước 3: Điền tên, email, chọn thành phố Hanoi, quốc gia Vietnam
Bước 4: Điền 5 club yêu thích của bạn trong 5 ô. Điền "1900" vào tất cả 5 ô club và "Hanoi" trong ô city đều được tính thêm vote.
Bước 5: Ấn tiếp vào mũi tên sang phải cho đến khi trang hiện thông báo "Thank you for voting”.
Binz trong show 1900 Future Hits tháng 4 vừa qua Trở lại sau một thời gian dài đóng cửa, 1900 đã liên tiếp “chiêu đãi" khán giả với những sự kiện âm nhạc đỉnh cao, với sự góp mặt của các ca sĩ, DJ nổi tiếng trong và ngoài nước: Binz, Hoàng Thuỳ Linh, 16 Typh, RPT GONZO, DJ PlastikFunk…, thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi cuối tuần.
Plastik Funk - DJ top 80 thế giới trong show DJ Mag x Roadtrip to 1900 Hoàng Thuỳ Linh trình diễn các bài hit mới nhất của mình tại 1900 Bước sang tuổi thứ 6, 1900 ngày càng khẳng định vị thế, một club giải trí về đêm, điểm hẹn văn hoá, giải trí yêu thích của giới trẻ.
Đáp lại tình cảm của khán giả và người hâm mộ, 1900 liên tục có các sự kiện tri ân hàng tuần: Ladies’ Night (miễn phí vào cửa và đồ uống cho các bạn nữ tối thứ Ba hằng tuần), Student Night (miễn phí vào cửa cho sinh viên tối thứ Tư hằng tuần)
1900 Le Théâtre
Địa chỉ: 8B Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Facebook: www.facebook.com/1900.hn
Instagram: https://www.instagram.com/1900.hn/
Youtube: https://www.youtube.com/1900letheatre
TikTok: https://www.tiktok.com/@1900.hn
Soundcloud: https://soundcloud.com/1900hn
Phương Dung
">1900 tiếp tục tham gia xếp hạng Top 100 Clubs DJ Mag 2022
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Tottenham, 00h35 ngày 10/2: Khách dừng cuộc chơi
Mẫu báo tường của học sinh lớp 11A6 với chủ đề "Bến đò tri thức". "Trạm khắc tri ân" là chủ đề của học sinh lớp 7C1. Qua những mẫu báo tường học sinh gửi gắm muôn vàn lời biết ơn với giáo viên nhà trường. "Ơn cô nghĩa thầy" của học sinh Trường Newton. Những mẫu bao tường được trưng bày trong không gian xanh mướt. Mẫu báo tường thể hiện sự sáng tạo độc đáo của học sinh Newton. Công thầy ơn cô luôn được học sinh khắc ghi. Mẫu báo tường "Tri ân thầy cô" của học sinh 6G0. Giáo dục văn hóa học đường góp phần tạo nên trường học hạnh phúc. Với học sinh Newton, mỗi ngày tới trường thực sự là một ngày vui. Văn hóa '4 xin' tại một ngôi trường ở Huế
Văn hóa “4 xin”, bao gồm xin chào, xin phép, xin lỗi, xin cảm ơn luôn được khuyến khích trong mỗi hành động của học sinh. Việc xây dựng văn hóa ứng xử học đường như vậy đã hình thành nên môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.">Mục sở thị những mẫu báo tường thể hiện lòng biết ơn của học sinh Hà Nội
Video: Tự xưng vô gia cư, nhưng sau khi nhận quà tất cả đều về nhà
23 giờ tối thứ 7, dạo một vòng tuyến phố Tràng Thi (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi bắt gặp một số nhóm người ngồi ngay vỉa hè. Khi chúng tôi đi xe máy qua, có người hỏi với theo: ‘Cho quần áo từ thiện à?’.
Trên sảnh một tòa nhà ở ngã tư Tràng Thi một nhóm 5 người phụ nữ đang ngồi túm tụm. Thấy chúng tôi dừng xe, 2 người phụ nữ tiến lại gần đón ngay túi quần áo cũ. Một người phụ nữ trung niên xin luôn túi còn lại chúng tôi đang để trên xe. 2 chiếc xe đạp cũ chở ít phế liệu đang đặt ngay cạnh họ.
Vừa lật giở các túi quần áo cũ ra xem, một người phụ nữ vừa kể lể: ‘Chúng tôi không có nhà cửa. Ban ngày đi nhặt phế liệu, ban đêm chúng tôi ra đây ngồi, có ai cho gì thì xin’.
