Hơn 20 phút thẩm vấn cựu cục trưởng 49 tuổi, HĐXX dành nhiều thời gian để truy vấn về số tiền nhận hối lộ trên nhưng bà Lan chỉ mới khắc phục 1,2 tỷ đồng. Dẫn chứng các bị cáo khác đã nộp hầu hết tiền khắc phục hậu quả, có người còn đóng thừa 300 triệu đồng, thẩm phán đề nghị bà Lan "cần xem xét lại thái độ".
Ba lần thẩm phán hỏi "đã dùng 25 tỷ đồng vào việc gì", bà Lan đều không trả lời trực tiếp, nói không nhớ cụ thể đã nhận bao nhiêu tiền, của bao nhiêu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi tòa cáo buộc nhận số tiền trên với các mốc thời gian cụ thể, bà không chối.
Bị cáo phân trần, hoàn cảnh gia đình "rất khó khăn" khi làm mẹ đơn thân nhiều năm, là trụ cột nuôi hai con nhỏ và mẹ già 90 tuổi. Ngoài số tiền 1,2 tỷ đồng đã nộp, cựu cục trưởng xin dùng hết tài sản kê biên để khắc phục. Nếu số tài sản gồm nhà, cổ phiếu, ôtô hạng sang vẫn không đủ, bà xin tự nguyện lao động để kiếm tiền khắc phục.
Muốn trả lời câu hỏi trên, trước hết phải hiểu được những khái niệm về con số thống kê. Không có ai giống ai cả, không có bé nào giống bé nào, và cũng không có sự tăng trưởng nào giống sự tăng trưởng nào. Các bạn cũng đã thấy người lớn cũng có người cao người thấp, người đẫy đà hay người gầy. Tất cả những người đó đều làm việc và sống bình thường. Trẻ em cũng vậy, có bé cao bé thấp, có bé to bé nhỏ, và quan trọng là tất cả các bé đó đều hoạt động và phát triển bình thường.
Để đánh giá chỉ số cân nặng hay chiều cao bình thường ở 1 độ tuổi nào đó, người ta chọn ngẫu nhiên nhiều đối tượng khỏe mạnh ở độ tuổi đó và tính toán con số trung bình (ví dụ đo chiều cao 1000 bé và chia tổng chiều cao đo được cho 1000, sẽ được con số trung bình). Do đó, đương nhiên con số trung bình đó sẽ nằm ở khoảng giữa, và đương nhiên là có những bé sẽ có cân nặng hay chiều cao lớn hơn hay nhỏ hơn con số trung bình đó. Những bé có cân nặng hay chiều cao thấp hơn con số trung bình đó vẫn hoàn toàn là những bé bình thường và khỏe mạnh. Từ con số trung bình đó, người ta cộng trừ 2 độ lệch chuẩn (+/- 2 SD) sẽ được 1 khoảng bao gồm 95% dân số ở tuổi đó. Nếu như cân nặng hay chiều cao nằm trong khoảng 95% dân số lứa tuổi đó thì có thể xem là “bình thường”.
Tuy nhiên, con số trung bình và khoảng bình thường đó còn tùy thuộc vào mẫu dân số được đo, nên cũng có những “con số trung bình” hay “khoảng bình thường” khác nhau dựa trên mẫu dân số khác nhau. Những những con số trung bình hay khoảng bình thường đó không khác nhau nhiều lắm. Đến đây, tôi đưa ra thêm khái niệm bách phân vị (percentile). Bách phân vị là con số cho thấy con bạn nặng hơn hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng lứa tuổi và giới tính.
Giả sử trên biểu đồ cân nặng, con bạn có cân nặng ở vào bách phân vị thứ 20 thì điều đó có nghĩa là con bạn có cân nặng lớn hơn 20% những bé khác cũng tuổi (nặng hơn 20 bé và nhẹ hơn 80 bé trong 100 bé cùng lứa tuổi). Một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 5 thì cũng hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh như một bé có cân nặng hay chiều cao ở bách phân vị thứ 80. Những khác biệt về cân nặng và chiều cao đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền (gene), chủng tộc, môi trường, v.v...
Điều quan trọng nhất là con bạn có tăng trưởng theo tốc độ được dự đoán hay không. Muốn biết được tốc độ tăng trưởng thì phải theo dõi 1 quá trình. Giả sử con bạn có cân nặng ở bách phân vị thứ 10, và trong những lần đi khám định kỳ, bé vẫn tăng trưởng ở kênh bách phân vị thứ 10 đó (có thể xê dịch qua lại 1 chút, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng thời kỳ, nhưng nói chung vẫn đi lên theo hướng của kênh đó). Điều đó có nghĩa là con bạn vẫn tăng trưởng hoàn toàn bình thường.
