
Tin bài khác:
Đến với triển lãm năm nay, Omron Automation cho ra mắt mẫu robot mang tên Forpheus với khả năng chơi bóng bàn bằng cách dự đoán hành động đối phương qua hệ thống quan sát ngôn ngữ hình thể, từ đó đưa ra những phương án tối ưu.
"Con robot sẽ phân tích cảm xúc và trình độ của đối phương thông qua vài lượt đầu, sau đó nó sẽ dự đoán được những bước tiếp theo. Chúng tôi không đem bán loại robot chơi bóng bàn nữa mà chỉ giới thiệu cho người xem về sự tiến bộ của công nghệ thời nay", Keith Kersten - người chịu trách nhiệm phát triển Forpheus chia sẻ.
Honda, ông lớn của ngành sản xuất xe hơi xứ sở hoa anh đào, cho ra mắt một hệ thống chương trình robot mang tên 3E (Empower, Experience, Empathy). Cụ thể, loại robot 3E-A18 có khả năng phản ứng với cảm xúc con người biểu hiện qua nét mặt được lập trình của robot.
Bên cạnh đó, công ty Blue Frog Robotics của Pháp giới thiệu Buddy, robot mô phỏng cảm xúc con người và được lên kế hoạch ra mắt chính thức vào năm sau.
![]() |
Forpheus - robot có khả năng đọc vị hành vi của người dùng. |
Tổng công ty viễn thông Viettel chính thức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử thông minh với tên gọi S-Invoice cho doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý thuế trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy như hiện nay. Dịch vụ hóa đơn điện tử S-Invoice của Viettel được ký bằng chữ ký số và có giá trị về mặt pháp lý như hóa đơn giấy thông thường; có đầy đủ tính năng theo nhu cầu của doanh nghiệp, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Giải pháp hoá đơn điện tử S-Invoice phù hợp với tất cả các doanh nghiệp có phát hành hóa đơn, đặc biệt mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện nước, bảo hiểm, khách sạn, nghỉ dưỡng, trường học, bệnh viện tới các chuỗi bán lẻ... Với nền tảng công nghệ thông minh, S-Invoicetạo ra nhiều giá trị giúp doanh nghiệp có thể ngay lập tức gửi hoá đơn cho khách hàng qua email, SMS. Khách hàng có thể tra cứu thông tin của hoá đơn rất thuận tiện ngay trên website https://sinvoice.viettel.vn/tracuuhoadon
Sử dụng S-Invoice, Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được 75% thời gian khởi tạo, lập và phát hành hóa đơn; thuận tiện trong việc phân tích, báo cáo thống kê. Hàng năm, Doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được 80% chi phí in ấn, giao nhận, lưu trữ và bảo quản hóa đơn. Những vấn đề rủi ro như hóa đơn bị thất lạc, cháy, hỏng, rách nát cũng sẽ được xoá bỏ nhờ tính năng lưu trữ an toàn, bảo mật của S-Invoice.
Với lợi thế là nhà cung cấp nhiều dịch vụ giải pháp ưu việt về viễn thông và công nghệ thông tin, khi sử dụng dịch vụ hoá đơn điện tử S-Invoice của Viettel, doanh nghiệp có cơ hội dùng nhiều dịch vụ đồng bộ phục vụ công tácquản trị doanh nghiệp. Viettel cam kết sẽ dành nhiều chương trình ưu đãi (Viettel - CA, tin nhắn thương hiệu,..) và hỗ trợ 24/7 cho các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Càng chuyển đổi sớm sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ càng tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.
Xem thêm thông tin về hóa đơn điện tử S-Invoice tại đây: https://sinvoice.viettel.vn/ hoặc liên hệ tổng đài 18008000 nhánh 1 (miễn phí).
Doãn Phong
" alt=""/>Hóa đơn điện tử thông minh STrong tốp 10 smartphone bán chạy nhất Trung Quốc năm ngoái có 3 sản phẩm của Oppo, 2 sản phẩm đến từ các thương hiệu Vivo, Apple và Honor của Huawei cũng như một sản phẩm mang thương hiệu Xiaomi.
Đáng chú ý, Apple là công ty ngoại duy nhất có thiết bị góp mặt trong danh sách này. Các nhà sản xuất smartphone nội địa Trung Quốc đạt kết quả kinh doanh tốt nhất rõ ràng là Oppo, Vivo (cả 2 thương hiệu này đều thuộc sở hữu của tập đoàn điện tử BBK), Huawei và Xiaomi.
Theo bảng xếp hạng, Oppo R9s là thiết bị bán chạy nhất Trung Quốc trong năm 2017, chiếm 3% tổng số máy bán ra tại thị trường này. Vị trí thứ hai bất ngờ thuộc về iPhone 7 Plus với 2,8% thị phần, trong khi Vivo X9 đạt vị trí thứ ba với 2,7% thị phần.
Người dùng Trung Quốc dường như rất ưa chuộng các smartphone tầm trung, ngoại trừ trường hợp của bộ đôi sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Apple (iPhone 7 và iPhone 7 Plus). Số lượng máy bán ra trung bình hàng tháng của tất các mẫu trong tốp 10 smartphone bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017 là 1 triệu chiếc.
Trang Counterpoint nhận định, thành công của Oppo là do hãng không ngừng chú trọng tiếp thị các sản phẩm của mình là "chuyên gia chụp 'tự sướng' (selfie)" và duy trì mạng lưới kho lữu trữ ngoại tuyến khổng lồ. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm của hãng đều có giá bán phải chăng, trong khoảng từ 200 - 450 USD, thuộc phân khúc smartphone bán chạy nhất ở thị trường Trung Quốc. Hơn thế nữa, hãng cũng phát hành số lượng hạn chế các mẫu để có thể tập trung chiến dịch marketing mạnh nhất cho từng thiết bị.
![]() |
iPhone 7 và iPhone 7 Plus bất ngờ lọt vào danh sách 10 smartphone bán chạy nhất Trung Quốc năm 2017. |
Trong khi đó, việc Apple trình làng iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X đã dẫn tới việc hãng giảm 16% giá lên kệ của iPhone 7 và iPhone 7 Plus. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến bộ đôi sản phẩm này trở nên hấp dẫn hơn với người dùng Trung Quốc.
Trong năm 2018, Counterpoint dự đoán, màn hình không mép viền sẽ trở thành một đặc tính tiêu chuẩn của các thiết bị trong tốp 10 smartphone bán chạy tại Trung Quốc. Các khả năng chụp ảnh được quảng bá tốt dự kiến cũng tiếp tục là yếu tố quan trọng khi người dùng tại thị trường đông dân nhất thế giới chọn mua smartphone.
Tuấn Anh(Theo GSmarena)
Vivo vừa chính thức giới thiệu mẫu smartphone tích hợp máy quét vân tay đầu tiên trên thế giới tại triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế CES 2018 đang diễn ra ở Las Vegas, Mỹ.
" alt=""/>Apple gây bất ngờ với danh sách 10 smartphone bán chạy nhất TQ 2017