Nhóm người trên phố Tràng Thi lật giở quần áo cũ vừa được cho Cách chỗ những phụ nữ này vài bước là 3 người đàn ông ngồi ở một góc bậc thang tòa nhà.
Đối diện đó là một bà mẹ khác bế theo 2 đứa con nhỏ, ngồi trên vỉa hè. Hai đứa trẻ được mẹ lót tấm nilon nằm ngủ ngay trên nền gạch. Chia sẻ với PV, chị cho biết quê ở Hải Dương, bố mẹ làm ăn ở miền Nam nên không thể trông cháu. Ban ngày, chị gửi 2 đứa trẻ ở nhà thờ, sau đó đi rửa bát thuê. Buổi tối những ngày cuối tuần, chị ra đây xin đồ.
Chỉ 15 phút sau, một nhóm bạn trẻ mặc áo đồng phục của một nhóm thiện nguyện đỗ xe máy, ào xuống phân phát những suất ăn (cháo, bánh mỳ, xôi...) cho tất cả những người này. Sau đó, họ lại nhanh chóng lên xe, đi tặng nốt những suất ăn còn lại cho người ngồi vỉa hè ở các khu vực khác.
Ngay tiếp đoàn đầu tiên là đoàn phát quà thứ 2 bước xuống từ một chiếc ô tô. Lần này, mỗi suất quà là một hộp cơm. Người của nhóm vừa phát cơm vừa ghi lại một số hình ảnh bằng điện thoại.
Ô tô của một nhóm từ thiện đi phát quà đêm Chị Lan Anh - một thành viên trong nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm thuộc một hội từ thiện có tiếng ở Hà Nội, chuyên đi phát cơm, cháo ở khu vực phố Tràng Thi và các bệnh viện nhiều năm nay.
Cuối tuần nào chị cũng cùng nhóm của mình đi phát những suất cơm ở đây, thường là từ 50-70 suất/ tối. Đối tượng mà chị nhắm đến là những người có hoàn cảnh khó khăn hay ngồi trên hè phố vào lúc tối muộn.
Người phụ nữ này chia sẻ, chị biết khá rõ hoàn cảnh của nhiều người ngồi ở đây. Khi được hỏi về hoàn cảnh của người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, chị Lan Anh kể, bà mẹ này có 3 đứa con, trong đó 1 đứa mắc bệnh tự kỷ đang điều trị trong bệnh viện. Ban ngày, chị ta phải vào viện chăm con, ban đêm ra đây ngồi kiếm vài suất cơm, cháo cho ngày hôm sau.
Chị Lan Anh còn chia sẻ, những ngày đầu tiếp xúc, thấy thương tình, chị còn mua cả chăn cho 3 mẹ con và tặng vài trăm nghìn đồng. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Còn lại, nhóm của chị chỉ tặng quà chứ không tặng tiền.
Chị cũng khẳng định không phải tất cả những người ngồi đây đều là vô gia cư. Chị biết có những người có nhà cửa, nhưng hầu hết là dân lao động đi làm thuê, thuê nhà trọ ở tạm bợ. ‘Có thể lát nữa họ lại về nhà ngủ. Nhưng tôi nghĩ rằng họ đều là những người khó khăn hoặc bệnh tật, kiếm được đồng tiền khó khăn nên mới phải ra đây ngồi xin suất cơm, nên chúng tôi đều cho cả, không đặt nặng vấn đề họ có phải là người vô gia cư hay không’.
‘Tất nhiên, với những đối tượng thanh niên khỏe mạnh, vẫn còn lao động tốt thì có xin chúng tôi cũng không cho’, chị nói.
Ngay sau khi trò chuyện với chị Lan Anh, chúng tôi quay trở lại chỗ nhóm phụ nữ đang bận rộn với những suất ăn vừa nhận được. Người phụ nữ khoảng 50 tuổi nhanh chóng tiến lại gần trình bày hoàn cảnh: ‘Hôm nay trời mưa, cô không đi kiếm được gì, cho cô xin 10 nghìn mua thuốc đau chân’. Tôi đưa cho chị chút tiền rồi ra quán nước gần đó ngồi quan sát.
Đến 1 giờ sáng, có khoảng 5-6 nhóm từ thiện đến phát cơm, cháo, bánh mỳ, sữa... cho những người này. Hầu hết các nhóm có vẻ đã đi nhiều lần, quen mặt từng người. Cũng có một số người trẻ đi theo cá nhân nhỏ lẻ, cứ thấy ai nằm ngồi vỉa hè là phát quà.