Mặt khác, nếu 1 bé có cân nặng ở mức bách phân vị thứ 60, nhưng qua quá trình theo dõi, cân nặng của bé liên tục chuyển qua kênh khác, qua mức bách phân vị 50, rồi 40, rồi 30 v.v..., thì bé này có thể có vấn đề về tăng cân. Tuy nhiên, vì cân nặng tăng sụt rất nhanh nên nó là một chỉ số phản ánh dinh dưỡng không được trung thực lắm (cũng có khi nó “nói dối”). Sự tăng trưởng về chiều cao phản ánh dinh dưỡng trung thực hơn. Nếu qua quá trình theo dõi, bé vẫn tăng trưởng chiều cao theo kênh của bé và bé vẫn phát triển trí não và vui chơi lanh lợi bình thường thì có nghĩa là bé vẫn tăng trưởng bình thường.
Do đó, không thể phán quyết rằng “ở 1 tuổi thì bé phải nặng 9,5kg, hiện giờ bé chỉ nặng có 8,5kg, vị chi bé thiếu 1kg, do đó bé phải uống x ml sữa mỗi ngày, ăn …. và …..”. Con số 9,5 kg đó chỉ là con số trung bình, chứ không phải con số tối thiểu phải đạt được. Điều quan trọng là cân nặng của bé nằm ở bách phân vị thứ bao nhiêu và có tăng lên đều đều theo kênh bách phân vị đó hay không.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>'Chuẩn' đánh giá sự tăng trưởng của trẻẢnh minh họa. Nguồn internet.
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, anh cũng rung động trước chị và đáp lại tình cảm của chị nồng nhiệt. Trong mắt chị, anh là người đàn ông hoàn mỹ nhất mà chị biết. Anh nói anh không thể cho chị một danh phận bởi anh đã có hai mặt con với vợ, anh không thể bỏ vợ để các con anh thiệt thòi. Chính từ suy nghĩ đó của anh chị lại càng yêu anh hơn vì chị cho rằng anh là người đàn ông có trách nhiệm với gia đình.
Chị chấp nhận làm vợ lẽ của anh ta cũng chỉ vì muốn có một người chồng như thế, cũng chỉ muốn được hạnh phúc như vợ hiện tại của anh. Bất chấp rào cản và phản đối của gia đình, sự dèm pha của xã hội, chị vẫn nhất quyết theo đuổi tình yêu của mình đến cùng và được an ủi phần nào cho kiếp vợ lẽ khi được mọi người trong gia đình chấp nhận.
Cho đến khi anh và vợ cả bị “vỡ kế hoạch”, sinh đứa con thứ ba và cũng là con trai cho anh thì anh dành hết thời gian để chăm sóc cô ấy. Còn chị không có nhiều cơ hội được anh yêu thương nữa, càng ngày anh càng lạnh nhạt và hờ hững với chị. Dần dần khiến chị có cảm giác tủi thân, tủi phận cho kiếp làm vợ lẽ của mình.
Chị thường nghe người ta nói, người vợ lẽ sẽ được chồng cưng chiều hơn người vợ đầu, nhưng biết đâu được, có những người phụ nữ phải tủi phận kiếp vợ lẽ người ta, phải chia đôi chia ba tình yêu của mình với người khác hoặc thậm chí là phải cô đơn gối chiếc và chịu nhiều tai tiếng của miệng đời. Và đó là nỗi đau mà chị đang trải qua và tự “gặm nhấm” cho chính lựa chọn của mình.
Bước ra “ánh sáng” từ lòng bao dung của vợ cả
Thủy có lẽ là người phụ nữ may mắn nhất trong số những người phụ nữ mang kiếp vợ lẽ khi được người vợ cả của chồng chấp nhận và đón nhận mẹ con Thủy. Sẽ chẳng ai tin được lại có một câu chuyện “cổ tích” xảy ra trong thời đại này nhưng đây lại là câu chuyện có thật và vô cùng cảm động về sự bao dung và tha thứ mà những người phụ nữ “đồng cảnh ngộ” dành cho nhau.
Thủy là mối tình đầu của anh nhưng người anh chọn làm vợ lại là chị - một người phụ nữ truyền thống, mang đặc trưng của “công dung ngôn hạnh” và rất yêu thương chồng con. Họ đã sống hạnh phúc bên nhau 10 năm, “nếp tẻ” đủ cả. Có thể nói đó là một gia đình viên mãn về mọi mặt.
