Sáng nay, ngày 16/6/2018 một số người dùng Internet Việt Nam chia sẻ thông tin gặp khó khăn trong việc kết nối các dịch vụ gmail, Facebook. Trong thông tin chia sẻ với ICTnews trưa ngày 16/6/2018, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam đã xác nhận thông tin tuyến cáp quang biển AAG đã tiếp tục gặp sự cố, bị mất dịch vụ trên cáp nhánh S1H.
Cụ thể, đại diện ISP này cho hay, theo thông tin cập nhật từ Trung tâm điều hành tuyến cáp biển AAG, toàn bộ các kênh quốc tế qua nhánh AAG-S1H (VTU-BU4) bị mất. Hiện nguyên nhân sự cố xảy ra trên nhánh S1H của tuyến cáp AAG vẫn chưa được xác định là do bị rò nguồn hay bị đứt. “Đến nay, theo thông báo của Trung tâm điều hành tuyến cáp, điện áp PFE cấp cho cáp nhánh S1H của tuyến cáp AAG không ổn định, đối tác nghi ngờ nhánh cáp S1H bị lỗi shunfault (rò nguồn điện - PV)”, đại diện ISP tại Việt Nam chia sẻ.
Vị đại diện ISP cũng cho biết thêm, thông báo của Trung tâm điều hành tuyến cáp cũng thông tin hiện Trạm VTU đang phối hợp cùng Trung tâm điều hành để xác định vị trí sự cố và kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố này.
Như vậy, với việc AAG vừa gặp sự cố trên cáp nhánh S1H, tính từ đầu năm 2018 đến nay, tuyến cáp quang biển quốc tế này đã có 3 lần gặp sự cố, phải sửa chữa, bảo dưỡng. Hai lần tuyến cáp AAG gặp sự cố trước đó lần lượt vào các ngày 6/1 và 22/5/2018. Sự cố xảy ra trên tuyến cáp AAG vào ngày 22/5 mới được sửa chữa xong vào ngày 2/6 vừa qua.
Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây. Đây là tuyến cáp đầu tiên kết nối giữa Đông Nam Á và Mỹ, sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM). Được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 11/2009, tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, với các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Bruney), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)... Nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Kể từ khi được đưa vào khai thác từ cuối năm 2009 cho đến nay, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã nhiều lần gặp sự cố hoặc phải bảo dưỡng gây gián đoạn liên lạc trên tuyến, ảnh hưởng đến hoạt động của các ISP và người dùng Internet Việt Nam.
ICTnews sẽ tiếp tục cập nhật đến độc giả thông tin về vị trí, nguyên nhân cũng như kế hoạch khắc phục sự cố mới xảy ra trên nhánh S1H của tuyến cáp quang biển quốc tế AAG.
Theo GenK
" alt=""/>Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố lần thứ 3 trong năm nayTrong đó có ông Kartick Narayan hiện là Tổng giám đốc Kinh doanh tại Tiki, đơn vị thương mại điện tử thuộc top 10 về lượng truy cập trang cao nhất tại Đông Nam Á. Ông từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch mảng Tiếp thị và Tăng trưởng trong hai năm tại Coupang.com - "kỳ lân" thương mại điện tử của Hàn Quốc. Trước đó, ông dành 5 năm làm việc tại trụ sở chính của Amazon.
Ông Kartick Narayan hiện là Tổng giám đốc Kinh doanh tại Tiki. |
Kartick là người đã thiết lập các sáng kiến tăng trưởng về mặt vận hành, phân tích dữ liệu và kỹ thuật. Ông từng giúp Coupang thu về hơn một tỷ đô doanh thu và thực hiện các chiến dịch độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại Hàn Quốc.
" alt=""/>Cựu chuyên gia Amazon làm diễn giả tư vấn Start"Lakeside là một trong những điều tốt nhất từng xảy đến với tôi", Gates nói trong bài phát biểu năm 2005 tại trường Lakeside. "Một lý do tôi rất biết ơn Lakeside là ở đây tôi được cung cấp những nền tảng kiến thức quan trọng đầu tiên về máy tính để sau này thành lập Microsoft”.
Gates lần đầu tiên được tiếp xúc với máy tính là tại trường tư thục Seattle. Ở đó, ông trở thành người dạy các học sinh khác về máy vi tính, số hóa lịch học và thậm chí còn tấn công hệ thống lập thời khóa biểu của nhà trường để được xếp vào các lớp học có nhiều…học sinh nữ.
Trước khi ghi danh vào Lakeside – ngôi trường dự bị cho các học sinh giỏi, Gates dường như không hề chắc chắn về tương lai của mình. “Khi tôi lên lớp 6, cha mẹ gợi ý cho tôi đến học ở Lakeside, nhưng tôi lại không chắc chắn về điều đó”, Gates nói. “Ngôi trường lúc bấy giờ chỉ toàn nam sinh, những cậu bé mặc jacket và đeo cà vạt và đến nhà nguyện vào mỗi buổi sáng. Trong thời gian đó, tôi thậm chí còn nghĩ đến việc không thi tuyển”.
May mắn thay, ông vẫn lắng nghe ý kiến của cha mẹ mình. Và trường học đã cho ông cơ hội tiếp xúc với máy tính, mở ra hướng đi tương lai của Gates. Đó là khoảng những năm 1960, khi ông bắt đầu học lớp 7. “Chiếc máy trông mới mẻ với tất cả mọi người, cả giáo viên lẫn học sinh”, Gates cho biết.
Vào thời điểm đó, các máy tính là thứ vô cùng đắt đỏ: Hệ thống thiết bị máy móc tốn hàng ngàn đô la, chúng hoạt động khá chậm và ngốn rất nhiều điện năng. "Điều đó khiến cho máy tính trở nên có gì đó “đáng sợ” đối với một số người ở đây - đặc biệt là với những đứa trẻ 13 tuổi đang háo hức thử vận hành nó. Mặc dù cỗ máy đắt tiền là thế, song nhà trường khi đó không hề có những quy định chặt chẽ để giới hạn người dùng. Thay vào đó, họ mở ra, và dạy chúng tôi về máy tính”.
Cũng ở Lakeside, Bill Gates đã có cơ may gặp gỡ và trở thành bạn của Paul Allen, người sau này trở thành cộng sự của Gates và là đồng sáng lập viên của Microsoft.
“ Kinh nghiệm và cách nhìn nhận sâu sắc vấn đề là những điều mà tôi và Allen đã được học ở đây. Điều đó cho chúng tôi niềm tin để bắt đầu một công ty với ý tưởng được coi là điên rồ ở thời điểm cách đây 30 năm, khi mà gần như không ai ủng hộ chúng tôi. Người ta đã không thể ngờ rằng chip máy tính sẽ trở nên phổ biến, đến nỗi máy tính và phần mềm sẽ trở thành công cụ trên mỗi bàn làm việc và trong mỗi gia đình”, Bill Gates chia sẻ.
Nhờ cách mà các giáo viên ở Lakeside truyền đạt kiến thức: làm mọi thứ để cho bài học trở nên chuyên nghiệp hơn, Gates nói rằng ông đã hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa máy tính và thế giới thực. Và bằng cách này hay cách khác, Gates khẳng định: “Không có Lakeside, không có Microsoft".
Theo GenK
" alt=""/>Bill Gates: Nếu không có những kiến thức được học ở trường, sẽ không có Microsoft như ngày hôm nay