Chia sẻ về những người này, chủ quán ăn có thâm niên bán hàng đêm ở cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương gần chục năm nay, thở dài nói: ‘Vô gia cư gì, tất cả đều có nhà cửa… Họ thích ra đấy xin ăn thôi. Tí lại kéo nhau về hết’.
Người phụ nữ đưa 2 con ra vỉa hè để nhận quà từ thiện Theo lời người này, những người nhận đồ kia không phải thuộc diện khó khăn, nghèo khổ, thậm chí còn có cả dân xã hội đen, nghiện ngập, cờ bạc.
Khi được hỏi về người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, người chủ quán nước lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Anh nói, chị đó có nhà ở gần đây, chồng làm nghề sửa xe máy. Hai đứa con bình thường, khỏe mạnh, không thấy đau ốm gì đặc biệt.
Đúng như anh chia sẻ, khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi thấy một người đàn ông đi chiếc xe tay ga đến đón 3 mẹ con. Anh chủ quán nói: ‘Đấy, chồng chị ta đấy!’
Nói về một người phụ nữ khác trong nhóm người ngồi đằng xa, anh bảo có 1 người trong số đó anh biết từ khi còn nhỏ. ‘Bà ấy cũng có nhà nhưng khổ thật, khó khăn thật’.
Khoảng 2 giờ sáng, nhóm người trên lần lượt ra về sau khi nhận đồ từ thiện Đến khoảng 2 giờ sáng, khoảng chục người này lần lượt đứng dậy đi về, mỗi người một hướng, tuyệt nhiên không còn một ai ngồi lại.
Người chủ quán nước cho biết thêm, bán hàng đêm chục năm nay, anh chứng kiến những người này ngồi nhận quà, cơm cháo thường xuyên, thậm chí còn cả ‘xin đểu’. Có thời điểm đông, họ còn tranh nhau, đánh nhau chí chóe. Theo kinh nghiệm của anh: ‘Những người vô gia cư, nghèo khổ thực sự họ không ra đấy ngồi. Họ thường nằm, ngồi ở những góc khuất và đi riêng lẻ’.
Chỉ tay về phía bến xe buýt cách vài bước chân, anh bảo: ‘Kia kìa, có ông vô gia cư thật ngày nào cũng ngủ ở bến xe buýt kia. Thậm chí nhiều người đi qua không ai biết ông ấy ngủ ở đấy. Ông ấy tự trọng lắm. Ai cho thì lấy, không xin ai cái gì bao giờ. Ra đây mua hàng của tôi, ông ấy cũng trả tiền đầy đủ’.
(Còn nữa)
Vợ chồng nghèo ở Quảng Trị nuôi chàng trai ăn xin gần 30 năm
Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm.
">Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội
Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi của mỗi cá nhân cả cộng đồng và xã hội, văn hóa có sức mạnh to lớn - nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức và nhân cách con người. Là bộ phận cấu thành đặc sắc của văn hóa, văn học nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với đời sống, đấu tranh quyết liệt giữa cũ và mới, giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa tích cực và tiêu cực.
VietNamNet giới thiệu loạt bài phỏng vấn những chính khách, nhà nghiên cứu văn hoá về kỳ vọng của họ để thông điệp từ Hội nghị này sẽ trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Và đúng 75 năm sau sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao ấy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương có những chia sẻ với VietNamNet trước thềm Hội nghị.
Ông Nguyễn Thế Kỷ. - Hội nghị Văn hoá toàn quốc dự kiến tổ chức vào 24/11 tới, trước thềm hội nghị, ông có suy nghĩ gì?
Trước hết tôi muốn nói một điều mà một số cơ quan báo chí khi nêu về hội nghị này, nói rằng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ ba là không đúng, không phải 60, 70 năm mới tổ chức một hội nghị văn hoá đâu.
Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tổ chức vào 24/11/1946. Hội nghị thứ hai là giữa tháng 7/1948. Sau đó, do điều kiện kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nên Đảng, Nhà nước ta không sử dụng hình thức tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc như vậy nữa. Nhưng chúng ta còn rất nhiều hội nghị văn hoá, văn nghệ; nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về Văn hoá văn nghệ. Do đó, không nên gọi đây là hội nghị thứ ba.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào ngày 24/11 năm nay đúng vào thời khắc đất nước ta, sự nghiệp văn hóa của ta đang đứng trước một thời cơ, một bước ngoặt lớn - chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ hơn; chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tâm thế mới, khát vọng mới. Trong rất nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội, có lĩnh vực văn hoá. Chúng ta đã có quá trình 75 năm xây dựng, phát triển văn hóa, con người, giờ nhìn lại, đánh giá toàn diện để kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của con người, văn hoá Việt Nam, bổ sung thêm những nội dung, nội hàm mới về khoa học, dân chủ, nhân văn…
Chúng ta đã nghe các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý, các chuyên gia nói về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, văn hoá số, truyền thông số… Những nền tảng công nghệ rất mới, rất hiện đại tác động vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội và mỗi con người. Chúng ta có cách nhìn mới, thông minh hơn, xa rộng hơn để ứng xử, để hành động, để sáng tạo, kể cả trong lĩnh vực phát triển văn hoá, con người.