Rồi cho đến khi anh tình cờ gặp lại Thủy, khi đó chồng Thủy đã mất được một năm. Trong tâm trạng cô đơn, một mình nuôi đứa con thơ dại và thiếu vắng tình yêu thương của người cha. Sự xuất hiện của anh đã bù đắp cho mẹ con Thủy những điều mà cô đang khao khát. Bản thân cô chưa từng có ý nghĩ sẽ phá vỡ hạnh phúc của anh, bởi cô thực sự ngưỡng mộ người vợ mà anh đang có và những hy sinh của chị ấy cho gia đình, để anh có thể yên tâm phát triển sự nghiệp và dành thời gian đáng lẽ bên vợ con thì lại ở bên cô. Cô tự nguyện sống cảnh “già nhân ngãi non vợ chồng” với anh, sẵn sàng chấp nhận mọi thua thiệt về mình bởi cô không muốn phá vỡ những gì cả anh và cô đang có.
Chỉ đến khi cô phát hiện mình có thai với anh, cả hai đã cùng “đấu tranh tư tưởng” và thật khó khăn để đưa ra quyết định của mình. Bỏ đi mầm sống trong cơ thể, là kết quả tình yêu giữa anh và cô, cô thực sự không đành lòng. Cuối cùng cô đã sinh cho anh một đứa con gái giống hệt anh và đứa con ngoài giá thú ấy cũng phải chung cảnh sống trong “bóng tối” cùng với mẹ của mình.
Vài năm sau, vợ anh vô tình phát hiện ra mối quan hệ giữa cô với chồng mình. Chị đau đớn, vật vã khi anh đánh mất lòng tin của chị và phản bội tình cảm của chị từ lâu mà chị vô tư không hề biết. Chị cứ ngỡ hạnh phúc mà mọi người đang ca tụng về gia đình chị là đích thực, nhưng giờ đây chị bẽ bàng nhận ra sự thật đằng sau nó.
Chị sốc. Chị day dứt bản thân mình đã làm điều gì sai để đến mức anh phải có người đàn bà khác ở bên ngoài, thậm chí có con với cô ta. Chị oán trách số phận trêu đùa và cướp đi của chị những gì chị ao ước. Chị đã phải suy nghĩ và đấu tranh nội tâm rất nhiều, đưa lên “cán cân” để lựa chọn quyết định sáng suốt nhất cho mình.
Chị nhận ra Thủy cũng như chị, cũng là người đàn bà đầy thiệt thòi và mất mát trong tình cảm. Còn những đứa trẻ thì không có tội, có chăng chúng đang phải “hứng” những tội lỗi, hậu quả mà người lớn gây ra. Vô cùng khó khăn để dẹp sang bên sự ích kỷ của người đàn bà, chị đồng ý chấp nhận mẹ con Thủy sau khi cả chồng chị và Thủy mong muốn chị tha thứ. Họ bàn bạc và thống nhất với nhau những “nguyên tắc” mà chỉ ba người hiểu và bản thân mỗi người cảm thấy tạm hài lòng về điều đó.
Tuy chỉ là số hiếm nhưng Thủy chính là người vợ lẽ được đón nhận và bước ra “ánh sáng” trong sự bao dung và đồng cảm của người vợ cả. Chính điều đó đã tác động đến tâm lý Thủy rất lớn, thể hiện sự cảm kích và biết ơn của cô khi được người phụ nữ khác đồng ý san sẻ hạnh phúc của mình, cho dù hạnh phúc ấy là “nửa vời” thì ít nhất nó cũng đã khỏa lấp sự khao khát được làm vợ, làm mẹ của những người chị em chẳng may bị tạo hóa trêu đùa cho số phận của mình.
Hai câu chuyện trên tuy là hai “thái cực” của kiếp vợ lẽ, dù nước mắt sẽ chiếm đa số cho những người nữ giới vô tình rơi vào “mớ bong bong” này. Song nó cũng là điều không chỉ “người trong cuộc” cần suy ngẫm và nhìn lại bản thân mình mà nó còn là sự “cảnh tỉnh” về luật nhân – quả trong cuộc đời khi đi kiếm tìm hạnh phúc đích thực cho bản thân người phụ nữ và sự “sa ngã” của những người đàn ông trong tình cảm.
(Theo PLVN)" alt=""/>Hai “thái cực” của kiếp chung chồng