Chúng ta cũng đã vận hành rất sâu, đồng bộ, mạnh mẽ cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế thị trường nói chung bao giờ cũng có mặt tích cực và mặt hệ lụy kèm theo. Mặt tích cực là làm cho nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung có nhiều không gian, dư địa để phát triển, có thêm cả sức sống mới, nhiều nguồn lực mới, nhiều sáng tạo mới. Nhưng bên cạnh đó, có những sản phẩm văn hoá có thể bị biến thành món hàng để kiếm lợi một cách thuần tuý, chỉ tính đến giá trị kinh tế mà không quan tâm đến yếu tố xã hội và con người, từ đó nảy sinh những mặt tiêu cực.
Rõ ràng đây là thời kỳ mà chúng ta đang ở trong bước chuyển mới, cả thời cơ và cả thách thức. Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này một mặt là để triển khai nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhưng thực ra không chỉ có thế mà cao hơn là nhận thức sâu sắc, toàn diện và đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, chính sách của Nhà nước về văn hoá, đưa sự nghiệp văn hóa bước sang giai đoạn mới cao hơn, nhanh và bền vững hơn.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh như vũ bão, nếu không chú ý đúng mức đến vị trí, vai trò của văn hóa sẽ có thể gây ra những hệ lụy như thế nào thưa ông?
Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, quá trình số hoá tác động đến mọi lĩnh vực, mọi nhà, mọi người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Đương nhiên cuộc cách mạng này sẽ đưa ra nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển ở nhiều lĩnh vực nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong báo chí, truyền thông là vấn nạn tin giả, thông tin, hình ảnh, sản phẩm văn hóa xấu độc, là những ứng xử không đúng mực, phản cảm, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân.
Chúng ta phải thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Giới trẻ cũng phải có những chuẩn mực giá trị của mình. Có lẽ chúng ta phải xây dựng một hệ giá trị bằng những từ ngữ hàm súc, cô đọng, khái quát. Phải có những thang giá trị cho những nhóm người trong xã hội. Cái chung chi phối cái riêng, cái riêng làm giàu cho cái chung. Từ đó, chúng ta mới phát triển văn hoá và xây dựng con người một cách tốt đẹp và bền vững được.
Nếu chúng ta phát triển chính trị, kinh tế, xã hội mà không có chiều sâu văn hoá, không có hệ điều tiết bằng văn hóa, không coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không tạo dựng cho mình một bản lĩnh, một "sức đề kháng" văn hoá tốt, chúng ta sẽ bị những sản phẩm văn hoá tiêu cực, độc hại tác động, thậm chi lấn lướt. Giới trẻ của ta, các bạn có nhiều ước mơ, hoài bão, háo hức đổi mới, ưa chuộng điều mới lạ. Có những cái mới có giá trị thực nhưng cũng có những cái mới chỉ hàm chức những giá trị ảo. Thậm chí trên mạng có những người xăm trổ, ăn nói tục tĩu, hành vi phản cảm nhưng cũng kéo được một lượng người vào a dua, tán thưởng, đó là những hệ luỵ rất dễ thấy.
Hệ luỵ lớn nhất là khi chúng ta đánh mất bản chất, bản sắc văn hoá dân tộc, đi ra thế giới mà không có "căn cước văn hoá" của dân tộc mình, đất nước minh thì dễ bị hoà tan, bị xâm thực. Lịch sử dân tộc ta đã nói lên một cách sinh động và thuyết phục điều này. Chúng ta bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm bị các thế lực ngoại bang xâm lăng, nô dịch. Nhưng cuối cùng, sức mạnh văn hoá Việt Nam đã giúp chúng ta không chỉ tồn tại mà chiến thắng và vững vàng.
Việc chúng ta tạo cho mình một bản sắc, bản lĩnh văn hoá, có nguồn sức mạnh nội sinh thì văn hoá mới thực sự vừa là động lực, mục tiêu để phát triển bền vững đất nước, cùng với đó là phát triển con người. Con người vừa là sản phẩm của văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Nền văn hoá của chúng ta là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính chất dân chủ, khoa học, tiên tiến, nhân văn.
- Theo ông, văn hóa có sức mạnh đặc biệt như thế nào với hệ giá trị con người trong thời kỳ mới?
Văn hoá là hệ giá trị, là thước đo, là chuẩn mực để điều tiết mọi hoạt động của toàn xã hội và từng con người. Chúng ta nhìn vào những thang giá trị chung của văn hoá, con người Việt Nam để rèn luyện, phấn đấu đạt được những giá trị đích thực, bền vững, lâu dài. Hệ giá trị mới của quốc gia, của văn hóa Việt Nam hiện nay là đất nước độc lập, thống nhất, con người tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng, cùng phát triển; trong xã hội thì người thương người, tôn trọng, hiếu kính tổ tiên; kế thừa, phát huy các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, nhất là các di sản và giá trị đã được UNESCO công nhận ở tầm cỡ thế giới.
Khi chúng ta xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay, thì đó là những giá trị đã được xây dựng, vun đắp, rèn giũa, hun đúc hàng nghìn năm. Đó là lòng yêu nước, là tình đoàn kết, sát cánh bên nhau trong phòng chống giặc dã, thiên tai; là dũng cảm, cần cù, tài trí, hiếu học, sáng tạo; là đức tính khiêm nhường, sự hoà hiếu, nhân văn, khoan dung… Từ những chuẩn mực như thế, mỗi người soi vào đó để thấy tình yêu đất nước, quê hương, với cộng đồng, với con người, với thiên nhiên của mình như thế nào, từ đó điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình. Những giá trị ấy có ý nghĩa như những khuôn mẫu để mọi người noi theo.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương - Vậy theo ông, đầu tư cho văn hoá trong thời đại mới phải bắt đầu từ đâu?
Cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư cho văn hoá thực chất là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người thực chất là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, đầu tư cho tương lai vững chắc. Do vậy chúng ta phải chăm lo cho con người, vì con người, từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người". "Trồng người" là bồi đắp những giá trị vật chất, tinh thần cho con người. Con người Việt Nam mới không chỉ có nhận thức, ý thức, tri thức, trình độ, năng lực mà còn phải có thể chất, có tâm hồn, có đạo đức, ngày càng phải khoẻ mạnh hơn. Muốn đi với thế giới, làm chủ thế giới, ngoài tài năng, bản lĩnh, phương pháp, còn phải có sức khoẻ. Đầu tư cho con người là đầu tư tất cả mọi thứ. Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường, các hoạt động khác.
Để chấn hưng văn hóa, xây dựng con người, cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hoá một cách chuyên nghiệp hơn, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có tình yêu, khát khao để đưa văn hoá đất nước đi lên.
-Ông kỳ vọng về hội nghị Văn hoá toàn quốc sắp tới?
Hội nghị được tổ chức trực tuyến và trực tiếp, làm trong phòng Diên Hồng của tòa nhà Quốc hội, với khoảng trên 500 đại biểu tham dự trực tiếp, được nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố, ban, bộ, ngành, đoàn thể trực thuộc Trung ương và có thể kết nối đến các huyện, quận.
Hội nghị văn hóa toàn quốc là dịp để chúng ta nhìn về văn hoá một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, có chiều sâu và đầy đủ hơn. Từ đó, chúng ta xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hoá và con người cho nhiều năm sắp tới. Do đó, tôi mong trước hết về mặt nhận thức, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các cấp, ngành và người dân một lần nữa quán triệt sâu sắc hơn đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa.
Thứ hai là từ việc chúng ta nhận ra những mặt mạnh, mặt ưu điểm để phát huy; nhận rõ và đầy đủ ưu điểm, thành tựu và khắc phục những hạn chế, yếu kém, đưa việc phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ tới sẽ có những bước đi mạnh mẽ, vững chãi hơn. Tôi cũng muốn qua hội nghị, chúng ta quan tâm hơn đến việc thể chế hoá những đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước bằng pháp luật, cơ chế. Nghị quyết của Đảng là những quan điểm, đường lối nhưng muốn đi vào đời sống phải thể chế hoá bằng những chính sách.
Văn hoá là một mặt trận, tác động của văn hoá trong đời sống rất lớn. Muốn xây dựng nền văn hoá vững mạnh, chúng ta phải có những con người phù hợp với những bước đi mới của dân tộc. Đó là những người làm văn hoá có năng lực, trình độ, đạo đức, từ cấp cao đến cấp cơ sở. Muốn làm được phải chú ý đến khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Tình Lê
Bài 3: Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cần trở thành những tấm gương sáng
Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cườngBộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử.">
'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'